Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Lời chia tay của Nguyễn Như Phong.



Lời chia tay của Nguyễn Như


 .

Thứ Ba, ngày 04 tháng 10 năm 2016


Sau nhiều năm lăn lộn trong nghề báo trong ngành công an, nhà báo Nguyễn Như Phong chấm dứt sự nghiệp báo chí cách mạng của mình. Vào ngày thứ hai ngày 2 tháng 10 năm 2016, bộ trưởng bộ Thông Tin Truyền Thông quyết định thu hồi thẻ nhà báo của Nguyễn Như Phong và cách chức tổng biên tập tờ báo ông Phong phụ trách là tờ Petrostimes, cũng như đình bản tờ báo này 3 tháng.

 Trước tiên phải nói Nguyễn Như Phong là một con cáo già trong làng chí cách mạng Việt Nam. Bản năng đánh hơi chính trị cũng như đánh hơi kiếm tiền của Phong là những tố chất nổi trội so với đồng nghiệp. Nhiều người thuộc dạng giống Phong đã phải từ giã nghề báo sớm như Nguyễn Anh Tuấn, Hồ Thu Hồng đã rời khỏi ghế tổng biên tập những tờ báo họ quản lý khi còn đang sung sức, để chuyển sang cuộc sống mới tại Hoà Kỳ với những đồng tiền kiếm chác được do phụng sự những nhóm lợi ích trước kia
 Hơn 10 năm trước  Phong, Hồng, Tuấn đều đánh hơi được nhóm lợi ích X đang lớn mạnh để hùa theo phụng sự, trong gần 10 năm đó, ba kẻ này làm mưa, làm gió trên dư luận Việt Nam. Nếu Nguyễn Anh Tuấn chọn mảng chính trị hàn lâm , Hồ Thu Hồng chọn chính trị chợ búa, thì Nguyễn Như Phong chọn chính trị trung cấp.

3 kẻ này phụ trách ba phần thị hiếu của độc giả, kẻ nào cũng khá xuất sắc đảm nhiệm chức vụ của mình.

 Nguyễn Anh Tuấn trẻ và có học thức đã rời cuộc chơi sớm nhất theo cách của người có học khôn ngoan, Tuấn chuyển tới Mỹ sinh sống bằng cách lập sẵn cho mình công việc khá phù hợp với chuyên môn, chọn được lúc ra đi vẹn toàn được cả danh dự và nhiều thứ khác.

Hồ Thu Hồng thì ê chề hơn, Hồng phải chạy trốn nhục nhã sang Mỹ để tránh án kỷ luật và thanh tra tham nhũng gần chục tỷ đồng. Bị truất thẻ nhà báo, cách chức tổng biên tập trong nỗi sợ hãi khiếp đảm. Nhờ được nỗ lực cuối cùng của Nguyễn Văn Hưởng can thiệp và Hồng chỉ là con tép lắm mồm, không đáng phải giết nên vụ việc được bỏ qua. Hồ Thu Hồng dùng số tiền tham nhũng được mua nhà và mở quán bán mỳ bên Mỹ. Đôi khi nuối tiếc thời cáo mượn oai hùm khi xưa,  phán thánh tướng hòng nhớ lại những ngày át miệng thiên hạ khi trước và lấp liếm đi sự nhục nhã bị cách chức và trốn chạy.

 Nguyễn Như Phong thì khác, y tự chọn cho mình các giã từ cuộc chơi.

Nếu Phong không chọn cách gĩa từ bây giờ, y cũng bị đào thải hoặc chết mòn. Những đốm lửa le lói cuối cùng của phe X đã dần tắt, nước đã lan đến chỗ của Đinh La Thăng. Nhận thấy tương lai không còn tiền bạc do Thăng cấp, cũng không còn chỗ dựa chính trị. Phong quyết định đã ra đi.

 Nhiều người cho rằng Phong nhất thời hồ đồ, thích nổi, chơi trội bị tai nạn. Thật thiếu sót nếu những người này không nhìn lại cuộc đời làm báo của Như Phong. Y đã muôn ngàn lần giỡn chơi, đụng chạm đến những thứ tai góc nhất. Y thừa kinh nghiệp, hiểu biết để biết hậu quả cũng như lợi ích mỗi bài báo mà y đưa ra. Lúc cần y có thể hô hào chống Trung Quốc hoặc hơi hướng thân Mỹ, khi thấy làn sóng này dâng cao. Lúc khác y có thể mạt sát, miệt thị những người đấu tranh dân chủ để lấy lòng chế độ cộng sản...y chả từ cái gì miễn là có lợi cho y, nhưng với cách tính toán rất hợp lý về thời điểm, bối cảnh chính trị xã hội.


 Trong cuộc đời cầm bút phụng sự cho nhóm X, y là một kẻ đê tiện. Nhưng khi tàn cuộc cờ, ở một chiều nhìn khác y thật đáng khen. Như chính y từng nhận nghề báo không khác gì con chó cho chủ, y là một con chó trung thành. Giống như một samurai, y chiến đấu đến giây phút cuối cùng và tự vẫn khi quân đich tràn vào dinh thự của chủ. Y không chịu cúi đầu để làm nô lệ cho kẻ khác. Mà thực sự thì những kẻ chiến thắng cũng không tha cho y, khi y cúi đầu xin hàng. Sự dũng cảm của y cũng một phần do tính tàn bạo của kẻ địch. Nếu y đầu hàng, kẻ địch như Trọng sẽ không cho y được dễ dàng. Trọng sẽ làm nhục, sẽ bêu giễu, sẽ làm mọi thứ nhục mạ để hả hê trình cho thiên hạ thấy vinh quang chiến thắng của mình.

 Có muôn vàn cách tự vẫn oanh liệt, nhưng tại sao Nguyễn Như Phong đã chọn cách đưa bài liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, đi ngược lại hàng trăm bài báo đảng đang chỉ trích , tấn công Trịnh Xuân Thanh.?

Bởi Thanh cũng như y, đều là đàn em của Thăng. Và trước cuộc tấn công như vũ bão của Trọng vào Thăng, sự thất bại của Thăng đã rõ ràng hơn. Nguyễn Như Phong chọn cho mình cái chết vì chủ, như sự báo đáp tỏ lòng thành trong những giờ phút cuối cùng.

Đó là cái tự vẫn có toan tính, một cái chết tự lựa chọn còn hơn xin hàng rồi để kẻ thắng ban cho cách chết. Giống những gì các cụ ta nói '' cà cuống chết đít vẫn còn cay ''

 Việc kỷ luật tước thẻ và cách chức của phe Trọng đối với Phong là điều đương nhiên. Tuy nhiên bài phỏng vấn mà Phong bị kỷ luật ấy, nội dung có đoạn Trịnh Xuân Thanh dãi bày đại khái như sau.

- Tôi bị nhiều tờ báo vùi dập một chiều, tôi đã gửi đơn, gửi tài liệu đến nhiều tờ báo để họ đăng hai chiều, để dư luận thấy được toàn diện. Nhưng chẳng tờ báo nào đăng phản biện của tôi, tất cả họ chỉ đăng một chiều từ phía ông Trọng tung ra. Tôi cần nơi nào đó đăng cho tôi để có sự công bằng.

Chính vì dãi bày này của Thanh mà Phong đã đưa bài phỏng vấn lên báo y quản lý. Phong muốn đem cái chết của mình để chứng minh sự độc tài thông tin của phe Trọng. Y cũng cho thiên hạ thấy vì sao báo chí Việt Nam chỉ có một chiều, và cái giá của những kẻ nào đi ngược lại chiều ấy sẽ phải trả giá như chính y.

Nhiều người hả hê vì Phong bị mất chức, họ là những người không ưa Nguyễn Như Phong bởi những bài viết của y đánh phá những người đấu tranh. Họ là những nhà báo ở phe bên kia chiến tiến với Phong, họ cũng là những nhà báo ganh ghét vì Phong nhiều năm qua đớp được nhiều cơ hội ngon lành hơn họ.

 Nhưng ở khía cạnh quốc tế, người ta sẽ nhìn Nguyễn Như Phong là nạn nhân của sự đàn áp báo chí, tự do ngôn luận.  Nhiều người sẽ ngạc nhiên, tuy nhiên nếu ai từng làm việc với tổ chức bảo vệ ký giả, tổ chức phóng viên không biên giới sẽ thấy đây là điều bình thường. Về sự đàn áp báo chí, không phải chỉ là những người chống chế độ độc tài bị đàn áp mới là nạn nhân. Mà ngay cả những người ủng hộ chế độ độc tài, nếu bị đàn áp họ cũng là nạn nhân cần được bảo vệ.

 Việc tước thẻ nhà báo và cách chức Nguyễn Như Phong như trên, phe Trọng không phải là thắng lợi, trái lại còn là thất bại vì bị động được trong việc xử lý Phong như đã từng làm với Hồ Thu Hồng.  Đã thế lại bị chuốc thêm tiếng xấu là đàn áp báo chí.

 Nguyễn Như Phong khi chia tay đẳng cấp hơn Hồ Thu Hồng là vậy. Nếu Hồ Thu Hồng bị cách chức, kỷ luật vì liên quan đến tham nhũng..lặn mất tăm nhục nhã không dám ẳng lên một tiếng. Thì Nguyễn Như Phong đẩy bọn Trọng vào thế xử Phong  phải mang tiếng là đàn áp tự do ngôn luân, đàn áp nhà báo.

 Gái bao của công an tất nhiên không thể nào khôn ngoan  bằng được công an.

Nguyễn Như Phong vốn là công an, cũng như tay chơi đàn anh Nguyễn Văn Hưởng vậy.

ẤN TƯỢNG VỀ CUỘC BIỂU TÌNH NGÀY 02/10/2016 CỦA DÂN HÀ TĨNH

ẤN TƯỢNG VỀ CUỘC BIỂU TÌNH NGÀY 02/10/2016 CỦA DÂN HÀ TĨNH

 Thứ Ba :04/10/2016
Cuộc biểu tình ngày 02/10/2016 của hơn 10.000 người dân Hà Tĩnh là cuộc biểu tình sẽ đi vào lịch sử, vì nó đánh dấu những chuyển biến mới trong xã hội ta, trong đó những điểm rất ấn tượng.
1. Trước hết toàn bộ hệ thống truyền thông nhà nước (sống bằng tiền thuế của dân) nhưng đã trốn tránh trách nhiệm phụng sự dân. Chỉ có tờ Thanh niên điện tử đưa một bài đúng sự thật về cuộc biểu tình, nhưng sau đó bị gỡ bỏ, còn toàn bộ đài Truyền hình, đài Phát thanh, các loại Báo chí của các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận TQ, các đoàn thể ăn lương của dân, suốt từ Trung ương cho đến 63 tỉnh thành, 713 quận/ huyện, 10.925 xã/ phường không một phương tiện truyền thông nào đưa tin về cuộc biểu tình này. Đài VOV và báo Hà Tĩnh thì quen thói xưa, bóp méo, xuyên tạc đưa tin “Vụ tụ tập đông người, cản trợ hoạt động của công ty FORMOSA”... bị dân chửi te tua!
Nhưng nay khác rồi, “Mặt trận truyền thông nhân dân” trên mạng xã hội đã đưa tin về cuộc biểu tình diễn ra từng phút, từng giờ với đầy đủ hình ảnh, âm thanh một cách khách quan, chân thực... Nhờ đó toàn bộ diễn biến của cuộc biểu tình đã được lan truyền đến khắp mọi miền đất nước và ra khắp thế giới. Các hãng thông tấn hàng đầu thế giới như BBC, AFP, CNN... đều đăng hình ảnh, bình luận... về cuộc biểu tình này.
2. Lần đầu tiên các lực lượng Công an, Cảnh sát cơ động, Dân phòng ... được huy động ngăn chặn, đàn áp cuộc biểu tình, bảo vệ cho FORMOSA đã tránh đụng độ với dân và trước sự áp đảo của dân, lực lượng vũ trang này đã rút lui, nhiều anh em còn trút bỏ sắc phục... Có nhà báo bình luận: Đây là hình ảnh đẹp nhất trong năm! Hình ảnh một nữ tu sĩ trẻ, giương biểu ngữ: “ĐỪNG SỢ”... tươi cười đứng sát bên các đội viên CSCĐ lầm lũi, hiền lành, cũng được rất nhiều người bình luận “ấn tượng đẹp”... Hình ảnh linh mục cầm loa khuyên nhủ mọi người hãy bình tĩnh, ngồi xuống, không được manh động... cũng được nhiều người chú ý. Một cuộc “tụ tập” tới 10.000 người mà không gây ra “hiệu ứng đám đông”, “tâm lý bầy đàn” manh động, mất kiểm soát... là một bằng chứng cho sự chuyển biến mới về ý thức trách nhiệm xã hội, ý thức pháp luật của những người tổ chức và người dân tham gia biểu tình. Phải chăng lực lượng chống biểu tình và người biểu tình đã tìm thấy sự đồng cảm? CA, dân phòng, quân đội, CSCĐ là ai? Họ đều là con em nhân dân lao động bị các “quan trên” đẩy ra chống lại cha, mẹ, chú, bác, anh em mình; họ biết “quan nhất thời, dân vạn đại”, chỉ có quay về với dân, với lẽ phải mới là con đường sống chính đáng...
3. Động cơ, mục đích của cuộc biểu tình không phải thiển cận, thực dụng đòi bồi thường, cứu trợ, quyền lợi cho riêng mình, cho “nhóm lợi ích” hẹp hòi của mình, mà vì cứu lấy biển, cứu lấy môi trường sống của dân tộc, của các thế hệ hôm nay và mai sau. Mục đích cao cả đó đã có sức lay động, thu hút đông đảo bà con sở tại tham gia; khi người ta đấu tranh cho những mục đích cao cả thì con người cũng lớn lên về tầm vóc suy nghĩ, bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người dân giác ngộ, lớn lên khi họ dấn thân vì nghĩa lớn; những người nông dân, ngư dân chỉ suốt đời quần quật lo miếng cơm manh áo, bỗng “Rũ bùn, đứng dậy sáng lòa” là vì thế.
4. Sự vô cảm của dân chúng, thờ ơ với những cuộc biểu tình nhỏ lẻ trước đây, làm nhiều người yêu nước thất vọng, thì nay, sự hưởng ứng, ủng hộ của dư luận xã hội với cuộc biểu tình này rất sôi động. Mọi người đã thấy cuộc biểu tình đó là “Cho mỗi người chúng ta”, “Vì chúng ta”, “Vì cuộc sống của tất cả chúng ta và con cháu chúng ta”. Sau cuộc khiếu kiện của hơn 500 dân Nghệ An tới cuộc biểu tình hơn 10.000 ngàn dân Hà Tĩnh, người ta đã ví như sự kiện “Xô viêt Nghệ – Tĩnh”. Nhưng thực ra về bản chất là không đúng, vì “Xô viết Nghệ tĩnh” dân nổi dạy do Đảng CS kích động “căm thù giai cấp, trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, “nhằm cướp chính quyền”, còn cuộc khiếu kiện, biểu tình của dân Nghệ – Tĩnh hôm nay là kêu gọi đoàn kết toàn dân đấu tranh trong hòa bình cho công lý, cho sự phát triển đất nước... Do vậy, tác động, thu hút được sự quan tâm đông đảo của toàn dân.
5. Chính quyền, dù vẫn nói “do các thế lực thù địch xúi giục” và tìm các phương thức đối phó mới. Nhưng những đầu óc tỉnh táo, cũng thấy rằng, không có lực lượng phi nghĩa nào, ngăn cản nổi cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân. Chính quyền buộc phải lựa quyết định: Chọn FORMOSA hay chọn Dân? Và từ đây, liệu có dám coi khinh dân, cứ làm dự án thép CÀ NÁ nữa hay không? Ai? Ai là người dám liều mình đứng ra công khai thách thức nhân dân và lịch sử để quyết tâm bảo vệ FORMOSA và triển khai nhà máy thép CÀ NÁ? Ai?
Mac Văn Trang

https://www.facebook.com/macvan.trang/posts/651179225050694?from_close_friend=1&ref=notif&notif_t=close_friend_activity&notif_id=1475542466545598

CON DÊ TẾ THẦN (2) - NGUYỄN NHƯ PHONG

CON DÊ TẾ THẦN (2) - NGUYỄN NHƯ PHONG

***Vì sao Tổng Biên tập Nguyễn Như Phong bị TBT Nguyễn Phú Trọng trảm?
Vụ Nguyễn Như Phong bị trảm lần này là một bài học để đời cho dân viết lách đam mê đụng bút vào chuyện thế sự, một mảng đề tài đang hot?
Nguyễn Như Phong nguyên Phó TBT báo Công an nhân dân, hàm đại tá được ngành dầu khí, một ngành mà tiền nhiều như nước “sông Đà, Biển Đông…” đón về để “kiến tạo” một tờ báo để vênh vanh với thiên hạ, để có thêm quyền nói sau quyền ăn vốn đã ngập tràn của những ông bà quan chức ngành này…
So với các TBT khác, Nguyễn Như Phong có thâm niên ngành công an nên có quan hệ rộng, sâu với nhiều quan chức cao cấp với ngành này nên nắm được nhiều thông tin thuộc diện thâm cung bí sử, được cái tự tin: nói có người nghe, đe có ngưới sợ…
Thế nhưng ở đời ai đoán được chữ ngờ, đi đêm lắm có ngày ắt gặp ma. Không ai khi ngờ phẩm chất “phò chính thống” của Nguyễn Như Phong, bởi có lần chính Nguyễn Như Phong đã tự nhận nghề làm báo không khác gì thân phận con chó; nhờ sự cúc cung tận tụy với nghề “phò chính thống” mà Phong có vai vế trong làng báo…Thế nhưng giờ đây tất cả đã lộn nhào, sau cú đột quỵ này Nguyễn Như Phong chỉ còn về hưu là nhẹ, không cẩn thận Phong còn khả năng ăn đòn lao lý…
Chuyện của Phong suy cho cùng cũng chỉ nhằm mục đích tỏ ra ta là anh chị trong làng thông tin, câu view, tỏ ra nhanh nhạy thông tin, coi trời bằng vung nên đã thò đầu vào tử địa…
Phong đưa lại bài phỏng vấn Người buôn gió, tác giả của loạt bài đang làm lộn tiết một số phe nhóm Việt Nam qua vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn; bài phỏng vấn của một tờ báo Việt Kiều mặc dù đã cắt gọt, thêm nếm nhưng đã lộ ra sự ngông nghênh về nhận thức thời thế, tưởng mình “chân cứng rễ bền”, “ô dù” hoành tránh cóc biết sợ ai; căn bệnh chung của dân police…Ở các nước người ta rất hạn chế cho dân Police có báo riêng vì ông được trang bị súng, dùi cui rồi mà ông có thêm báo nữa thì trời bằng vung thật...
Phong đưa lại thông tin này khác nào gián tiếp vinh danh, xác nhận thông tin của Gió, trong khi Gió chỉ nhận mình là là "kẻ chém gió" ất ơ, trúng đâu thì trúng...
Theo người viết bài này Nguyễn Như Phong đã rơi vào các tử địa sau đây mà rất nhiều blog lề dân đã tỉnh táo không xông vào:
1/ Chuyện của Người buôn gió tung lên mạng chưa biết thật giả đến đâu nhưng chắc chắc là những “tấn muối” gieo vào lòng TBT Nguyễn Phú Trọng người đích đanh chỉ đạo đích danh vụ Trịnh Xuân Thanh đã bị đẩy vào bẫy việt vị của ai đó? Trịnh Xuân Thanh trốn là một sự kiện gây mất điểm ghê gớm với uy tín của Nguyễn Phú Trong trong sự ngiệp “ đả chuột, diệt ruồi”… Vụ này gây tạo dư luận nghi ngờ về sự chia rẽ, mất lòng tin giữa phe đảng và phe an ninh; một thời cái sự liên minh này đã nâng thành khẩu hiệu, phương châm xử thế: Còn đảng còn mình…
Thành ra các cây bút lề dân ở trong nước chỉ đứng xa xa mà xem cơ trời vận nước xoay vần đến đâu chứ không đụng bút vào hùa với Gió bởi đề phòng chuyện ăn đòn giận cá chém thớt…
2/ Qua vụ Trịnh Xuân Thanh blogger lề dân cũng lờ mờ nhận ra đổ bể cuộc chiến phe nhóm, thành ra mình thò bút vào không cẩn thận bị coi là ăn tiền của nhóm này để chơi nhóm kia. Một trong những lý do Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào bị nhập kho là do bị nghi là ăn tiền của phe nhóm Y. tấn công phe nhóm X. Thế nhưng, khi người ta lần theo từng cái “giải rút” của từng cái quần lót của 2 blogger này và không phát hiện thấy một dấu vết, một đồng tiền của nhóm lợi ích nào tài trợ cho 2 blogger này…
Riêng Phạm Viết Đào không một cú điện thoại nào kể cả gọi cho em út bằng sim rác cũng bị sờ nắn tới; Ra tù hơn 2 năm rồi mà thỉnh thoảng vẫn có đuôi theo…
3/ Nguyễn Như Phong là người bên an ninh, là người ăn tiền dầu khí, vậy Năng lượng mới (Petro Times); dù muốn hay không người ta vẫn tin cái “ đạo lý” đồng tiền: ăn cây nào rào cây ấy; đưa chuyện của Trịnh Xuân Thanh, đưa Người buôn gió lên thành chuyện của công luận thì khác gì dỡn mặt phe nhóm đang tìm cách bắt trị Thanh, làm sôi máu những ông đang thần hồn nát thần tính, đang muốn tùng xẻo Trịnh Xuân Thanh ?
4/ Nguyễn Như Phong chắc chắn sẽ bị xử nặng bởi đây cũng còn là cái cớ để giết gà dọa khỉ; “Con gà” Nguyễn Như Phong rất có thể trở thành món cúng “ động thổ” cho chiến dịch “tảo thanh” nội bộ, “giải phóng mặt bằng”…
Đó là 4 lý do, “tứ tử” do Nguyễn Như Phong tự thò đầu vào thế “ chết không kịp ngáp”, “ hối không kịp hận”…Các ô chắc cũng chẵng dại xòe ra che đỡ cho Nguyễn Như Phong trong hình thế sự đang như “nước sôi lửa bỏng”…
Sau vụ này Nguyễn Như Phong chắc chắn rơi vào cảnh ê chề của cái thân phận “ hàng thần lơ láo phận mình sao đâu”; trở về lề dân chắc là không được; phò chính thống thì người ta cạch mất đường rồi, đành phải ôm, gặm nhấm một “ nỗi căm hờn trong cũi chó ?!
Nỗi ê chề của Nguyễn Như Phong âu cũng là bài học cho những cây bút “ phò chính thống” mỗi khi thất cơ lỡ vận, điều ít ai tránh hết trong cõi đường đời ?!
Phò nhân dân mới là sự nghiệp vạn đại vì không ai chiến thắng được nhân dân; một đúc kết của quan chức văn hóa Hà Nội khi hồi hưu...
Phúc Lộc Thọ
(Blog Phạm Viết Đào)