Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Tổng BT Trọng đã bị Trịnh Xuân Thanh biến thành trò cười thế nào?

Nhục nhã ề chề,  trong những cái nhìn và châm biếm của một số uỷ viên TW,  Nguyễn Phú Trọng không thể chịu đựng được, tự mình khai trừ kẻ coi thường mình ra khỏi đảng. Đây là điều hy hữu và lố bịch nhất trong lịch sử đảng CSVN. Khi một TBT bị đảng viên đích thân tố cáo không muốn ở trong đảng vì ông TBT.


Ngày 9 tháng 9 năm 2016 thông báo từ tỉnh Hậu Giang đưa ra như một tối hậu thư với Trịnh Xuân Thanh, phó chủ tịch tỉnh.

Báo Vietnamnet đưa tin.


Thông báo này nói đề nghị ông Trịnh Xuân Thanh đến cơ quan để giải quyết những việc có liên quan.

Điểm lại tất cả những bản tin, thông báo từ phía nhà nước CSVN, đến nay chưa có một văn bản nào đúng trình tự pháp luật để kết tội phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Nguyễn Xuân Thanh.

Chỉ duy nhất có những thông báo chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu đàn em của mình là Trần Quốc Vượng đi kiểm tra xử lý kỷ luật Trịnh Xuân Thanh về những thất thoát khi ông Thanh làm chủ tịch hội đồng quản trị công ty PCV.

 Thế nhưng ròng rã nhiều tháng trời, chất vất làm việc với Trịnh Xuân Thanh, đoàn uỷ ban kiểm tra trung ương không thu được kết quả nào trong vấn đề thu lỗ ở PVC thời Thanh làm quản lý.

Hẳn chúng ta nhiều lần từng nghe những thông báo từ miệng của những uỷ viên BCT cao cấp cộng sản VN khi tổng kết tình hình kinh tế trong nhiều năm qua, đoạn nhắc đến thua lỗ thường có câu.

- Nguyên nhân khách quan do tình hình biến động trên thế giới tác động...dẫn đến những thua lỗ không thể tránh khỏi.

 Một cách cũng y như những gì mà các lãnh đạo cao cấp đã nói, Trịnh Xuân Thanh trình ra những bằng chứng cho đoàn kiểm tra trung ương thấy. Mọi khoản lỗ đều do những nguyên nhân từ nơi khác đến , hoàn toàn không phải anh ta là người gây ra.

Đoàn kỷ luât trung ương chuyển ngaylập tức chuyển  sang làm việc về sai phạm của Trịnh Xuân Thanh đã dùng lái xe riêng, dùng công quỹ trả lương cho người này 3,5 triệu một tháng. Trịnh Xuân Thanh trả lời rằng các đồng chí hãy xem cả đất nước này, có phó chủ tịch tỉnh nào mà tự lái xe đi làm không. Đoàn kỷ luật trung ương đã nói với Thanh rằng họ đã từ trung ương vào đây , thì cũng phải có gì nhè nhẹ để họ có chút báo cáo.

 Thoả thuận này đã được hai bên đồng ý và đoàn kiểm tra trung ương mỗi người nhận một chai rượu ngoại trị gía gấp  mỗi chai 5 lần tháng lương của người lái xe, tức khoảng hơn 15 triệu một chai.

 Không đủ cơ sở để ép buộc tỉnh Hậu Giang kỷ luật Trịnh Xuân Thanh, đoàn kiểm tra trung ương điện đàm về với Nguyễn Phú Trọng xin chỉ đạo, được lệnh của Trọng họ chuyển sang khiển trách đòi kỷ luật các lãnh đạo tỉnh Hậu Giang về việc tiếp nhận Thanh về đây mà không tìm hiểu sai phạm của Thanh.

 Các cán bộ Hậu Giang giải thích hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh trước khi về Hậu Giang hoàn toàn không có hình thức kỷ luật nào, trái lại còn được phong là anh hùng lao động thời kỷ đổi mới. Việc tiếp nhận đúng theo chủ trương của Ban Bí Thư, Bộ Chính Trị , Chính Phủ.

Đoàn kiểm tra trung ương nói rằng đây là chỉ đạo của anh Trọng, đoàn đã vào đến đây thì tỉnh nên có những nhượng bộ nhận khuyết điểm nào đó để gọi là có làm việc. Các cán bộ Hâụ Giang không muốn làm căng đã nhận vài lỗi nhỏ cho xong chuyện.

 Đoàn kiểm tra trung ương về báo cáo kết quả kỷ luật với Nguyễn Phú Trọng. Sau khi xem kết quả chỉ thấy những lỗi trời ơi đến mức nhắc nhở là cùng. Nguyễn Phú Trọng tức giận đã chỉ đạo trực tiếp Bộ Công An vào cuộc điều tra và phong toả Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên cả Bộ Công An vào cuộc cũng chưa tìm được chứng cứ để bắt Trịnh Xuân Thanh, vì hồ sơ nhiều và thời gian gấp, trong khi những chứng cứ ban đầu không có, phải nghiên cứu cùng các chuyên gia kinh tế rất mất thời gian

Thấy tình hình vậy, Trọng chỉ đạo Đinh Thế Huynh, Võ Văn Thưởng phải thúc dư luân viên và báo chí tô vẽ Trịnh Xuân Thanh như kẻ đã đầy đủ chứng cứ phạm tội.  Hòng tạo dư luận để khẳng định việc chỉ đạo của mình xử lý Trịnh Xuân Thanh là đúng, tiến tới chỉ đạo công an bắt Trịnh Xuân Thanh theo kiểu cứ bắt về giam rồi khai thác đến khi nào ra bằng chứng hoặc nhận tội.

 Trịnh Xuân Thanh đã gặp đệ tử thân tín của Nguyễn Phú Trọng  xin chuyển lời gặp TBT Nguyễn Phú Trọng để giải trình. Nhưng vì lỡ lời Thanh nói.

- Việc kinh tế này, thủ trưởng không hiểu được đâu ( tức Trọng ) anh phải cho em giải thích thủ trưởng mới hiểu.

 Đang tức tối vì phái nhiều toán đi tìm chứng cứ kết tội Thanh không được, uy tín của Trọng thành trò cười trong mắt các uỷ viên BCT và trung ương. Nguyễn Phú Trọng trót hùng hổ tuyên bố chỉ đạo làm rõ này nọ, kết quả không đến đâu. Như hiệp sĩ Đông Ki Sốt đấu với cối xay gió vô hình. Nghe thêm câu nói của Thanh. Trọng không gặp và chỉ đạo ngày hôm sau sẽ bắt Trịnh Xuân Thanh.

 18 phóng viên báo chí, hay khoảng đó đã được thông báo ngày giờ công an đến khám xét và bắt giữ Trịnh Xuân Thanh. Nếu như Trịnh Xuân Thanh có nhà, cuộc khám xét bắt giữ sẽ có tiếng vang thành công. Nhiều nhà báo trong đêm đã tức tốc di chuyển về Ciputa, có cả những phóng viên ở xa bằng mọt phương tiện đến rình để đưa tin nóng.

 Nhưng Trịnh Xuân Thanh không có ở nhà, trên đường đi từ nhà Nguyễn Phú Trọng ra anh ta đã đi nhờ trên một chiếc xe của quan chức khác cũng đến gặp Trọng. Đó là lý do vì sao mà những người an ninh theo dõi Thanh không biết được. Bởi khi đến khu vực nhà tổng bí thư ở số 9 Thuyền Quang, những người an ninh không dám tiếp cận gần nên đã không quan sát được.

Cuộc vây bắt không thành, đươc biến báo thành cuộc thăm hỏi gia đình. Một cuộc thăm hỏi có một không hai trong lịch sử,  với hàng trăm người cả công an lẫn báo chí và truyền hình kéo đến nhà gia chủ. Cả đám hỏi han vài câu rồi lục tục xe cộ, máy móc lỉnh kỉnh kéo về trong sự tẽn tò. Đây là quả hố nặng nhất của nhiều nhà báo đã trót đưa tin đầy hưng phấn trên Facebook của mình để câu khách là săp có tin động trời. Cay cú vì xổng mất cơ hội đưa tin nóng lấy điểm trong mắt dư luận. Nhiều nhà báo hậm hực, như nhà báo Việt Thắng của báo Nghệ An nguyền rủa sau đó trên Facebook mình nói Trịnh Xuân Thanh là thằng hèn không dám ra. Không dám ra ở đây là ra cho công an bắt có thành tích, cho báo chí có tin nóng để đưa, cho các nhà báo như Việt Thắng tự hào mình là trong những người dược Tổng Bí Thư tin cậy đã thông báo trước để đi lấy tin.!!!

 Trịnh Xuân Thanh trở vào thành phố HCM, soạn gửi đến Uỷ Ban Kiểm Tra Trung Ương đảng một bản báo cáo, phản dối việc trù dập của Nguyễn Phú Trọng, chỉ đạo điều tra vi phạm nguyên tắc cơ sở đảng , lạm  quyền và cuối cùng anh ta tuyên bố ra khỏi đảng vì không tin gì Nguyễn Phú Trọng. Từ đó chỉ có một số ít người biết anh ta đang ở đâu. Cuộc gọi điện cuối cùng anh ta đến tờ báo Thanh Niên và đọc nguyên văn lá đơn báo cáo của mình và đề nghị báo này đăng tải, nhưng toà soạn đã ỉm tin này đi. Mãi đến khi lá đơn được công bố trên mạng, tờ báo mới nhắc đến chuyện Trịnh Xuân Thanh đã gọi thông báo nội dung lá đơn.

 Sau khi lá đơn từ đảng của Trịnh Xuân Thanh được xác nhận, tỉnh uỷ Hậu Giang ngày 9 tháng 9 năm 2016 đã gửi giấy gọi Trịnh Xuân Thanh trong vòng 4 ngày phải có mặt ở tỉnh uỷ.

  Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng biết tin Hậu Giang ra văn bản hẹn Trịnh Xuân Thanh đến 4 ngày nữa mới làm việc khai trừ. Tức tối và điên cuồng khi tin tức về Trịnh Xuân Thanh xuất hiện nhởn nhơ trên mang. Trịnh Xuân Thanh đang bảnh bao rong chơi trên một chiếc xe hơi sang mà theo những gì thể hiện trên bức ảnh cho thấy Trịnh Xuân Thanh ngồi trên xe ở vị trí bảo vệ mà những nhân vật trọng yếu hay ngồi.

 Nguyễn Phú Trọng đã dùng quyền TBT cưỡng ép Ban Bí Thư phải họp khẩn cấp để khai trừ Trịnh Xuân Thanh ra khỏi đảng mà không cần Hậu Giang làm đúng trình tự.

 Việc khai trừ đảng Trịnh Xuân Thanh của Nguyễn Phú Trọng biến thành trò cười của bàn dân thiên hạ. Khi trước đó bao ngày, Trịnh Xuân Thanh đã nói rõ trong đơn vì coi thường tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nên anh ta ra khỏi đảng.

 Toàn bộ cấp dưới của Trọng đã không ai đứng ra khai trừ Thanh để cứu vãn danh dự cho Nguyễn Phú Trọng. Nhục nhã ề chề,  trong những cái nhìn và châm biếm của một số uỷ viên TW,  Nguyễn Phú Trọng không thể chịu đựng được, tự mình khai trừ kẻ coi thường mình ra khỏi đảng. Đây là điều hy hữu và lố bịch nhất trong lịch sử đảng CSVN. Khi một TBT bị đảng viên đích thân tố cáo không muốn ở trong đảng vì ông TBT.

 Uy tín Nguyễn Phú Trọng biến thành trò cười trong dư luận, người ta gọi việc khai trừ này là một cú vuốt đuôi ngựa của TBT Nguyễn Phú Trọng. Đường đường kêu chỉ đạo sát sao, chặt chẽ, quyết tâm cả hàng tháng trời, kiểm tra lên kiểm tra xuống...cuối cùng là xử lý cái áo và mũ quan mà Trịnh Xuân Thanh đã vất bỏ lại giữa triều đình.

Người Buôn Gió

(Blog Người Buôn Gió)

[Video] Vụ Trịnh Xuân Thanh:Dùng dao mổ trâu cũng không giết được gà, Nguyễn Phú Trọng hoảng loạn

Đăng bởi Hoài An on Thứ Bảy, ngày 10 tháng 9 năm 2016 | 10.9.16


Người ta thường dùng câu “giết gà không cần đến dao mổ trâu” để dằn mặt một ai đó không cùng đẳng cấp với mình…

Trong khi Trịnh Xuân Thanh chỉ là một “quân tốt” trên bàn cờ chính trị Nhưng đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng vẫn đích thân trực tiếp chỉ đạo xử lí để rồi ôm quả đắng khiến ông phải lúng túng không biết phải giải thích với nhân dân thế nào?

Người ta không cần dùng đến dao mổ trâu để giết gà, còn TBT Nguyễn Phú Trọng thì lại muốn khác thiên hạ, thể hiện bản lĩnh “anh hùng” dùng đao to búa lớn để trảm Trịnh Xuân Thanh. Không ngờ rằng Trịnh Xuân Thanh đã được bảo kê bởi một thế lực ngầm nào đó trong bộ chính trị báo trước án tử và mở con đường sống cho Thanh.

Có lẽ chiến lược của đảng trưởng Nguyễn Phú trọng là diệt ruồi để làm bàn đạp sắp tới đả hổ nhằm loại bỏ hoàn toàn thế lực đang đối đầu và cản trở quan lộ của phe nhóm thân Tàu. Nhưng thế sự xoay vần, đến nay thì mỗi con ruồi nhỏ cũng không thể diệt được, khiến cả ông và BCT hoàn toàn rơi vào tình thế lúng túng.

Trước sự kiện khiến dư luận đổ xô vào theo dõi sát sao này, các nhà hoạt động và các tri thức nhìn nhận vấn đề như thế nào. Xin kính mời quý vị cùng theo dõi bài phân tích của phóng viên Nam Nguyên RFA cùng các ý kiến khác trong video dưới đây.

 
TTHN Online

Trận chiến đối đầu giữa Trịnh Xuân Thanh và Nguyễn Phú Trọng lan rộng

Trận chiến đối đầu giữa Trịnh Xuân Thanh và Nguyễn Phú Trọng lan rộng




HẬU GIANG (CTM Media) – Sau khi Trịnh Xuân Thanh gián tiếp nhận tiếp tục đứng ra đối đầu với Nguyễn Phú Trọng bằng những hình ảnh xác minh gửi cho Người Buôn Gió  hôm qua, trận chiến hai bên đang có chiều hướng lan rộng. Ngay trong cùng ngày, ông Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì ngay cuộc họp Ban Bí thư, không cần thông qua BCT, đích thân đứng ra khai trừ ông Trịnh Xuân Thanh ra khỏi đảng dù rằng ông Thanh đã gửi đơn xin ra đảng trước đây nhiều ngày.






Trong khi đó tỉnh uỷ Hậu Giang nơi duy nhất có quyền khai trừ Trịnh Xuân Thanh, mới cách đây vài ngày còn nhắc nhở ông Thanh trở về nhiệm sở làm việc vì đã hết hạn nghỉ phép, nhưng trước quyết định áp lực khai trừ của Ban Bí thư ông Trọng, ngày hôm nay đã đổi giọng qua thư triệu tập, ra hạn trình diện trong vòng 4 ngày “phải có mặt tại Hậu Giang để giải quyết những việc có liên quan.”
Trong khi đó trên báo chí nhà nước đã gia tăng cường độ kết án ông Trịnh Xuân Thanh, từ tội tham nhũng đến nhiều tội gán ép khác, chuyển sang tội phạm chính trị vì cho rằng “Trịnh Xuân Thanh đang câu kết với kẻ chống phá cực đoan Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió”.
Luận điệu phía ông TBT Nguyễn Phú Trọng bộc lộ sự bực tức trước việc mà họ gọi là“động thái rất quỷ quyệt của Trịnh Xuân Thanh muốn làm mất mặt hệ thống chính trị của Việt Nam”  qua việc móc nối với Người Buôn Gió phổ biến đơn xin ra khỏi đảng trên blog. Từ đó họ đặt ra câu hỏi có tính dọa dẫm rằng “Ai đã chống lưng cho Trịnh Xuân Thanh ngông nghênh thách thức cả hệ thống chính trị, hệ thống pháp luật? Việc này cần sớm làm rõ. Ai đã cung cấp tiền cho tên tội phạm hình sự Bùi Thanh Hiếu chia rẽ nội bộ, bôi xấu chế độ? Ai đã đã cung cấp tài mật cho Bùi Thanh Hiếu đưa lên mạng xã hội?”. Ngoài ra còn “đề nghị truy tố, và yêu cầu đòi dẫn độ Bùi Thanh Hiếu về Việt Nam xét xử”.
Qua việc ông Trọng khai trừ ông Thanh, báo chi cũng mượn dẫn lời các cán bộ, đã về hưu, ở địa phương lên tiềng răn đe rằng “việc xử Thanh phải xử lý từ gốc, vì sai từ Trung ương đến Hậu Giang, không thể đơn giản chỉ 1 mình ông Thanh. Một mình ông Thanh không thể làm được.”
Những lời lẽ luận điệu cho rằng “không chỉ một mình Trịnh Xuân Thanh làm được việc tày trời!” này người ta cũng thấy xuất hiện bên lề hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng nay, 9/9, qua trả lời báo chí của Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật QH.
Đây là những chỉ dấu khiến người ta dự đoán trận đối đầu này có cơ lan rộng trong những ngày tới.
Được biết sau khi nhận được hình xác tín của ông Trịnh Xuân Thanh, blogger Người Buôn Gió đã giữ lời hứa, cho tiếp tục loạt bài “Trịnh Xuân Thanh dê tế thần”, Phần 7, ngày hôm nay với những phân tích nội dung diễn tiến mới quanh trận chiến đối đầu này giữa Trịnh Xuân Thanh và Nguyễn Phú Trọng.
Ngoài ra, theo tin ghi nhận được hôm nay, Hậu Giang đã cho “thay đổi quy hoạch vì liên quan đến em ông Trịnh Xuân Thanh”. Nguồn tin từ UBND tỉnh Hậu Giang cho báo chí biết, dự án nhà máy quang điện của Công ty Đầu tư và Thương mại dầu khí Sông Hồng (PVSH) tại huyện Phụng Hiệp đã bị tạm hoãn khởi công. Dự án này có vốn đầu tư hơn 1.100 tỷ, diện tích 40 ha, và chưa có lịch khởi công mới. Giám đốc công ty PVSH này là ông Trịnh Xuân Tuấn, sinh năm 1970, là em ruột ông Trịnh Xuân Thanh.

https://chantroimoimedia.com/2016/09/10/tran-chien-doi-dau-giua-trinh-xuan-thanh-va-nguyen-phu-trong-lan-rong/

Trịnh Xuân Thanh sẽ trở thành ‘nhà dân chủ’?

Trịnh Xuân Thanh sẽ trở thành ‘nhà dân chủ’?

Thông qua kinh nghiệm đại hội 12, những người như Trịnh Xuân Thanh đã nhận ra tác động ghê gớm của mạng xã hội mà cả hai phe Nguyễn Tấn Dũng lẫn Trương Tấn Sang đều phải dựa vào. Cũng có thể vì thế mà Trịnh Xuân Thanh đã quyết định “trở cờ” để nhảy sang “phe dân chủ”.


Vụ Trịnh Xuân Thanh tiếp tục biến diễn thành một biến cố lớn đối với đảng CSVN về thảm họa rỗng mục ý thức hệ. Việc ông Thanh tuyên bố tự nguyện ra đảng trong thời gian bị điều tra về gây lỗ hơn 3,200 tỷ đồng tại PVC chỉ là “chuyện nhỏ”. Nhưng chuyện lớn hơn nhiều là bản báo cáo kiêm lá đơn ra đảng của ông Thanh “không còn tin tưởng vào đồng chí tổng bí thư” và đã trở thành tiền lệ đầu tiên về một cán bộ bị điều tra sai phạm và tham nhũng đã phản kích lại chính chủ của mình.

Việt Nam lại tiềm ẩn vô số cán bộ đảng viên sai phạm kinh tế. Hẳn tiền lệ của Trịnh Xuân Thanh sẽ trở thành một bài học đáng tham khảo cho nhiều cán bộ đã về hưu hoặc còn đương chức, nhất là về kinh nghiệm đào tẩu thành công của ông Thanh.

Nếu vào thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, xác suất cán bộ sai phạm kinh tế bị bắt giam và đưa ra tòa vẫn còn thấp, thì thời nay lại đang rơi vào tham vọng “chống tham nhũng” và nêu bật hình ảnh cùng điều được gọi là “uy tín chính trị” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Với chủ trương “việc cần làm ngay” mới lộ diện từ tháng 6/2016, có thể hình dung tâm thế của ông Trọng đang muốn trở thành “Nguyễn Văn Linh thứ hai”, được nhân dân ghi dấu và lịch sử mãi mãi không quên. Chính vì thế và nói như ông Trọng, trường hợp Trịnh Xuân Thanh mới chỉ là “một ví dụ”, và sẽ còn nhiều “ví dụ” khác.

Những quan chức tham nhũng đang ngày càng cuống cuồng lo sợ về tương lai phải hầu tòa và lãnh án chung thân, tử hình. Nếu vào năm 2015 tổng bí thư Trọng đã cất công sang tận Bắc Kinh để học tập kinh nghiệm chống tham nhũng của Tập Cận Bình và Ủy ban Kỷ luật trung ương Trung cộng, thì hãy coi chừng ông Trọng đang rập khuôn bài bản của Bắc Kinh vào cuộc chiến “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam.

Chính vì thế mới sinh ra những trường hợp có quốc tịch Malta như nữ đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường.

Nhưng Trịnh Xuân Thanh còn cao tay ấn hơn. Nhân vật này có lẽ đã tiên liệu được số phận đau đớn của mình từ trước tháng 6/2016 là thời điểm Tổng bí thư Trọng bắt đầu chỉ đạo điều tra vụ xe Lexus ở Hậu Giang, và đã tính đến một đường thoát.

Nếu tin tức mà blogger Người Buôn Gió úp mở tung ra là đúng, ông Trịnh Xuân Thanh có một khả năng đã “tị nạn chính trị’ ở nước ngoài và nhân tiện móc nối liên lạc luôn với “phe địch” là ông Bùi Thanh Hiếu để “chống phá nhà nước”. Vụ việc này hiện thời đang bán tín bán nghi và khiến giới dư luận viên lẫn công an Việt Nam nhảy dựng. Những lời chửi bới, thóa mạ và lên án ông Trịnh Xuân Thanh đang ngày càng đầy lên.

Trịnh Xuân Thanh sẽ trở thành một “nhà dân chủ” chăng?

Đó là một giả thiết mà trước đây rất khó tưởng tượng ra đối với những người một lòng theo đảng và “còn đảng còn tiền”. Nhưng không loại trừ việc thông qua kinh nghiệm đại hội 12, những người như Trịnh Xuân Thanh đã nhận ra tác động ghê gớm của mạng xã hội mà cả hai phe Nguyễn Tấn Dũng lẫn Trương Tấn Sang đều phải dựa vào. Cũng có thể vì thế mà Trịnh Xuân Thanh đã quyết định “trở cờ” để nhảy sang “phe dân chủ”.

Nếu trở thành một “nhà dân chủ”, Trịnh Xuân Thanh sẽ có vài cái lợi: được mạng xã hội công khai thông tin về mình và do đó đảng sẽ không thể ém nhẹm, tạo ra một sức ép dư luận trong và ngoài nước mà khiến những đòn bắt kín của đảng có thể bị suy giảm nặng về tính hiệu quả. Thậm chí có thể trong suy tính của mình, ông Thanh còn hy vọng ông sẽ trở thành một trường hợp “nhân quyền trong đảng” để được cộng đồng quốc tế và các chính phủ tiến bộ trên thế giới quan tâm, do đó đến một lúc nào đó sẽ được nhận quy chế tị nạn chính trị, bất chấp sự lồng lộn của đảng cũ của ông.
Lê Dung
(SBTN) http://www.sbtn.tv/vi/tin-viet-nam/trinh-xuan-thanh-se-tro-thanh-nha-dan-chu.html

Tổng BT Nguyễn Phú Trọng chưa đập chuột đã bể bình

Tổng BT Nguyễn Phú Trọng chưa đập chuột đã bể bình

10 tháng 9 năm 2016

Một trong những con chuột to nhất, chắn ngang họng Nguyễn Phú Trọng là Đinh La Thăng. Việc Trịnh Xuân Thanh cất cánh bay xa từ vòng bủa vây của quân Trọng cũng cho thấy quân “địch” vẫn còn nhiều thế lực và khả năng đối đầu.
TX%2BThanh4.jpg
Cái bình đầy chuột của Nguyễn Phú Trọng vừa bị 8 viên K59 bắn thủng từ Yên Bái. Thủ phạm bấm cò vẫn còn là nghi vấn, vụ án sẽ chìm xuồng theo cái xác của Đỗ Cường Minh tự sát từ sau gáy sau đó được đảng cho đổi chiều đạn bay (1). Từ sự việc náo loạn quân khu II (2) – khởi đi với cái chết mờ ám của tướng Lê Xuân Duy sang đến Bí thư tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường – và cú hồi mã thương bỏ đảng của phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh (3) đã làm cho Nguyễn Phú Trọng đối diện với nguy cơ chuột chưa chết “đủ” mà bình muốn… “tan xác”.
Thử lược qua tiến trình đánh chuột vỡ bình của Nguyễn Phú Trọng…
Từng bước từng bước thầm khởi đi từ quân… nguyên: Con chuột đầu tiên được đưa lên bàn mổ là Trịnh Xuân Thanh vào cuối tháng 5, đầu tháng 8. Nguyễn Phú Trọng bắt đầu bằng một chuyện nhỏ như ruồi nhưng biết rằng sẽ tạo được cảm giác thích sa-vào-đậu: tấm biển xanh trên xe Lexus của quan chức đảng. Tên “nguyên” đầu tiên vào cuộc là một “nguyên” đại tá phó trưởng phòng cắc ké Trần Sơn, lên tiếng về hành vi phạm luật của Trịnh Xuân Thanh (4). Sau đó là một loạt quân “nguyên” khác: Trần Lưu Hải, Tạ Xuân Đại, Nguyễn Anh Liên, Nguyễn Đình Hương, Lê Văn Cuông, Nguyễn Quốc Thước, Lê Hoa, Vũ Mão… trong đó đa phần thuộc tiểu đội Tổ chức Trung ương.
Rón rén tiếp theo bởi quân… ta đang ấm ghế nhờ ơn của Nguyễn Phú Trọng: Nguyễn Hạnh Phúc, Mai Tiến Dũng, Trương Hòa Bình, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân… Những tên lính mới này của Trọng thái thú phải rụt rè chờ quân nguyên dọn đường dư luận trước mới dám cầm cờ chạy theo.
Tuy nhiên, từng bước từng bước thầm cho đến rón rén nhập cuộc kéo dài thì cũng không giải quyết rốt ráo con chuột mang biển số xanh. Thứ trưởng Bộ Nội vụ – Trần Anh Tuấn thì tuyên bố vụ việc phức tạp, nhiều vấn đề, không thể giải quyết ngay (5).
Tại sao?
Có 3 lý do tổng thể:
1. Trong guồng máy đảng hiện nay, quân “tử tế” của Nguyễn Tấn Dũng cũng còn đông không kém gì quân “nguyên” và quân “thái thú” – đứng đầu là tưởng thú – của Trọng. Nguyễn Tấn Dũng thua cuộc nhưng với 38/65 đoàn tại đại hội đã đề cử Dũng là ứng viên trong BCHTW khóa 12 và 41% tổng số phiếu ủng hộ cho việc Dũng ở lại – là con số không nhỏ.
2. Trong số phải ngả về phía Trọng trong đại hội 12 là vì “cuốn theo chiều gió”, hoặc bị áp lực lẫn chiêu dụ nhất thời sau chuyến đi của Dương Khiết Trì trước những ngày bỏ phiếu, không nhất thiết trung thành tuyệt đối với Trọng.
3. Chính câu nói của Nguyễn Phú Trọng – “đánh chuột nhưng đừng làm vỡ bình”. Kẹt cho Trọng là trong cái bình có nhãn hiệu ma dzê in Ba Đình này, chuột phe “địch” cũng nhiều mà chuột phe “ta” cũng không ít. Cả 2 loại chuột lổm ngổm này nhìn vào những cáo trạng dành cho chuột Trịnh Xuân Thanh đều thấy có phảng phất bóng dáng và “thành tích quá khứ lẫn hiện tại và cả tương lai” của mình trong đó.
Một trong những con chuột to nhất, chắn ngang họng Nguyễn Phú Trọng trong bữa tiệc xơi tái ruồi muỗi là Đinh La Thăng. Đệ tử ruột trong nhóm thân tín hàng đầu của Thăng không ai khác hơn là Vũ Đức Thuận và Trịnh Xuân Thanh. Cả Thanh lẫn Thuận đều có trách nhiệm trong vụ gây thua lỗ hơn 3 nghìn tỷ đồng tại Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Nhưng Nguyễn Phú Trọng đem Thanh lên bàn mổ mà không hoặc chưa dám lôi đầu Vũ Đức Thuận – nguyên Chánh Văn phòng Bộ GTVT được bộ trưởng Đinh La Thăng lúc ấy kéo về sát nách. Lôi Thuận ra thì Thăng sẽ chết chùm.
Chính vì vậy là Nguyễn Phú Trọng phải tổ chức những buổi tiếp xúc với một thành phần quân nguyên khác – mang nhãn hiệu cử tri để tuyên bố: “Vụ việc được quan tâm, hoan nghênh như vụ Trịnh Xuân Thanh cũng đủ thấy sự phức tạp lắm rồi. Chúng ta phải có bước đi vững chắc, thận trọng, làm sao để giữ được ổn định, để phát triển kinh tế, vì vụ việc này còn mở ra nhiều “ông”, nhiều đầu mối khác” (6)
Chưa mở ra thêm được ông nào ngoài “ông” Trịnh Xuân Thanh, “ông” Vũ Huy Hoàng, Tổng bí thư đang bí lối trong “những bước đi vững chắc, thận trọng” thì đùng một cái “ông” ruồi Trịnh Xuân Thanh cất cánh bay mất và gửi tặng Nguyễn Phú Trọng một câu độc hơn chất thải Formosa: “Tôi xin ra khỏi đảng vì không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí tổng bí thư”. (3)
Việc Trịnh Xuân Thanh cất cánh bay xa từ vòng bủa vây của quân Trọng cũng cho thấy quân “địch” vẫn còn nhiều thế lực và khả năng đối đầu. Việc ra khỏi đảng cũng tạo tiền lệ – triệt tiêu con đường dùng luật đảng cũng như cánh tay đắc lực của Trọng là Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng để thanh trừng nhau – ngoài trừ vớt vát thể diện là “khuyến nghị khai trừ ra khỏi đảng” và sau đó hè nhau quyết định khai trừ đối với một kẻ đã chính thức vứt thẻ đảng. (7)
Băn khoăn của Nguyễn Phú Trọng trong buổi gặp mặt với các cử tri họ “nguyên” tại quận Hoàn Kiếm hôm ngày 6/8/2016 đến nay lại càng thêm băn khoăn. “Đánh trống liên hồi chứ không phải làm nhát một, phải làm đến cùng” nhưng… “làm thế nào là đến cùng?” (6)
Đánh liên hồi nhưng ruồi địch có chịu đậu một chỗ đâu để mà đánh. Làm một nhát còn chưa được thì cách gì làm nhiều nhát. Và “làm sao đến cùng” thì cũng theo bài bản “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”! (8) Chỉ biết một điều là nếu “làm đến cùng” thì cả đảng còn ai là người “tử tế” để “phục vụ” nhân dân?
Ôi! cái bình với những con chuột và đảng trưởng của tập đoàn chuột. Bó tay!
Vũ Đông Hà

Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần - phần 9


Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần - phần 9


Chiều nay tôi nhận lại chứng minh thư và bằng lái xe kèm theo thẻ đảng của Trịnh Xuân Thanh.

Lần này người liên lạc là một ngừoi đàn ông lạ, anh ta nói hai người kia có việc gấp đã đi xa trong sáng nay, họ nhắn lại Thanh nhờ tôi đưa lá đơn mà họ dã gửi File ảnh qua Email.

Tôi nhận trước phong bì không đóng nắp, rõ là những giấy tờ bên trong mới được bỏ vào cái phong bì này. Nó chẳng có dấu bưu điện, hay dấu tích của từ nơi xa nào gửi đến. Có thể người ta đã thay cái phong bì gửi đi bằng một phong bì khác khi đưa nó đến tay tôi.

 Anh ta nói anh ở tận Frankfurt, anh phải đi tàu từ sáng đến đây.

Frankfurt cách Berlin khoảng 6 tiếng đi xe và tầm 5 tiếng đi tàu. Như thế có lẽ giờ tôi sẽ ít gặp những người của Thanh hơn trước.

Người đàn ông khi vào quán cà phê, anh ta chọn chỗ ngồi một cách tuỳ tiện, ngay ngoài trời bên sát hàng rào. Ở Đức có những tiệm ăn quán cà phê lấn ra cả vỉa hè, có quán người ta quây hàng rào gang vai khi khách ngồi, tạo cảnh đẹp là chính.

 Chỗ ngồi rất lộ liễu, tôi nghĩ anh ta chỉ là một người dân xuất khẩu lao đông, hay đi học ở  lại.

Tôi hỏi anh có ngại khi làm việc này không, anh bảo.

- Tôi ngại chó gì, Hiếu cứ vô tư đi, chả có quái gì mà phải ngại đâu.

Anh ta gọi bia, còn tôi gọi cà phê. Tôi hỏi có gặp được hai người kia không, anh ta bảo họ di Mỹ rồi.

Người đàn ông nhấp cốc bia, nói theo kiểu tự nhiên như đang bình luận về bóng đá hay sự kiện nào đó.

- Tối qua  cưới con Tô Lâm, tướng tá công an, quân đội đấy đó. Có nghe nói là anh Thao phụ trách an ninh bên này báo về. Thao nó bảo hình như nghe tin Thanh ngồi với một luật sư.

- Thế sao .?

Tôi giật mình, nguyên nhân tôi giật mình là sáng nay tôi thấy Facebooke Nguyễn Thuỳ Trang đưa tin là Thanh đang ở Đức và nhờ luật sư xin tị nạn. Tôi thấy Thuỳ Trang đưa cái ảnh Thanh chụp cầm giấy tờ của tôi và một cái ảnh phố nào đó ban ngày. Rồi Thuỳ Trang nói là do phân tích bóng đêm, ra cái ảnh phố này là ở Đức. Nhiều người đồng tình và chia sẻ, nhưng có một người biết cái phố ấy, họ nói đó là phố đi bộ, chả xe nào vào được. Nên tôi cũng thôi không chú ý.

 Giờ người đàn ông này lại nói thêm chi tiết ông Thao phụ trách an ninh Đức báo về trong tiệc cưới tối qua với mấy ông tướng an ninh, rằng dường như thấy Thanh ngồi với một luật sư.

Ô lạ kỳ, tôi lạnh người. Thế thì Thuỳ Trang là ai, người của ai. Làm sao có được chi tiết như thế.?

Có thể Thuỳ Trang lại nhận tin từ những tướng an ninh tối qua ăn cưới con Tô Lâm, rồi giả vờ đưa tấm hình lên để nói là mình nhìn qua hình , phân tích và biết được như thế để đánh lừa, che dấu nguồn tin.?

Nhưng cũng có thể Thuỳ Trang đoán bừa, đoán bừa nhưng lại trùng cái tin mà trùm an ninh Việt Nam ở Đức là ông Thao báo về.?

 Nhưng cũng chả sao, tôi chẳng có quan hệ hay trao đổi gì với Facebook Nguyễn Thuỳ Trang cả. Duy nhất một lần Nguyễn Thuỳ Trang nói Nguyễn Lân Thắng là an ninh. Vì danh dự, tôi là người sát cánh cùng Lân Thắng nhiều trận, đặc biêt là trận Văn Giang năm 2012. Tôi phải nhắn tin nói Thuỳ Trang để đảm bảo  Nguyễn Lân Thắng không phải an ninh. Anh ta là người đấu tranh thực sự, nhưng đôi khi rất nóng tính phang những lời khó nghe. Còn nếu anh Thắng là an ninh thì tôi cũng là an ninh luôn. Sau đó Thuỳ Trang đã xin lỗi Lân Thắng.

 Nếu Nguyễn Thuỳ Trang là người an ninh, thì thật sự làng Facebook Việt Nam thật khó lường. Tuy nhiên thì biết đâu Facebook Nguyễn Thuỳ Trang bất ngờ đoán đúng tình cờ, trùng khớp một cách ngẫu nhiên tin của Thao báo về Bộ Công An thì sao.

 Tôi nghĩ nếu Nguyễn Thuỳ Trang là an ninh, thế lại càng vui, như thế là có người an ninh cũng tham gia tung tin loạn xạ hoặc cũng là một phe đấu đá phe nào đó.

Còn không phải thì càng tốt, có thêm tiếng nói đấu tranh.

Bỗng nhiên tôi nhớ lại những năm tháng ở nhà, một lần đêm đó tôi và vài người nữa ngồi với Nguyễn Văn Đài ở một quán ăn. Đài nói rằng ngày kia sẽ có một phái đoàn hỗn hợp nhân quyền Âu Mỹ đến Việt Nam. Đài nói có thể họ muốn gặp chúng tôi.

 Sau cuộc gặp ra về đêm đã rất muộn, tôi gửi xe và đi lên nhà. Lúc này tôi ở khu tập thể Nghĩa Đô, tận tầng 5 nên tôi gửi xe ở những nhà tầng dưới.

Vừa bước chân vào nhà, tôi có điện thoại, số lạ.

Đó là người hộ tịch mới, anh ta nói mới về đây được mấy tuần nên muốn gặp tôi.

Tôi bảo để  sáng mai, anh ta bảo mai đi xa về quê giỗ mẹ, mà có tờ giấy về việc kê khai tạm trú mong gặp tôi làm cho song. Mai đi về giỗ mẹ tiện nghỉ phép luôn.

 Tôi hẹn ở quán cà phê ngoài đầu ngõ, đến nơi thấy anh hộ tịch vốn là hình sự phường đi cùng một anh nữa. Anh hộ tịch giới thiệu đây là anh trên an ninh thành phố xuống có việc.

Tôi tức chửi hộ tịch.

- Mày bảo tao ra đây làm cái kia cho mày, sao lại gặp thằng này. Sao mày không để nó gửi giấy triệu tập cho tao như mọi lần, đéo gì mày phải lừa tao thế.

Như các bạn biết, loại người như tôi với công an khu vực như là bạn. Bọn tôi đôi khi ngồi đánh bài, hay nước nôi trà đá ngoài quán như thanh niên với nhau. Chuyện tôi chửi mày tao với hộ tịch không phải là thói quen chúng tôi như bọn thanh niên cùng khu phố, không phải tôi anh hùng chửi cả công an. Mặc dù bây giờ tôi ở ngoài, nhưng cũng phải giải thích thế để mọi người, không lại nghĩ tôi gan dạ hay gì thì mệt lắm.

 Cậu an ninh rất trắng trẻo , thư sinh cười xoà.

- Thôi anh Hiếu, việc gấp em nhờ, anh trách ông ấy làm gì.

Cậu hộ tịch chữa.

- Tại em nhiều khi cũng nhờ họ, nên giờ họ nhờ em, đêm hôm này ai muốn đi làm việc đâu anh.

Cuối cùng ông an ninh trẻ đề nghị là có phái đoàn Âu Mỹ sang mong tôi đừng đến gặp.

Anh ta không thuyết phục được tôi, nhưng đứng dậy vẫn tươi cười.

- Thì em báo bác thế theo lệnh trên, bác đi thì chả ai ngăn cả, em chỉ có nhiệm vụ khuyên bác thế. Bác đến thì do bác quyết.

Phái đoàn nước ngoài đến Việt Nam, họ muốn gặp ai ở Việt Nam, thường họ có thông báo cho phía Việt Nam biết. Vì Việt Nam lại cớ phải thông báo để họ xem xét, bảo vệ không phái đoàn gặp nhầm khủng bố thịt phái đoàn thì họ , những người bảo vệ an ninh bị trách nhiệm. Mấy ông Tây vì thế có gì thông báo hết, rút cục là những người dến gặp toàn bị ngăn.

Nhưng sao hộ tịch lại biết tôi về, tôi bị theo dõi à. Tôi đi đường ban đêm, ngó nghiêng, vào ngách này, ra ngách kia. Cam chắc là không ai theo.

 Sáng sau tôi lấy xe, tôi chửi thằng Dũng trông xe.

- Đm ông, bọn công an nó cho ông ăn gì mà tôi vừa về nhà đêm qua ông báo luôn.

Thằng Dũng trông xe mặt tái nhợt lắp bắp.

- Nó bảo tôi thấy ông về thì gọi nó, nên tôi gọi.

Tôi chửi tiếp.

- Đm ông làm sao mà phải sợ nó. Ông trông xe chứ làm cái đéo gì mà sợ, tôi phản động đây cả khu biết mà tôi còn đéo sợ , mà ông lại sợ.

Dũng nói luống cuống.

- Tôi sợ, chúng nó công an, tôi thấy công an tôi sợ.

Tôi chán quá đi, nhưng từ đấy tôi biết những ngày quan trọng gì, tôi lấy xe đi là Dũng sẽ báo công an. Tương kế, tựu kế có lúc tôi đi bộ qua ngả khác rồi đi xe ôm.

Các bạn liên tưởng câu chuyện của tôi với thằng Dũng với câu chuyện Thuỳ Trang thế nào là cảm nhận của các bạn. Tôi chỉ kể câu chuyện, liên tưởng và nhận định là quyền các bạn.

Người đàn ông kia nói.

- Sáng mai vợ con Thanh sẽ đến Pháp, cô ấy đi cùng hai đứa con nuôi. Thanh nó nhận hai đứa này ở trại trẻ mồ côi. Còn hai thằng con nó thì vẫn làm ở nhà. Nó bàn vợ nó mình mà nhận nuôi rồi, giờ gặp cảnh này thì đưa chúng nó đi. Chứ ở lại nó không có tương lai, thì cũng tội. Hai đứa này bé chưa đến 10 tuổi.

 Tôi hỏi Thanh ở đâu lúc này, ngừoi đàn ông nói.

- Thanh nó muốn chơi một cú được thua, nó sẽ gửi đơn lúc sang tuần. Nếu Trọng và ban kiểm tra trung ương mà chấp nhận minh bạch, làm rõ chuyện thất thoát kia là trách nhiệm của nó. Thì mở cuộc công khai, nó chỉ định mời chuyên gia kinh tế trong nước, tuỳ viên lãnh sự Mỹ về nhân quyền, tuỳ viên lãnh sự Pháp hiểu về pháp luật, luật sư Lê Công Định và cậu. Nó nói làHiếu Gió , nói cả ông Bùi Thanh Hiếu về dự để đưa tin.

Tôi ngạc nhiên.

- Nội bộ đảng xử nhau, sao nó cho người ngoài vào. Trừ khi nó có phiên toà, lúc đó nó cũng chẳng cho.

Người đàn ông nói.

- Đấy, thì nó bảo mở mẹ phiên toà đi, cho những người như nó yêu cầu, nó ra toà luôn.

Tôi hỏi sao vợ Thanh đi Pháp diện gì, người đàn ông nói.

- Vợ nó visa Pháp 5 năm, cả bọn con. Hết 5 năm thì tính sau.

Tôi hỏi.

- Nếu thế sao Thanh nó không đi, rồi sống êm ấm, đơn từ chửi thằng Trọng làm gì. Cứ lặn mẹ đi, có tiền, có bạc thì sống đâu chả sướng. Vợ visa thế thì chồng cũng phải visa thế.

Người đàn ông cười nói.

- Thằng này tính nó ngang, ai chơi với nó đều biết. Mấy ông trên Ban Bí Thư bảo nó nhịn đi, chịu kỷ luật nhưng nó không nghe. Nó bảo thằng nào có chứng cớ nó ăn hối lộ, tham nhũng nó đưa tay vào còng ngay. Còn đây tội làm ăn thua lỗ, phải cho nó giải trình. Không cho giải trình, muốn thanh toán nhau đem nó làm thí điểm để hại nhau. Nó không chịu. Cái này thì cậu biết rõ rồi còn gì. Còn việc nó đi , bất kỳ lúc nào nó cũng đi được.....( chuyện này tôi không thể kể, nhưng tôi có thể nói với các bạn là các quan chức cỡ nào tôi không biết, nhưng có chút máu mặt thì đi lúc nào cũng được )

Tôi bảo.

- Nó tham nhũng mói có nhà Ciputra, bọn quan chức nào có nhà ở đó đều tham nhũng ăn hối lộ mà có,  mà không phải bọn đó, cả các bọn khác nữa đều vậy. Oan gì nó cơ chứ.?

Người đàn ông.

- Thì nó có thanh minh gì đâu, chỉ có là bắt được chứng cứ tham nhũng hối lộ thì nó chịu ngay. Còn bảo không bắt lỗi gì, kiểm tra đi kiểm tra lại mấy tháng trời, cái ý kiểm tra từ đầu thế nào đến mấy tháng sau kết luận vẫn thế. Tự các ông trên ra rồi tự các ông kết luân. Chứ ở cơ sở nó công tác các đơn vị ở đấy có kết luận tội của nó đâu. Nhà  biệt thự ở Ciputra thì ông Trọng cũng được biếu 2 căn ở đó, bán sang tay luôn rồi đó còn gì.


 Tôi có điện thoại ở nhà gọi, chị Lê Thị Minh Hà vợ anh Nguyễn Hữu Vinh ( Ba Sàm ) đến đưa mấy cuốn sách, chị nói sắp về xem xử anh Ba Sàm, muốn găp tôi chút ít.

Người đàn ông cũng bảo anh ta phải ra tàu, về đến nhà cũng muộn. Anh ta nói sẽ liên lạc với tôi sang tuần.

 Mai vợ con Thanh sẽ đến Pháp, thế mà ngày 7 tháng 9. Nhà báo Mạnh Quân nói chắc rằng Thanh ở Đức, vì hiện nay vợ con Thanh đang ở Đức. Tôi có còm trong stt của Quân, chúng ta cùng giữ cái stt này để xem về những gì mà Quân nói liên quan đến người thân Thanh.

Thứ Bảy, ngày 10 tháng 9 năm 2016


http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016/09/trinh-xuan-thanh-con-de-te-than-phan-9.html

TƯ DUY 3 BƯỚC TRONG SỰ KIỆN TRỊNH XUÂN THANH VÀ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

TƯ DUY 3 BƯỚC TRONG SỰ KIỆN TRỊNH XUÂN THANH VÀ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM



LƯỢC QUA GIÁO DỤC

Như trong bài giáo dục phổ thông tôi đã từng viết: "Chương trình giáo dục phổ thông tại sao có 3 cấp: tiểu học, trung học đệ nhất cấp hay cơ sở, và trung học đệ nhị cấp trong 12 năm? Vì đó là chương trình giáo khoa viết ra rất công phu để đáp ứng với phát triển tư duy và tâm lý của lứa tuổi:

Tiểu học: tư duy một bước, học thuộc lòng, tiếp nhận thế giới khách quan trung thực. Nó được gọi là tư duy chân thực.

Trung học cơ sở: Tư duy hai bước, sau khi tiếp nhận bắt đầu phân tích đúng sai, lý luận. Người Việt gọi tuổi này là tuổi "học ăn, học nói, học gói, học mở".

Trung học đệ nhị cấp - từ lớp 9 ở Bắc Mỹ và lớp 10 ở thế giới còn lại đến lớp 12: Tư duy ba bước có logic và phân tích phản biện. Ở tuổi này, sau khi ghi nhận, phân tích thì trẻ bắt đầu đưa ra giải pháp để chứng minh điều mình lý luận là đúng.

Đó là triết học trong giáo dục phổ thông mà thế giới văn minh đã và đang áp dụng.

Giáo dục Việt Nam trong 71 năm ở miền Bắc và 41 năm ở miền Nam - trừ ra 30 năm dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa - đã không đáp ứng được chương trình giáo khoa về tư duy ba cấp học. Vì thế, ngay cả sinh viên đại học bây giờ cũng không thể đủ bằng tư duy của học sinh tốt nghiệp tú tài thời Việt Nam Cộng Hòa đào tạo.

BIỆN CHỨNG SỰ KIỆN CỦA TRỊNH XUÂN THANH

Chuyện Trịnh Xuân Thanh xin ra khỏi đảng vì cho rằng tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không còn xứng đáng để ông phải ngồi chung mâm, và đảng cộng sản bây giờ không còn xứng đáng để lãnh đạo quốc gia, chứ không phải chuyện ông Thanh đang ở đâu, làm gì? Nhưng hầu hết dân Việt chỉ quan tâm đến ông đang ở đâu?

Thư ra khỏi đảng của ông Trịnh Xuân Thanh đích thân cho người đưa tận tay ông Bùi Thanh Hiếu - Người Buôn Gió.

Nên nhớ rằng, đây là lần đầu tiên một đảng viên cao cấp như ông Trịnh Xuân Thanh dám đứng ra chống lại chỉ đạo của đảng trưởng đảng cộng sản ở Việt Nam. Ngày xưa ông Võ Nguyên Giáp - dù được xem là thánh tướng - nhưng ông cũng phải chấp nhận bị quản thúc đến cuối đời tại gia. Những ông đi đầu trong cải cách như Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Hộ cũng phải cúi đầu chịu quản thúc quản chế tại gia đến chết. Chính vì thế, đây là sự kiện vô cùng trọng đại.

Vấn đề đằng sau việc ông Thanh đang ở đâu, ai bảo vệ ông an toàn mới là vấn đề bản chất của chính trị Việt Nam hiện nay. Đó là bài toán 2 bước trong tư duy triết học. Tại sao cả lực lượng quân báo, an ninh và công an không đụng được đến ông Thanh mới là quan trọng, và triết học.

Vì dù ông Thanh có trốn cùng trời cuối đất thì với sự quản lý của đảng cộng sản Việt Nam ông Thanh không thể thoát được. Đã vậy, ông Thanh còn dùng cả viber online và bưu điện, điện thoại để liên lạc với báo Thanh Niên, với Bùi Thanh Hiếu - tức Người Buôn Gió - để đưa thông tin ông chống lại đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng và đảng cộng sản của ông.

Theo ông Bùi Thanh Hiếu ở Đức thì, đã có ít nhất 3 người liên lạc với ông để trực tiếp bàn luận và đưa tài liệu của ông Thanh chống lại lệnh của ông Nguyễn Phú Trọng và đảng cộng sản, mà ông Hiếu cũng không hiểu tại sao họ lại chọn ông để đưa tin mà không chọn báo, đài như: VOA, RFA, RFI, Ba Sàm, Dân Luận, Tin tức Hằng ngay, Thời báo Việt Nam, kể cả báo đảng, etc... 

Ngoài ra, những người tiếp xúc với ông Hiếu, họ còn khẳng định rằng: "Ông Thanh đang ở một chỗ an toàn. Chỉ có lực lượng trong đảng mới làm thay đổi được chính trị Việt Nam, còn các tổ chức dân sự của người Việt chỉ chém gió, chứ không đủ sức mạnh làm đảng cộng sản thay đổi". Đây là nhận định rất chính xác với thực tế khách quan, và chính vì nhận định này làm cho Người Buôn Gió quyết định đồng ý hợp tác với họ - đề nghị đọc loạt 6 bài của Bùi Thanh Hiếu có tiêu đề: "Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần". Ngay sau khi ông Hiếu yêu cầu ông Thanh chụp hình CMND và bằng lái của ông để chứng minh ông Thanh thực sự đứng ra chống lại ông Trọng thì ông Thanh thực hiện theo yêu cầu.
Theo yêu cầu của ông Bùi Thanh Hiếu, nếu ông Trịnh Xuân Thanh muốn nhờ ông Hiếu đưa tin thì ông phải chụp hình ông cầm chứng minh nhân dân và bằng lái xe của ông Hiếu gửi cho ông Thanh chụp hình và gửi cho ông Hiếu, để làm bằng chứng những gì ông Hiếu đưa tin là sự thực. Và ông Thanh đã thực hiện.

Tất cả những điều trên cho thấy, một mình ông Trịnh Xuân Thanh không thể đủ sức chống lại ông Nguyễn Phú Trọng và đảng cộng sản hiện nay, mà phải có một lực lượng đủ mạnh để bảo an cho Trịnh Xuân Thanh và đứng ra để đối đầu với Nguyễn Phú Trọng. Trong đó, tổng cục II chắc chắn phải có tham gia vào việc này.

Sau đại hội đảng lần thứ XII, mọi việc xấu đi rõ rệt cho tình hình kinh tế và chính trị ở Việt Nam, khi mà 1520 đại diện cho hơn 4 triệu đảng viên cộng sản độc tài đã chọn hạ sách cho nhân sự nhiệm kỳ 2011 - 2016, như tôi đã dự đooán trước khi đại hội diễn ra. Và cách của ông Nguyễn Phú Trọng học theo cách của Tập Cận Bình để cải tổ đảng của mình sau khi hạ bệ được ông Nguyễn Tấn Dũng là thiếu thực tế khách quan. Vì Việt Nam có một nửa đất nước 30 năm sống với tư bản, trước đó, cả nước bị đô hộ 100 năm với Pháp. Trong khi Trung Hoa chỉ bị tư bản xé ra từng mảnh và vẫn giữ chế độ nhà Mãn Thanh phong kiến. Ý thức hệ và tư duy của người Việt khác hoàn toàn người Trung Hoa, và tính dễ thay đổi của người Việt cũng dễ dàng hơn Trung Hoa, kể cả người trong đảng cộng sản.

Chuyện ông Trịnh Xuân Thanh không còn là chuyện của riêng ông, mà là chuyện của chính trị quốc gia. Một thế lực khác trong đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam đang được tổ chức chặt chẽ và đủ thế và lực cả kinh tế đến chính trị và nhân lực đang đứng ra đối đầu với nhóm cầm quyền hiện nay của ông Nguyễn Phú Trọng là có thật. Đó là điều rút ra từ sự kiện Trịnh Xuân Thanh đang bị chiến dịch đả hổ diệt ruồi của ông Nguyễn Phú Trọng. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà đảng tự dưng lại yêu cầu quốc hội bàn đến việc phải có đội ngũ bảo vệ yếu nhân trong lúc này, mặc dù, ngay từ những năm 1940, đội ngũ này đã được đào tạo và sắp xếp rất tốt.

Ai nắm tổng cục II lúc này chính là người đang bảo vệ ông Trịnh Xuân Thanh, và sẽ là thế lực đang muốn thay đổi bàn cờ chính trị Việt Nam.

KẾT

Mọi diễn biến còn đang ở phía trước, nhưng qua sự việc này cho thấy, sẽ có một thay đổi lớn hơn cả những gì đã diễn ra ở đại hội đảng cộng sản lần thứ XII tại Việt Nam. Thời điểm có những thay đổi nhân sự cao cấp chủ chốt trong đảng cầm quyền là cấp bách, dù mới vừa thay đổi chỉ 8 tháng, không loại trừ phải sửa đổi hiến pháp 2013 trong những năm tới để cải tổ tận gốc rễ, vì đảng cộng sản hiện nay đã có 2 nhóm cấp tiến và bảo thủ, mà nhóm bảo thủ đang nắm quyền không còn đủ tư duy và năng lực lãnh đạo chính đảng viên của mình.

Mệnh lệnh lịch sử buộc chính trị Việt Nam phải thay đổi về mọi mặt, nếu không binh đao khói lửa lại một lần nữa diễn ra trên đất nước đau thương và nhục nhằn này.

Sài Gòn, 10h26' ngày thứ Sáu, 09/9/2016

http://bshohai.blogspot.com/2016/09/tu-duy-3-buoc-trong-su-kien-trinh-xuan.html