Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Cảnh cáo Vũ Huy Hoàng, truy bắt Trịnh Xuân Thanh.

Cảnh cáo Vũ Huy Hoàng, truy bắt Trịnh Xuân Thanh.

Thứ Sáu, ngày 04 tháng 11 năm 2016           


Ngày 2 tháng 11 năm 2016, ban bí thư dưới sự chủ trì của Tổng Bí Thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã ra quyết định cảnh cáo đảng và tước chức vụ bí thư ban cán sự đảng bộ công thương với ông Vũ Huy Hoàng, nguyên bộ trưởng vụ này.

 Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chịu các hình thức kỷ luật này khi ông đã về hưu, chức vị bí thư ban cán sự đảng bộ Công Thương cũng đã do người khác phụ trách. Việc cách chức ở đây là cách chức trong quá khứ ông Hoàng từng dảm nhiệm.

 Trước đó Nguyễn Phú Trọng đã dùng quyền TBT để ép đảng bộ bộ công thương đưa ra đề nghị kỷ luật Vũ Huy Hoàng. Nhưng việc bất thành, qua nhiều lần uỷ ban kiểm tra trung ương đảng đốc thúc, đảng uỷ bộ công thương vẫn không vượt quá bán phiếu đề nghị kỷ luật ông Hoàng. Tương tự như vụ Trịnh Xuân Thanh, ông Trọng sai uỷ ban kiểm tra trung ương ép đảng bộ Hâụ Giang kỷ luật ông Thanh, nhưng cũng không đạt được kết quả như ý.

 Trong vụ Trịnh Xuân Thanh, ông Trọng đã phải muối mặt đứng ra chủ trì ban bí thư kỷ luật khai trừ đảng ông Trịnh Xuân Thanh, khi ông này đã có đơn ra khỏi đảng. Đến vụ Vũ Huy Hoàng, ông Trọng lại phải một lần nữa đứng ra triệu tập ban bí thư để cảnh cáo ông Hoàng về mặt đảng.

Qua việc này, cho thấy giá trị và uy tín của ông Trọng trong đảng suy giảm manh. Những việc lẽ ra cấp dưới ông có thể xử lý, nhưng họ đã từ chối và ông buộc phải đứng ra để làm. Nếu như đảng bộ tỉnh Hậu Giang, đảng bộ bộ công thương đề nghị kỷ luật ông Thanh và ông Hoàng, hẳn uy tín của Nguyễn Phú Trọng rất lớn, vì chủ trương kỷ luật những người này của ông Trọng được ủng hộ từ cơ sở.  Thế nhưng việc các đảng bộ này từ chối, khiến ông Trọng đích thân xử lý, quyết định xử lý từ ông Trọng để lại điều tiếng trong dư luận ông Trọng là một tên độc tài cuồng dại, việc ông làm không ai muốn dính vào. Ngoại trừ một số vây cánh của ông ở bộ phận truyền thông, tuyên giáo cố gắng tô vẽ ông Trọng.

 Về nguyên tắc đảng , không thể truy tố đảng viên. Muốn truy tố, khởi tố trước tiên đảng bộ phụ trách phải khai trừ đảng đối với đảng viên đó. Việc cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng, đồng nghĩa với việc không truy tố ông này trước pháp luật. Nếu ông Trọng muốn truy tố ông Hoàng, ông phải triệu tập ban bí thư một lần nữa để ra quyết định tước đảng tịch. Trường hợp này khó có thể xảy ra, vì ông Trọng đã triệu tập ban bí thư để xem xét kỷ luật với ông Hoàng. Thêm một lần nữa triệu tập để khai trừ tước đảng tịch với ông Hoàng, lúc đó Ban Bí Thư trở thành con rối đang làm những trò hề trong mắt dư luận nhân dân và các đảng viên đảng CSVN.

 Không khai trừ đảng được ông Vũ Huy Hoàng, TBT Nguyễn Phú Trọng làm một điều chưa từng có , đó là việc tước chức vụ mà ông Hoàng đã không còn đảm nhiệm. Ông Trọng chọn một cách mang màu sắc phong kiến Trung Hoa pha lẫn bản chất cộng sản, đó là hướng sự căm giận của mình vào gia đình ông Vũ Huy Hoàng và vợ con.

 Tờ báo Dân Trí, một tờ báo rất tích cực bám đuôi ông Trọng trong vụ tấn công Bộ Công Thương. Phóng viên Mạnh Quân của tờ báo này luôn bày tỏ sự cay cú thái quá với những đối tượng mà ông Trọng nhắm đến. Phóng viên Mạnh Quân từng háo hức soi mói về vợ con Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu, biệt thự của Trịnh Xuân Thanh đứng tên trên Tam Đảo thế nào. Vừa hôm qua phóng viên Mạnh Quân đưa ra stt trên trang Facebook cá nhân của mình ám chỉ vụ việc ông Hoàng còn dây dưa đến cả vợ con ông .



 Về câu chuyện biệt thự của Trịnh Xuân Thanh ở Tam Đảo,  các phóng viên Dân Trí huênh hoang như thể họ khám phá ra bí mật. Nhưng vụ việc này không được các báo khác hưởng ứng, sau đó nhanh chóng bị chìm đi. Sự thật biệt thự đó ông Trịnh Xuân Giới chỉ đứng tên đồng sở hữu với nhiều người khác, và ngôi biệt thự đó đã được sang từ trước khi bài báo này đưa tin. Chủ sở hữu là em một uỷ viên trung ương đảng đương chức, vốn là tay chân thân tín với ông Trọng.

 Ông thứ trưởng bộ công an Lê Quý Vương đã trả lời báo chí về ngôi biệt thự này như sau.

Vừa qua một số báo phản ánh về biệt thự có liên quan tới Trịnh Xuân Thanh tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), ông có thể cho biết thêm?
Cơ quan điều tra đang làm, phân tích rõ, bởi tài sản chung riêng hoặc bán đi rồi không thể kê biên được, chỉ kê biên tài sản của họ hoặc liên đới vụ án, chứ không thể kê biên lung tung được. Phải sòng phẳng như thế.

Những điều trên cho thấy nội bộ cộng sản khi đấu đá nhau sẽ không từ một thủ đoạn nào, thậm chí đến cả người thân, bố, mẹ, conm cháu đều là nạn nhân liên đới bị trừng phạt. Cũng trong bài trả lời báo chí trên, ông Vương đã hàm ý đe doạ gia đình Trịnh Xuân Thanh ở đoạn sau.

Ông Trịnh Xuân Thanh sinh ra trong gia đình đáng quý, có truyền thống, gây ra hậu quả như vậy cũng phải chịu trách nhiệm chứ không nên bỏ trốn. Bản thân cũng có quan hệ với gia đình, con cái, anh em.

Nhưng ông Vương cũng thú nhận, việc truy bắt Trịnh Xuân Thanh gần như là điều không thể. Bởi pháp luật ở mỗi nước khác nhau. Ngay cả một số nước có ký kết tương trợ pháp luật với Việt Nam cũng khó khăn vì yếu tố quyền con người ở các nước này. Hy vọng duy nhất để có được Trịnh Xuân Thanh là áp lực đe doạ đến gia đình, người thân. Mặt khác dỗ ngon ngọt Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, hứa hẹn sẽ khoan hồng.

 Tóm lại chiến dịch đả hổ, diệt ruồi của Nguyễn Phú Trọng ở Bộ Công Thương  tạm thời kết quả bây giờ khá ảm đạm. Đó là không truy tố được Vũ Huy Hoàng, không bắt được Trịnh Xuân Thanh và thêm một cú đòn giáng vào chiến dịch này của Nguyễn Phú Trọng là việc tổng giám đốc nhà máy sợi Đình Vũ của Bộ Công Thương, ông Vũ Đình Duy đã trốn thoát với lý do đi chữa bệnh ở nước ngoài, để lại món tiền thất thoát 7000 tỷ lại cho chiến dịch đả hổ, diệt ruồi oai của ông Trọng một sự nhục nhã nữa.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com

Việt-Mỹ và ông Đinh Thế Huynh

 Việt-Mỹ và ông Đinh Thế Huynh

Posted by adminbasam on 04/11/2016

Nguyễn An Dân
3-10-2016
Thường trực Ban Bí thư Đảng CSVN Đinh Thế Huynh họp báo với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh: internet
Thường trực Ban Bí thư Đảng CSVN Đinh Thế Huynh họp báo với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh: internet
Trong thời gian qua dư luận ồn ào bàn tán về việc thường trực Ban Bí Thư Đảng CSVN, ông Đinh Thế Huynh đi thăm và làm việc với chính quyền Mỹ.
Với cương vị quan trọng thứ 5 trong đảng sau tứ trụ, nhưng do được coi là người kế vị của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, nên tôi cho rằng ảnh hưởng của ông Huynh trong thể chế cũng không kém gì các chức danh thủ tướng, chủ tịch quốc hội.
Theo nhận xét của những người biết ông Huynh, thì ông là người thẳng tính, kín đáo, không thích thân hữu nhờ vả quan hệ quyền lực của ông, cũng như ít có dính dáng tai tiếng chính trị.
Thăm Mỹ để gần Mỹ?
Theo những nguồn tin từ bên trong chính giới Mỹ cho biết thì phía Việt Nam thông qua các kênh hành lang đánh tiếng để Mỹ mời ông Huynh sang. Nếu tin này là đúng, cho ta thấy Việt Nam đang cần Mỹ lúc này, hay nói cách khác, chuyến đi này do phía Việt Nam mong mỏi.
Nhìn dưới khía cạnh “thoát Trung” thì tôi coi đây là chuyến đi có ý nghĩa. Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng bành trướng, việc ông Huynh chủ động đi Mỹ ngay sau khi đi TQ có ý nghĩa tích cực cho an ninh quốc gia, nhất là ngay khi còn ở thăm TQ, ông Huynh đã thẳng thắn kêu gọi “hãy làm như nói”.
Một vấn đề quan trọng khác là TPP cũng đã được ông Huynh đặt ra với ông John Kerry. Theo những nguồn tin quan sát chính trị Mỹ cho biết là rất nhiều khả năng tổng thống Obama sẽ trình ra Quốc Hội Mỹ phê chuẩn TPP vào giữa tháng 11 cho đến trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Đây cũng là cánh cửa mở rộng để không những giúp Việt Nam vượt qua tình trạng trì trệ kinh tế hiện nay, mà còn giúp Việt Nam thoát khỏi gọng kìm kinh tế của Trung Quốc.
Việt Nam đã sẵn sàng để thực hiện TPP, chỉ chờ Mỹ thông qua TPP mà thôi. Trong hoàn cảnh này, chắc cả Bộ Chính Tr cũng đang trông chờ tin vui ông Đinh Thế Huynh mang về. Mà đây cũng là tin vui cho những ai đang mong ngóng đổi mới chính trị và kinh tế ở Việt Nam.
Nếu ông Obama thực thi việc trình TPP thất bại do Quốc Hội Mỹ không phê chuẩn, Việt Nam cần chờ đợi ít nhất 1 năm nữa, cho đến khi tân tổng thống Mỹ ổn định nội trị và mở lại TPP, chỉnh sửa nó một chút theo quan điểm riêng của họ và tái khởi động phê chuẩn.
Về vấn đề cải cách chính trị của Việt Nam, tôi nghĩ rằng chuyến đi này của ông Huynh cũng sẽ có ảnh hưởng. Chúng ta cần nhớ là nói gì thì nói, đảng cũng biết mình phải đổi mới chính trị, tuy nhiên đổi mới như thế nào để không “vỡ đảng” và mất kiểm soát quyền lực là cái đảng phải tính.
Ông Huynh là người chịu trách nhiệm về công tác lý luận của đảng, ông sang Mỹ để tìm hiểu mô hình chính trị xã hội của nước Mỹ, để xem có thể vận dụng mô hình này như thế nào, để có thể chuyển biến thế nào mà không “vỡ đảng”, mà vẫn hội nhập quốc tế được. Việc ông Huynh ở lại Mỹ 8 ngày so với ở Trung Quốc 3 ngày trong chuyến thăm liền kề trước khi đi Mỹ cho thấy ông cần “hiểu Mỹ và quan sát Mỹ” hơn là cần “hiểu thêm về Trung Quốc”.
Lâu nay dư luận đồn đoán là nếu đảng đổi mới, đảng sẽ chọn mô hình dân chủ xã hội của Bắc Âu. Với tôi, điều này không hợp lý với hiện tình Việt Nam. Với một cơ thể còn gầy yếu, Việt Nam không thể mặc nổi chiếc áo giàu sụ nạm vàng của Bắc Âu mà cần một bước trung hạn ở giữa, Nước Mỹ được coi là tốt về thể chế nhưng vẫn có những tồn tại của nó, ví dụ như quan hệ giữa tư bản và công nhân lao động chưa bình đẳng, vấn đề sắc tộc…đây chính là con đường Việt Nam sắp tới sẽ đi qua, nên tôi cho rằng nếu có đổi mới chính trị, Việt Nam sẽ đi “con đường Mỹ” thì nó phù hợp hơn “con đường Bắc Âu”.
Con đường Bắc Âu là con đường tư bản đã xã hội hóa. Con đường của Mỹ đang đi là con đường của tư bản còn đang xã hội hóaViệt Nam là nước mà chế độ xã hội chủ nghĩa đang được tư bản hóa. Hai nước đi “ngược chiều nhau” dễ gặp nhau ở giữa đường.
Về phía Mỹ, tôi cho rằng Mỹ tiếp đón ông Huynh ở mức long trọng vừa đủ và chấp nhận cho Việt Nam ngoại giao theo kênh đảng là để đảng CSVN dễ xích lại gần Mỹ hơn. Trong bối cảnh Việt Nam “xa Trung” khó hơn “gần Mỹ” thì việc Mỹ cứng rắn quá với đảng CSVN sẽ chỉ có  lợi cho Trung Quốc. Là bậc thầy về chính trị, tôi nghĩ Mỹ hiểu rằng chính sách “vừa đánh vừa đàm vừa xoa” của Obama với đảng CSVN đang phát huy hiệu quả của nó. Rõ ràng là đảng đang chuyển hóa rất nhanh từ nhất nguyên sang đa nguyên,
Việc Hội Nghị Trung Ương 4 lên tiếng cảnh báo về “tự chuyển hóa” chỉ cho thấy “tự chuyển hóa” đã là sự thật. Trong thực chất ngoài xã hội và trong đảng đang tự chuyển hóa rồi, dù đảng có muốn hay không.
Về quan hệ Việt-Mỹ sắp đến, cần dựa trên chính sách khai mở để tính toán chính sách kế thừa. Những bước ngoại giao của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Mỹ chính là chính sách khai mở, định hình luật chơi và sân chơi, và chuyến đi của ông Huynh hôm nay định hình cách chơi và các nước đi cụ thể của hai bên.
Mỹ là quốc gia vận hành theo luật lệ và các quy định chính thức, nên quan hệ Việt-Mỹ sau khi có tổng thổng mới vẫn sẽ dựa trên các nền tảng hai bên đã có, còn có tiến lên nữa hay không thì trái bóng đang ở trong chân đảng. Đảng muốn đá nhanh thì Mỹ sẽ đá nhanh, đảng muốn đá chậm thì Mỹ giảm nhịp độ theo.
Chúng ta cần biết là Việt Nam cần Mỹ hơn Mỹ cần Việt Nam. Việt Nam hợp tác yếu thì chính sách xoay trục của Mỹ chậm đi, nhưng Việt Nam sẽ mất nhiều hơn Mỹ mất trước sự lấn tới của Trung Quốc
Về vấn đề Biển Đông, trong khi ông Huynh ở Mỹ thì tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ thăm Việt Nam và hội đàm với tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam- trung tướng Phan Văn Giang. Tôi cho rằng đây là động thái trấn an của Mỹ và răn đe Trung Quốc không được leo thang bành trướng. Mỹ muốn ông Huynh yên tâm để ông Huynh có thể “chuyển hóa” cái nhìn của ông về Mỹ, xóa tan sự hồ nghi thầm kín lâu nay của đảng “e ngại Mỹ bắt tay TQ chia đôi Biển Đông”
Về vấn đề nhân quyền, tôi cho rằng nó nằm ở vị trí ưu tiên thứ 3, xếp sau lợi ích chính trị của Mỹ trong vấn đề Biển Đông và vấn đề TPP. Nên Mỹ sẽ mắt nhắm mắt mở khi đảng bắt bớ chính trị, miễn là đảng đừng quá mức bắt bớ cả những người phản biện và đối lập không kêu gọi giải thể hay lật đổ đảng. Thực ra, cải thiện nhân quyền là hệ quả tất nhiên, không phải nguyên nhân tất yếu, của chuyến biến kinh tế (tới nay) và chính trị (hiện đang diễn ra).
Ông Huynh và nội bộ đảng CSVN
Theo dư luận đánh giá thì ông Huynh được coi là người kế vị cho chức vụ Tổng Bí Thư sau khi ông Nguyễn Phú Trọng về hưu. Có nhiều dư luận cho là ông Huynh đi Mỹ kỳ này để tạo thế cho ông lên chức khi ông Trọng sẽ chuẩn bị nghỉ sau một năm nữa
Tôi thì cho là ông Huynh đi Mỹ vì các vấn đề đã nói ở trên, chứ theo quan sát của tôi thì ông Trọng sẽ còn giữ chức vụ đến hết nhiệm kỳ khóa 12 này của đảng. Chưa có dấu hiệu gì cho thấy ông Trọng sẽ thoái vị. Hoặc nếu ông phải thoái vị vì một lý do nào đó ( thí dụ như sức khỏe) thì ông khó thể kịp thu xếp cho ai thay ông được, chưa kể nếu đảng chọn con đường tự chuyển hóa ôn hòa thì chưa biết những gì sẽ xảy ra
Cũng có nhiều người cho rằng việc ông Huynh đi Mỹ kỳ này là quyết định cá nhân của ông và ông Nguyễn Phú Trọng chứ không phải quyết định của Bộ Chính Trị. Điều này khó xẩy ra trong cơ chế CS, mà nếu điều này là đúng thì tôi cũng quan ngại cho vị trí “thái tử kế vị” của ông. Tiền lệ của đảng xưa nay đa phần người kế vị đều không được lên ngôi vào phút cuối. Chuyện 15 năm cuối dưới triều vua Khang Hy, các hoàng tử cạnh tranh hoàng vị cần coi là một kinh nghiệm để tham khảo.
Tuy nhiên, dù đảng có thế nào về đường lối nhân sự, tôi cũng mong rằng chính sách gần Mỹ sẽ cần tiếp tục thúc đẩy. Dĩ nhiên chúng ta không ngả hết về Mỹ vì như vậy là thiếu căn cơ, một sự quân bình 5-5 giữa Mỹ-Trung là lựa chọn tối ưu trong tư thế đánh đu giữa lợi ích của 2 cường quốc.
Và sau cùng, cái quan trọng nhất là chuyến đi của ông Huynh có thể mang lại lợi ích gì thiết thực cho đất nước và dân tộc, chứ không chỉ cho đảng. Đó mới là điều chúng ta cần đánh giá và mong đợi
https://anhbasam.wordpress.com/2016/11/04/10-673-viet-my-va-ong-dinh-the-huynh/

Vì sao nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu vẫn bị cách chức?

Vì sao nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu vẫn bị cách chức?

“Trường hợp cách chức đối với ông Vũ Huy Hoàng là cách đi giá trị về mặt chính trị, giá trị tinh thần”, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đảng Vũ Quốc Hùng cho biết.

Sau khi Ban Bí thư có quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương trong thời gian 2011 - 2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng - nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương, nhiều người đã thắc mắc đặt câu hỏi: Tại sao ông Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu nhưng vẫn bị cách chức? 

vi sao da nghi huu, nguyen bo truong vu huy hoang van bi cach chuc? hinh anh 1

Nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.


Trao đổi với phóng viên, PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng - cho biết: Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đảng thì ông Vũ Huy Hoàng bị đề nghị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Tuy nhiên sau khi xem xét, Ban Bí thư đã nâng mức kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với ông Vũ Huy Hoàng. Còn Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương thời gian 2011 - 2016 bị  cảnh cáo (trước bị đề nghị khiển trách).
“Việc làm này là thể hiện sự quyết liệt, nghiêm khắc đối với trước vi phạm của cán bộ, đảng viên, không có vùng cấm”, PGS Phúc nhận xét.


PGS Phúc cũng lý giải việc tại sao ông Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu kể cả mặt Đảng và chính quyền, nhưng vẫn bị cách chức. “Việc cách chức này có nghĩa là không công nhận ông Vũ Huy Hoàng là Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương giai đoạn 2011 - 2016. Có thể hiểu là xóa bỏ chức vụ Bí thư của anh ở giai đoạn đó, sau này trong lý lịch anh không còn được khai chức vụ đó nữa”, PGS Phúc cho hay.
Ở một cách lý giải khác, ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư nói: "Cách chức trường hợp ông Vũ Huy Hoàng nghĩa là cách đi giá trị về mặt chính trị, giá trị tinh thần nên không phải cứ nghỉ hưu là không còn bị cách chức".
Theo Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm của Ban Chấp hành T.Ư thì đảng viên vi phạm trước đây, nhưng sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận; nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải thi hành kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Các hình thức kỷ luật đảng viên vi phạm thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ Đảng. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Video: Đề nghị kỷ luật cảnh cáo nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng

Nguồn: Dân Việt
http://www.vtc.vn/vi-sao-nguyen-bo-truong-vu-huy-hoang-da-nghi-huu-van-bi-cach-chuc-d285261.html

Thứ trưởng Bộ Công an “khuyên” Trịnh Xuân Thanh trở về đầu thú

Thứ trưởng Bộ Công an “khuyên” Trịnh Xuân Thanh trở về đầu thú

November 4, 2016

Dân trí Trao đổi với PV Dân trí sáng nay 4/11, Thượng tướng Lê Quý Vương – Thứ trưởng Bộ Công an – cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh – nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) – nên trở về Việt Nam đầu thú để hưởng khoan hồng của pháp luật, bởi đây là trường hợp không có thời hiệu truy nã.

>> Tướng Phan Văn Vĩnh: Truy bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh
>> Trịnh Xuân Thanh đã bay sang châu Âu

Thượng tướng Lê Quý Vương-Thứ trưởng Bộ Công an trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng nay.
Thượng tướng Lê Quý Vương-Thứ trưởng Bộ Công an trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng nay.
Liên quan đến trường hợp ông Vũ Đình Duy – Ủy viên HĐQT Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, nguyên Tổng giám đốc PvTex xin nghỉ phép ra nước chữa bệnh dù không được Bộ Công Thương đồng ý, Thượng tướng Lê Quý Vương khẳng định chưa nắm được thông tin về sự việc này.
Tuy vậy, ông Vương cho rằng, nguyên tắc của điều tra là bí mật tới phút cuối.
“Công tác điều tra tội phạm về kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Mình thực hiện dân chủ nên công dân nào cũng có quyền cấp hộ chiếu, hộ chiếu phổ thông rất đơn giản, đi lại một số nước trong khu vực lại rất thuận lợi. Rồi có dư luận nói có tài khoản nước ngoài, thẻ xanh, có một số người có thẻ APEC có thể đi lại một số nước trong khu vực, nên cũng đặt ra chuyện hết sức khó khăn. Còn quản lý xuất nhập cảnh thì chỉ quản lý công khai, xuất nhập khẩu, qua lại qua biên giới, sân bay,… thôi. Biên giới thì lại rất rộng, đường bộ, đường biển, tàu vận tải qua lại nữa, nên lợi dụng đi lại rất dễ dàng”- ông Vương nói.
– Nhưng thưa ông, đối với những đối tượng đã thuộc “tầm ngắm” của cơ quan công an rồi cũng không có biện pháp ngăn chặn việc bỏ trốn ra nước ngoài hay sao?
– Mình ngăn thế nào được. Bộ luật Hình sự quy định rất rõ, một người chỉ có tội khi bản án của tòa án có hiệu lực thi hành. Công an muốn bắt giữ người phải bắt quả tang hoặc giữ khẩn cấp thì sau đó cũng phải báo cáo viện kiểm sát phê chuẩn, nên rất khó để điều tra. Quản lý công dân qua nhân hộ khẩu thì hiện nay rất thông thoáng, đăng ký thường trú chỗ này nhưng có khi lại tạm trú chỗ khác, rồi còn đi làm đi ăn thế này thế khác.
Nói thế thôi, bối cảnh thế nên lực lượng công an rất khó khăn, chỉ có đối tượng hình sự, có tiền án, nghi vấn vi phạm hình sự thì còn quản lý chặt chẽ được. Còn đối tượng phạm tội kinh tế đa phần là cán bộ công chức, viên chức, thậm chí là đảng viên thì làm sao mà tiến hành biện pháp quản lý như nhà báo nêu được.
– Nhưng qua các trường hợp như Giang Kim Đạt – nguyên Quyền trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines, Trịnh Xuân Thanh – nguyên Chủ tịch HĐQT PVC, Trịnh Văn Thảo – nguyên Tổng giám đốc PVC-ME đều bỏ trốn ngay trước thời điểm bị khởi tố, Bộ Công an phải đưa ra những giải pháp ngăn chặn hoặc cấm xuất cảnh chứ?
– Rào cản có nhiều cái rất khó. Ngay như luật pháp của Việt Nam và các nước cũng có quy định khác nhau. Đối với Việt Nam đây là tội danh vi phạm về Bộ luật Hình sự nhưng ở nước khác lại quy định khác, nên tương trợ tư pháp hình sự của Việt Nam với các nước cũng khác nhau. Một số nước mà chúng ta có ký tương trợ tư pháp thì còn thuận lợi nhưng họ cũng phải bảo vệ quyền con người nên phối hợp cũng có cái khó. Còn trong công tác quản lý về xuất nhập cảnh còn những cái bất cập.
Giang Kim Đạt là trường hợp điển hình, nhưng khi trốn thì lực lượng công an đã tiến hành biện pháp truy tìm nhiều năm. Bắt Giang Kim Đạt không phải dễ dàng gì đâu, bởi Đạt đã đi qua vài ba nước, cuối cùng bị bắt ở nước giáp ranh với mình.
Trước thời điểm (bị khởi tố -PV) có thể đề xuất một số biện pháp, nhưng anh chưa chứng minh người ta phạm tội, chưa bị phát sinh về mặt tố tụng thì không thể nói lý do này, lý do kia để cấm người ta được.
Hiến pháp quy định rất rõ về quyền công dân. Con người ta chỉ bị hạn chế quyền khi pháp luật quy định. Có bao nhiêu quy định pháp luật hạn chế quyền này?. Công an phải tuân thủ pháp luật, không thể đề ra để hạn chế người ta được.
– Nhưng rõ ràng có sơ hở để tội phạm kinh tế, tham nhũng, chức vụ bỏ trốn như vậy?
– Có sơ hở trong quản lý cán bộ. Còn lỗi ở đâu, lỗi thế nào, tại sao như thế thì phải xem xét mới đánh giá, kết luận được.
– Nhưng như trường hợp Trịnh Xuân Thanh đi qua nước nào thì Bộ Công an phải nắm được chứ?
– Nếu nói với các nhà báo thế này thì tôi thành tiết lộ bí mật điều tra mất.
– Thưa ông, việc xác minh các thông tin về Trịnh Xuân Thanh có gì mới không, khi vừa rồi đã xuất hiện thêm nhiều hình ảnh của ông Thanh ở trên mạng xã hội?
– Về mặt chứng cứ, công an không thể lấy tài liệu trên mạng làm tài liệu điều tra. Đó là thông tin tham khảo để phục vụ thêm cho nhiệm vụ thôi. Việc bắt giữ đối tượng ở nước ngoài đâu có dễ.
– Từ trước tới nay quan hệ về tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Đức thế nào? Việc truy nã ông Trịnh Xuân Thanh có quy định về thời hiệu không?
– Quan hệ giữa Việt Nam và Đức tương đối tốt. Nói chung với các nước, trong lĩnh vực thực thi pháp luật cơ bản là tốt.
Tôi xin nói rằng Bộ luật Hình sự quy định rất rõ về các tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, thời hiệu của lệnh truy nã, bỏ trốn là vô thời hiệu, tức là không có thời gian kết thúc, sẽ phải truy bắt đến cùng.
– Ông Trịnh Xuân Thanh cũng thuộc trường hợp phải truy bắt tới cùng?
– Thuộc trường hợp truy đến cùng, không có thời hiệu. Trịnh Xuân Thanh nên về nước đầu thú để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật. Đó cũng là bản lĩnh của con người, dám làm dám chịu.
Tôi cũng muốn nói điều đó với Trịnh Xuân Thanh. Ông ấy sinh ra trong một gia đình đáng quý, có truyền thống. Bây giờ gây ra hậu quả như vậy cũng phải chịu trách nhiệm, bản thân còn có quan hệ với gia đình, bạn bè, anh em. Các nhà báo nên viết như thế.
Luật pháp của Việt Nam chúng ta có lượng khoan hồng rất lớn. Con người Việt Nam cũng có truyền thống nhân đạo, đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. Tôi nói là khó mà lẩn trốn được.
– Trường hợp chưa bắt được Trịnh Xuân Thanh thì Bộ Công an có tách vụ án ra để xét xử kịp thời, đáp ứng mong mỏi của nhân dân?
– Tùy theo nội dung vụ án, tùy chứng cớ thu thập được. Tội tới đâu, mức độ tới đâu, điều tra tới đâu sẽ xử tới đấy, rồi còn có thể xem xét tiếp.
Đây là vụ án trọng điểm nên phải làm thấu đáo, giải quyết những vấn đề mà nhân dân đang đặt ra, có đúng 3.300 tỷ đồng không, rồi các đối tượng có sai phạm như thế nào, bởi trước mắt đã phạm tội cố ý làm trái rồi, nhưng có tham ô, tư lợi không thì phải tiếp tục.
– Thưa ông, tài sản của Trịnh Xuân Thanh và những bị can trong vụ án xảy ra ở PVC đã phong tỏa hết chưa?
– Theo quy định phải tiến hành kiểm tra, phong tỏa nhưng có thể tài sản của họ, có thể của liên đới. Đối với tài sản ở nước ngoài thì phải xác minh.
– Vừa qua Dân trí có phản ánh về biệt thự nghi của ông Trịnh Xuân Thanh trên núi Tam Đảo có giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng. Thực tế, tài sản này đã bị phong tỏa hay chưa?
– Cơ quan điều tra đang làm, phải phân tích rõ bởi tài sản thì có tài sản chung, tài sản riêng hoặc bán đi rồi không thể kê biên được. Phải sòng phẳng như thế. Chỉ kê biên tài sản của họ hoặc liên đới tới vụ án, chứ không thể kê biên lung tung được.
– Xin cảm ơn ông!
Thế Kha (thực hiện)

http://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-truong-bo-cong-an-khuyen-trinh-xuan-thanh-tro-ve-dau-thu-20161104103724142.htm