Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

Ông Trọng bước chân nào vào năm 2018


Ông Trọng bước chân nào vào năm 2018

1
Nhìn riêng Việt Nam, có thể dự báo sự sa lầy của cuộc chiến chống tham nhũng mà ông Trọng phát động. Nói sa lầy vì chính ông Trọng và Bộ chính trị không lường trước được hết quy mô của chiến dịch sẽ vượt ra ngoài khả năng kiểm soát và đối phó của Hệ thống chính trị.
12 vụ Đại án đề ra đầu năm đã không thể được kết thúc trong năm 2017 như kế hoạch. Các vụ án được khới lên đầu năm đều chưa vụ nào kết thúc, trên thực tế, chỉ có một vụ Trịnh Xuân Thanh được tập trung cao độ nhưng cũng chỉ được xét xử lần đầu vào đầu tháng 1 của năm 2018. Các vụ án đã và đang xử đều có ít hoặc nhiều dính líu hoặc nguồn gốc từ PVN nghĩa là từ Trịnh Xuân Thanh. Và xử vụ Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng cũng chỉ để có thể bắt đầu xử các vụ dính tới PVN khác. Tóm lại, dù rất ồn ào và ầm ĩ, mới chỉ là một bộ phận của vụ án «Bộ Công Thương và Nguyễn Tấn Dũng» xung quanh việc biển thủ lượng ngoại tệ thu được từ chênh lệch trượt giá và từ việc bán dầu chui suốt mười năm cho Trung Quốc. Vụ án này, nếu đi đến cùng thì năm 2018 đã quá nhiều việc. Còn nếu bỏ không làm, hoặc không dám làm, thì mục đích chống tham nhũng để làm sạch đảng và bảo vệ tài sản quốc gia của ông Trọng đã bộc lộ sự giả dối.
Vụ Đại án liên quan tới Trầm Bê, Nguyễn Văn Bình và tới chính Nguyễn Tấn Dũng là vụ thâu tóm Sacombank và vụ Mobifone đã bị buộc phải lui lại chưa rõ lý do. Liệu có đối phó của ông Bình và ông Dũng không? Có thể giải thích sự im lặng này như thế nào?
Vụ «biệt phủ Yên Bái» sau thất bại của Thanh tra chính phủ, đến hiện tại, không một nhân vật nào cả bên đảng lẫn bên chính phủ dám mở miệng, trong khi không một đại biểu Quốc hội nào dám đưa ra một câu hỏi. Chuyện gì, mà ngay Tổng bí thư cũng né tránh? Thanh tra chính phủ sẽ công bố kết luận ngày 4/8, nhưng sau đó ba lần liên tục xin hoãn và sau ba tháng điều tra, không một kết luận, rồi cuối cùng ông Phan Văn Sáu, trưởng Ban thanh tra xin thôi chức, vì lý do «sức khoẻ», nhận lại chân bí thư tỉnh, rút khỏi chính phủ không một lời về số phận «biệt phủ». Nó nhắc người ta nhớ đến viên đạn thứ tư «tự sát», nhưng bắn từ sau gáy của ông Trưởng ban kiểm lâm Đỗ Minh Cường, sau khi nã ba phát đạn vào đầu bí thư đảng uỷ và trưởng ban Tổ chức tỉnh. Người ta cũng còn dựng tóc gáy sau cái chết bất ngờ và bí ẩn của vị tư lệnh quân khu 2, thiếu tướng Lê Xuân Duy chỉ mới vừa được bổ nhiệm. Đỗ Bá Tỵ được phong đại tướng, tháp tùng ông Trọng sang Mỹ, rồi rút về làm phó chủ tịch Quốc Hội, để chức Bộ trưởng lại cho Ngô Xuân Lịch. Phùng Quang Thanh bị tung tin đồn bị ám sát hụt tại Pháp, nằm chữa trị tại Paris suốt chuyến đi Mỹ của ông Trọng, rồi được cho về dưỡng bệnh tiếp một tháng trong khuôn viên Bộ tư lệnh, không được phép về nhà. Tổng công ty 319 rớt khỏi tay ông con trai đại tá Phùng Quang Hải sang tay người khác. Có hàng trăm chuyện bí ẩn trong nội bộ Quân đội mà vị Tổng bí thư «Lú nhưng túc trí đa mưu» của «đảng ta» không bao giờ dám đụng tới.
Suốt 10 năm ông Hoàng Trung Hải làm phó thủ tướng phụ trách khối sản xuất và kinh tế của chính phủ, trên thực tế là chủ tài khoản của hai nguồn vốn ngoại tệ quan trọng vào bậc nhất là vốn ODA và vốn đầu tự trực tiếp FDI. Ông Hải là người cực kỳ khôn ngoan và kín tiếng. Cái kisn tiếng này làm người ta liên hệ tới tin đồn xuất thân gốc Hoa của ông. Mọi hội kín gốc Hoa đều lẩn tránh thị phi.
Tuy vậy, người ta vẫn biết một thực tế: 20% tiền giải ngân từ ODA và 30% từ FDI là tiền lại quả của chủ đầu tư. Không một quyết định nào liên quan tới hai khoản vốn này mà không có chữ ký của ông Hải, mặc dù chỉ là ký thay ông Dũng. 100% vốn đầu tư cho các BOT lấy từ nguồn ODA. Hơn 20% nguồn vốn này là viện trợ không hoàn lại, gọi là «tiền trời cho». Xét tới BOT mà bỏ qua ông Hải và ông Dũng thì là một trò cười. Hơn thế, FDI trong suốt 10 năm, lượng giải ngân lên tới hàng trăm tỷ đôla, 30% số tiền này vào túi cá nhân. Những cá nhân ấy gồm những ai, ai còn sống tại chức, ai đã hạ cánh? Trong cái khoản 300 tỷ đồng ông Dũng cấp cho Formosa, gọi là «hỗ trợ làm nhà ở công nhân», có bao nhiêu tiền quay lại, đến nhà nào, bằng cách nào? Ông Dũng «tự nhiên tốt» hay vẫn thường xuyên «tốt» như vậy với các nhà đầu tư nước ngoài?
Năm 2017 tưởng khép lại với vụ án Đinh La Thăng. Một uỷ viên Bộ chính trị bị bắt giam, dã thừa để năm 2017 đi vào lịch sử, nhưng ngày 20/12, Viện Kiểm sát tối cao phê chuẩn lệnh khởi tố, ngày 21/12, trước ngày thành lập Quân đội một ngày, Bộ Công an phát lệnh bắt và khám nhà Phan Văn Anh Vũ, tên của trùm bất động sản Đà Nẵng Vũ Nhôm.
Cùng với Vũ Nhôm, Quân đội bắt Út Trọc. Đều là thượng tá và đều là tổ chức bình phong, giả kinh doanh, phục vụ điều tra phản gián.Hai cánh tay trái và phải của đảng cùng một mô hình bảo vê sự trong sáng của chế độ, nhưng «tự diễn biến» để trở thành kẻ phá hoại chế độ. Vụ án Vũ Nhôm và vụ án Út Trọc mới chính là đầu mối của những vụ án có giá trị lung lay chế độ. Từ rất nhiều năm, từ rất nhiều vụ án tham nhũng kéo dài gần hai chục năm, nhưng Bộ Quốc Phòng với Tổng công ty 319, Ngân hàng Quân đội và Tập đoàn «gi gỉ gì gi cái gì cũng vơ » là Tập đoàn Viettel, những tập đoàn quân đội khét tiếng với những đoàn xe quân sự bịt kín, vượt qua mọi trạm gác, mọi trạm ,kiểm lâm , kiểm thuế, với bất kể loại hàng hoá chuyên chở hay quá cảnh nào, với hàng trăm nghìn hecta đất cả những khu rừng gỗ quý, mỏ quặng đặc biệt, lẫn những khu đất vàng tại những vị trí đắc địa thuộc các thành phố lớn, «An ninh Quốc phòng»trở thành vũ khí bất khả kháng, Quân đội giành giật, gây nhức nhối cho địa phương từ ba chục năm nay. Tất cả những hành vi, những hoạt động phi pháp của các tập đoàn này đều được quần chúng ghi nhận và ngành công an theo dõi điều tra, nhưng tất cả đều được ỉm đi một cách bí ẩn.
Cùng với những phát hiện, mâu thuẫn giữa hai bộ Công An và Quân đội ngày càng trở nên căng thẳng. Bộ Công An cũng tìm cách thiết lập các tổ chức gọi là làm kinh tài cho Bộ, giành giật ưu thế với Quân đội, kiếm thêm cho quan chức ngành công an. Dưới danh nghĩa phục vụ điều tra tội phạm, những công ty giả kinh doanh của Tổng cục An ninh điều tra Bộ Công an ra đời trên địa bàn tất cả các tỉnh, trong tất cả các ngành nghề, «nhằm bám sát thực tế». Bề ngoài, các công ty này cũng lập dự án, xin giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh như mọi doanh nghiệp bình thường khác, để trà trộn. Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 của Vũ Nhôm, một sĩ quan thuộc Tổng cục an ninh điều tra ra đời như vậy. Với ưu thế thông tìn mật từ nội bộ An ninh điều tra, cùng với thủ đoạn lấp lửng chức vụ thượng tá công an, Vũ Nhôm đã chiếm đoạt các lợi thế và móc ngoặc các quan hệ đặc biệt, hơn hẳn các doanh nghiệp đồng nghiệp, phất lên nhanh chóng. Điều tra thì không biết, nhưnglợi nhuận khổng lồ đã vừa giúp Vũ Nhôm ban phát và sai khiến lãnh đạo bộ công an, vừa biến con người Vũ Nhôm thành một nhân vật tham lam và sa đoạ.
Cùng với hệ thống các công ty bình phong, An ninh Bộ Công an hiểu rất rõ bản chất của hệ thống các đơn vị làm kinh tế trực thuộc mỗi quân khu và có mặt trên mọi lĩnh vực của Quân đội. An ninh điều tra thuộc khu vực an ninh kinh tế, nhờ nghiệp vụ, nắm và có hồ sơ nhiều áp phe phi pháp của phía Quân đội. Tương tự như vậy, Tổng cục II, cơ quan điều tra An ninh quốc phòng và Tình báo an ninh của Quân đội cũng nắm rất rõ những thủ đoạn và hoạt động của các công ty bình phong của bên Công An. Cả hai đều có những đặc quyền điều tra và có đủ đặc tình cài cắm.
Đây chính là mâu thuẫn không đội chung trời giữa hai loại công cụ bạo lực duy nhất của chế độ. Từ hơn hai chục năm nay, mâu thuẫn càng ngày càng không thể dập tắt, nhưng cả hai đều biết, bất cứ sự bùng nổ nào từ trong các mâu thuẫn này đều có thể dẫn đến sự sụp đổ của chế độ.
Ông Trọng biết, Bộ chính trị biết, Ban kiểm tra trung ương biết. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đơn tố cáo. Toà án có đơn kiện cả Công an lẫn Quân đội. Nhưng không một ai, không một nơi nào dám khơi mào.
Út Trọc và Vũ Nhôm liệu có làm được vai trò của Trịnh Xuân Thanh, ngòi nổ nhằm tiêu diệt bộ ba Thăng-Hoàng-Dũng hay không? Có kẻ nào dám đụng tới hai nhân vật này không? Chiến dịch chống tham nhũng, lò lửa của ông Trọng có thực có mục đích làm trong sạch đảng, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích của nhân dân hay chỉ để bảo vệ chế độ trong đó có quyền cai trị của thiểu số đảng cộng sản. Nếu Vũ Nhôm và Út Trọc bị bắt, có nhiều nguy cơ hai nhân vật này sẽ bị thủ tiêu bịt miệng trong trại giam và nguy cơ những vụ thanh toán nhau ở bên ngoài.
Việc làm như vô tình của bí thư Trương Quang Nghĩa đụng tới hai ông thượng tá, một Quân đội , một Công an đều thuộc hạng tội phạm được «tổ chức đúng quy trình», là sản phẩm của hệ thống, phản ánh tâm lý khao khát được phanh phui những mụn nhọt ung thư cơ bản của chế độ. Dân biết hết. Và không phải người ta phấn khởi như ông Trọng nói: «không khí phấn khởi đang lan ra cả nước». Cái hả hê mà ông Trọng gọi nhầm là phấn khởi chỉ phản ánh sự oán ghét chế độ, tâm lý căm ghét của dân chúng với hàng ngũ quan lại của chính quyền. Người ta muốn «cái lũ ấy chết hết».
Nhưng cái hả hê đó không dừng như ông Trọng tưởng. Người ta hỏi nhau, «đánh thằng này hay thằng kia, gạt thằng này ra, thay thằng khác vào, thì đổi được gì và dân được gì?»
Ông Ngô Xuân Lịch hứa trước Quốc Hội «Quân đội sẽ không làm kinh tế thuần tuý», nhưng Viettel đang là nguyên nhân trực tiếp của vụ cưỡng chiếm 59 ha đất nông nghiệp của nông dân xã Đồng Tâm, khiến dân bắt giam 37 cảnh sát cơ động, và thề sẵn sàng hy sinh tính mạng nếu công an xuống bắt người. Trước ý kiến của Thủ tướng chính phủ: Quân đội sẽ thôi làm kinh tế, trong hội nghị cán bộ lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh, ông Ngô Xuân Lịch tuyên bố, «cần phát triển nhân lên hai hoặc ba tập đoàn như Viettel nữa», «quân đội do đảng trực tiếp lãnh đạo , không để bất kỳ kẻ nào giật dây, chỉ đạo quân đội». Ông Lịch công khai thách đố ông Phúc chỉ vì núp dưới cánh của ông Trọng?! Người ta ít thấy ông Lịch ngồi ghế giao ban Chính phủ, không chăm chỉ như ông Phùng Quang Thanh dưới thời ông Dũng. Người ta bảo đó là nạn kiêu binh lúc chế độ sắp hết thời.
Năm 2018 là năm mà BOT và Đồng Tâm bắt buộc phải minh bạch trắng đen . Quyết định khởi tố bắt giam với 70 người dân đồng Tâm của công an Hà Nội do Viettel giật dây, và hai tháng tạm dừng thu phí Cai Lậy để báo cáo giải pháp theo quyết định hoãn binh của ông Thủ tướng, cuối cùng sẽ phải đượckeest thúc. Dân Đồng Tâm hoặc sẽ đổ máu hoặc Viettel phải nhả lại đất cho dân, và những Nông Đức Mạnh, Ngô Văn Dụ … hoặc sẽ phải được đưa ra ánh sáng cho bàn dân biết bản chất của một chế độ đạo đức giả.
Ông Trọng sáng ngày 1/1/2018 sẽ không biết bước ra cửa bằng chân nào, vì chân nào cũng không dẫn ông vào một năm xuôi lọt, an nhàn. Sẽ là một năm vượt quá sức ông chịu đựng của ông. Nếu lại có tin đồn ông truỵ tim, thì có khi không phải là tin giả nữa.
Bùi Quang Vơm

Bản tin sáng 1-1-2018

Bản tin sáng 1-1-2018

LTS: Một năm cũ đã qua với rất nhiều biến động xảy ra ở Việt Nam và thế giới. Hôm nay là ngày đầu năm 2018, BBT Tiếng Dân kính chúc quý độc giả thật nhiều niềm vui và hạnh phúc. Hy vọng năm 2018 sẽ mang đến cho người dân Việt Nam nói riêng, người dân khắp nơi trên thế giới nói chung, nhiều điều tốt đẹp hơn những năm qua.
____

Tin trong nước

Tin Biển Đông
Các ngư dân tiếp tục gặp chuyện không lành khi hành nghề gần vùng tranh chấp: Tàu cá và 6 ngư dân mất liên lạc bí ẩn tại vùng biển Hoàng Sa. Ngày 31/12/2017, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định xác nhận, các cơ quan chức năng vẫn chưa thể liên lạc với tàu cá BĐ 96665 TS, vốn đã mất tích từ ngày 20/12, trong lúc đang hành nghề tại “vùng biển cách đông bắc đảo Tri Tôn (quần đảo Hoàng Sa) khoảng 120 hải lý”.
Về tàu cá BĐ 97612 TS bị mất liên lạc khi hoạt động tại vùng biển cách TP. Nha Trang khoảng 120 hải lý, Ban CHPCTT-TKCN tỉnh Bình Định cho biết, họ đã gửi công văn đến Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đề nghị cứu nạn tàu cá này.
Đảo Tri Tôn là một trong số các đảo ở quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng sau Hải chiến Hoàng Sa 1974, và đã được TQ cải tạo, củng cố trong quá trình quân sự hóa mà Bắc Kinh vừa công khai. Thông tin từ báo của AMTI ngày 14/12/2017 cho biết, “đá Tri Tôn cũng có một vài công trình đã được hoàn thiện trong năm nay, trong đó có hai toà tháp radar lớn”
Truyền thông trong nước và nhiệm vụ đầu năm
Sáng ngày đầu năm mới, hệ thống tuyên truyền của đảng khẳng định: Không thể phủ nhận bản chất tốt đẹp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nội dung bài viết xoay quanh Quy định 102-QĐ/TW 2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.
Tác giả cho rằng, quy định này “ra đời từ thực tiễn, đó là tình trạng suy thoái về ‘chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống’, ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ mà Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ ra là hết sức nghiêm trọng”, và các luồng dư luận mạng xã hội đã dựa vào quy định này để đánh giá rằng, Đảng đang mâu thuẫn nội bộ, từ đó “phủ nhận bản chất tốt đẹp của Đảng Cộng sản”.
Thứ nhất, nếu Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự “tốt đẹp” thì tính chất ấy tự khắc được thể hiện trong hành động, Đảng có cần lập tức ra lệnh cho bộ máy tuyên truyền viết bài này? Thứ hai, tính chất tốt hay không tốt của một đảng chính trị sẽ được đánh giá chi tiết qua các con số thể hiện tác động của lộ trình chính sách đối với quốc gia, khái niệm “bản chất tốt đẹp” không có được sự tường minh ấy.
Lâu nay có khái niệm “củi tươi”, “củi khô”, giờ thêm khái niệm: Chống tham nhũng phải đưa được cả “củi tươi đã hỏng” vào lò. TS Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Xây dựng Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Cán bộ TPHCM giải thích về khái niệm “củi đang tươi mà đã hỏng” như sau“Bởi nếu củi tươi còn ở ngoài lò thì nó vẫn gây hậu quả, có thể chuyển hoá thành nhóm củi tươi, suy thoái sẽ khó lường hơn”.
Vấn đề không phải chuyện “củi tươi”, “củi khô” hay các khái niệm phát sinh qua công cuộc đốt lò của bác Tổng, thế nhưng các lãnh đạo Đảng thường diễn giải vấn đề theo hướng không trực tiếp, để “làm mờ” những khái niệm đáng ra phải được công khai, thậm chí là công khai ở mức rất chi tiết, với người dân. Đó là một yếu tố trong hành ngôn mà Đảng vẫn đang đi ngược với nền chính trị hiện đại.
Đảng và sự lạm quyền, vượt quyền
Biểu hiện lạm quyền trong Đảng không ở đâu xa: Các chức danh sẽ do Bộ Chính trị quyết định. Đó là Quy định 105 về “phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử” do bác Tổng vừa ký. Bộ Chính trị giờ toàn quyền quyết định chức lãnh đạo ở các cơ quan Trung ương, một số chức lãnh đạo nắm thực quyền ở các tỉnh, thành phố và đảng ủy khối trực thuộc Trung ương, một số chức lãnh đạo ở Quốc hội, tòa án và viện kiểm sát.
Quy định 105 còn cho phép Bộ Chính trị quyết định một số chức lãnh đạo cao nhất ở quân đội và công an, gồm cả chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các tài liệu lịch sử có thể cho thấy rõ, bác Tổng đang đi đúng vào con đường của những ai đã từng “trỗi dậy” ở Đức, Nga, các nước Đông Âu, từ năm 1924 đến 1991.
Báo Một Thế Giới đánh giá một số “củi to” vào lò: Chính trường một năm nhìn lại: Cán bộ cấp cao ngã ngựa và những nguyên nhân. Yếu tố chung làm nên “con đường vào lò” của các lãnh đạo là sự lạm quyền, đặc biệt trong chuyện bổ nhiệm nhân sự, tạo nên những dự án gây thất thoát tài sản công, thậm chí ô nhiễm môi trường, và hiện tượng “thái tử Đảng”.
Tác giả chỉ nói đến nguyên nhân “vào lò” của các lãnh đạo, mà không nói được nguyên nhân dẫn đến sự lạm quyền, vượt quyền, vì chính người đứng đầu Đảng và Nhà nước cũng đang lạm quyền và nắm chặt 3 nhánh quyền lực nhà nước, cùng với quân đội, trong tay.
Một số vấn đề quanh chuyện Đinh La Thăng
Facebooker Nguyễn Ngọc Chu bình luận về tội ông Đinh La Thăng và phiên tòa 8-1-2018. Đây là lần đầu tiên có phiên tòa xử đến cựu Ủy viên Bộ Chính trị như ông Đinh La Thăng, nên phiên tòa này sẽ thu hút nhiều sự chú ý từ dư luận trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, theo tác giả, quá trình xét xử chắc chắn được “lập trình”, chỉ đạo từ trước. “Có hai nhân tố quyền lực tác động ghê gớm lên quyết định của quan tòa: đó là quyền lực chính trị và quyền lực đồng tiền”.
Báo Người Đưa Tin giải thích chuyện người bị ông Đinh La Thăng cách chức về lại vị trí cũ: Nhiều chuyện bất ngờ. Ngày 29/12/2017, công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) thừa nhận, Hội đồng quản trị đơn vị vừa quyết định bổ nhiệm có thời hạn đối với ông Nguyễn Viết Hiệp làm Tổng giám đốc công. Ông Hiệp là một lãnh đạo ngành đường sắt từng bị ông Đinh La Thăng cách chức về vụ “mua 160 toa tàu cũ Trung Quốc”.
Ông Hiệp có thể quay về vị trí cũ, là nhờ ông Trần Thế Hùng, là người vừa “nhường chức” Tổng giám đốc. Trước khi làm Tổng giám đốc, ông Hùng là Trưởng ban Kế hoạch Kinh doanh tổng công ty Đường sắt Việt Nam, chính là vị trí ông Hiệp đảm nhận sau khi bị ông Đinh La Thăng cách chức. “Trong quá khứ, ông Hiệp và ông Hùng đã liên tục đổi vai cho nhau”.
BOT tiếp tục là gánh nặng với người dân
Ngày cuối năm 2017, BOT tiếp tục mang tới chuyện không vui: Lái xe mua vé tháng qua trạm BOT vẫn phải mua thêm vé cho ngày 31.12? Sáng 31/12/2017, một số tài xế lúc đến trạm thu phí BOT Quảng Trị đã rất bất ngờ bởi “dù họ đã mua vé tháng nhưng vẫn bị các nhân viên kiểm soát yêu cầu mua thêm vé lượt cho ngày 31/12”. Hàng chục tài xế dừng xe lại ngay trước trạm, không mua vé và yêu cầu phía Trạm BOT Quảng Trị giải thích.
Ông Hoàng Gia Đại, Giám đốc Công ty BOT Quảng Trị cho rằng: đúng là quy định cũ của Bộ GT-VT cho phép vé tháng và vé quý bán từ ngày đầu tháng có thể được sử dụng đến hết tháng, nhưng thông tư mới, số 35 của Bộ GT-VT quy định vé tháng, vé quý chỉ sử dụng được “1 tháng 30 ngày, 1 quý 90 ngày”. Vậy là quy định do lãnh đạo Bộ GTVT ban hành không tính đến các tháng có 31 ngày? Đúng là những cái đầu đất nằm trong Bộ GTVT!
Hồi kết thường thấy của lời “hứa từ lãnh đạo”: Bộ GTVT “lật kèo” thỏa thuận giảm giá vé BOT Nam Bình Định? Yếu tố “lật kèo” được thể hiện trong thông báo về việc giảm giá vé qua trạm thu phí BOT Nam Bình Định công bố hôm qua, “các phương tiện thuộc nhóm loại 1, giảm từ 35.000 đồng xuống 30.000 đồng”.
Trước đó, trong buổi làm việc giữa đại diện UBND tỉnh Bình Định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và nhà đầu tư, “các bên đã thống nhất giảm giá vé qua BOT Nam Bình Định từ 35.000 đồng xuống 25.000 đồng/lượt đối với các phương tiện thuộc nhóm loại 1”.
Về chuyện “hứa một đằng, làm một nẻo”, một chủ doanh nghiệp vận tải ở TP Quy Nhơn đánh giá, các lãnh đạo liên quan đến BOT Nam Bình Định chỉ giảm “nhỏ giọt” giá vé qua trạm, trong khi chính họ đã thi công không tốt Quốc lộ 1 đoạn qua Bình Định. Đoạn đường này đã hư hỏng, xuống cấp nhưng những người làm BOT vẫn muốn duy trì gánh nặng đối với người dân.
Nhân quyền ở Việt Nam
Trang BBC có bài: Gia đình LS Đài ‘không chấp nhận luật sư chỉ định’. Trao đổi với BBC, bà Vũ Minh Khánh, vợ luật sư Đài cho biết: “Chồng tôi gửi thư viết là đã kết thúc điều tra hôm 12/12. Lẽ ra điều tra xong, họ phải cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ba luật sư mà tôi đã làm đủ thủ tục mời là các ông Hà Huy Sơn, Nguyễn Văn Miếng và Đoàn Thái Duyên Hải”. Tuy nhiên, phía chính quyền đã tự tiện chỉ định luật sư khác cho vụ xử LS Nguyễn Văn Đài.
Bà Khánh không đồng ý quyết định này và sẽ làm đơn từ chối luật sư không phải do gia đình LS Đài chỉ định, đồng thời khiếu nại các cơ quan tố tụng. Luật sư Nguyễn Văn Miếng bình luận: “Quyền không cho luật sư tham gia trong giai đoạn điều tra thuộc về Viện Kiểm sát. Cơ quan điều tra tự ý từ chối thay Viện Kiểm sát là sai, và “hứa” khi nào điều tra xong thì cho các luật sư tham gia, nhưng sau đó không thực hiện”.
Linh mục Phan Văn Lợi cho biết, LM Nguyễn Văn Đức của đan viện Thiên An bị nhà cầm quyền Thừa Thiên-Huế vu cáo qua công văn bên dưới. Hiện LM Nguyễn Văn Đức đang đi họp ở Rome, Italia và có nguy cơ bị chặn, không cho về lại Việt Nam.
Công văn của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nguồn: LM Phan Văn Lợi gửi tới.
Hồ sơ Đồng Tâm
Facebooker Nguyễn Anh Tuấn có bài: Gia đình quốc dân. Đó là gia đình của ông Lê Đình Kình, “lãnh đạo tinh thần” của phong trào đấu tranh ở xã Đồng Tâm. Vết thương ngày 15/4/2017 “mà các nhân viên công lực gây ra khi cố gắng bắt cụ” đã để lại “đoạn xương đùi nẹp ốc vít” cho cụ Kình. Con trai ông Kình là Lê Đình Công, bị bắt chung trong cùng một lệnh khởi tố. Cháu nội ông Kình “đã chống trả quyết liệt khi công an bắt cả cha lẫn ông mình, đuổi theo xe bịt bùng vài chục cây số”.
Theo tác giả, cha, con và cháu ông Kình lẽ ra đều “đang ngồi trong tù”, nếu không có “sự phản kháng quyết liệt vô tiền khoáng hậu được chuẩn bị tốt của dân làng Đồng Tâm, dưới sự lãnh đạo của Tổ Đồng Thuận – mà cha con cụ Kình đều là thành viên nòng cốt”. Sức phản kháng ấy của 6000 dân Đồng Tâm chung sức, đồng lòng đã vô hiệu hóa cả lệnh khởi tố ngày 13/6 của công an TP Hà Nội.
Thêm một số tin trong nước: Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2018 (VNE). – BĐS 2017 biến động trong những cơn sốt đất, ‘siết nợ’ hàng loạt dự án (VNN). – Ngân hàng VCB vi phạm trong việc cấp tín dụng đối với các hồ sơ bán nợ (PLP) – Sẽ tiến hành kiểm điểm nhiều cán bộ để “biệt phủ” xây dựng trái phép trên hành lang đê điều (KTNT). – Tiêu điểm tuần qua: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần đầu dự Hội nghị Chính phủ (KTĐT). – Phan Văn Anh Vũ bị câu lưu ở Singapore? (TB/TD). – Nhà máy nợ nần, sếp Gang thép Thái Nguyên xây ‘biệt phủ’ (TT). – Hàng chục hecta lúa mới gieo sạ bị thối vì ngập lụt (DT).

Tin quốc tế

Thế giới chào đón năm 2018
Trang VietNamNet có bài: Nguyên thủ các siêu cường mong đợi gì trong năm 2018? Bộ phận phụ trách báo chí của ba nhà lãnh đạo Mỹ, Nga, Đức cho cho biết, những kỳ vọng của Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Trump, đã được tiết lộ trong các bài phát biểu của họ.
Từ trái qua: TT Nga Putin, TT Mỹ Trump, Thủ tướng Đức Merkel. Ảnh: internet
Đón năm mới, tạp chí Time tổng hợp các sự kiện xảy ra trong năm 2017, một năm đáng nhớ với nhiều biến động kể từ khi ông Trump đặt chân vào Nhà Trắng:
Tin nước Mỹ 
RFI có bài, Mỹ: Một cuộc trả lời phỏng vấn kỳ cục của tổng thống Donald TrumpSuốt năm qua, TT Donald Trump liên tục tấn công các hãng truyền thông lớn của Mỹ mà ông cho rằng “tung tin vịt” như: ABC, CNN, NBC… vậy mà mới đây Trump đã trả lời phỏng vấn 30 phút với phóng viên của báo New York Times.
Cuộc phỏng vấn “kỳ cục” không có cố vấn bên cạnh này được dư luận soi rất kỹ, đặc biệt là khi ông Trump được ăn nói thoải mái theo phóng cách phóng túng và “không giống ai”. Những điểm lập dị đó được báo Washington Post nêu ra là có đến “25 điều nguyên thủ Mỹ nói sai hoặc gian dối“.
Báo Thanh Niên đưa tin Tay súng bị hạ sau khi bắn nhiều cảnh sát ở Mỹ. Dẫn nguồn từ báo The Denver Post cho biết, tay súng nã đạn vào cảnh sát ở hạt  Douglas, bang Colorado, làm ít nhất một cảnh sát thiệt mạng và 4 cảnh sát khác bị thương. Tay súng này sau đó đã trúng đạn và đã tử vong. Hiện các nhà chức trách đang điều tra thêm về sự việc.
Vấn đề Triều Tiên
Báo Thanh Niên đưa tin: Triều Tiên lên kế hoạch phóng tên lửa lớn. Báo The Asashi Shimbun dẫn lời một người đào tẩu khỏi Bắc Hàn, tiết lộ rằng, tại một cuộc họp với các quan chức cấp cao ở Bình Nhưỡng, Kim Chủ tịch ra chỉ thị chuẩn bị phóng tên lửa tầm xa vào ngày 9/9/2018, nhân kỷ niệm 70 năm quốc khánh CHDCND Triều Tiên.
Xung quanh lệnh trừng phạt mới của LHQ, báo Một Thế Giới loan tin: Hàn Quốc lại bắt thêm một tàu nghi chuyển dầu cho Triều TiênĐó là tàu được gắn cờ Panama mang tên KOTI. Đây là vụ bắt giữ thứ 2 của Hàn Quốc nhằm cố gắng cắt đứt “chi viện” cho Bắc Hàn. Trước đó, Trung Quốc và Nga đã bị tố tiếp tục tuồn dầu nhằm nuôi dưỡng Triều Tiên. Tuy nhiên, cả Nga và Trung Quốc đều chối biến.
Căng thẳng Trung Đông
Trên báo Pháp Luật Việt Nam có bài phân tích: Hồi kết nào cho tiến trình hòa bình Trung Đông? Bài viết nêu và phân tích tất cả những diễn biến trong quá khứ cũng như trong tháng 12/2017 làm cho Jerusalem “nóng hơn địa ngục”. Từ quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đến việc Guatemala tuyên bố chuyển đại sứ quán tới đây, hay kế hoạch triển khai dự luật “Jerusalem to lớn hơn” nhằm xây dựng thêm 300.000 nhà định cư mới.
Phía Palestin và các tổ chức Hồi giáo trong khu vực cũng góp phần biến vùng đất tranh chấp này thành chảo lửa: Biểu tình, nã pháo bắn tên lửa vào Israel. Tiến trình hòa bình cho Trung Đông có lẽ sẽ còn rất xa vời.
Biểu tình ở Iran
Các vụ biểu tình chống chính phủ tại Iran tiếp tục lan rộng. VOA đưa tin, Iran: Người biểu tình sẽ phải trả giá đắt. Tuyên bố cứng rắn đó được chính phủ Iran phát đi ngày 31/12 khi làn sóng biểu tình lan rộng khắp nơi.
Bộ trưởng Nội vụ Abdolreza Rahmani Fazli nói: “Những ai phá hoại của công, vi phạm pháp luật và trật tự hay gây rối sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình và phải trả giá”. Những khó khăn về kinh tế, tham nhũng đã làm cho làn sóng biểu tình chống chính phủ được được coi là lớn nhất kể từ năm 2009.
Cũng là tin biểu tình ở Iran, bào Tiền Phong đặt tiêu đề bài viết đầy “ý đồ”: Biểu tình bạo lực chống chính phủ chưa từng có bùng nổ ở IranÝ đồ của tác giả rất rõ khi chèn thêm từ “bạo lực” gán vào phía người biểu tình, trong khi phía cảnh sát cũng đã sử dụng bạo lực không kém, dùi cui, hơi cay… để đàn áp và bắt bớ những người biểu tình rất mạnh tay.
Mời xem clip biểu tình ở Iran của Fox News:
Báo Ngày Nay thì đưa tin: Iran kêu gọi người dân không tham gia ‘biểu tình bất hợp pháp’Ngày 30/12 Bộ trưởng Nội vụ Iran kêu gọi người dân tránh xa “các cuộc tụ tập, biểu tình bất hợp pháp”. Còn trên VnExpress có bài, Iran cáo buộc đặc vụ nước ngoài khiến hai người biểu tình thiệt mạng, Iran khẳng định “cảnh sát không nổ súng”. Và như “thông lệ” của các nước độc tài, Iran đổ vấy trách nhiệm cho các thế lực nước ngoài.
Tin Trung Quốc
Về việc Trung Quốc đang dùng tiền “khuấy đảo” khắp nơi, báo Một Thế Giới có bài: Nghi án điệp viên Trung Quốc luồn sâu vào Quốc hội New Zealand. Nhân vật được nhắc đến là ông Dương Kiệt, một nghị sĩ gốc Trung Quốc thuộc đảng  Quốc gia của New Zealand.
Ông Dương Kiệt bị tình báo New Zealand điều tra vì đã sống ở Trung Quốc đến năm 32 tuổi, được đào tạo tiếng Anh ở các trường quân sự cấp cao  của Trung Quốc, gồm cả trường đào tạo tình báo. Những hành động “mua chuộc, cài cắm” khắp nơi của Trung Quốc gần đây đã gây lo ngại cho cả thế giới. Úc và New Zealand đã lên tiếng rất gay gắt về chuyện này.
Mới đây, Trung Quốc ấn định mức tiền mặt được rút ở nước ngoàiQuy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, theo đó mỗi chủ thẻ tín dụng chỉ được phép rút đối đa 12.800 euro/năm, tương đương 100.000 nhân dân tệ.
Theo giới chức Bắc Kinh, việc hạn chế này nhằm “chống nạn rửa tiền, trốn thuế và tài trợ khủng bố”. Nhưng theo các chuyên gia, việc hạn chế này của Trung Quốc nhằm “ngăn chặn thất thoát dòng vốn ra ngoài lãnh thổ” và “muốn số tiền đó dùng để hỗ trợ nền kinh tế đất nước, hiện có những dấu hiệu hụt hơi“.
https://baotiengdan.com/2018/01/01/ban-tin-sang-1-1-2018/