Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Nóng: Trịnh Xuân Thanh đã ra nước ngoài – Nguyễn Phú Trọng bị phủ đầu nhưng bó tay





Bị phủ đầu, Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa biết Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu




Hôm nay 8 Tháng 9, Tỉnh ủy Hậu Giang đã chính thức xác nhận đơn báo cáo xin ra khỏi đảng của Ông Trịnh Xuân Thanh.


Sự kiện chỉ trong thời gian ngắn có phản hồi hình ảnh xác minh này gia tăng xác suất Trịnh Xuân Thanh đã thoát ra nước ngoài, và đang gây rúng động phe Nguyễn Phú Trọng.




Xác nhận được đưa ra sau nhiều ngày kể từ khi đơn báo cáo ký ngày 4/9 của ông Trịnh Xuân Thanh được Người Buôn Gió phát tán hôm 6/9, trong đó ông Thanh có giải trình một số vấn đề liên quan đến bản thân do Đoàn kiểm tra của Ủy ban Trung ương áp đặt theo lệnh của TBT Nguyễn Phú Trọng, đồng thời qua đơn thư này ông Thanh đã xin ra khỏi đảng vì không tin vào sự chỉ đạo của TBT Trọng.

Trước đây một ngày, hôm qua 7/9, văn phòng tỉnh ủy Hậu Giang còn khẳng định “chưa nhân được đơn xin ra khỏi đảng của ông Thanh”, cùng lúc UB Kiểm tra Trung ương cho biết đã đề nghị Ban Bí thư khai trừ khỏi Đảng ông Trịnh Xuân Thanh trong phiên họp do Bí thư Trung đảng Trần Quốc Vượng chủ trì , kéo dài 3 ngày từ hôm 6/9.

Trong thông báo hôm nay 8/9, Tỉnh ủy Hậu Giang nói rằng “đến 17h hôm qua, Thường trực Tỉnh ủy chưa nhận được đơn của ông Trịnh Xuân Thanh xin ra khỏi Đảng.” Đến hôm nay, mới nhận được “văn bản photo của ông Trịnh Xuân Thanh gửi qua bưu điện”, trong đó “ông Trịnh Xuân Thanh giải trình một số vấn đề liên quan đến bản thân ông do Đoàn kiểm tra của Ủy ban Trung ương đặt ra, đồng thời xin ra khỏi Đảng…”, mà theo đơn báo cáo đã nói là vì “không tin vào sự chỉ đạo của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”






Cùng lúc trong những ngày qua đã có tin ông Trịnh Xuân Thanh đã rời khỏi Việt Nam đi ra nước ngoài “để bảo đảm an toàn cho bản thân” như ông đã báo cáo. Tin này thêm khả tín qua xác nhận mới nhất cùng ngày hôm nay, 8 tháng 9, của Thiếu tướng Lê Xuân Viên, Cục trưởng Cục Xuất nhập cảnh, Tổng cục An ninh, thuộc Bộ Công an, rằng “cho tới nay ông Trịnh Xuân Thanh chưa bị cơ quan chức năng cấm xuất cảnh”, vì cơ quan xuất cảnh “chưa nhận được thông báo về việc cấm xuất nhập cảnh đối với ông Thanh.”

Đây cũng là điều dễ hiểu, vì rút kinh nghiệm vụ nguyên chủ tịch Vinalines ông Dương Chí Dũng trước đây, ông Trịnh Xuân Thanh không dại gì tin lời hứa và ngồi chờ trở thành dê tế thần của ông Nguyễn Phú Trọng.

Một số tài liệu bí mật đã được chuyển đến cho Bloogger Người Buôn Gió và đang được thực hiện thành loạt bài “Trịnh Xuân Thanh dê tế thần”. Hiện đang có thương lượng từ người của ông Trịnh Xuân Thanh với Blogger Người Buôn Gió đang ở Đức. Theo Blogger Người Buôn Gió, “Bây giờ Trịnh Xuân Thanh tiếp tục đứng ra đối đầu với Nguyễn Phú Trọng thì anh ta phải thể hiện” hành động nếu muốn người khác tiếp tay hỗ trợ.

Tin giờ chót mới nhận được từ Bùi Thanh Hiếu, tức Blogger Người Buôn Gió, chỉ sau 42 tiếng từ khi gửi chứng minh thư và bằng lái xe đi cho Trịnh Xuân Thanh để xác nhận, Blogger Người Buôn Gió đã nhận được ảnh của Trịnh Xuân Thanh cầm những giấy tờ tuỳ thân này của mình. Như thế gián tiếp Trịnh Xuân Thanh nhận tiếp tục đứng ra đối đầu với Nguyễn Phú Trọng. Sự kiện chỉ trong thời gian ngắn có phản hồi hình ảnh xác minh này gia tăng xác suất Trịnh Xuân Thanh đã thoát ra nước ngoài, và đang gây rúng động phe Nguyễn Phú Trọng.
BERLIN (CTM Media)
http://lamtamnhu.blogspot.com.au/2016/09/nong-trinh-xuan-thanh-ra-nuoc-ngoai.html

Chiến dịch kiểm soát quyền tự do ngôn luận trên Facebook của Bộ Thông tin Truyền thông




9/07/2016    


Ngày 6-9-2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo của 4 nhà báo hiện đang công tác tại báo điện tử Infonet và báo điện tử Dân trí. Động thái thu hồi thẻ lần này của Bộ Truyền thông liên quan đến việc chia sẻ thông tin và việc kiểm duyệt comment trên Fanpage Facebook của báo Điện tử Dân trí. (1)

Quyết định số 1551/QĐ-BTTTT thu hồi thẻ của nhà báo Lương Tân Hương (báo điện tử Infonet) do Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo ký. Theo thông tin từ các phóng viên khác, nhà báo Hương trong khi duyệt bài lên trang đã bỏ qua một phần tin đính kèm do cộng tác viên gửi tới nên khi bài báo được xuất bản đã hiện lên một link liên kết dẫn tới một trang khác chứ không phải trang báo điện từ Infonet.

Quyết định số 1552/QĐ-BTTTT thu hồi thẻ của các nhà báo Phạm Phúc Hưng, Lê Thịnh Trường và Nguyễn Đình Hưng hiện đang công tác tại báo Điện tử Dân Trí. Nhà báo Phạm Phúc Hưng bị xử lý kỷ luật cách chức từ Tổng Thư ký tòa soạn xuống Phó Tổng Thư ký tòa soạn. Hai nhà báo Nguyễn Đình Hưng và Lê Trịnh Trường bị xử lý luật cảnh cáo, hạ bậc lương. Nguyên nhân chính khiến cả ba nhà báo này bị thu thẻ được cho là có liên quan đến các bình luận của bạn đọc trên Fanpage của báo Điện tử Dân Trí.
Trong buổi chiều ngày 7/9/2016, một số tờ báo lớn tại Việt Nam như Dân Trí, Giáo Dục Việt Nam, VNExpress… quyết định ngừng sử dụng dịch vụ Fanpape do Facebook cung cấp để “đảm bảo an toàn” cho các nhà báo đang quản lý trang.


Trang tiếng Anh của VNExpress vẫn hoạt động trong khi trang tiếng Việt đã đóng.


Có thể thấy đây là động thái kiểm duyệt khá gắt gao của Bộ Thông tin Truyền thông trước những việc thể hiện quan điểm tự do của độc giả tại các Fanpage của những tờ báo lớn. Đây cũng được xem là động thái can thiệp thô lỗ vào quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ của các công dân mạng.
(1) 


Để loại bỏ ‘nhóm lợi ích bán nước hại dân’

Để loại bỏ ‘nhóm lợi ích bán nước hại dân’


Theo dõi báo chí chính thống “lề phải” những ngày vừa qua, tôi thấy rất thú vị vì báo chí trong nước phê phán rất mạnh mẽ những hiện tượng tiêu cực, bất công xã hội, tấn công cả những nhân vật quyền cao chức trọng, đề cập cả những vấn đề đụng chạm đến thể chế chính trị. Ngôn từ sử dụng thậm chí giống như báo chí “lề dân” ở hải ngoại hoặc trên các mạng xã hội.
Trong số những bài đó, có một bài nổi bật khiến tôi chú ý, đó là bài “Nhận diện nhóm lợi ích bán nước, hại dân” của tác giả Xuân Dương trên báo Giáo Dục ngày 26/7/2016. Tác giả đã thẳng thắn chỉ ra “nhóm lợi ích” quyền lực cao nhất nước đang “bán nước”, “hại dân”, “biến Nhà nước thành công cụ trấn áp nhân dân”,…
Lòng dân căm phẫn
Bản thân tôi là một nạn nhân của một chế độ tư pháp bất công cũng cảm thấy một chút an ủi khi cuối cùng báo chí nhà nước đã công nhận rằng nhóm lợi ích đầy quyền lực đã “biến Nhà nước thành công cụ trấn áp nhân dân”, trong đó không chỉ có gia đình tôi mà còn hàng triệu người dân bị mất đất, bị xử oan, bị bắt bớ vì các lý do chính trị, tôn giáo, vì thực hành các quyền căn bản của con người.
Tác giả Xuân Dương còn quyết liệt hơn nữa khi kết luận: “Để bảo vệ Tổ quốc, để đoàn kết toàn dân, để xây dựng một thể chế chính trị ‘do dân và vì dân’ cần tiêu diệt những kẻ bán nước, hại dân đó!”
Để giải thích hiện tượng này, có lẽ tựa đề bài báo “Nhân đạo quá, nhân đạo không chịu nổi!” của tác giả Đào Tuấn trên báo Lao Động ngày 23/7/2016 nói rõ hơn cả tâm trạng của nhân dân Việt Nam hiện nay: không chịu nổi.
Chính là như thế, người dân Việt Nam hiện nay đã hết chịu nổi với tình trạng “dân làm chủ” là hình thức, còn “đảng [cộng sản] lãnh đạo” và “nhà nước quản lý” thì quá yếu kém, tồi tệ, bất công.
Hai ngọn cờ đã gãy
Hai ngọn cờ mà đảng cộng sản đưa ra để tạo tính chính danh cầm quyền là “độc lập dân tộc” và “chủ nghĩa xã hội” đã thất bại thảm hại.
Độc lập dân tộc sao được khi phải nhượng cho Trung Quốc hai ngọn Giả Sơn và Lão Sơn mà quân đội Việt Nam đang trấn giữ vào năm 1999, khi để mất đảo Gạc Ma năm 1988, còn các liệt sỹ, cựu chiến binh trong các cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược thì bị quên lãng.
Lực lượng vũ trang, an ninh có suy nghĩ gì khi biết những thông tin này không?
Về kinh tế thì đến 90% tổng thầu các công trình lớn rơi vào tay Trung Quốc, nhập siêu từ Trung Quốc liên tục tăng cao và ngày càng nặng nề.
Các khái niệm như “chủ nghĩa xã hội”, “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thì đến bây giờ các vị giáo sư, tiến sỹ “đáng kính” trong Hội đồng lý luận trung ương vẫn còn tranh cãi nhau về ý nghĩa của nó là gì.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây còn đặt ra một câu hỏi gây nhíu mày về tính “công bằng” của chủ nghĩa xã hội mà đảng cộng sản rêu rao vài chục năm nay: “Chúng ta phải làm sao để con cháu của nông dân, công nhân, người nghèo đều có cơ hội học tập, tiến thân, kể cả cơ hội trở thành lãnh đạo của đất nước trong tương lai”.
Một sỹ quan an ninh mà tôi có dịp tiếp xúc cũng công nhận với tôi rằng anh thấy xấu hổ khi là một đảng viên cộng sản. Anh cảm thấy tội lỗi khi phải im lặng trước hiện trạng đất nước, bởi vì “đồng chí” trong đảng cộng sản bây giờ nghĩa là đồng lõa phi pháp với những kẻ “bán nước hại dân”.
Ba phạm trù quyền lực
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra trên BBC vào ngày 21/7/2016 "...Cần có một cuộc đại cải cách toàn diện thì may ra Việt Nam có lối ra. Còn nói rằng mình chọn người này không chọn người kia, thì cuối cùng mình chỉ chọn những người đã được chọn rồi thì làm sao có quốc hội thực sự của dân được."
Trọng tâm của cuộc “đại cải cách toàn diện” này bắt buộc phải giải quyết tận gốc vấn đề chính trị của Việt Nam, liên quan đến những thành tố quan trọng nhất của quốc gia, ngoài thành tố lãnh thổ thì đó là nhân dân, pháp luật và chính quyền.
Về nhân dân, dân phải thực sự nắm quyền làm chủ đất nước, bắt đầu bằng các quyền quan trọng nhất như trưng cầu dân ý, phúc quyết hiến pháp, tự do ứng cử - bầu cử, và quyền tư hữu. Những quyền làm chủ này phải hiện thực và bình đẳng đến từng người dân cụ thể chứ không phải chỉ trên khẩu hiệu hay giấy tờ. Nói cách khác, dân quyền phải hiện thực.
Về pháp luật, hiển nhiên rằng cần phải xây dựng nhà nước pháp quyền: mọi người bình đẳng trước pháp luật, không ai được độc quyền nhà nước, đứng trên pháp luật như tình trạng hiện nay. Nền pháp luật chuẩn mực đó phải bắt đầu từ bản hiến pháp của toàn dân để đảm bảo dân quyền và giới hạn quyền lực của chính quyền.
Về chính quyền, đặc điểm quan trọng nhất của nền dân chủ là lãnh đạo phải do dân bầu ra qua bầu cử tự do và công bằng, có định kỳ. Nghĩa là chính quyền phải chính danh. Hay nói cách khác, chính quyền phải chính trực với bản hiến pháp và pháp luật chuẩn mực đó, chính trực với nhân dân.
Ba phạm trù quyền lực này liên quan chặt chẽ với nhau như ba chân kiềng của nền dân chủ: dân quyền hiện thực, pháp quyền chuẩn mực, chính quyền chính trực. Theo tôi, để cuộc “đại cải cách” sắp tới thật sự “toàn diện” thì cần phải giải quyết triệt để ba vấn đề này. Không thể tiếp tục chấp nhận ba yếu tố giả dối “dân làm chủ, đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý” mà đảng cộng sản đưa ra nữa. Vì thật ra quyền lực chỉ tập trung vào tay một đảng, hoàn toàn không có “dân" và “nhà nước".
Khi đó, nhân dân sẽ đoàn kết với nhau trên cơ sở một nền pháp luật chuẩn mực, và cùng nhau hậu thuẫn cho một chính quyền do dân bầu ra. Đó mới là cơ sở vững chắc để đoàn kết dân tộc. Và dân tộc có đoàn kết thì mới có thể bảo vệ lãnh thổ trước nạn ngoại xâm đã và đang gặm nhắm bờ cõi.
Vụ tin tặc Trung Quốc tấn công hệ thống mạng của các sân bay của Việt Nam chiều ngày 29/7, gây nguy hiểm đến an toàn bay, cho thấy cuộc chiến đã hiển hiện ngay trên các đô thị của đất nước chứ không phải chỉ ở các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vùng biên giới hay vùng Tây Nguyên đang khai thác bô-xít nữa.
Điều kiện sắp chín muồi
Vậy làm thế nào để có thể tiến hành “đại cải cách toàn diện” khi Nhà nước đã trở thành “công cụ trấn áp nhân dân” của những kẻ “bán nước hại dân”?
Lê-nin, bậc thầy của người cộng sản, đã nêu ra ba điều kiện để một cuộc cách mạng thành công. Đó là nhà cầm quyền không thể cai trị theo kiểu cũ được nữa, nhân dân không chịu đựng nổi nữa, và có một tổ chức chính trị lãnh đạo dẫn dắt cách mạng.
Hiện tại, rõ ràng nhà cầm quyền không kiểm soát tình hình được như trước nữa. Người dân công khai phản kháng trên các mạng xã hội như Facebook, công khai kêu gọi nhau xuống đường biểu tình, công khai tẩy chay bầu cử, công khai đi đòi những người bị bắt giữ vô cớ, trái pháp luật…
Về lòng dân thì như trên đã nói, báo nhà nước cũng đăng: “không chịu nổi”.
Như vậy, hai điều kiện đầu của cách mạng đã có ở Việt Nam, chỉ còn một điều kiện cuối cùng là phải xuất hiện một tổ chức chính trị có uy tín, đông, mạnh để lãnh đạo cách mạng. Đó cũng là lý do tại sao các lãnh đạo đảng cộng sản luôn nhắc nhở quân đội, công an: ”Tuyệt đối không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập”.
Theo tôi quan sát trên mạng xã hội, đã có nhiều tổ chức chính trị không cộng sản xuất hiện ở Việt Nam. Khi bầu cử tự do ở Miến Điện đã có tới 92 đảng ra tranh cử. Việt Nam có lẽ sẽ có nhiều hơn con số đó. Nhưng đảng nào sẽ đi vào lịch sử như đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ ở Miến Điện?
Hãy là người Việt đoàn kết

Trước hiểm họa ngoại xâm, môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn,... đe dọa không gian sinh tồn của dân tộc, người Việt đoàn kết - tiếng nói của đại thể người Việt - cần nối vòng tay lớn với nhau, cùng nhau lên tiếng, cùng nhau hành động để thiết lập “dân quyền hiện thực, pháp quyền chuẩn mực, chính quyền chính trực” ở Việt Nam.
Chỉ khi đó, những kẻ “bán nước hại dân” mới không còn chỗ hoành hành trên đất nước này.
Chỉ khi đó, đất nước này mới có nền tảng vững chắc để trường tồn.
Tham khảo:
Nhận diện nhóm lợi ích "bán nước, hại dân”
http://giaoduc.net.vn/gdvn-post169682.gd

Dân Việt Bị Đầu Độc Nặng


Dân Việt Bị Đầu Độc Nặng

Dân chúng VN, đồng bào VN trong nước đang bị đầu độc nặng, chết dần, chết mòn vì Trung Cộng và Việt Cộng.
Muốn sống còn, dân chúng VN, đồng bào VN trong nước VN không còn sự chọn lựa nào khác, là phải chống CS kẻ thù giết dân, làm hại môi trường sống, làm đất nhiễm độc, nước nhiễm độc, không khí nhiễm độc, đồ ăn thức uống nhiễm độc. Cuộc đấu tranh sanh tử này, cuộc đấu tranh cho cuộc sống thế hệ này và các thế hệ con cháu mai sau của chúng ta thiết yếu, cấp thiết hơn cuộc đấu tranh của 13 thuộc địa của Anh ở Miền Đông nước Mỹ gọi là New England, mà Tom Paine kêu gọi thảm thiết “Cho Tôi Tự do hay là Chết”.

Thiết yếu hơn vì Đảng Nhà Nước CSVN đã hối lộ, ăn chia với bọn tài phiệt ngoại quốc đến VN sản xuất kinh doanh đã làm, đất, không khí VN bị ô nhiễm bởi hàng nghìn loại hóa chất độc hại, chết người bằng nhiều thứ bịnh ung thư cả tâm, can, tì, phế, thận.

Trầm trọng đến đỗi Đài tiếng nói của CSVN, VOV.VN của Đảng Nhà Nước cũng phải nói. Tiêu biểu như bản tin lúc 19:05 giờ ngày 24 tháng 08 năm 2016, VOV.VN của CSVN nói “Người Việt bị đầu độc bởi hàng nghìn loại hóa chất bảo vệ thực vật.”

Khai thác tin này, đài truyền hinh IBC-TV ở Nam Cali loan tải tin như sau: “GS.Nguyễn Lân Dũng cho biết, mỗi năm Việt Nam nhập khoảng 100.000 tấn thuốc trừ sâu, do đó việc kiểm soát đầu ra thực phẩm là không thể. Trao đổi với phóng viên, GS. Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành sinh vật học Việt Nam cho biết, mỗi năm Việt Nam nhập 4.100 loại thuốc trừ sâu sử dụng trong trồng trọt, trong đó có 1.643 hoạt chất khác nhau, với số lượng khoảng 100.000 tấn (trong đó 90% nhập từ Trung Quốc). Đây là con số biết nói thật khủng khiếp và không thể kiểm soát được “đầu ra” của thực phẩm”. Với số hoạt chất như vậy, việc kiểm soát là không thể, trong khi Việt Nam có tới hơn 30.000 đại lý bán thuốc trừ sâu. “Tôi rất thắc mắc là trong số 4.100 loại thuốc trừ sâu nhập về với số lượng 100.000 tấn có đến 1.643 hoạt chất. Trong khi đó Trung Quốc 1,4 tỷ dân nhưng chỉ cho phép sử dụng 630 hoạt chất. Câu hỏi đó tôi không thể trả lời được. Như thế làm sao con người Việt Nam không bị đầu độc?” – GS. Nguyễn Lân Dũng đặt vấn đề. Việc nhập thuốc trừ sâu càng ngày càng độc, nồng độ càng ngày càng cao là con đường hủy diệt con người Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Lân Dũng: “Thuốc sinh học đã được thế giới phát triển, nhưng Việt Nam chưa làm được. Trong khi ở ta, tất cả các đề tài này đã được nghiệm thu nói là kết quả xuất sắc nhưng đều đút vào ngăn kéo. Ông nói hiện nay bảo quản 5.000 chủng vi sinh vật ở Bảo tàng giống chuẩn quốc gia, nhưng không có nhà máy nào sản xuất. Chúng ta coi công nghệ sinh học là ưu tiên 1, trên cả công nghệ thông tin và công nghệ vật liệu mới, nhưng lại không xây dựng các khu công nghiệp vi sinh vật. Mỗi năm Việt Nam có trên 200.000 người mắc ung thư mới, 70.000 người chết do ung thư là con số có thật. Theo các chuyên gia y tế thì trên 35% nguyên nhân gây ung thư so thực phẩm bẩn. Điều đó đủ thấy thực phẩm bẩn đáng sợ như thế nào.”

Và hậu quả, IBC-TV đi tiếp tin, “Cái chết rình rập trên từng mâm cơm gia đình Việt Nam. Các loại thực phẩm tại Việt Nam từ thịt cá đến rau đậu, trái cây, cà phê, đều có những hóa chất độc hại gây ung thư và các loại bệnh nguy hiểm khác. “Cái chết đang rình rập trên từng mâm cơm gia đình, thậm chí ngay trong từng bữa ăn của trẻ nhỏ,” Ông Hoàng Đình Chân, giám đốc bệnh viện ung bướu Hưng Việt phát biểu tại buổi Diễn Đàn “Đón sóng thực phẩm sạch” diễn ra sáng 23 tháng 8 năm 2016 và được tường thuật trên tờ Dân Trí. Người ta từng thấy có những lời kêu ca trên mặt báo trong nước là người Việt Nam đang tự đầu độc chính mình. Tuy lời kêu gào khẩn thiết này dù đã được lập lại nhiều lần, vẫn có vẻ như ném đá ao bèo. Nhà cầm quyền đã xuống tận từng ngõ ngách của xã hội nhưng lại tỏ ra bất lực.

Tại diễn đàn nói trên, ông Hoàng Đình Chân cho biết, “Đối với ngành thực phẩm, chúng ta thấy có 40 trên 120 mẫu rau chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép; 455 trên 735 mẫu thịt gia súc, gia cầm không an toàn cho người sử dụng.”

Ông Chân nói, trước chỉ thấy ở người già, trên 45 tuổi mắc ung thư, giờ trẻ hóa, như vậy không còn là yếu tố về tuổi tác nữa, nó liên quan rất nhiều tới yếu tố môi trường.

Năm ngoái, nhiều báo đã có những bản tin, ký sự khá dài về tình trạng sử dụng các loại chất cấm trong chăn nuôi, đặc biệt là “thuốc tạo nạc” giúp cho thị heo nhiều nạc ít mỡ để bán được nhiều tiền hơn, dù người ta biết đây là chất bị cấm, độc hại cho con người vì dẫn đến các chứng bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.

Còn ở Miền Trung, công ty Formosa xả nước thải chứa nhiều chất độc chết người dễ như chơi nếu vướng vào. Như chất cực độc cyanua qua nhiều tháng rồi vẫn còn nhiều trong cá ở Miền Trung Việt Nam. Nhiều mẫu cá biển gửi từ Hà Tĩnh ra Hà Nội để xét nghiệm cho thấy, còn có chất cực độc cyanua của 5 trong số 9 mẫu cá, cùng một số chất độc khác, chưa biết bao giờ ăn được.

Bản tin của tờ báo Người Lao Động hôm 24 tháng 8 thuật tin từ “Viện Kiểm Nghiệm An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Quốc Gia cho biết, theo kết quả kiểm nghiệm ngày 22 tháng 8 của cơ quan nói trên được tờ Người Lao Động thuật lại cho thấy, “hàm lượng các kim loại nặng như: thủy ngân, crôm, asen, chì, sắt trong các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép.

Nhưng xét nghiệm cũng phát hiện tồn dư cyanua trong 5 mẫu cá: cá đuối, ghẹ 3 mắt, cá nhồng, cá man và cá mỏ neo.

Cùng ngày 24 tháng 8, Cục An Toàn Thực Phẩm, Bộ Y Tế VNCS công bố, “từ đầu tháng đến ngày 19 tháng 8, trong 18 mẫu hải sản được lấy từ tỉnh miền Trung Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế được kiểm nghiệm, chỉ phát hiện một mẫu có lượng cadimi vượt ngưỡng.”

Cadimi là một kim loại thuộc dạng mềm có thể dẫn đến bệnh ung thư. Chúng tồn tại trong các quặng kẽm và được sử dụng phần lớn trong các loại pin, đồng thời được sử dụng trong các chất màu, lớp sơn phủ, các tấm mạ kim và làm chất ổn định cho plastic và một số ứng dụng khác. Tờ Người Lao Động viện dẫn ý kiến của chuyên gia hoá học nói, “Cyanua là một chất cực độc, có thể gây chết người chỉ với liều lượng thấp. Người ăn phải cá hay thực phẩm nhiễm độc cyanua có triệu chứng nóng lưỡi, họng, đau đầu, chóng mặt, kích thích, đau bụng, buồn nôn, thở nhanh, thậm chí hôn mê, ngừng thở, hạ huyết áp…”

Người ta biết phần lớn chất độc cyanua có trong nước đều xuất phát từ quá trình công nghiệp. Nguồn thải chính của cyanua vào trong nước là nguồn thải từ quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hóa chất hữu cơ, những công việc liên quan sắt và thép.

Sau cùng, Đảng Nhà Nước CSVN mấy chục năm nay đã cấu kết với tài phiệt ngoại quốc biến VN thành chỗ xả nước thải độc hại, khí thải độc hại, hố chôn rác thải độc hại, và dân VN bị biến thành những người tiêu thụ đồ ăn thức uống độc hại của TC như thế. Thì người dân chỉ có cách đứng lên thà chết chống kẻ thù CS còn cứu được nước, được dân, còn hơn chết dần, chết mòn, chết ung thư gan ruột, phèo, phổi đau khổ, tốn kém, khổ vợ con quá nhiều. CSVN có khoảng vài triệu Đảng viên. Dân VN có trên 90 triệu, chỉ cần 20% dân chúng VN đứng lên đánh đuổi CSVN, thì CSVN sẽ chạy qua TC trốn thôi./
.(Vi Anh)

https://ngoclinhvugia.wordpress.com/2016/09/07/dan-viet-bi-dau-doc-nang-vi-anh-viet-bao/

https://vietbao.com/p123a257410/dan-viet-bi-dau-doc-nang

Thủ tướng Phúc ‘dọn bãi chiến trường’ của ông Nguyễn Tấn Dũng?

?Thủ tướng Phúc ‘dọn bãi chiến trường’ của ông Nguyễn Tấn Dũng

26.07.2016

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức sau khi được Quốc hội bỏ phiếu tán thành, Hà Nội, 26/7/2016.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức sau khi được Quốc hội bỏ phiếu tán thành, Hà Nội, 26/7/2016.
Ông Nguyễn Xuân Phúc hôm 26/7 tuyên bố “không để tái diễn” vụ Formosa, trong khi có ý kiến nói ông đang phải “xử lý di sản” của người tiền nhiệm để lại.
Sau khi được Quốc hội khóa 14 tái bầu với đa số phiếu tán thành và chỉ có 4 người phản đối, ông Phúc đã lại tuyên thệ nhậm chức thêm một lần nữa, và có bài phát biểu, trong đó ông nói rằng Việt Nam “đang đứng trước nhiều vận hội phát triển, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức”.
Thủ tướng Phúc nói thêm rằng “để phát triển nhanh và bền vững, để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả đầu tư, phải đẩy mạnh cải cách thể chế, chấn hưng giáo dục và khoa học công nghệ, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển, quyết không vì phát triển mà hủy hoại môi trường”.
Ông nói tiếp:
“Sự kiện Formosa là bài học sâu sắc về chính sách tiếp nhận, và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. Chúng ta quyết không để tái diễn. Phải rà soát lại những dự án lớn, kiểm soát chặt chẽ các cam kết về môi trường, về chuyển giao công nghệ”.
Tuyên bố của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra gần một tháng sau khi Formosa “nhận trách nhiệm” và đồng ý đền bù vì gây ra thảm họa cá chết ở 4 tỉnh miền Trung.
Về phát biểu của ông Phúc, ông Nguyễn Đình Hà, một ứng viên quốc hội độc lập, nói với VOA Việt Ngữ:
“Tuyên bố của ông Phúc cũng đáng ghi nhận, nhưng mà người Việt Nam nghe những câu phát biểu, những câu khẩu hiệu hay lời hứa đã quá nhiều rồi, và bây giờ người ta muốn nhìn thấy những hành động thực tế. Ví dụ như là, những người gây ra vụ Formosa này phải bị xử lý về mặt pháp luật đối với những gì họ đã làm sai, trái pháp luật cũng như những sự tắc trắc, vô trách nhiệm của họ. Trong vụ việc này còn rất nhiều người liên đới nữa cần phải bị truy cứu trách nhiệm”.
Mấy ngày qua, báo chí Việt Nam đăng tải nhiều bài viết về việc ký cấp phép hoạt động 70 năm cho Formosa của ông Võ Kim Cự, cựu bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh.
Trả lời báo chí trong nước hôm 26/7, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cho rằng Ủy ban Kiểm tra Trung ương nên xem xét trách nhiệm của ông Cự trong các quyết định trước đây liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh.
Theo đánh giá của nhà hoạt động Nguyễn Đình Hà, đương kim thủ tướng Việt Nam đang phải “dọn bãi chiến trường” của người tiền nhiệm.
Đầu năm 2008, văn phòng của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được cho là đã “đồng ý về chủ trương và nguyên tắc” đối với dự án Formosa Hà Tĩnh.
Trang web của Văn phòng chính phủ Việt Nam hồi tháng Chín năm 2015 dẫn lời ông Dũng phát biểu tại lễ khánh thành một dự án của Formosa ở Hà Tĩnh rằng “Thành công của Tập đoàn Formosa không chỉ là thành công, là lợi ích của Formosa mà còn là thành công, là lợi ích của Hà Tĩnh và của Việt Nam”.
Ông Dũng, khi ấy, “cũng lưu ý Formosa cần hết sức quan tâm đến việc kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chất lượng; đảm bảo an toàn lao động; đảm bảo chấp hành tốt pháp luật của Việt Nam cũng như những cam kết khi đầu tư; thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường…”
VOA Việt ngữ không thể liên lạc được với ông Dũng cũng như Văn phòng chính phủ Việt Nam để phỏng vấn.
Về các vấn đề nên được đưa ra thảo luận tại Quốc hội Việt Nam, ông Hà nói tiếp:
“Quốc hội phải có những tuyên bố và những hành động, việc làm cụ thể trong các vấn đề quan trọng của đất nước như môi trường liên quan tới Formosa, liên quan tới tài nguyên rừng, các dự án công nghiệp đang gây bẩn cho đất nước. Tiếp đến nữa là các vấn đề liên quan tới biển Đông thì quốc hội cần phải tuyên bố, những cái phát ngôn cụ thể, rõ ràng, mạnh mẽ mà người dân từ trước tới nay vẫn đang kỳ vọng mà quốc hội chưa làm”.
Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhắc tới quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam còn kêu gọi các bên “tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, không làm phức tạp thêm tình hình”.

Thủ tướng Phúc ‘dọn bãi chiến trường’ của ông Nguyễn Tấn Dũng?

?Thủ tướng Phúc ‘dọn bãi chiến trường’ của ông Nguyễn Tấn Dũng

26.07.2016

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức sau khi được Quốc hội bỏ phiếu tán thành, Hà Nội, 26/7/2016.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức sau khi được Quốc hội bỏ phiếu tán thành, Hà Nội, 26/7/2016.
Ông Nguyễn Xuân Phúc hôm 26/7 tuyên bố “không để tái diễn” vụ Formosa, trong khi có ý kiến nói ông đang phải “xử lý di sản” của người tiền nhiệm để lại.
Sau khi được Quốc hội khóa 14 tái bầu với đa số phiếu tán thành và chỉ có 4 người phản đối, ông Phúc đã lại tuyên thệ nhậm chức thêm một lần nữa, và có bài phát biểu, trong đó ông nói rằng Việt Nam “đang đứng trước nhiều vận hội phát triển, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức”.
Thủ tướng Phúc nói thêm rằng “để phát triển nhanh và bền vững, để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả đầu tư, phải đẩy mạnh cải cách thể chế, chấn hưng giáo dục và khoa học công nghệ, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển, quyết không vì phát triển mà hủy hoại môi trường”.
Ông nói tiếp:
“Sự kiện Formosa là bài học sâu sắc về chính sách tiếp nhận, và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. Chúng ta quyết không để tái diễn. Phải rà soát lại những dự án lớn, kiểm soát chặt chẽ các cam kết về môi trường, về chuyển giao công nghệ”.
Tuyên bố của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra gần một tháng sau khi Formosa “nhận trách nhiệm” và đồng ý đền bù vì gây ra thảm họa cá chết ở 4 tỉnh miền Trung.
Về phát biểu của ông Phúc, ông Nguyễn Đình Hà, một ứng viên quốc hội độc lập, nói với VOA Việt Ngữ:
“Tuyên bố của ông Phúc cũng đáng ghi nhận, nhưng mà người Việt Nam nghe những câu phát biểu, những câu khẩu hiệu hay lời hứa đã quá nhiều rồi, và bây giờ người ta muốn nhìn thấy những hành động thực tế. Ví dụ như là, những người gây ra vụ Formosa này phải bị xử lý về mặt pháp luật đối với những gì họ đã làm sai, trái pháp luật cũng như những sự tắc trắc, vô trách nhiệm của họ. Trong vụ việc này còn rất nhiều người liên đới nữa cần phải bị truy cứu trách nhiệm”.
Mấy ngày qua, báo chí Việt Nam đăng tải nhiều bài viết về việc ký cấp phép hoạt động 70 năm cho Formosa của ông Võ Kim Cự, cựu bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh.
Trả lời báo chí trong nước hôm 26/7, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cho rằng Ủy ban Kiểm tra Trung ương nên xem xét trách nhiệm của ông Cự trong các quyết định trước đây liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh.
Theo đánh giá của nhà hoạt động Nguyễn Đình Hà, đương kim thủ tướng Việt Nam đang phải “dọn bãi chiến trường” của người tiền nhiệm.
Đầu năm 2008, văn phòng của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được cho là đã “đồng ý về chủ trương và nguyên tắc” đối với dự án Formosa Hà Tĩnh.
Trang web của Văn phòng chính phủ Việt Nam hồi tháng Chín năm 2015 dẫn lời ông Dũng phát biểu tại lễ khánh thành một dự án của Formosa ở Hà Tĩnh rằng “Thành công của Tập đoàn Formosa không chỉ là thành công, là lợi ích của Formosa mà còn là thành công, là lợi ích của Hà Tĩnh và của Việt Nam”.
Ông Dũng, khi ấy, “cũng lưu ý Formosa cần hết sức quan tâm đến việc kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chất lượng; đảm bảo an toàn lao động; đảm bảo chấp hành tốt pháp luật của Việt Nam cũng như những cam kết khi đầu tư; thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường…”
VOA Việt ngữ không thể liên lạc được với ông Dũng cũng như Văn phòng chính phủ Việt Nam để phỏng vấn.
Về các vấn đề nên được đưa ra thảo luận tại Quốc hội Việt Nam, ông Hà nói tiếp:
“Quốc hội phải có những tuyên bố và những hành động, việc làm cụ thể trong các vấn đề quan trọng của đất nước như môi trường liên quan tới Formosa, liên quan tới tài nguyên rừng, các dự án công nghiệp đang gây bẩn cho đất nước. Tiếp đến nữa là các vấn đề liên quan tới biển Đông thì quốc hội cần phải tuyên bố, những cái phát ngôn cụ thể, rõ ràng, mạnh mẽ mà người dân từ trước tới nay vẫn đang kỳ vọng mà quốc hội chưa làm”.
Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhắc tới quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam còn kêu gọi các bên “tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, không làm phức tạp thêm tình hình”.

Nguyễn Tiến Trung Để cứu Đảng Cộng sản


ĐỂ CỨU ĐẢNG CỘNG SẢN 

02.09.2016
Vụ án mạng ngày 18/8 giết chết ba quan chức cao cấp, trong đó có bí thư của tỉnh Yên Bái, đã gióng lên hồi chuông báo động đối với Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Theo tôi, đó là một trong những chỉ dấu quan trọng cho thấy sự tan rã sắp tới của ĐCSVN.
Sức mạnh để một đảng chuyên chính như đảng cộng sản có thể cai trị một quốc gia gần 100 triệu dân như Việt Nam chính là “tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ đảng viên” (Hồ Chí Minh). Thế nhưng, ý thức tổ chức kỷ luật đó đang phai nhạt nhanh chóng.
Trong vụ án mạng ở Yên Bái, dù hung thủ thực sự là ai thì nó cũng cho thấy các đảng viên cộng sản không tin vào kỷ luật đảng cũng như pháp luật có thể đem lại công bằng hoặc giải quyết bất đồng giữa họ. Cuối cùng thì bạo lực đã được dùng đến.
Mâu thuẫn nội bộ
Thế lực thù địch của đảng cộng sản không phải chỉ là nhân dân Việt Nam nữa, thể hiện qua việc nhà cầm quyền vẫn hạn chế các quyền công dân căn bản nhất, mà còn là chính các đồng chí của họ.
Lý do đầu tiên, nói theo kiểu dân dã là “ghế thì ít mà đít thì nhiều”, dẫn đến tranh chấp quyền lợi, chức tước giữa các phe phái.
Ngày 18/7, ông Lê Như Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa, trước việc có đến tám người phó, đã đề nghị tách tỉnh Thanh Hóa thành ba tỉnh mới đủ ghế cho các quan ngồi.
Lý do thứ hai, cấp dưới không còn phục tùng cấp trên như trước nữa. Thời bây giờ, hơn chức nhau không phải do có tài năng hay có nhiều đóng góp hơn mà phụ thuộc vào mức độ chịu chung chi, chịu chạy, hoặc do có quan hệ. Chẳng ai phục cấp trên của mình vì cấp trên chi nhiều tiền hơn để mua chức hoặc là con cháu của ai đó.
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, thậm chí đã đề nghị: “Cần luật hóa chạy chức chạy quyền”. Nghĩa là công khai bán đấu giá chức tước để còn… thu ngân sách.
Đại biểu Quốc hội Đặng Thuần Phong thì đã nói công khai nhiều lần về cơ chế bổ nhiệm cán bộ là “Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ”.
Ngày 8/3, Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công anTP.HCM, khi bị cấp trên truy vấn tại sao công an ít phát hiện án tham nhũng, đã không ngần ngại “bật” lại cấp trên bằng cách cho báo chí biết về Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị là công an không được phép trinh sát đảng viên, còn “bản kê khai tài sản mang tính hình thức”. Tướng Minh lúc đó có lẽ đã nhìn ra cấp trên của mình chỉ là một đám đạo đức giả.
Lý do thứ ba là lợi ích rất khác biệt giữa các ngành và các vị trí trong cùng một ngành. Một sỹ quan an ninh từng than thở với người thân của tôi, đại ý rằng ngành thuế, hải quan có nhiều cơ hội ăn hối lộ, làm giàu nhất, nhưng khi dân phẫn uất vùng lên thì ngành an ninh lại phải ra đàn áp và hứng chịu sự phẫn nộ của dân.
Cùng là sỹ quan quân đội, công an nhưng bộ phận đi làm kinh tế thì nhàn hơn, giàu hơn là bộ phận phải trực tiếp chiến đấu, xa vợ xa con. Đó là chưa kể đến ngành “quốc sách hàng đầu” là giáo dục thì lương giáo viên rất thấp, lại còn bị cấm cản dạy thêm, và cũng không được cấp đất cấp nhà như bên quân đội.
Từ ba lý do và vài ví dụ nêu trên, ta có thể thấy Tiến sỹ Nhị Lê, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, rất có lý khi nói “một số tổ chức đảng là tập hợp những củ khoai tây trong cái bao tải. Cắt cái dây một cái là nó bung ra mỗi củ khoai tây lăn một góc”.
Ông Nhị Lê cũng nhấn mạnh: “Lợi ích phường hội, bè cánh trong Đảng là những u bướu ác tính, hay nói cách khác, là những cục nghẽn mạch, nếu không kịp thời chữa trị thì Đảng sẽ bị đột quỵ”.
Ý thức chấp hành kỷ luật, tôn trọng nguyên tắc cấp trên – cấp dưới trong một tổ chức chính trị không còn thì chuyện tổ chức đó tan rã chỉ là vấn đề thời gian.
Mâu thuẫn với dân
Sự việc gây phẫn uất trong dân thì quá nhiều, không thể kể hết. Ngay cả đọc báo chí chính thống trong nước thì hầu như ngày nào cũng có tin tức tiêu cực để dân không còn tin vào năng lực của các lãnh đạo đảng cộng sản.
Thực phẩm bẩn tràn lan, sưu cao thuế nặng, nợ công ngập đầu, án oan sai, ô nhiễm môi trường, giáo dục bất cập, xây công trình ngàn tỉ lãng phí,…
Mới đây, sau cơn mưa ngày 19/8 tại Hà Nội và ngày 26/8 tại Sài Gòn, đường phố đã thành sông như lời một bài hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: “Phố bỗng là dòng sông uốn quanh”. Người dân thậm chí còn bắt được cá trên đường phố.
Địa điểm quan trọng chiến lược như sân bay Tân Sơn Nhất cũng bị ngập. Cầu Tân Kỳ Tân Quý ở quận Bình Tân cũng sập.
Hình ảnh cây cầu sập chỉ sau một trận mưa cũng là đại diện cho lòng tin của dân vào năng lực và sự liêm chính của các lãnh đạo đảng cộng sản.
Hiện tượng nhiều người sử dụng Facebook bày tỏ sự hả hê trước cái chết của ba quan chức ở Yên Bái cho thấy rõ tình thế nguy hiểm của các lãnh đạo đảng cộng sản khi chỗ dựa cầm quyền là lòng dân hết sức bấp bênh.
Con tàu đắm
Cũng trong ngày 26/8, một đảng viên cộng sản lão thành là ông Võ Văn Thôn, nguyên giám đốc sở tư pháp TPHCM, cựu tù Côn Đảo, đã thông báo từ bỏ đảng tịch. Lý do là chi bộ đảng của ông Thôn quyết định kỷ luật ông là vì ông “dám” ra ứng cử đại biểu quốc hội khi chưa được cấp ủy phân công hay đồng ý.
Tôi rất vui cho ông Thôn vì đó là một quyết định sáng suốt, không ai muốn ở lại trên một con tàu đang đắm vì con tàu đó dám húc vào khối đá ngầm gần 100 triệu dân Việt Nam.
Ngày 26-27/3/2015, gần chín mươi ngàn công nhân công ty PouYuen đình công đã buộc được các lãnh đạo đảng cộng sản ngồi xuống đàm phán và chấp nhận yêu sách của công nhân là sửa đổi lại điều 60 luật Bảo hiểm Xã hội.
Chắc chắn sẽ đến lúc gần 100 triệu dân Việt Nam làm được chuyện buộc các lãnh đạo cộng sản ngồi xuống và làm lại Hiến pháp mới thật sự chuẩn mực để bắt đầu nền dân chủ cộng hòa.
Do đó, các đảng viên cộng sản cũng như các lãnh đạo đảng nên suy ngẫm thấu đáo về tương lai của chính mình, của gia đình mình, của đảng mình, cũng như của đất nước.
Phương thuốc tránh đột quỵ
Chế độ dân chủ minh bạch, có kiểm soát và cân bằng quyền lực sẽ giúp loại trừ tham nhũng, lãng phí, thất thoát. Từ đó có thêm ngân sách cho các lực lượng vũ trang, tránh những tai nạn chết người như vụ rơi máy bay L-39 quá cũ kỹ ở Phú Yên ngày 26/8 vừa qua. Các sỹ quan quân đội, công an nên suy nghĩ về điều này.
Phương hương tốt đẹp nhất cho các lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay chính là ngồi xuống bắt tay nói chuyện với các lực lượng dân chủ thực sự ôn hòa, thiện chí, thực tâm muốn đoàn kết dân tộc để cùng nhau xây dựng lại đất nước trên nền tảng pháp luật chuẩn mực, chấm dứt vĩnh viễn sự thù địch trong lòng dân tộc.
Nền pháp luật chuẩn mực đó cũng chính là để bảo vệ tính mạng, tài sản hợp pháp của các đảng viên cộng sản, tránh đổ máu, trả thù hay nội chiến. Điều mà đại thể người dân Việt Nam đều mong muốn.