Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Ai đã tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn?

Ai đã tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn?


authorLương Kết Thứ Bảy, ngày 17/09/2016 09:00 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Khi Trịnh Xuân Thanh bị Bộ Công an phát lệnh truy nã, nhiều người đã liên tưởng đến vụ án Dương Chí Dũng cách đây vài năm. Điểm giống nhau của hai nhân vật này là khi Lệnh khởi tố và bắt tạm giam được đưa ra thì họ đã cao chạy xa bay.

   
Nhớ lại vụ án tổ chức cho Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines mà Dân Việt từng phản ánh (Hành trình bỏ trốn của Dương Chí Dũng) giống như thước phim hành động ly kỳ. 
Như lời khai của Dương Chí Dũng, sau khi nhận được tin "mật báo" của một "ông anh" ở Bộ Công an, ông Dũng đã thông báo cho em trai là Dương Tự Trọng. Ông Trọng lúc đó đang là đại tá, Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng đã đứng ra tổ chức và nhờ các thuộc cấp thân tín cùng một số anh em ngoài xã hội, trong đó có cả giang hồ giúp cho Dũng vượt biên.
 ai da tiep tay cho trinh xuan thanh bo tron? hinh anh 1
Lệnh truy nã Trịnh Xuân Thanh khiến nhiều người liên tưởng tới vụ án Dương Chí Dũng cách đây 3 năm.
Dương Chí Dũng đã vượt biên trót lọt, tuy nhiên do không nhập cảnh được vào Mỹ vì có lệnh truy nã quốc tế nên đành quay về Campuchia và bị bắt sau 4 tháng lẩn trốn ở nước ngoài.
Đối với Dũng, sau khi lên chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, việc bị cơ quan tố tụng "sờ gáy" vì những sai phạm thời còn làm lãnh đạo ở Vinalines với ông ta khá đường đột. Chính vì thế Dương Chí Dũng cần được "một ông anh" mật báo để chạy trốn.
Đối với Trịnh Xuân Thanh, việc trượt dốc trên con đường sự nghiệp khác hẳn với Dương Chí Dũng. Bắt đầu từ sai phạm đi xe tư nhưng dùng biển số công, ông Thanh bị báo chí khui rõ, mổ xẻ kỹ càng trách nhiệm thời còn làm lãnh đạo Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng, đến khi xin chuyển về tỉnh Hậu Giang làm Phó chủ tịch tỉnh này.
Từ chỉ đạo của Tổng Bí thư, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc. Sau khi Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng ra kết luận lần thứ nhất, ông Trịnh Xuân Thanh đã bị Hội đồng bầu cử quốc gia bác tư cách đại biểu Quốc hội (ông Thanh trúng cử ở Hậu Giang).
Sau kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng, Tổng Bí thư tiếp tục chỉ đạo làm rõ hơn nữa. Trong 4 nội dung công việc được Tổng Bí thư yêu cầu làm rõ, có nội dung đáng chú lý là: Ban Thường vụ Đảng ủy Công an TƯ chỉ đạo các cơ quan chức năng của ngành công an điều tra làm rõ vi phạm để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng (giai đoạn 2011-2013) ở PVC thời ông Thanh còn làm lãnh đạo.
Có lẽ ông Thanh cũng sớm đoán trước về kết cục của mình. Dấu hiệu "lánh đi đâu đó" của ông Thanh bộc lộ khá rõ khi xin ra nước ngoài trị bệnh. Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết, Tỉnh ủy không đồng ý với đề nghị của ông Thanh vì thời điểm không phù hợp. Thế nhưng sau đó ông Thanh đã bặt vô âm tín.
Đến nay, việc ông Thanh đang ở đâu vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên trong những ngày qua trên mạng xã hội xuất hiện những bằng chứng cho thấy Thanh đang ở nước ngoài dù không được Tỉnh ủy Hậu Giang, cơ quan trực tiếp quản lý ông cho phép.
Như lời thiếu tướng Lê Xuân Viên – Cục trưởng Cục Xuất nhập cảnh, Tổng cục An ninh (Bộ Công an) khi trả lời báo chí, ông chưa nhận được thông báo về việc cấm xuất nhập cảnh đối với ông Thanh.
Còn Thiếu tướng Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục An ninh Cửa khẩu (Bộ Công an) - đơn vị trực tiếp phụ trách việc xuất nhập cảnh - cũng xác nhận điều này.
Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thế Truyền (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) đã có phân tích rất đáng chú ý: Tại khoản 1, Điều 21 nghị định 136/2007 của Chính phủ quy định về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam đã nêu rõ: Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc “có liên quan đến công tác điều tra tội phạm”.
Có thể thấy từ chỉ đạo của Tổng Bí thư và kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ, kết luận của Thanh tra Chính phủ thì ông  Thanh là người đang “có liên quan đến công tác điều tra tội phạm”. Tại sao trong bối cảnh như vậy ông Thanh lại "mất tích" cách khó hiểu như vậy? 
Có lẽ trước khi bắt được Trịnh Xuân Thanh, việc cần làm trước mắt là xem xét trách nhiệm của những cơ quan, tổ chức, cá nhân đã không giám sát chặt chẽ hoặc có biện pháp ngăn chặn kịp thời để Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn giữa lúc cơ quan tố tụng đang vào cuộc, làm rõ trách nhiệm.
Để xảy ra việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn trong bối cảnh sắp bị khởi tố, bắt tạm giam, dư luận hoàn toàn có thể đặt câu hỏi, phải chăng có sự tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh? Bởi nếu làm một cách chặt chẽ, khó có chuyện Trịnh Xuân Thanh "đi đâu không rõ". 
Nếu vấn đề này không được sớm làm rõ, dư luận sẽ có nhiều băn khoăn, suy nghĩ trái chiều, thậm chí ít nhiều suy giảm niềm tin vào công cuộc phòng, chống tham nhũng mà Đảng, Nhà nước đang thực hiện một cách quyết liệt và triệt để

http://danviet.vn/tin-tuc/ai-da-tiep-tay-cho-trinh-xuan-thanh-bo-tron-708900.html

Nếu Trịnh Xuân Thanh trốn sang Đức, Canada thì có bắt được không?

Nếu Trịnh Xuân Thanh trốn sang Đức, Canada thì có bắt 
được không?

17/09/2016 14:47

Việc bắt giữ và dẫn độ ông Trịnh Xuân Thanh diễn ra như thế nào trong trường hợp bị can vừa bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra lệnh truy nã toàn quốc và quốc tế này trốn ra nước ngoài?

Ngày 17-9, liên quan tới thông tin cho rằng bị can Trịnh Xuân Thanh đang trốn ở Đức có thể gây khó khăn cho công tác bắt giữ, dẫn độ, trả lời BáoNgười Lao Động, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an), cho biết hiện nay Việt Nam và CHLB Đức chưa ký hiệp ước dẫn độ nên giả sử Trịnh Xuân Thanh trốn ở đây thì sẽ gặp những khó khăn nhất định.

Trịnh Xuân Thanh đang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an truy nã toàn quốc và quốc tế
Trịnh Xuân Thanh đang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an truy nã toàn quốc và quốc tế
Theo Thiếu tướng Quân, dù chưa kí kết riêng với nhau nhưng hai quốc gia vẫn có thể áp dụng các Điều ước quốc tế liên quan mà cả hai quốc gia là thành viên. Khi đó, vấn đề dẫn độ tội phạm có thể được thực hiện theo sự thoả thuận giữa hai chính phủ, trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
Trả lời câu hỏi giả sử Trịnh Xuân Thanh trốn sang Canada hoặc một vài quốc gia khác không tham gia ký kết hiệp ước dẫn độ thì có thể truy bắt được không, Thiếu tướng Trần Thế Quân cho biết việc bắt giữ sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều song không hẳn là bế tắc. Trong trường hợp đó, sẽ có thể vận dụng quan hệ ngoại giao giữa hai nước, bàn bạc, thương lượng cụ thể. “Dĩ nhiên, sẽ khó khăn hơn rất nhiều vì trong thực tế, nhiều quốc gia cũng không dễ dàng dẫn độ được tội phạm từ Canada về nước”- Thiếu tướng Quân nói.
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng giả sử trong trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh bị Interpol (Cảnh sát Hình sự quốc tế) bắt giữ theo yêu cầu của Việt Nam tại Đức thì việc dẫn độ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận ngoại giao, Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng 2003 vì hiện giữa Việt Nam và Đức chưa có Hiệp định về dẫn độ và Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự. Trình tự thủ tục dẫn độ ông Trịnh Xuân Thanh được áp dụng theo Luật dẫn độ của Nhà nước Đức trên cơ sở đề nghị của Chính phủ Việt Nam. Về nguyên tắc chung trong việc dẫn độ tội phạm theo luật pháp quốc tế sẽ không dẫn tới việc kết án tử hình người bị dẫn độ về quốc gia bị xét xử.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho biết sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh, nếu có căn cứ xác định ông Thanh đã bỏ trốn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam thì sẽ gửi Lệnh truy nã này đến Văn phòng Interpol Việt Nam (C55) trực thuộc Tổng cục Cảnh sát.
Văn phòng Interpol Việt Nam sẽ đề nghị Ban Tổng thư ký tổ chức Interpol ra quyết định truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh. Theo các nguyên tắc hoạt động của Interpol, dẫn độ tội phạm được thực hiện theo các Điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương nhưng trình tự, thủ tục dẫn độ tội phạm lại tuân theo quy định của pháp luật quốc gia được yêu cầu dẫn độ và pháp luật quốc gia yêu cầu dẫn độ.
Nếu ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt giữ theo Lệnh truy nã quốc tế của Interopl Việt Nam tại một quốc gia trên Thế giới thì sẽ phải được thực hiện việc dẫn độ theo qui định của pháp luật nước sở tại trên cơ sở yêu cầu dẫn độ của Bộ Công an Việt Nam.
Việc dẫn độ theo yêu cầu của Việt Nam sẽ được căn cứ vào Công hàm đề nghị dẫn độ và Hồ sơ pháp lý liên quan đến hành vi phạm tội của ông Thanh tại Việt Nam như: Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố Bị can, Quyết định truy nã bị can, và các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh hành vi phạm tội mà ông Trinh Xuân Thanh đã thực hiện.
Trên cơ sở yêu cầu dẫn độ của Công an Việt Nam, quốc gia bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh sẽ đưa ra xem xét yêu cầu dẫn độ bằng một phiên tòa hình sự hoặc một phiên họp theo qui định của pháp luật quốc gia. Tòa án quốc gia nơi bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh sẽ là Cơ quan ra Quyết định về việc dẫn độ về Việt Nam.

Như Báo Người Lao Động đã đưa, ngày 16-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can số 363/C46(P12) đối với Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự.
Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh. Sau khi xác định bị can Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn; căn cứ các điều 34, 82, 161, 169, 187, 256 và 260 Bộ luật Tố tụng Hình sự Nước CHXHCN Việt Nam, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra quyết định số 19/C46-P12 truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh.
N.Quyết

http://nld.com.vn/phap-luat/neu-trinh-xuan-thanh-tron-sang-duc-canada-thi-co-bat-duoc-khong-20160917135908033.htm

Nhận định về cặp đôi Trịnh Xuân Thanh và Người Buôn Gió...


Nhận định về cặp đôi Trịnh Xuân Thanh và Người Buôn Gió...


THỨ BẢY, NGÀY 17 THÁNG 9 NĂM 2016


Trước hết phải khẳng định rằng đây là một cặp mèo mả gà đồng không hơn không kém. Hoặc là một cặp trai tứ chiếng, gái giang hồ dựa vào nhau trong giây phút lỡ làng. Trịnh Xuân Thanh và Người Buôn Gió đã lợi dụng nhau để đạt mục đích riêng một cách hợp lý, nếu chúng ta tin những gì Gió đã kể.
Trước hết chúng ta nói về Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu. Anh là một nhà văn, nhà báo lề dân, không học hành gì nhưng không thể phủ nhận tài năng hơn người. Sống ở bên Đức, Gió càng chứng tỏ khả năng vẫy vùng của mình, và có thể nói khó kiếm được một người thứ hai giống như anh. Nhất là khả năng sáng tác hầu như vô tận giữa báo chí và văn chương. Đây cũng là nhược điểm của anh mà nhiều người đã phê bình và tôi đồng ý điều đó.

Nhưng cũng có nhiều người phê bình rằng anh đã bị Trịnh lợi dụng, nhưng không phải. Là một nhà báo bất kỳ nào mà có được một cơ hội Trời cho như Gió đang có với Trịnh thì không ai bỏ lỡ cả. Dù cách khai thác khác nhau như thế nào thì cuối cùng Gió vẫn là người có lợi nhiều nhất, dù nhiều người trong chúng ta không ưa cái kiểu khai thác đề tài như Gió đã làm. Nhưng biết thế nào được vì khai thác kiểu chương hồi văn chương lại là sở trường của Gió. Cũng như anh ta vốn là tay trùm về "thuyết âm mưu" mà dự đoán thường sai nhiều hơn đúng nhưng không thể không ghi nhận sự sắc bén ở trong đó. Và dù không có vụ Trịnh Xuân Thanh này thì anh vẫn là một cây viết chính trị hàng đầu hiện nay.
Không thể nói là Gió bị lợi dụng được. Đọc 15 bài viết của anh thì chúng ta thấy anh là người dẫn dắt và thao túng cuộc chơi. Ý kiến riêng của anh nhiều hơn tài liệu của Trịnh cung cấp. Tóm lại đừng lo cho Gió vì quan điểm anh ta lão luyện và nắm chắc hơn Trịnh Xuân Thanh, bởi Gió có thể bịa đặt ra Trịnh Xuân Thanh chứ Trịnh không thể tạo ra Gió được.
Còn về tay "đào thoát lịch sử" Trịnh Xuân Thanh thì tại sao lại chọn Gió chứ không phải các đài VOA, BBC, RFA....Các nhà báo lề dân của chúng ta đã phân tích nhiều rồi nhưng theo tôi thì chưa đủ. Chỉ có một khả năng là theo tính toán của Trịnh Thanh Xuân thì anh ta còn chừa lối về chứ không cắt đứt hẳn. Giao dịch với các báo đài nước ngoài thì coi như là kẻ phản bội không thể quay về. Nhưng với Người Buôn Gió thì khác. Mặc dù sự nổi tiếng của Gió rất lớn nhưng anh ta cũng chỉ là một tiếng nói lề dân mà chính quyền Hà Nội không thừa nhận. Có nghĩa là giao dịch với Gió là giao dịch chợ đen không chính thức và có thể xù bất cứ lúc nào. Và cái cách mù mờ giữa thực và ảo trong lối viết của Gió cũng khiến cho Trịnh có thể chối phắt nếu cần. Hơn nữa chưa hề có tấm ảnh chụp chung giữa hai người, Trịnh và Gió cũng như sự lên tiếng của Trịnh ủng hộ Gió trong các bài viết. Những việc làm quá dễ nhưng đến giờ này vẫn không có ngoài những giấy tờ tùy thân đã vô dụng được trao nhau "làm tin".
Trịnh Xuân Thanh chỉ là một quan chức bậc trung, chưa phải là UVTW Đảng thì làm sao có cách nói ngang hàng với ông TBT Nguyễn Phú Trọng và biết được gì cơ mật được. Ông ta chỉ là viên chức hạng trung và được Gió nâng lên quá cao, vượt tầm khả năng và thành đối trọng một cách khiên cưỡng và không có thật với ông TBT Nguyễn Phú Trọng. Nên những lời tố cáo TBT Nguyễn Phú Trọng của Trịnh cũng chỉ là những điều nhặt nhanh thu thập nơi hàng chợ và không đáng tin. Chưa kể những tài liệu tố cáo ông Trọng của ông Trịnh lại có nhiều cái giống như của Gió vẫn viết từ bấy lâu nay. Tóm lại thì sự kiện nổi cộm này cũng chỉ như một cơn bão trong cái cốc, mà người quậy nó lên lại chính là Người Buôn Gió với mục đính tốt đẹp mà tất cả chúng ta đều mong muốn. Và có lẽ cũng chỉ anh chàng này mới làm vụ việc đình đám lên như hiện nay.
Chúng ta cũng đừng tin quá vào ông Trịnh này. Ông ta cũng chỉ là muốn nâng cao vị thế chính trị của mình để có được qui chế tỵ nạn mà thôi. Các nhà báo thuộc thuyết âm mưu không nên dựng đứng về "hai thế lực đấu đá nhau"hay cao hơn là :"Trịnh Nguyễn phân tranh", khôi hài lắm.
Kết luận lại thì Trịnh chỉ là một công chức đào thoát vì lý do kinh tế. Còn về Người Buôn Gió thì hãy ủng hộ anh ta, cho dù anh ta có bịa đặt ra Trịnh hoặc một phần Trịnh thì những nỗ lực không nhỏ của anh ta đóng góp cho sự nghiệp chung cũng xứng đáng được trân trọng rồi.

theo FB Tú Ân Mai

Trịnh Xuân Thanh có thoát được lệnh truy nã quốc tế của công an VN?

Trịnh Xuân Thanh có thoát được lệnh truy nã quốc tế của công an VN?

T7, 09/17/2016 - 07:21
Ảnh www.baothamnhung.com
Cùng lúc thực hiện lệnh khởi tố và bắt giữ ông Vũ Đức Thuận – cấp phó của Trịnh Xuân Thanh, Bộ Công An đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh và thông báo rộng rãi. Động thái này cho thấy sau một thời gian lúng túng, phía đảng của tổng bí thư Trọng đã quyết định lấy lại thế chủ động, mà không để bị mất mặt do cú scandal chính trị gây ra bởi Trịnh Xuân Thanh.
Cuối cùng, Bộ Công an đã bắt đầu “vào cuộc” và có động tác có vẻ kiên quyết hơn, đối với người đang nhiều khả năng đã trốn ra nước ngoài là Trịnh Xuân Thanh. Nhưng chỉ mới là bắt đầu, bởi trước đó các quan chức công an phụ trách xuất nhập cảnh còn cho báo chí biết là “ông Trịnh Xuân Thanh không nằm trong diện bị cấm xuất cảnh”, và dường như công an cửa khẩu đã không làm gì cả.
Có thể hình dung trạng thái của Tổng bí thư Trọng là giận dữ đến thế nào. Sau hơn một tháng, từ lúc có chỉ đạo của ông này, hồ sơ vụ PVC liên quan đến Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa được Bộ Công an hoàn tất, trong lúc Bộ Nội Vụ vẫn lần khân việc báo cáo vụ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, còn bản thân Trịnh Xuân Thanh thì biến mất không tăm hơi.
Thậm chí đã xuất hiện dư luận cho rằng Tổng bí thư Trọng chẳng “nắm” được đảng ủy Bộ Công An, và cũng chẳng chỉ đạo được Bộ Công an phải “kiên quyết”. Mà nếu vậy, uy lực của một tổng bí thư quả là quá yếu!
Rất có thể, Tổng bí thư Trọng đang muốn truy xét xem những quan chức nào của Bộ Công An đã, vô tình hoặc hữu ý, để vuột Trịnh Xuân Thanh.
Còn giờ đây, khi Bộ Công An đã quyết định truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh, liệu một kết quả mĩ mãn có dành cho ông Trọng?
Trong thực tế, có nhiều thông tin cho là ông Thanh đã có mặt tận Cộng Hòa Liên Bang Đức - một quốc gia chưa có hiệp định dẫn độ tội phạm với Việt Nam. Do đó dù chính phủ Đức không cho phép ông Thanh tị nạn chính trị, ông Trịnh Xuân Thanh vẫn có thể đường hoàng mua vé máy bay để đến một nước khác, hoặc vẫn ở lại nơi đây như một khách du lịch.
Cũng có một luồng ý kiến khác cho rằng sau khi Bộ Công An VN thông báo cho Interpol về trường hợp Trịnh Xuân Thanh, Interpol sẽ tiến hành điều tra và xem xét. Nếu họ nhận thấy vụ việc có yếu tố chính trị thì họ sẽ từ chối ra một quyết định truy nã như vậy.
Mà Trịnh Xuân Thanh lại là người rất nhanh nhạy, khi nhanh chóng tẩu thoát ra nước ngoài, và bắt đầu những bước đi đầy mầu sắc chính trị. Thanh không im lặng mà tạo ra một quả bom chính trị để gây tiếng vang mà cứu mình. Do vậy, Bộ Công an VN sẽ khó lòng thuyết phục được Ban Tổng thư ký Interpol ra một lệnh truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh, khi quả bom chính trị do Thanh tạo ra đã phát nổ. Cũng bởi thế, Trịnh Xuân Thanh đang có nhiều cơ may thoát được vụ này, cũng tại cái hệ thống chính trị độc tài đã tạo cơ hội cho những kẻ chốn chạy như Thanh, dùng chính trị như là một phương tiện hữu hiệu cho hành trình đào tẩu.
Vào năm 2012, Dương Chí Dũng của Vinalines đã tẩu thoát sang Campuchia.  Nghe nói chính quyền phải dùng đến lực lượng tình báo của Tổng cục 2 – Bộ Quốc phòng sang tận Campuchia mới bắt được Dương Chí Dũng – vào thời Hunsen của Campuchia còn chưa mạnh miệng tuyên bố “Campuchia không phải là con rối của Việt Nam”. Nhưng nếu Trịnh Xuân Thanh đã trốn sang châu Âu, mà châu Âu lại không phải là Campuchia, liệu những lực lượng đặc nhiệm của Việt Nam sẽ làm được gì, hay vụ “truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh” sẽ chìm xuồng sau một thời gian đủ dài?
 http://www.sbtn.tv/vi/tin-viet-nam/trinh-xuan-thanh-co-thoat-duoc-lenh-truy-na-quoc-te-cua-cong-vn.html
Lê Dung / SBTN 

Trịnh Xuân Thanh: Từ “thuyền trưởng” PVC 

đến bị truy nã quốc tế

Thứ Bảy, 17/09/2016 - 07:48

 Sau khi ngồi ghế “thuyền trưởng” Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và chèo lái để tổng công ty thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng, Trịnh Xuân Thanh vẫn có một con đường công danh trải đầy hoa hồng, thăng tiến với tốc độ "siêu nhanh". Không ai có thể ngờ "con đường hoa hồng" ấy lại kết thúc bằng một lệnh truy nã quốc tế.
 >> Truy nã quốc tế bị can Trịnh Xuân Thanh
 >> Bắt nguyên Tổng Giám đốc PVC cùng 3 thuộc cấp

Bị truy nã quốc tế
Theo thông báo phát đi của Bộ Công an, ngày 15/9, cùng bị khởi tố với Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), còn có Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT PVC và 3 thuộc cấp.
Thời điểm Trịnh Xuân Thanh với vai trò vị thuyền trưởng đã chèo lái con tàu PVC chìm đắm trong nợ nần, thua lỗ.
Thời điểm Trịnh Xuân Thanh với vai trò vị "thuyền trưởng" đã chèo lái "con tàu" PVC chìm đắm trong nợ nần, thua lỗ.
Cả 5 bị can đều bị khởi tố cùng tội danh: “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cơ quan điều tra xác định, bị can Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn nên quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh.
Ông Trịnh Xuân Thanh (SN 13/2/1966, tại Đông Anh, Hà Nội). Theo cáo buộc của cơ quan tố tụng, trong thời gian Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, cùng Vũ Đức Thuận và 3 thuộc cấp Nguyễn Mạnh Tiến - Phó tổng Giám đốc; 
Trương Quốc Dũng - nguyên Phó tổng Giám đốc; Phạm Tiến Đạt - nguyên Kế toán trưởng Tổng công ty PVC, đã để công ty này thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng.
Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013, Trịnh Xuân Thanh lần lượt giữ các chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.
Báo cáo của Ban kiểm soát tại Hội đồng cổ đông thường niên của PVC năm 2014 cho biết năm 2013 PVC thua lỗ 2.228,5 tỷ đồng, trong đó riêng công ty mẹ lỗ 1.927 tỷ đồng. Lũy kế cuối năm 2013, công ty mẹ - PVC lỗ hơn 3.262 tỷ đồng.
Dưới thời Trịnh Xuân Thanh cùng Vũ Đức Thuận làm lãnh đạo, nhiều cá nhân thuộc PVC đã bị kỷ luật và xử lý hình sự. Năm 2009, sau khi đã yên vị ở chức vụ Chủ tịch HĐQT PVC, ông Trịnh Xuân Thanh và các thành viên HĐQT lúc đó đã chủ trương thành lập Công ty CP Thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (PVC-ME), với số vốn điều lệ 500 tỷ đồng, trong đó PVC giữ vị trí cổ đông sáng lập với tỷ lệ góp vốn 40% và giao ông Trịnh Văn Thảo làm Giám đốc. Ngành nghề chính của công ty này là xây dựng hạ tầng, làm nền móng, gia công cơ khí.
Do năng lực Ban lãnh đạo công ty yếu kém nên PVC-ME chỉ nhận công trình sau đó đi thuê nhà thầu phụ thi công, còn mình đứng giữa ăn phần trăm nên đã xảy ra hàng loạt bê bối.
Ngày 12/9/2012, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án, sau đó khởi tố 15 bị can liên quan đến các sai phạm tại PVC-ME.
Ngày 11/8/2015, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVC-ME.
Rời vị trí thuyền trưởng, Trịnh Xuân Thanh được bổ nhiệm ở nhiều vị trí cao hơn.
Rời vị trí "thuyền trưởng", Trịnh Xuân Thanh được bổ nhiệm ở nhiều vị trí cao hơn.
Đến đầu tháng 2/2016, vụ án được TAND Tối cao tại TP Hà Nội xử phúc thẩm.
Theo kết luận của các cơ quan chức năng, đến năm 2012, tại PVC-ME đã để xảy ra thua lỗ với khoản tiền hơn 576 tỷ đồng, dẫn đến mất toàn bộ vốn chủ sở hữu, chưa kể những khoản nợ khổng lồ lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Thua lỗ thất thoát tại PVC-ME đã cộng thêm phần tiêu cực vào việc thua lỗ hơn 3.300 tỷ đồng tại PVC.
Hành trình “ngã ngựa”
Trước thực trạng PVC thua lỗ như vậy, nhưng vào tháng 9/2013 Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rời khỏi vị trí “thuyền trưởng” PVC và được bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh văn phòng Bộ Công thương - Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng.
Sau đó không lâu, Trịnh Xuân Thanh tiếp tục được Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm giữ chức vụ Vụ trưởng - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương.
Đến tháng 5/2015, ông Thanh được luân chuyển làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016.
Ngày 22/5, Trịnh Xuân Thanh – Tỉnh uỷ viên, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang trúng cử Đại biểu Quốc hội tại một đơn vị bầu cử ở tỉnh Hậu Giang.

Trịnh Xuân Thanh cùng chiếc Lexus ngã ngựa trên con đường công danh.
Trịnh Xuân Thanh cùng chiếc Lexus "ngã ngựa" trên con đường công danh.
Cuối tháng 5/2016, dư luận trong nước xôn xao về chiếc xe ô tô Lexus LX570 có giá trị gần 6 tỷ đồng gắn biển kiểm soát công vụ 95A-0699 lưu thông trên nhiều khu phố của Cần Thơ.
Cơ quan chức năng xác định, chiếc ô tô Lexus LX570 nói trên là phương tiện đi lại của ông Trịnh Xuân Thanh – nguyên Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng, Bộ Công Thương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Ngày 9/6/2016, Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố, ông Trịnh Xuân Thanh đã trúng cử đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang với tỷ lệ 75,28% phiếu tán thành.
Cũng trong ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng có Công văn chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao UB Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương; Ban Tổ chức Trung ương; Bộ Công an; Ban cán sự đảng các Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước; Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Tỉnh uỷ Hậu Giang và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung báo chí, dư luận đã nêu về vụ việc này.
Tổng Bí thư yêu cầu kiểm tra quy trình bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh qua các chức vụ và việc Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang đi xe Lexus tư nhân gắn biển số xanh.
Chiều 11/7, trong thông báo về Kỳ họp thứ IV và thứ V, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu: Tiến hành quy trình xem xét, xử lý kỷ luật đối với ông Trịnh Xuân Thanh; Tiếp tục kiểm tra, làm rõ trách nhiệm và xem xét việc kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm tại Tổng Công ty PVC; Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và đồng chí Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2010-2015. Cùng đó, Ủy ban đề nghị không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội với ông Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 15/7, Hội đồng Bầu cử Quốc gia không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội với ông Trịnh Xuân Thanh.
Tại kỳ họp lần thứ 6 từ ngày 6-8/9, UB Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Theo UB Kiểm tra Trung ương, những khuyết điểm, vi phạm của ông Thanh rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước. Trong quá trình kiểm điểm, ông Thanh chưa nghiêm túc, thiếu trung thực, chưa thành khẩn, tự giác nhận vi phạm, khuyết điểm.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ vi phạm, căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW, ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về xử lý đảng viên vi phạm, Ban Bí thư đã nhất trí rất cao (biểu quyết 100% bằng phiếu kín) quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 16/9, Trịnh Xuân Thanh bị truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế
http://dantri.com.vn/xa-hoi/trinh-xuan-thanh-tu-thuyen-truong-pvc-den-bi-truy-na-quoc-te-20160917072803581.htm

Sự trùng hợp kỳ lạ vụ ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn

Sự trùng hợp kỳ lạ vụ ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn

Sau khi làm ăn bết bát gây thất thoát thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng nhưng đến khi cơ quan chức năng phát giác, thì người chịu trách nhiệm chính đã cao chạy xa bay.
Vụ án Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC ) - thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang có những diễn biến rất giống vụ án tương tự xảy ra tại Công ty CP thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (PVC-ME) - đơn vị thành viên của PVC (100% vốn của PVC).
Khoản nợ khổng lồ
Từ giữa năm 2012, nhiều cơ quan chức năng đã phát hiện tại PVC-ME có những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó, trong giai đoạn 2009 - 2012, dưới sự điều hành của Giám đốc Trịnh Văn Thảo - PVC-ME đã thua lỗ hơn 576 tỉ đồng, dẫn đến mất toàn bộ vốn chủ sở hữu, chưa kể những khoản nợ khổng lồ lên tới hàng trăm tỉ đồng. Trong những khoản thua lỗ này, cơ quan chức năng đã xác định Trịnh Văn Thảo cấu kết với cán bộ cấp dưới lập ra những khoản quỹ đen lên tới hơn 80 tỉ để sử dụng vào việc tiếp khách, biếu xén hoặc đưa cho Giám đốc Trịnh Văn Thảo đi “đối ngoại”. Cụ thể, trong năm 2011, tổng chi cho bộ máy PVC-ME 47,8 tỉ đồng, thì có tới 10 tỉ đồng là chi để “tiếp khách”. Cũng trong năm này, ông Hoàng Vĩnh Thắng, lái xe cho Giám đốc Trịnh Văn Thảo, đã chi tiền “tiếp khách” cho sếp lên tới 1,12 tỉ đồng. Trước đó, năm 2010, khoản tiền ông Thắng chi "tiếp khách" cho sếp cũng gần 730 triệu đồng.
Sự trùng hợp kỳ lạ vụ ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Toàn cảnh vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị truy nã quốc tế
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra Quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên đại biểu quốc hội, nguyên tỉnh ủy viên, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (gọi tắt là PVC).
Theo nhiều tài liệu của Thanh Niên, kế toán trưởng, nhân viên PVC-ME đã rút từ quỹ đen này nhiều lần, mỗi lần từ vài trăm triệu, thậm chí cả tỉ đồng để ông Trịnh Văn Thảo đi đối ngoại hoặc "tiếp khách", đồng thời đưa hàng trăm triệu đồng khác cho các lãnh đạo của PVC-ME "tiếp khách" hoặc đi nước ngoài. Trong đó, có khoản tiền hơn nửa tỉ đồng để chi cho “sinh nhật bố sếp Thanh ở Tổng công ty”.
Đáng chú ý vào ngày 23.7.2012, thanh tra của Tập đoàn Dầu khí Việt Namtiến hành kiểm tra tại PVC-ME thì 1 tuần sau đó, ngày 31.7.2012, Giám đốc Trịnh Văn Thảo bất ngờ xuất cảnh đi Mỹ và không trở về. Chuyến đi này sau đó được báo cáo là ông Thảo đã đi mà không xin phép Tập đoàn Dầu khí VN và PVC.
Rồi biến mất
Ngày 12.9.2012, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, sau đó khởi tố 15 bị can liên quan, trong đó có 13 người là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo và cán bộ của PVC-ME về các tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trịnh Xuân Thảo đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố về tội cố ý làm trái, nhưng bỏ trốn nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã quốc tế.
Kết luận của các cơ quan tố tụng về vụ án này cho biết, Trịnh Xuân Thảo là kẻ chủ mưu, cầm đầu nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa bắt được Thảo.
Trong vụ thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng tại PVC, kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư nêu rõ từ năm 2007 - 2013, trên các cương vị Phó bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT PVC, ông Trịnh Xuân Thanh đã nhiều lần được cảnh báo của các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tình hình thua lỗ và tiềm ẩn thua lỗ. Tuy nhiên, ông Trịnh Xuân Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐQT, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát Tổng công ty đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế. Trong giai đoạn này, nhiều tổ chức, cá nhân của PVC bị kỷ luật và xử lý hình sự.
Theo Ủy ban Kiểm tra T.Ư, ông Trịnh Xuân Thanh là người chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm ở PVC. Tuy nhiên, cũng giống như vụ án tại PVC-ME, ngày 15.9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án Cố ý làm trái xảy ra tại PVC, ngày 16.9, khởi tố bị can đối với ông Trịnh Xuân Thanh thì xác định ông này đã bỏ trốn và đã ra quyết định truy nã toàn quốc và quốc tế.
Thái Sơn
http://thanhnien.vn/thoi-su/su-trung-hop-ky-la-vu-ong-trinh-xuan-thanh-bo-tron-745491.html

Trịnh Xuân Thanh đường xa vạn dặm.

Trịnh Xuân Thanh đường xa vạn dặm.




 

Thứ Bảy, ngày 17 tháng 9 năm 2016  vào lúc 
Câu chuyện Trịnh Xuân Thanh dê tế thần kết thúc, nhiều bạn đọc hẫng hụt.

Nhưng các bạn sẽ không thấy gì là lạ, nếu như hai ngày sau lệnh truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh được phát đi.

Trong phần kết thúc, tôi có đề cập nhiều nội dung. Nhưng có một thông tin ít bạn chú ý, tôi cần nhắc lại.

Tôi có thể viết ở dạng khác.

Vì sao tôi viết ở dạng khác, vì bối cảnh đã khác. Trịnh Xuân Thanh bây giờ đang bị đảng CSVN truy nã quốc tế chứ không như trước kia.

Và thế câu chuyện của tôi bây giờ thuần tuý là sáng tác văn chương, tôi sẽ không bị ai chất vấn thật hay không thật.

Trịnh Xuân Thanh đường xa vạn dặm.


Sự xuất hiện của Trịnh Xuân Thanh tươi cười trên tấm ảnh khiến cho Nguyễn Phú Trọng điên cuồng, lão bị những đồng chí trong đảng của mình cười khẩy vào mặt. Những lời bóng gió ném sau lưng hay vô tình lướt qua mặt Trọng, khiến lão ăn ngủ không yên. Vượt qua được đại hội 12 một cách thủ đoạn , Trọng đang cố gắng để xây dựng quyền lực cho mình.

Vụ Formosa gât sức ép dư luận, muốn giảm nhiệt hay khiến dư luận quên đi. Trọng bày cách phát hiện xe biển xanh rồi tiến tới xử lý vụ thât thoát 3000 tỷ vào cao hơn nữa.

Kịch bản xe biển xanh rồi tới chuyện động trời liên quan đến cả uỷ viên BCT Đinh La Thăng thấp thoáng đằng sau đã khiến phong trào đòi làm rõ sự việc Formosa bị giảm đi trông thấy.

Tất cả hồ sơ vụ PVC thua lỗ có từ nhiều năm trước, tại sao những năm trước Trọng trên cương vị TBT không chỉ đạo uỷ ban kiểm tra trung ương, đảng uỷ bộ công an vào cuộc.? Tại sao bây giờ Trọng mới chỉ đạo.?

Các bạn đọc lại một đoạn bài viết của tôi đã lâu. Bài viết có tên Chúng Ta Đều Nằm Trong Rọ.

''Là chúng ta, những người viết blog sẽ có thể bị bắt bất cứ lúc nào khi mà cơ quan an ninh muốn. Không phải ngày hôm nay chúng ta ngừng viết, chúng ta không sờ đến bàn phím nữa, chúng ta sẽ yên lành. Chúng ta đều ở trong rọ, đến thời hạn cần thăng chức, lên lon, xét duyệt, thời điểm cần vụ án chính trị  để phục vụ mục đính chính trị. Người ta thò tay vào rọ và chọn ai đó trong số chúng ta. Những bài viết mà chúng ta viết đều được một bộ phận theo dõi in ra, một bộ phận sẽ cần mẫn hàng ngày đọc từng câu, dòng để vạch xanh đỏ vào đó đánh dấu rồi kết luận bên lề là ” điều 88” điều ”79”. Khi cần rất nhanh chóng những tập giấy in bài viết này được chuyển sang bên sở văn hoá TTTT cho các ” chuyên gia”  thẩm định trong vòng vài tiếng cho hợp lệ.


 Ý của bài viết này dành cho những người cầm bút, những người đấu tranh dân chủ ở trong nước. 

Còn kinh nghiệm để đặt ra vấn đề này ở đâu ra ư.?

Xin thưa, đó là tôi học được ở đường phố. Từ lúc là dân giang hồ, tôi thấy nhiều người làm ăn phi pháp họ đóng tiền bảo kê cho công an đều đều. Rỗi bỗng nhiên ngày nào đó cái ông công an nhận tiền đi nghỉ mát, một bộ phận công an khác đến nhà bắt người phạm pháp cho đi '' nghỉ mát ''.

 Cái chế dộ này nó vận hành như vậy, các bạn đa phần là dân, gắn bó nhiều với đường phố. Các bạn không lạ gì chuyện một ổ nhóm, một điểm nào đó phạm pháp gây ầm ĩ mà công an không làm gì. Công an họ biết cả, họ đang ăn tiền, họ để cho nhóm tôi phạm đó nộp tiền và hoạt động dài dài. Rồi họ cho bộ phận khác bắt lập công. Đổi lại bộ phận kia cũng cho họ một vụ mà bộ phận ấy đang ăn tiền đều đều. Từ những tên tội phạm có tổ chức, những nhà đấu tranh, những tên quan chức cộng sản cũng đều như những con cá nằm trong rọ, đến ngày nào đó người cần ở mục đích trên thì họ sẽ đem ra xử.

Chỉ cần thấy động cơ của Trọng cùng ngay Formosa nhận lỗi, Trọng lớn tiếng chỉ đạo xét xử vụ Phạm Công Danh sớm và điều tra Trịnh Xuân Thanh, đã thấy lão hoàn toàn có động cơ cá nhân với những toan tính chính trị. Hẳn công tâm, trên cươn vị TBT lão phải đem vụ việc này ra chỉ đạo từ lâu rồi.

 Bây giờ trở lại chuyên Thanh quẳng lá đơn từ đảng lên mạng, Trọng mất mặt tức tối vì dư luận ầm ĩ chế nhạo Trọng bất lực, thằng mù đi bắt gà. Trọng sai Huynh phải chỉ đạo kế hoạch xây dựng văn hoá khinh bỉ kẻ tham nhũng ( lẽ ra Trọng phải chỉ đạo thêm những kẻ nhận quà biêú nữa mới phải, kẻ  tham nhũng phải dính vào dự án mới bòn rút được, còn kẻ to hơn cả kẻ tham nhũng chỉ ngồi nhận quà biếu mà chả phải động tay chân gì, sạch sẽ thơm tho).

 Tôi ngừng lại, ngừng lại vì nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân có người bảo tôi nhận tiền của Thanh để viết. Nguyên nhân có người bảo tôi giúp đỡ cộng sản....

Những nguyên nhân ấy thì chả là gì cả, bởi những người đưa ra những luận điệu đó không có chút giá trị nào với tôi cả, vài ba cái tên nặc danh, dăm ba người hoạt động độc lập hay xiên xỏ phe này, chỉ trích phe khác bấy lâu nay thì đâu có gì phải bận tâm.

 Nguyên nhân là có những người từng biết tôi, họ hỏi.

- Việc này có thật không, thật thì Thanh ở đâu, dưa clip lên xem đi.

Đầu tiên thì tôi định đưa dẫn chứng, thậm chí đưa cả clip, tính tôi bị nói gì hay làm vậy.

Nhưng bỗng nhiên tôi nghĩ.

- Những người ấy cần biết Thanh ở đâu  làm gì, cần clip làm gì.? Họ nói rằng vì họ từng là bạn tôi, cho nên họ cần tôi phải đưa ra bằng chứng về Thanh có quan hệ với tôi, để cho họ không bị mất danh dự vì là bạn tôi.

Lý do thật lạ lùng, nếu họ là bạn tôi, họ phải tin tôi. Tôi đã nói với họ là thật. Tại sao họ lại phải ép tôi bằng mọi cách phải nói Thanh ở đâu, có clip đem ra trưng cho mọi người thấy. Tôi đang đắn đo , thì họ đi mọi nơi tung tin về thẻ đảng, giấy tờ mà tôi đưa ra vụ Thanh là giả. Tại sao sau bao nhiêu năm họ và tôi không liên lạc gì . Đến ngày hôm nay họ nhận là bạn tôi, là từng này kia và ép tôi phải đưa ra clip, bằng chứng cho thiên hạ thấy. 


 Tôi kể mọi người nghe chuyện này, tôi đến Cali. Một cậu bạn quen trên Facebook từ nơi khác bay đến đón tôi, cậu ta thuê khách sạn, thuê xe để chở tôi đi mọi nơi. Mấy ngày liền, một hôm cậu đang lá xe bỗng chửi thề như nhớ ra điều gì.

- Ô mẹ kiếp, anh Hiếu lạ nhỉ. Sao anh chả hỏi em làm nghề gì, nhà e ở đâu nhỉ. ?

Một lần khác bị an ninh hỏi cung, bỗng nhiên họ lôi ra một tập hồ sơ về một người đấu tranh khác. Họ đẩy cho tôi tập hồ sơ và nói.

- Đọc đi mà biết dân chủ thế nào.?

Tôi đẩy lại tập hồ sơ và quay mặt đi.

Chuyện của Thanh cũng có nhiều người hỏi tôi, những người ấy họ chỉ cần nghe tôi nói Thanh an toàn là họ không hỏi nữa. Mục đích của họ chỉ cần biết đến vậy, họ không cần biết Thanh ở đâu, clip đâu.?

Tôi nghĩ rất nhiều, và rôi tôi quyết định rẽ sang hướng viết khác, đó là giờ tôi viết chuyện.

Thanh ở đâu, clip đâu.? Người ta hỏi tôi như vậy.

Ai cần những bằng chứng đó nhất.? Còn tôi thì đặt câu hỏi cho mình như vậy.

Thật may mắn tôi không bi lao theo lời thách thức, bây giờ thì lênh truy nã Thanh phát ra. Cám ơn những người đã nghi ngờ, thế là chả có bằng chứng gì tôi liên quan đến Thanh. Những người nghi ngờ và soi mói từng chi tiết để bảo câu chuyện của tôi là bịa, làm ơn giúp tôi nói với an ninh Việt Nam như thế nhé.

 Nếu mà tôi tung ra clip, chắc hẳn đó là một bằng chứng tôi và Thanh có liên quan đến nhau mười mươi. Những người nghi vấn kia họ sẽ cười nhạt, ừ có thế chứ.

Còn cơ quan ninh VN có cả một clip sống động tôi và Trịnh Xuân Thanh liên quan đến nhau.

 Thế nên tôi dừng chuyện Dê tế thần và sang một dạng khác mà tôi sáng tác. Nên nhớ là sáng tác thôi nhé.

 Lúc này tôi đang ở xa nước Đức, chúng tôi trao đổi với nhau qua điện Skype.

Thứ nhất Thanh chưa có ý định gặp hãng truyền thông nào.
Thứ hai Thanh sẽ nhờ luật sư Trần Vũ Hải đại diện pháp luật và luật sư Lê Công Định cố vấn pháp lý.
Thứ ba tôi sáng tác câu chuyện của mình thế nào tuỳ ý,  chỉ cần những người có liên quan đọc được thông điệp trong bài sáng tác của tôi là ok.