Cuộc chiến Việt Nam không chỉ là cuộc chiến “ủy nhiệm” của Mỹ. Những lập luận và cách giải thích quen thuộc cùn mòn về cái gọi là “lý thuyết domino” là không đầy đủ khi nói đến bản chất cuộc chiến. Tìm hiểu quá trình can dự Trung Quốc, với sự cầu cạnh chủ động của Bắc Việt, mới có thể có thêm cái nhìn rõ hơn về cuộc xung đột này.
Một bài báo Washington Post, đề ngày 17-5-1989, viết: “Hôm nay, Trung Quốc đã thừa nhận họ đưa 320.000 quân vào (Bắc) Việt Nam”, và “viện trợ hơn 20 tỷ USD để ủng hộ quân đội chính quy Bắc Việt và du kích Việt Cộng”. Bài báo cho biết thêm, trong thời gian chiến tranh Việt Nam, có những báo cáo tình báo Mỹ cho biết nhiều đơn vị tác chiến Mỹ đã phát hiện lính vận quân phục Trung Quốc và mang phù hiệu quân đội Trung Quốc nhưng Bắc Kinh lúc đó luôn phủ nhận.
Sự có mặt quân đội Trung Quốc tại Bắc Việt bắt đầu từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Tháng 4-1950, ba tháng sau khi Trung Quốc công nhận chính quyền VNDCCH, Việt Minh chính thức xin Trung Quốc viện trợ trang thiết bị quân sự, gửi cố vấn và giúp đào tạo binh lính. Bắc Kinh thành lập Nhóm cố vấn quân sự Trung Quốc với chỉ huy của Vi Quốc Thanh cùng Trần Canh và 281 sĩ quan. Hỗ trợ quân sự Trung Quốc cho Việt Minh tăng từ 3 sư đoàn năm 1950 lên 7 sư đoàn năm 1952. Số người Trung Quốc tại Bắc Việt trong cùng thời gian lên đến 15.000 người… Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, Hà Nội tiếp tục cầu viện Trung Quốc. Trong chuyến đi Bắc Kinh từ 25-6 đến 8-7-1955 của Hồ Chí Minh, Bắc Kinh đồng ý viện trợ 800 triệu tệ (200 triệu USD) để xây 18 dự án, trong đó có nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy điện Hà Nội, nhà máy dệt Nam Định – theo sử gia Qiang Zhai thuộc Đại học Auburn-Mỹ trong “China and the Vietnam Wars, 1950-1975” (trang 71).
Chuyến kinh lý Bắc Kinh của Hồ Chí Minh đã diễn ra trước khi Nhóm cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) có mặt tại Sài Gòn (1-11-1955). Và khoảng ba tháng sau khi hai sĩ quan Dale R. Ruis và Chester M. Ovnand trở thành những người Mỹ đầu tiên bị giết chết trong cuộc chiến Việt Nam, khi Việt Cộng tấn công một căn cứ MAAG tại Biên Hòa (8-7-1959), thì, tháng 10, Phạm Văn Đồng sang Bắc Kinh, yêu cầu Chu Ân Lai viện trợ quân sự để miền Bắc có điều kiện “hỗ trợ nhân dân miền Nam”. Ngày 10-11 cùng năm, một phái đoàn quân sự Trung Quốc sang Bắc Việt, nán lại hai tháng để khảo sát, từ hải quân, không quân, học viện quân sự, sân bay, cầu cảng đến thậm chí các nhà máy sản xuất (Qiang Zhai, nđd, trang 82-83).
1959 cũng là thời điểm mà quan hệ giữa Tổng thống Ngô Đình Diệm với các cố vấn MSUG (Michigan State University Vietnam Advisory Group; đặc trách kiến thiết quốc gia) trở nên rất gay gắt (“Misalliance”, Edward Miller, trang 150). Không như những thông tin gây “ngộ nhận” một cách có chủ ý về việc “miền Nam quỵ lụy và bán đứng quốc gia cho Mỹ”, hai chính quyền VNCH, Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, đều luôn thẳng thừng bày tỏ bất bình trước việc Mỹ can thiệp sâu vào nội chính và đặc biệt tự ý đưa quân vào Nam Việt Nam.
Ngày 12-5-1963, Washington Post đăng bài phỏng vấn Ngô Đình Nhu trong đó ông nói rằng “ít nhất 50%” cố vấn quân sự Mỹ tại Nam Việt Nam là “hoàn toàn không cần thiết” và cần phải được đưa đi khỏi (Edward Miller, nđd, trang 258; xem thêm thông tin liên quan trang 230-231). Chính quyền Sài Gòn hiểu rõ tâm lý người dân về sự hiện diện quân đội nước ngoài có thể bị đánh giá như một đạo quân xâm lược; và đất nước lại bị đô hộ bởi ngoại bang (các cuộc biểu tình của sinh viên Sài Gòn đã được kích động bằng lập luận này).
Trong “Tâm tư Tổng thống Thiệu”, tác giả Nguyễn Tiến Hưng cũng thuật lại sự bất mãn của ông Thiệu khi ông nhận được tin Mỹ đưa thủy quân lục chiến vào (đổ bộ Đà Nẵng ngày 8-3-1965) mà không hề được báo trước. Mỹ chưa bao giờ tham vấn ý kiến các tổng thống VNCH về việc đưa quân bộ Mỹ vào Nam Việt Nam. Sự thật này cần được nhấn mạnh. Sài Gòn chỉ yêu cầu Mỹ cung cấp vũ khí và các khoản viện trợ liên quan quân sự chứ không muốn “Mỹ hóa” cuộc chiến theo cách William Westmoreland.
Một bài báo Washington Post, đề ngày 17-5-1989, viết: “Hôm nay, Trung Quốc đã thừa nhận họ đưa 320.000 quân vào (Bắc) Việt Nam”, và “viện trợ hơn 20 tỷ USD để ủng hộ quân đội chính quy Bắc Việt và du kích Việt Cộng”. Bài báo cho biết thêm, trong thời gian chiến tranh Việt Nam, có những báo cáo tình báo Mỹ cho biết nhiều đơn vị tác chiến Mỹ đã phát hiện lính vận quân phục Trung Quốc và mang phù hiệu quân đội Trung Quốc nhưng Bắc Kinh lúc đó luôn phủ nhận.
Sự có mặt quân đội Trung Quốc tại Bắc Việt bắt đầu từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Tháng 4-1950, ba tháng sau khi Trung Quốc công nhận chính quyền VNDCCH, Việt Minh chính thức xin Trung Quốc viện trợ trang thiết bị quân sự, gửi cố vấn và giúp đào tạo binh lính. Bắc Kinh thành lập Nhóm cố vấn quân sự Trung Quốc với chỉ huy của Vi Quốc Thanh cùng Trần Canh và 281 sĩ quan. Hỗ trợ quân sự Trung Quốc cho Việt Minh tăng từ 3 sư đoàn năm 1950 lên 7 sư đoàn năm 1952. Số người Trung Quốc tại Bắc Việt trong cùng thời gian lên đến 15.000 người… Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, Hà Nội tiếp tục cầu viện Trung Quốc. Trong chuyến đi Bắc Kinh từ 25-6 đến 8-7-1955 của Hồ Chí Minh, Bắc Kinh đồng ý viện trợ 800 triệu tệ (200 triệu USD) để xây 18 dự án, trong đó có nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy điện Hà Nội, nhà máy dệt Nam Định – theo sử gia Qiang Zhai thuộc Đại học Auburn-Mỹ trong “China and the Vietnam Wars, 1950-1975” (trang 71).
Chuyến kinh lý Bắc Kinh của Hồ Chí Minh đã diễn ra trước khi Nhóm cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) có mặt tại Sài Gòn (1-11-1955). Và khoảng ba tháng sau khi hai sĩ quan Dale R. Ruis và Chester M. Ovnand trở thành những người Mỹ đầu tiên bị giết chết trong cuộc chiến Việt Nam, khi Việt Cộng tấn công một căn cứ MAAG tại Biên Hòa (8-7-1959), thì, tháng 10, Phạm Văn Đồng sang Bắc Kinh, yêu cầu Chu Ân Lai viện trợ quân sự để miền Bắc có điều kiện “hỗ trợ nhân dân miền Nam”. Ngày 10-11 cùng năm, một phái đoàn quân sự Trung Quốc sang Bắc Việt, nán lại hai tháng để khảo sát, từ hải quân, không quân, học viện quân sự, sân bay, cầu cảng đến thậm chí các nhà máy sản xuất (Qiang Zhai, nđd, trang 82-83).
1959 cũng là thời điểm mà quan hệ giữa Tổng thống Ngô Đình Diệm với các cố vấn MSUG (Michigan State University Vietnam Advisory Group; đặc trách kiến thiết quốc gia) trở nên rất gay gắt (“Misalliance”, Edward Miller, trang 150). Không như những thông tin gây “ngộ nhận” một cách có chủ ý về việc “miền Nam quỵ lụy và bán đứng quốc gia cho Mỹ”, hai chính quyền VNCH, Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, đều luôn thẳng thừng bày tỏ bất bình trước việc Mỹ can thiệp sâu vào nội chính và đặc biệt tự ý đưa quân vào Nam Việt Nam.
Ngày 12-5-1963, Washington Post đăng bài phỏng vấn Ngô Đình Nhu trong đó ông nói rằng “ít nhất 50%” cố vấn quân sự Mỹ tại Nam Việt Nam là “hoàn toàn không cần thiết” và cần phải được đưa đi khỏi (Edward Miller, nđd, trang 258; xem thêm thông tin liên quan trang 230-231). Chính quyền Sài Gòn hiểu rõ tâm lý người dân về sự hiện diện quân đội nước ngoài có thể bị đánh giá như một đạo quân xâm lược; và đất nước lại bị đô hộ bởi ngoại bang (các cuộc biểu tình của sinh viên Sài Gòn đã được kích động bằng lập luận này).
Trong “Tâm tư Tổng thống Thiệu”, tác giả Nguyễn Tiến Hưng cũng thuật lại sự bất mãn của ông Thiệu khi ông nhận được tin Mỹ đưa thủy quân lục chiến vào (đổ bộ Đà Nẵng ngày 8-3-1965) mà không hề được báo trước. Mỹ chưa bao giờ tham vấn ý kiến các tổng thống VNCH về việc đưa quân bộ Mỹ vào Nam Việt Nam. Sự thật này cần được nhấn mạnh. Sài Gòn chỉ yêu cầu Mỹ cung cấp vũ khí và các khoản viện trợ liên quan quân sự chứ không muốn “Mỹ hóa” cuộc chiến theo cách William Westmoreland.
Hà Nội khác với Sài Gòn. Quan hệ Sài Gòn-Washington, về bản chất, khác nhiều so với quan hệ Hà Nội-Bắc Kinh. Cách mà “khi đồng minh Trung Quốc nhảy vào Bắc Việt” cũng khác với cách mà Mỹ “nhảy vào” miền Nam. Bắc Kinh luôn chờ Hà Nội phải gõ cửa. Hè 1962, Hồ Chí Minh và Nguyễn Chí Thanh đến Bắc Kinh. Hồ yêu cầu Bắc Kinh ủng hộ phong trào du kích tại Nam Việt Nam. Mao đồng ý bằng việc cung cấp miễn phí 90.000 khẩu súng, đủ để trang bị cho 230 tiểu đoàn (Qiang Zhai, nđd, trang 116). Tiếp đó, ngày 5-10-1962, Võ Nguyên Giáp lại dẫn một phái đoàn quân sự sang Trung Quốc.
Tháng 5-1963, giữa lúc miền Nam ngập chìm trong cuộc khủng hoảng Phật Giáo dẫn đến sự kiện Thích Quảng Đức tự thiêu (11-6-1963), Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ sang Hà Nội, nói với Hồ: “Chúng tôi đang đứng bên cạnh các đồng chí. Nếu chiến tranh bùng nổ, các đồng chí có thể xem Trung Quốc là hậu phương” (Qiang Zhai, nđd, trang 117). Ngay sau khi anh em ông Diệm bị giết, tháng 12-1963, tướng Trung Quốc Lý Thiên Hữu (Li Tianyou) đã cấp tốc dẫn một phái đoàn quân sự sang Bắc Việt, nán lại suốt gần hai tháng, bàn bạc một kịch bản chiến tranh Việt Nam toàn diện.
Đại hội Đảng Lao Động tháng 12 đã thống nhất tăng cường tấn công miền Nam. Ngày 27-12-1963, Mao viết cho Hồ, chúc mừng “Đại hội thành công tốt đẹp”. Lúc này, Bắc Kinh bắt đầu phơi bày tham vọng chính trị trong việc “đánh Mỹ” theo cách của Mao. Trong một cuộc nói chuyện với đại diện Bắc Việt năm 1964, Mao nói: “Tốt nhất là mở rộng thành một cuộc chiến lớn hơn. Đừng lo ngại sự can thiệp Mỹ. Tệ lắm thì cũng như một cuộc chiến Triều Tiên nữa mà thôi. Quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng. Nếu Mỹ mạo hiểm tấn công Bắc Việt, quân đội Trung Quốc sẽ có mặt lập tức. Quân đội chúng tôi giờ đang muốn một cuộc chiến đây” (“Mao: The Unknown Story”, Jung Chang và Jon Halliday, trang 482).
Vin vào đó, đầu tháng 4-1965, Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp sang Bắc Kinh. Không chỉ yêu cầu tăng cường viện trợ quân sự, lần này, Hà Nội đã mở lời về việc Trung Quốc đưa quân bộ vào. Duẩn nói với Bắc Kinh: miền Bắc cần “phi công tình nguyện, quân lính tình nguyện…”. Ngày 8-4-1965, Lưu Thiếu Kỳ trả lời: “Nguyên tắc chúng tôi là chúng tôi sẽ làm hết sức để cung cấp bất cứ gì mà các đồng chí cần và bất cứ gì mà chúng tôi có. Nếu các đồng chí không mời, chúng tôi sẽ không đến. Chúng tôi sẽ gửi bất kỳ binh chủng nào mà các đồng chí cần…”. Kết quả, Bắc Kinh và Hà Nội ký một số thỏa ước liên quan việc đưa quân bộ Trung Quốc vào miền Bắc. Ngày 21 và 22-4, Giáp thảo luận với La Thụy Khanh chi tiết hơn về điều này. Vài ngày sau, tháng 5, Hồ bí mật thăm Mao tại Trường Sa, Hồ Nam (Qiang Zhai, nđd, trang 133-134).
Năm 1965, sau khi Lê Duẩn chính thức yêu cầu Trung Quốc đưa quân bộ vào, viện trợ Trung Quốc tăng rất nhanh. So với năm 1964, số súng tăng 2,8 lần (từ 80.500 lên 220.767 khẩu); số đạn tăng gần 5 lần (từ 25,2 triệu lên 114 triệu viên); số đạn đại bác tăng gần 6 lần (từ 335.000 lên 1,8 triệu viên)… Từ tháng 6-1965, Trung Quốc bắt đầu ào ạt đổ quân vào miền Bắc, cùng với nhiều loại quân cụ, từ hỏa tiễn phòng không, đạn dược đến các đơn vị công binh, phá mìn, kỹ thuật quân sự… Tổng số quân lính Trung Quốc tại Bắc Việt từ tháng 6-1965 đến tháng 3-1968 lên đến 320.000 người (Qiang Zhai, nđd, trang 136-137).
Luôn chần chừ trong kế hoạch hiện đại hóa quân lực VNCH, mãi đến tháng 6-1968, sau sự kiện Mậu Thân, Mỹ mới cung cấp súng M-16 cho binh lính miền Nam (Nguyễn Tiến Hưng, nđd, trang 278). Trong khi đó, chỉ trong năm 1968, Trung Quốc đã viện trợ cho Bắc Việt: 219.899 khẩu súng; 1.854 bộ đàm; 454 xe cơ giới; một triệu bộ quân phục. Trong 10 năm, từ 1964-1974, Trung Quốc viện trợ tổng cộng 560 chiếc xe tăng; 144 máy bay; 1.781.197 khẩu súng, hàng triệu viên đạn các loại…
Mỹ can thiệp vào Nam Việt Nam để ngăn chặn “làn sóng Đỏ” – hàng trăm quyển sách và nhiều đời sử gia đã nhai đi nhai lại điều này. Đến nay, người ta vẫn nói về cuộc chiến như một “cuộc chiến của Mỹ”. Đã thành “quán tính” khi các phân tích rơi vào lối mòn trong việc mổ xẻ quyền lợi Mỹ, trong khi quyền lợi Trung Quốc thì gần như phớt lờ. Cuộc chiến Việt Nam không chỉ là cuộc chiến của “5 đời tổng thống Mỹ”. Nó còn là cuộc chiến của Mao Trạch Đông. Nó là cuộc chiến, bằng máu người Việt, của những kẻ hoạt đầu chính trị quốc tế.
Với Trung Quốc, việc giúp Bắc Việt đáp ứng 5 mục tiêu lớn:
Tháng 5-1963, giữa lúc miền Nam ngập chìm trong cuộc khủng hoảng Phật Giáo dẫn đến sự kiện Thích Quảng Đức tự thiêu (11-6-1963), Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ sang Hà Nội, nói với Hồ: “Chúng tôi đang đứng bên cạnh các đồng chí. Nếu chiến tranh bùng nổ, các đồng chí có thể xem Trung Quốc là hậu phương” (Qiang Zhai, nđd, trang 117). Ngay sau khi anh em ông Diệm bị giết, tháng 12-1963, tướng Trung Quốc Lý Thiên Hữu (Li Tianyou) đã cấp tốc dẫn một phái đoàn quân sự sang Bắc Việt, nán lại suốt gần hai tháng, bàn bạc một kịch bản chiến tranh Việt Nam toàn diện.
Đại hội Đảng Lao Động tháng 12 đã thống nhất tăng cường tấn công miền Nam. Ngày 27-12-1963, Mao viết cho Hồ, chúc mừng “Đại hội thành công tốt đẹp”. Lúc này, Bắc Kinh bắt đầu phơi bày tham vọng chính trị trong việc “đánh Mỹ” theo cách của Mao. Trong một cuộc nói chuyện với đại diện Bắc Việt năm 1964, Mao nói: “Tốt nhất là mở rộng thành một cuộc chiến lớn hơn. Đừng lo ngại sự can thiệp Mỹ. Tệ lắm thì cũng như một cuộc chiến Triều Tiên nữa mà thôi. Quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng. Nếu Mỹ mạo hiểm tấn công Bắc Việt, quân đội Trung Quốc sẽ có mặt lập tức. Quân đội chúng tôi giờ đang muốn một cuộc chiến đây” (“Mao: The Unknown Story”, Jung Chang và Jon Halliday, trang 482).
Vin vào đó, đầu tháng 4-1965, Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp sang Bắc Kinh. Không chỉ yêu cầu tăng cường viện trợ quân sự, lần này, Hà Nội đã mở lời về việc Trung Quốc đưa quân bộ vào. Duẩn nói với Bắc Kinh: miền Bắc cần “phi công tình nguyện, quân lính tình nguyện…”. Ngày 8-4-1965, Lưu Thiếu Kỳ trả lời: “Nguyên tắc chúng tôi là chúng tôi sẽ làm hết sức để cung cấp bất cứ gì mà các đồng chí cần và bất cứ gì mà chúng tôi có. Nếu các đồng chí không mời, chúng tôi sẽ không đến. Chúng tôi sẽ gửi bất kỳ binh chủng nào mà các đồng chí cần…”. Kết quả, Bắc Kinh và Hà Nội ký một số thỏa ước liên quan việc đưa quân bộ Trung Quốc vào miền Bắc. Ngày 21 và 22-4, Giáp thảo luận với La Thụy Khanh chi tiết hơn về điều này. Vài ngày sau, tháng 5, Hồ bí mật thăm Mao tại Trường Sa, Hồ Nam (Qiang Zhai, nđd, trang 133-134).
Năm 1965, sau khi Lê Duẩn chính thức yêu cầu Trung Quốc đưa quân bộ vào, viện trợ Trung Quốc tăng rất nhanh. So với năm 1964, số súng tăng 2,8 lần (từ 80.500 lên 220.767 khẩu); số đạn tăng gần 5 lần (từ 25,2 triệu lên 114 triệu viên); số đạn đại bác tăng gần 6 lần (từ 335.000 lên 1,8 triệu viên)… Từ tháng 6-1965, Trung Quốc bắt đầu ào ạt đổ quân vào miền Bắc, cùng với nhiều loại quân cụ, từ hỏa tiễn phòng không, đạn dược đến các đơn vị công binh, phá mìn, kỹ thuật quân sự… Tổng số quân lính Trung Quốc tại Bắc Việt từ tháng 6-1965 đến tháng 3-1968 lên đến 320.000 người (Qiang Zhai, nđd, trang 136-137).
Luôn chần chừ trong kế hoạch hiện đại hóa quân lực VNCH, mãi đến tháng 6-1968, sau sự kiện Mậu Thân, Mỹ mới cung cấp súng M-16 cho binh lính miền Nam (Nguyễn Tiến Hưng, nđd, trang 278). Trong khi đó, chỉ trong năm 1968, Trung Quốc đã viện trợ cho Bắc Việt: 219.899 khẩu súng; 1.854 bộ đàm; 454 xe cơ giới; một triệu bộ quân phục. Trong 10 năm, từ 1964-1974, Trung Quốc viện trợ tổng cộng 560 chiếc xe tăng; 144 máy bay; 1.781.197 khẩu súng, hàng triệu viên đạn các loại…
Mỹ can thiệp vào Nam Việt Nam để ngăn chặn “làn sóng Đỏ” – hàng trăm quyển sách và nhiều đời sử gia đã nhai đi nhai lại điều này. Đến nay, người ta vẫn nói về cuộc chiến như một “cuộc chiến của Mỹ”. Đã thành “quán tính” khi các phân tích rơi vào lối mòn trong việc mổ xẻ quyền lợi Mỹ, trong khi quyền lợi Trung Quốc thì gần như phớt lờ. Cuộc chiến Việt Nam không chỉ là cuộc chiến của “5 đời tổng thống Mỹ”. Nó còn là cuộc chiến của Mao Trạch Đông. Nó là cuộc chiến, bằng máu người Việt, của những kẻ hoạt đầu chính trị quốc tế.
Với Trung Quốc, việc giúp Bắc Việt đáp ứng 5 mục tiêu lớn:
1/ Cản trở nguy cơ Mỹ đe dọa an ninh quốc gia họ;
2/ Thể hiện khả năng và vị trí số một như một đàn anh đáng tin cậy cho phong trào quốc tế cộng sản;
3/ Chứng tỏ Trung Quốc đủ sức tranh giành vị thế lãnh đạo quốc tế cộng sản trước Liên Xô; 4/ Tạo uy tín chính trị cho cá nhân Mao trong nước; 5/ Cuối cùng, sự can thiệp tại Đông Dương cho thấy một tham vọng xa hơn của Mao: tạo ra một trật tự thế giới mới thay thế trật tự thế giới cũ thời hậu thực dân, mang lại cho Trung Quốc cảm giác rửa được những mối nhục thời Thế chiến thứ hai.
Di sản cuộc chiến của Mao tại Việt Nam, cùng mối quan hệ Bắc Kinh-Hà Nội, không chỉ có xác 1.100 lính Trung Quốc và 4.200 người bị thương, sau khi những người lính Trung Quốc cuối cùng rút khỏi Bắc Việt vào tháng 8-1973. Nó còn dây dưa như một thứ quan hệ đồng minh kỳ lạ, như thể Bắc Kinh chỉ có “nhảy vào” nhưng không hề có ý “tháo chạy”. Dù có lúc bất đồng nhưng di sản quan hệ Mao-Hồ đến nay vẫn tạo ra một thứ “quan hệ” mà Lưu Vân Sơn, ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, trong chuyến kinh lý Hà Nội giữa tháng 9-2017, đã miêu tả bằng cụm từ: “Hai nước có cùng số phận”. Làm thế nào có thể tự hào để nói về “nền độc lập” sau chiến tranh Việt Nam, khi mà Hà Nội vẫn còn bị ràng buộc dai dẳng bởi một thứ quan hệ “sống cùng sống, chết cùng chết” với Trung Quốc? Hàng triệu triệu người Việt đã chết trong cuộc chiến để đổi lấy một “nền độc lập” như vậy, liệu có xứng đáng không?
Di sản cuộc chiến của Mao tại Việt Nam, cùng mối quan hệ Bắc Kinh-Hà Nội, không chỉ có xác 1.100 lính Trung Quốc và 4.200 người bị thương, sau khi những người lính Trung Quốc cuối cùng rút khỏi Bắc Việt vào tháng 8-1973. Nó còn dây dưa như một thứ quan hệ đồng minh kỳ lạ, như thể Bắc Kinh chỉ có “nhảy vào” nhưng không hề có ý “tháo chạy”. Dù có lúc bất đồng nhưng di sản quan hệ Mao-Hồ đến nay vẫn tạo ra một thứ “quan hệ” mà Lưu Vân Sơn, ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, trong chuyến kinh lý Hà Nội giữa tháng 9-2017, đã miêu tả bằng cụm từ: “Hai nước có cùng số phận”. Làm thế nào có thể tự hào để nói về “nền độc lập” sau chiến tranh Việt Nam, khi mà Hà Nội vẫn còn bị ràng buộc dai dẳng bởi một thứ quan hệ “sống cùng sống, chết cùng chết” với Trung Quốc? Hàng triệu triệu người Việt đã chết trong cuộc chiến để đổi lấy một “nền độc lập” như vậy, liệu có xứng đáng không?
https://quanhequocte.org/vai-tro-cua-trung-quoc-trong-chien-tranh-viet-nam/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét