Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

3 Bộ điều tra sai phạm dẫn đến “di sản” thua lỗ tại PVC của ông Trịnh Xuân Thanh

3 Bộ điều tra sai phạm dẫn đến “di sản” thua lỗ tại PVC của ông Trịnh Xuân Thanh

Thứ Tư, 31/08/2016 - 16:55

Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp điều tra làm rõ các vi phạm dẫn đến thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại PVC giai đoạn ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch; kết luận đúng sai việc đề bạt, bổ nhiệm ông Thanh…
 >> Ông Trịnh Xuân Thanh xin nghỉ để chữa bệnh
 >> Chuyện khó tin tại công ty con của PVC thời ông Trịnh Xuân Thanh


(Ảnh: Thủy Chung)
(Ảnh: Thủy Chung)
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra chiều tối ngày 31/8, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng – người phát ngôn Chính phủ nhận câu hỏi của báo chí đề nghị công bố nội dung báo cáo của các cơ quan về việc xác minh trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến những thua lỗ của Tổng Công ty CP Xây dựng Dầu khí PVC thời ông Trịnh Xuân Thanh, theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói, về vụ việc này, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp điều tra làm rõ các vi phạm dẫn đến thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại PVC giai đoạn 2011-2013 (thời ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch).
Các cơ quan cũng phải thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của PVC giai đoạn 2008-2013, trọng tâm là việc đầu tư, thực hiện các dự án.
Một nội dung khác Thủ tướng chỉ đạo là kiểm tra, kết luận rõ đúng – sai việc thực hiện quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước về việc thuyên chuyển, tiếp nhận, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Người phát ngôn Chính phủ cho biết, hiện nay, các Bộ, cơ quan đang triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định, các cơ quan của Đảng, cơ quan pháp luật đã vào cuộc rất đồng bộ vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định, các cơ quan của Đảng, cơ quan pháp luật đã vào cuộc rất đồng bộ vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh.
Báo giới tiếp tục đặt vấn đề, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Nội vụ báo cáo về việc thuyên chuyển, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh và hạn cuối phải báo cáo vấn đề là ngày 30/8 đã qua. Bộ Nội vụ báo cáo cụ thể gì về sự việc?
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói thêm, tại phiên họp báo tháng 7, người phát ngôn Chính phủ đã nói về chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc thuyên chuyển, đề bạt, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh cũng như việc thua lỗ lớn của PVC thời ông Thanh. Theo đó, Thủ tướng đã giao các cơ quan trên điều tra làm rõ việc thuyên chuyển với ông Thanh.
Việc này Bộ Nội vụ được giao rà soát các quy trình, tiến hành công việc và đến nay chưa có báo cáo chính thức lên Chính phủ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định, các cơ quan của Đảng, cơ quan pháp luật đã vào cuộc rất đồng bộ.
“Chỉ đạo của Tổng Bí thư thể hiện quyết tâm rất cao của người đứng đầu Đảng về việc chống tham nhũng, tiêu cực và lợi ích nhóm, nhất là lợi ích nhóm trong công tác cán bộ, lợi dụng trong việc sử dụng tài sản, tiền của của nhà nước, của nhân dân. Tinh thần đó đã tạo nên sự chuyển động trên toàn hệ thống. Từ đó, Thủ tướng đã giao tất cả các bộ ngành liên quan tiến hành làm rõ các vấn đề theo chỉ đạo” – ông Dũng nói.
Khi nào có báo cáo chính thức của Bộ Nội vụ cũng như các bộ ngành liên quan, Chính phủ sẽ tiến hành công bố cụ thể.
“Bác” thông tin bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh
Trước câu hỏi về việc mạng xã hội lan truyền đồn về việc cơ quan tố tụng tiến hành bắt giữ đối với ông Trịnh Xuân Thanh, bên lề cuộc họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng bác bỏ thông tin này. "Thông tin này là không chính xác, bao giờ có thông tin chính thức từ Người phát ngôn Chính phủ công bố thì mới đúng", Bộ trưởng nói.

P. Thảo
http://dantri.com.vn/chinh-tri/3-bo-dieu-tra-sai-pham-dan-den-di-san-thua-lo-tai-pvc-cua-ong-trinh-xuan-thanh-20160831165619488.htm

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

TRỊNH XUÂN THANH


Vào lúc 16 giờ 26/8/2016 vừa qua, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng C46, Bộ Công An bắt đầu tiến hành khám xét nhà anh Trịnh Xuân Thanh tại khu đô thị Nam Thăng Long Biệt thự Ciputra, Tây Hồ – Hà Nội. Và có lẽ vụ việc liên quan đến Trịnh Xuân Thanh cũng đã chuẩn bị đến hồi kết và kẻ gieo gió sẽ lại gặp bão.
Ông Trịnh Xuân Thanh khi đương chức.
Từ sự việc Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang – ông Trịnh Xuân Thanh đi chiếc xe Lexus 570 gắn biển xanh 95A-0699 gây xôn xao dư luận đến việc cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây thua lỗ hơn 3.200 tỉ đồng, hành trình của những kẻ từ đỉnh cao của danh vọng đến bùn đen song sắt đang hiện hữu phía trước đối với Trịnh Xuân Thanh. Cùng điểm lại vụ việc lùm xùm liên quan đến vị từng là Phó CHủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang - Trịnh Xuân Thanh:
Được biết, trước khi nhậm chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966, quê xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) là xuất thân từ một doanh nhân. Ông tốt nghiệp Đại học Kiến trúc năm 1990, sau đó sang Đông Âu làm ăn. Năm 1995 về nước và từ năm 1996 đến năm 2000, ông làm Phó Giám đốc Công ty Detesco của Trung ương Đoàn. Những năm 2000-2004, ông Thanh làm Phó Giám đốc chi nhánh Hà Nội của Tổng Công ty Sông Hồng, Việt Trì, Phú Thọ. Từ năm 2005 – 2007, ông làm Phó Tổng rồi Tổng giám đốc của Tổng Công ty Sông Hồng.
Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013, ông Trịnh Xuân Thanh lần lượt giữ các chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Được coi là “thuyền trưởng” nhưng trong giai đoạn này ông Trịnh Xuân Thanh đã lèo lái để “con tàu PVC” chìm trong thua lỗ, nợ nần triền miên. Năm 2007, ông Trịnh Xuân Thanh được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam điều về làm Phó tổng giám đốc PVC, đến năm 2009 được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT PVC.
PVC là một tổng công ty lớn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Thời điểm tháng 1/2011, Tcty này đã từng được phong danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. Trước đó, doanh nghiệp này cũng đã từng được tặng Huân chương lao động hạng Nhất. Nhìn chung, PVC đã có nhiều thời điểm huy hoàng, nổi danh trên thị trưởng chúng khoán với mã PVX.
Báo cáo của Ban kiểm soát tại Hội đồng cổ đông thường niên của PVC năm 2014 cho biết năm 2013 PVC thua lỗ 2.228,5 tỉ đồng, trong đó riêng công ty mẹ lỗ 1.927 tỉ đồng. Lũy kế cuối năm 2013, công ty mẹ - PVC lỗ hơn 3.262 tỉ đồng. Trong năm 2013, hoạt động sản xuất kinh doanh tại các công ty con của PVC gặp rất nhiều khó khăn, nhiều đơn vị gần như không có việc làm. Dưới thời điều hành của Chủ tịch Trịnh Xuân Thanh, PVC sử dụng phần vốn điều lệ đáng kể đầu tư góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết. Tuy nhiên, các đơn vị này bộc lộ sự yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến tình trạng thua lỗ. Riêng năm 2012, một số dự án trọng điểm bị ngừng, giãn tiến độ hoặc vướng mắc chưa triển khai được khiến PVC thua lỗ hơn 1.848 tỉ đồng.
Theo Thanh tra Chính phủ, trong giai đoạn năm 2011, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và một số đơn vị thành viên (trong đó có PVC) đã phát hiện nhiều sai phạm. Cụ thể, PVC đã tham gia liên kết, liên doanh với nhiều doanh nghiệp bên ngoài nhưng làm ăn không hiệu quả, gây thua lỗ và mất vốn của Nhà nước. Tại nhiều công trình, dự án lớn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVC được tham gia thực hiện với tư cách là Tổng thầu hoặc nhà thầu lớn, nhưng sau khi nhận công trình, PVC lại chỉ định cho các công ty con hoặc bán thầu cho doanh nghiệp bên ngoài thi công. Việc lãnh đạo PVC thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế đã để lại hậu quả lớn cho PVC cũng như ngân sách Nhà nước. Theo các báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ và kiểm toán, trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2013, PVC đã để xảy ra thua lỗ khoản tiền hơn 3.200 tỷ đồng và nhiều tổ chức, cá nhân trong tổng công ty bị kỷ luật và xử lý hình sự.
Rõ ràng, với cương vị là người đứng đầu, ông Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm chính về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên. Tuy nhiên, ông Thanh chưa nghiêm túc, thành khẩn tự giác nhận trách nhiệm, khuyết điểm, vi phạm của bản thân. Khi thuyên chuyển vào Hậu Giang công tác, với cương vị là tỉnh ủy viên, phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh đã dùng biển số xe công gắn vào ôtô tư nhân để sử dụng là trái quy định, gây phản cảm, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Và Ủy ban Kiểm tra trung ương đánh giá việc làm của ông Thanh là thiếu gương mẫu, vi phạm qui định số 101-QĐ/TW ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư Trung ương về “trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp”. Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng đánh giá qua kiểm tra nhận thấy trong việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, quy hoạch, giới thiệu bầu cử ở Bộ Công thương và tỉnh Hậu Giang đối với ông Trịnh Xuân Thanh, các tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan có khuyết điểm, đã vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn cán bộ...Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo Ban Tổ chức trung ương, Ban thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang, Ban thường vụ Đảng ủy và lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý các tập thể, cá nhân có liên quan về các khuyết điểm, vi phạm.Chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành tổng kết, rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình về công tác cán bộ; Hội đồng bầu cử Quốc gia xem xét, không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra kết luận với ông Trịnh Xuân Thanh và báo cáo Tổng Bí thư, ngày 18/7, Văn phòng Trung ương Đảng đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư về các công việc cần làm tiếp sau khi có Thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về ông Trịnh Xuân Thanh. Đặc biệt, để tiếp tục làm rõ và kết luận những sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh Tổng Bí thư đã giao Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra làm rõ vi phạm để xảy ra thua lỗ hơn 3.200 tỉ đồng (giai đoạn 2011-2013) ở Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam; chỉ đạo xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc cấp biển số xe công trái quy định, rà soát, thu hồi biển số xe công (biển xanh) đã được cấp và sử dụng trái quy định.
Giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp tục kiểm tra, làm rõ trách nhiệm và xem xét lại việc kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam; kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và một số cá nhân; kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2010-2015 và đồng chí Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công Thương) trên tinh thần “bảo đảm đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tâm, khách quan, trong sáng, không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức, cá nhân nào”.
Và việc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng C46, Bộ Công An bắt đầu tiến hành khám xét nhà anh Trịnh Xuân Thanh tại khu đô thị Nam Thăng Long Biệt thự Ciputra, Tây Hồ – Hà Nội cũng đã báo hiệu về cái giá mà Trịnh Xuân Thanh cùng đồng bọn đã gây ra khi để thất thoát tài sản lớn nêu trên xảy ra tại Tổng Công ty PVC và Công ty PVC-ME cùng một số công ty con khác. Và đây cũng là lời cảnh báo, là bài học cho những kẻ đang lợi dụng chức  quyền, địa vị của mình để tiến hành tham ô, tham nhũng gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sự ổn định và phát triển của đất nước.

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Chết trong “cơn lốc tiền” Formosa

Chết trong “cơn lốc tiền” Formosa


06:12 ngày 21 tháng 08 năm 2016


TP - Đại dự án Formosa có những chuyện giờ mới thấy thấm, không chỉ việc gây 


ô nhiễm môi trường và những hệ lụy khác. Chuyện về đồng tiền là chiêm nghiệm sâu 


sắc nhất cho cả “quan” và dân không chỉ ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Chết trong “cơn lốc tiền” Formosa Một khu tái định cư dự án Formosa.
Bia miệng

Ông Nguyễn Văn Bổng, nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, nguyên Trưởng ban đền bù 

giải phóng mặt bằng Formosa, nguyên Trưởng ban Giải quyết tồn đọng, vừa bị khởi tố bị can, 


cho tại ngoại, chờ ngày ra tòa vì gây thất thoát tiền đền bù giải phóng mặt bằng dự án 

Formosa. Ông gần như mất hết ở tuổi 58.Ông Bổng được coi là “anh hùng giải phóng mặt 


bằng” cho đại dự án Formosa. Nếu chọn hai cái tên nổi tiếng nhất gắn với đại dự án này để 

kể ra thì đó là ông Võ Kim Cự (nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nay là 




Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) và ông Nguyễn Văn Bổng.Về Kỳ Anh hỏi dân, ai cũng 


có thể kể vài chuyện về ông Bổng.

Đây là những mẩu chuyện “lưu truyền” trong dân. Ngày 20/10/2015, ông Bổng bị khởi tố. 




Khi công an hám xét nơi ở, người dân đến nhà ông reo hò. Trên mạng YouTube còn lưu lại clip 


cảnh sát dẫn giải ông ra khỏi nhà, đám đông hô lớn: “Bắn lão Bổng đi. Bắn lão Bổng đi”.

Mấy ngày sau khi ông Bổng bị khởi tố bị can, con trai ông làm lễ về nhà mới. Một số người kéo 

đến nhà la ó, đợi đến khuya họ viết mấy dòng bày tỏ bức xúc cao độ lên tường nhà con trai 


ông. Có người còn viết lên giấy những dòng mỉa mai, đeo vào cổ chó, dắt qua dắt lại cổng nhà 


ông.Vợ ông, nghe người dân nói là hiền lành, ăn ở với hàng xóm láng giềng có trước sau, cũng 


bị vạ lây. Bà đi chợ phải đeo khẩu trang. Có lần bị người ta phát hiện, lột khẩu trang chửi rủa 


giữa chợ. Người ta còn ném cả chất bẩn vào bà. Từ ngày chồng bị khởi tố, bà ít ra đường, 



sống thu mình...

Con trai ông cũng không thoát khỏi cơn thịnh nộ của dư luận. Anh này đang công tác ở UBND 


huyện Kỳ Anh, cưới vợ nhiều năm chưa sinh được con. Người ta bảo, “đời cha ăn mặn, đời con 


khát nước”.
Khu trung tâm xã Kỳ Phương được xây dựng trên khu đồi hoang năm xưa.



Còn đây là những mẩu chuyện “lưu truyền” trong cán bộ. Họ nói, ông Bổng độc đoán, ngông 


cuồng..


"Khi công an tỉnh về làm việc, lúc đó 
ông ấy không còn là chủ tịch nữa (chuyển sang làm 


Trưởng ban giải quyết tồn đọng) nhưng 
xuất hiện ở 
cuộc họp như chủ toạ, bảo người này 


người kia báo cáo, phát biểu”, một người đang công tác ở UBND thị xã Kỳ Anh kể. “Khi làm 



Trưởng ban 




giải quyết tồn đọng (ban này được



lập ra để giải quyết những sai phạm liên quan đến ông) làm việc với lãnh đạo tỉnh, ông Bổng 



cũng nói như 


chuyên gia. Một phó chủ tịch tỉnh 


hồi đó chủ trì cuộc họp nổi cáu: “Anh Bổng không phải chuyên gia, anh phải xắn tay vào giải 



quyết”, một 



cán bộ kể lại. “Khi công an bắt đầu 


điều tra, mời ông ấy, khi đó là chủ tịch huyện, ra tỉnh làm việc. Ông trả lời “làm chủ tịch huyện 


nhiều việc, 


không ra được”. Công an phải 


quyết liệt “chúng tôi làm việc với công dân Bổng, chứ không phải chủ tịch Bổng. Anh không 


hợp tác, 


chúng tôi sẽ có biện pháp…”, một cán bộ 


liên quan việc này chia sẻ. “Ông Bổng yêu ai thì cẩu lên, chứ không phải cất nhắc nữa. Ghét ai 


thì dìm 



xuống chín tầng địa ngục”, một vị
đang 
công tác ở UBND thị xã Kỳ Anh nói về việc ông Bổng 



bổ nhiệm cán bộ.



Nhiều chuyện về ông Bổng, cứ vừa thật vừa ảo, kể ra cứ dài mãi. Giữa lúc Formosa xả thải 


gây ô nhiễm, đâu cũng nóng chuyện ông này. 

“Băng dày ba thước đâu phải rét một ngày”, một cán bộ hưu trí đúc kết khi trò chuyện với 



chúng tôi quanh câu chuyện “ngã ngựa” của vị cựu chủ tịch huyện này.

Trong cơn lốc

Giữa tháng 8, chúng tôi gặp ông Bổng ở nhà riêng, tại thị xã Kỳ Anh. Hiện ông là nhân viên ủy 


ban thị xã nhưng cũng chẳng có việc gì làm. Nhàn nhã đợi ngày ra tòa.

Chúng tôi kể lại với ông những chuyện nghe được trong dân. Ông nói, chuyện dân quay clip 



hô “Bắn lão Bổng đi” là có, vợ ra đường, ra chợ 

bị đối xử tệ cũng có…, nhưng không phải dân oán giận vì những gì ông làm tại dự án Formosa. 



“Khi tôi bị khởi tố, đúng lúc việc chuyển chợ truyền thống sang trung tâm thương mại nóng 



nhất. Các tiểu thương vốn không muốn về trung tâm thương mại, trước đó đã tụ tập 



đông người phản đối quyết liệt, họ nghĩ tôi là là người gây ảnh hưởng việc làm ăn nên khi tôi bị 




khởi tố mới hả hê như thế. Vợ tôi ra chợ bị ném chất bẩn vào người cũng từ chuyện cái chợ 



mà ra…”, ông giải thích.


Ông bảo: “Những gì tôi làm ở Formosa công có, tội có, nhưng lòng dân không oán giận như 



vậy. Tội thì tôi sắp bị xét xử, khung hình phạt có thể 12 - 20 năm”.

Nói về Formosa, ông chỉ lên bức ảnh lớn treo ở phòng khách bảo, ngày đó lãnh đạo về đều 



khen Kỳ Anh làm nên kỳ tích trong giải phóng 

mặt bằng. “Thế đấy, chuyện đời không ai nói trước được, nay khen mai chê, lúc anh hùng, khi 


tội đồ, ranh giới mong manh như sợi chỉ. Nghĩ lại thấy nhiều chuyện không tưởng tượng 



được”, vị cựu chủ tịch huyện từng là giáo viên dạy Toán thở dài.

Nhớ lại một thời oanh liệt, ít ai ngờ ông lại có ngày này. Những kỷ lục về đại dự án được thiết 


lập ở Kỳ Anh dưới thời ông làm chủ tịch. Kỷ ục đầu tiên nằm ngay cái tên: Dự án gang thép lớn 



nhất Đông Nam Á do Tập đoàn Formosa đầu tư với số vốn 10 tỷ USD (giai đoạn 1), được khởi 



công xây dựng năm 2008 tại Khu kinh tế Vũng Áng.

Để triển khai dự án này, Hà Tĩnh phải di dời hơn 2.200 hộ, 10.000 nhân khẩu, 36 nhà thờ, hơn 



16.000 

ngôi mộ... tại 5 xã, bàn giao hơn 3.000 ha đất và mặt nước cho nhà đầu tư.Hà Tĩnh huy động 



toàn bộ hệ thống chính trị từ tỉnh đến thôn tuyên truyền vận động, chia 



nhỏ từng nhóm đối tượng đến từng nhà, gặp từng 

người. Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ vận động thanh niên, phụ nữ; Hội Cựu chiến binh, Hội 



Nông dân, vận động cựu chiến binh, nông dân... 

Thời điểm căng thẳng, tỉnh huy động cả giáo viên, công chức, viên chức về vận động gia đình, 



bà con, dòng họ... Kiên trì và quyết liệt. Mềm mỏng có, cứng rắn có. Trung bình, mỗi gia đình, 



các đoàn công tác gặp 25- 30 lần, cá biệt có hộ gần 90  llần.


Vận động bàn giao mặt bằng, nhận tiền đền bù đã khó, đưa bà con lên khu tái định cư ổn định 



cuộc sống càng khó hơn. Hà Tĩnh những ngày đó còn tổ chức các ngày hội đưa dân lên khu 



tái định cư. Tỉnh huy động các lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên... đến Kỳ Anh phối 



hợp các địa phương giúp bà con tháo dỡ nhà, vận chuyển đồ đạc, vật liệu, đào móng nhà... 



rong nhiều tháng iền.

Riêng chuyện phát tiền cho dân cũng bở hơi tai. Các xe chở tiền đến từng thôn, vào từng nhà 


phát tiền. Ào ào như lũ. “Đến bố mất, tôi cũng 

không về kịp”, ông Bổng ngậm ngùi. “Nói dăm ba câu không thể hết được. Tôi đã bị đánh t



rong lúc cùng dân di dời mồ mả. Đây là việc khó nhất. Có những chuyện kiểu như thế này: Có 



ông nhân lái máy cẩu tiến đến gần ngôi miếu 



thì dừng lại, nhảy xuống, nhất quyết không làm. Tôi nói, “chú chỉ cho anh, chỗ nào cẩu, chỗ 



nào xúc…”. 

Nói xong, tôi nhảy lên điều khiển máy cẩu, phá đền. Có thời gian mà chần chừ! Sau này, có 



người nói tôi là ra nông nỗi này là do phá chùa, 

phá đền. Tốc độ như thế, sức ép bàn giao mặt bằng lớn như thế, kịp nghĩ gì nữa đâu”, ông kể. 

“Có gia đình không chịu chuyển mộ người thân, thuyết phục mãi không được, chúng tôi đặt 

phong bì lên bàn thờ, xin keo (gieo âm dương). Người âm chấp nhận, chuyển luôn. Khốc liệt 


thế 

đấy”, ông Bổng nhớ lại và hình như vẫn trong tâm trạng những ngày ào ào giải phóng mặt 

bằng.

Cuộc đền bù giải tỏa quyết liệt đến khủng khiếp. “Khi chúng tôi giải tỏa xong, đưa đại diện 

Formosa đi kiểm tra mặt bằng. Họ đến từng mô đất yêu cầu đào kiểm tra xem có phải mộ 



không. Họ đứng từ xa xem. Họ sợ nhất đụng đến mồ mả. Nhìn mặt bằng sạch thẳng cánh cò 



bay, họ rất bất ngờ và chúng tôi không nghĩ là đã llàm được”, ông Bổng nói.

Gục ngã

Ông Bổng gục ngã vì tiền, điều này đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.Giải phóng mặt bằng 



đang về đích băng băng thì chững lại bởi 90ha đất nông nghiệp vô chủ. 

Đất này để hoang hoá bao năm nhưng khi kiểm kê đền bù thì dân đến nhận. Có nhiều người 


xa 


quê cả chục năm cũng trở về nhận đất. Đất vô chủ nhưng tiền thì đã có (tỉnh chi 33 tỷ đồng). 

“Khi đó mình giao cho 5 xã có 90 ha đất ấy triển khai các thủ tục. Các xã lập hồ sơ, mình ký, 

chi trả đền bù. Sau này mới biết các xã làm sai”, ông Bổng nói.Sai ở đâu? Đáng ra 90 ha này 



Nhà nước thu hồi và không chi tiền đền bù. Nhưng xã hợp thức đất vô chủ hành có chủ bằng 



cách gọi dân ghi danh nhận tiền.

 Năm 2013, Thanh tra Chính phủ thanh tra các dự án ở Hà Tĩnh, trong đó có Formosa. “Trong 

90ha, có đất được đền bù 50%, có đất 30%..., có đất không được đền bù, nhưng các xã lập 


hồ sơ cùng dân nhận tiền, gây thất thoát hơn 9 ỷ đồng”, ông Bổng giải thích. “Mình bị khởi tố 

theo điều 165 Bộ luật Hình sự “Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng”. Khởi tố thì mình chịu, 

cố ý hay hông thì cũng đã sai. Hai ông chủ tịch xã Kỳ Long và Kỳ Phương cũng bị khởi tố bắt 


giam”, ông Bổng nói.


Ông Nguyễn Văn Bổng và PV Tiền Phong tại nhà riêng. Ảnh: Lê Anh Tuấn
Có chuyện ông Bổng không nói, nhưng nhiều người Kỳ Anh cùng suy nghĩ. Đó là trong số tiền 

đền bù chỗ đất vô chủ ấy có sự ăn chia giữa chính quyền và người dân. Chằng chéo bao 


nhiêu 



thứ lợi ích ở đây, rất khó nói, khó bóc tách. Ông Bổng nói rằng, 9 tỷ đồng ấy vào túi dân (đền 



bù hết cho dân), chứ ông không đút túi đồng nào, cán bộ xã cũng không lấy đồng nào (?). 

Việc này kết luận điều tra cũng đã chỉ rõ. “Khi đó làm cho kịp tiến độ, chứ không nghĩ gì nhiều. 

Tiền tỉnh chi rồi, mặt bằng khác cũng xong rồi, kẹt mỗi chỗ này nên phải xử lý nhanh. Trả tiền 



trước cho dân sau này mới ký phiếu thu…”, ông nói. Ông nhấn mạnh tốc độ giải phóng mặt 

bằng của dự án: “Anh tin nổi không, ngày 6/7/2008, Formosa khởi công. Sau đó chưa đến 

một tháng, chúng tôi bắt đầu kiểm kê đất đai. Có gì trong tay đâu mà kiểm kê. Khi đó bắt đầu 



đo vẽ, xác định các loại đất. Cả núi việc. Bốn tháng sau (ngày 28/12/2008) đã bắt đầu chi trả 

tiền cho dân. Chưa đến một tháng sau (tháng 1/2009), dân nhận hết tiền. Xe chở tiền chạy 

ầm ầm, hàng ngàn tỷ cơ mà. Ví như đền bù đất nông nghiệp là 538 tỷ đồng cũng chỉ trả trong 



một tuần. 

Ngày 1/10/2010, bàn giao mặt bằng sạch cho Formosa. Song song với đền bù là xây 4 khu tái 

định cư cho dân. Tôi nói nôm na như thế để anh thấy, với khối lượng công việc không lồ mà l



àm tất cả chưa đầy 2 năm thì là kỳ tích. Người a nói vừa làm vừa chạy, đây có lẽ vừa làm 

vừa bay. Như thế không mắc sai sót mới lạ”, ông Bổng nói.

Nếu Formosa dừng hoạt động…

“Ông đánh giá thế nào việc Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường?”. “Tôi không biết gì về 

xả thải cả. Cái này hỏi Bộ TN&MT. Tôi chỉ biết giải phóng mặt bằng. Hồi đó mọi người đều đi Đài 



Loan, kể cả lái xe Formosa cũng được đi tìm hiểu công nghệ này nọ, nhưng tôi chưa được đi 

lần nào. Tôi đi, ai giải phóng mặt bằng cho”.“Ông thấy lòng dân Kỳ Anh trong lúc này thế 



nào?”. “Lòng dân chênh vênh lắm! Tôi nghĩ, chúng ta phải àm tất cả những gì tốt nhất giám 

sát Formosa để họ không xả thải gây ảnh hưởng môi trường nữa. Phải quản lý tốt để nó hoạt 

động trở lại. Nếu nó không hoạt động thì dân Kỳ Anh rất gay go. Biển giờ không đánh bắt 



được, ruộng không còn nữa, lấy gì mà ăn đây. Hiện nay, Formosa cơ bản dừng các hoạt động l



ớn, công nhân làm việc không nhiều. 

Trước đây có khoảng 5 vạn lao động thuộc nhiều quốc tịch (Việt Nam chiếm 15%). Nếu hoạt 

động đến năm 2020, Formosa có 10 vạn lao động. Thử tính xem, thời gian qua, 5 vạn miệng 



ăn, chỉ ăn rau thôi mỗi ngày cũng hàng tấn. Người dân kinh doanh rau cũng sống khỏe. Trước 

đây, người dân kinh doanh nhà trọ, ăn uống, giải trí…, kinh tế rất khá giả. Giờ đìu hiu lắm”.

Tiền không phải tất cả

Không chỉ ông Bổng gục ngã trước đồng tiền mà nhiều người dân Kỳ Anh cũng choáng váng 


trước cơn “cơn lốc tiền” đền bù. Người dân kể, 

Tết năm 2009 (cơ bản dân nhận hết tiền đền bù, tiền đền bù và xây dựng tái định cư là 2.000 



tỷ đồng), có nhà mua một lúc chục chiếc xe máy cho con cháu; điện thoại thì mua cả nắm...

Thế nhưng, miệng ăn núi lở. Giờ mới là lúc khó khăn thực sự. Nạn trộm cắp đã bắt đầu hoành 


hành, tệ nạn mại dâm, nghiện hút không còn xa lạ trong một bộ phận người trẻ.


Một nhà văn ở Hà Tĩnh từng nói: Chung quy tại vì nghèo. Nghèo lâu quá nên khi có tiền đâm 


ra mất bình tĩnh. Có câu “Nắng chang chang dây bầu không héo/Mưa sụt sùi, bầu lại héo dây” 



là vậy. Người ta chiêm nghiệm rằng, không ít người sau khi trúng số độc đắc một thời gian 

(đa số người nghèo) thường rơi vào nghèo khó hơn, tan nát hạnh phúc, con cái hư hỏng... 


Nguyên nhân chủ yếu là thiếu hiểu biết, thiếu bản llĩnh.

Sau cơn bão tiền, ông Bổng sẽ đối mặt tù đày. Còn người dân Kỳ Anh thì đang cạn khoản tiền 


“từ trên trời rơi xuống” và nhận ra cần phải tìm việc làm ổn định.


Một số cựu lãnh đạo Hà Tĩnh cho rằng, Formosa đang khiến chúng ta phải trả giá nhiều, để lại 


nhiều bài học xương máu. Trên đường phát triển, trong quá trình mời gọi đầu tư, đừng quên 



bài học môi trường, bài học đền bù giải phóng mặt bằng và đặc biệt là tái định cư, chuyển đổi 

nghề, ổn định cuộc sống cho dân. Dân là gốc, cái gốc ổn thì giải quyết những vấn đề khác sẽ 


dễ, nhẹ hơn nhiều.

http://m.tienphong.vn/xa-hoi/chet-trong-con-loc-tien-formosa-1040957.tpo
Lê Anh Đạt