Phải chăng có âm mưu làm mất uy tín và cô lập Việt Nam trên trường quốc tế?
Lãnh đạo hàng đầu Việt Nam nghĩ sao về những sự kiện nêu trong bài? Nguồn ảnh: Zing.
Một loạt sự kiện diễn ra từ tháng 4 – 5 – 6 – 7 làm Việt Nam “mất điểm” trong nhìn nhận của thế giới, khiến ta có thể nghĩ đến một âm mưu xuyên suốt. Đó là:
1. Vụ “khủng hoảng”tại xã Đồng Tâm, đã được ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Hà Nội đến đối thoại, tháo gỡ ngòi nổ và ký, điểm chỉ vào Bản cam kết, nói rõ 03 điểm (tháng 4/2017). Dư luận quan tâm ở trong nước và quốc tế đều thở phào nhẹ nhõm, coi cách xử lý của chính quyền Hà Nội là hợp lý, hợp tình, mở ra hướng mới: Đối thoại để đi đến đồng thuận giữa chính quyền và người dân, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội đang rất căng thẳng ở khắp các địa phương hiện nay. Nhưng tiếc thay, chính quyền Hà Nội, không biết vì sao đã lật ngược lại tất cả những điều ông Chung đã cam kết? Giờ đây liên tục gây căng thẳng với dân Đồng Tâm, có thể dẫn tới những bất ổn mới… Điều đó đi ngược lại với với mong đợi của những người còn thiện chí với Việt Nam…(1)
2. Vụ Chủ tịch Trần Đại Quang ký giấy, tước quốc tịch của nhà giáo Phạm Minh Hoàng và cưỡng bức trục xuất ông khỏi Việt Nam, gây sự rắc rối làm bẽ mặt người Pháp và chọc tức dư luận quốc tế (5/2017). Bí thư thứ nhất Tòa Đại sứ Pháp Fabienne Rynyo nói: “Các quyền tự do ngôn luận, nhất là trên Internet, được công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị bảo đảm, mà Việt Nam là một nước tham gia ký kết. Pháp kêu gọi chính quyền Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ các cam kết này.” (2)
3. Vụ kết án bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) 10 năm tù giam (6/2017) sau khi bà mới được “Bộ Ngoại giao Mỹ và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump tôn vinh blogger Mẹ Nấm là người phụ nữ dũng cảm”. Bản án này chẳng khác nào cái tát vào mặt người Mỹ. Tuyên bố của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert về việc kết án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có câu: “Tôi quan ngại sâu sắc về các phiên tòa của Việt Nam và việc kết án người được trao Giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Can đảm 2017 và blogger ôn hòa Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Cô còn được gọi là “Mẹ Nấm”. Cô đã bị kết án 10 năm tù với buộc tội mơ hồ tuyên truyền chống nhà nước.” (3). Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cũng ra thông cáo đề nghị thả Như Quỳnh (Blogger Mẹ Nấm)…
4. Vụ bà Trần Thị Nga bị tuyên án 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (7/2017) gây dư luận bất bình ở trong nước và quốc tế.
“Về bản án dành cho nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam Trần Thị Nga, hôm qua ngày 27.7, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Bà Bärbel Kofler, đã tuyên bố như sau:
‘‘Tôi thấy bàng hoàng trước việc bà Trần Thị Nga bị một tòa án tại Việt Nam tuyên phạt mức án rất nặng là 9 năm tù giam. Bà Nga đã sử dụng các biện pháp ôn hòa để đấu tranh chống tham nhũng và sự tùy tiện cũng như tranh đấu cho dân oan, quyền của người lao động và bảo vệ môi trường. Sự cống hiến của bà đã được tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên dương nhân ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay”… (4)
5. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin gây căng thẳng với người Đức và thách thức luật pháp quốc tế, làm tổn hại nghiệm trọng đến hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế (7/2017)… Sau mười ngày điều tra và cân nhắc thận trọng, ngày 2/8/2017 Bộ Ngoại giao CHLB Đức đã ra thông cáo báo chí, trong đó khẳng định:
“Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là sự vi phạm trắng trợn chưa từng có đối với luật pháp Đức và luật pháp quốc tế.”
“Chính phủ Liên bang Đức đòi hỏi, rằng ông Trịnh Xuân Thanh có thể quay lại Đức ngay lập tức, để cả đề nghị dẫn độ và đơn xin tỵ nạn đều có thể được xem xét đến cùng đúng theo trình tự pháp lý.” Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel đã phải nhấn mạnh (trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên báo Stuttgarter Nachrichten ngày 6/8/2017):
“Hành vi của mật vụ Việt Nam trên lãnh thổ Đức là hoàn toàn không chấp nhận được. Tôi muốn nói hết sức rõ ràng rằng: Chúng tôi không bao giờ chấp nhận trò ấy, và cũng sẽ chẳng để yên việc ấy.” (5)
Xâu chuỗi 5 sự kiện trên, diễn ra liên tiếp trong 4-5 tháng, đều gây cho dư luận quốc tế những đánh giá bất lợi về Việt Nam, nhất là gây chuyện với mấy nước Pháp, Mỹ, Đức là những nước lớn, có nhiều ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, kinh tế … của nước ta trên trường quốc tế.
Việt Nam mất uy tín và bị cô lập trên thế giới trong khi Trung cộng đang ra sức xâm lấn, o ép Việt Nam, thì điều đó có lợi cho ai?
FB Mạc Văn Trang
Chú thích:
1. Khởi tố hình sự vụ Đồng Tâm: Bảo vệ lợi ích nhóm hay giữ lòng tin với dân?
2. Quốc tế tiếp tục lên tiếng việc trục xuất ông Phạm Minh Hoàng
3. Tuyên bố của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert về việc kết án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
4. Đại sứ quán Đức ở Hà Nội
5. Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh
Lãnh đạo hàng đầu Việt Nam nghĩ sao về những sự kiện nêu trong bài? Nguồn ảnh: Zing.
Một loạt sự kiện diễn ra từ tháng 4 – 5 – 6 – 7 làm Việt Nam “mất điểm” trong nhìn nhận của thế giới, khiến ta có thể nghĩ đến một âm mưu xuyên suốt. Đó là:
1. Vụ “khủng hoảng”tại xã Đồng Tâm, đã được ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Hà Nội đến đối thoại, tháo gỡ ngòi nổ và ký, điểm chỉ vào Bản cam kết, nói rõ 03 điểm (tháng 4/2017). Dư luận quan tâm ở trong nước và quốc tế đều thở phào nhẹ nhõm, coi cách xử lý của chính quyền Hà Nội là hợp lý, hợp tình, mở ra hướng mới: Đối thoại để đi đến đồng thuận giữa chính quyền và người dân, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội đang rất căng thẳng ở khắp các địa phương hiện nay. Nhưng tiếc thay, chính quyền Hà Nội, không biết vì sao đã lật ngược lại tất cả những điều ông Chung đã cam kết? Giờ đây liên tục gây căng thẳng với dân Đồng Tâm, có thể dẫn tới những bất ổn mới… Điều đó đi ngược lại với với mong đợi của những người còn thiện chí với Việt Nam…(1)
2. Vụ Chủ tịch Trần Đại Quang ký giấy, tước quốc tịch của nhà giáo Phạm Minh Hoàng và cưỡng bức trục xuất ông khỏi Việt Nam, gây sự rắc rối làm bẽ mặt người Pháp và chọc tức dư luận quốc tế (5/2017). Bí thư thứ nhất Tòa Đại sứ Pháp Fabienne Rynyo nói: “Các quyền tự do ngôn luận, nhất là trên Internet, được công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị bảo đảm, mà Việt Nam là một nước tham gia ký kết. Pháp kêu gọi chính quyền Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ các cam kết này.” (2)
3. Vụ kết án bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) 10 năm tù giam (6/2017) sau khi bà mới được “Bộ Ngoại giao Mỹ và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump tôn vinh blogger Mẹ Nấm là người phụ nữ dũng cảm”. Bản án này chẳng khác nào cái tát vào mặt người Mỹ. Tuyên bố của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert về việc kết án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có câu: “Tôi quan ngại sâu sắc về các phiên tòa của Việt Nam và việc kết án người được trao Giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Can đảm 2017 và blogger ôn hòa Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Cô còn được gọi là “Mẹ Nấm”. Cô đã bị kết án 10 năm tù với buộc tội mơ hồ tuyên truyền chống nhà nước.” (3). Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cũng ra thông cáo đề nghị thả Như Quỳnh (Blogger Mẹ Nấm)…
4. Vụ bà Trần Thị Nga bị tuyên án 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (7/2017) gây dư luận bất bình ở trong nước và quốc tế.
“Về bản án dành cho nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam Trần Thị Nga, hôm qua ngày 27.7, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Bà Bärbel Kofler, đã tuyên bố như sau:
‘‘Tôi thấy bàng hoàng trước việc bà Trần Thị Nga bị một tòa án tại Việt Nam tuyên phạt mức án rất nặng là 9 năm tù giam. Bà Nga đã sử dụng các biện pháp ôn hòa để đấu tranh chống tham nhũng và sự tùy tiện cũng như tranh đấu cho dân oan, quyền của người lao động và bảo vệ môi trường. Sự cống hiến của bà đã được tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên dương nhân ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay”… (4)
5. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin gây căng thẳng với người Đức và thách thức luật pháp quốc tế, làm tổn hại nghiệm trọng đến hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế (7/2017)… Sau mười ngày điều tra và cân nhắc thận trọng, ngày 2/8/2017 Bộ Ngoại giao CHLB Đức đã ra thông cáo báo chí, trong đó khẳng định:
“Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là sự vi phạm trắng trợn chưa từng có đối với luật pháp Đức và luật pháp quốc tế.”
“Chính phủ Liên bang Đức đòi hỏi, rằng ông Trịnh Xuân Thanh có thể quay lại Đức ngay lập tức, để cả đề nghị dẫn độ và đơn xin tỵ nạn đều có thể được xem xét đến cùng đúng theo trình tự pháp lý.” Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel đã phải nhấn mạnh (trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên báo Stuttgarter Nachrichten ngày 6/8/2017):
“Hành vi của mật vụ Việt Nam trên lãnh thổ Đức là hoàn toàn không chấp nhận được. Tôi muốn nói hết sức rõ ràng rằng: Chúng tôi không bao giờ chấp nhận trò ấy, và cũng sẽ chẳng để yên việc ấy.” (5)
Xâu chuỗi 5 sự kiện trên, diễn ra liên tiếp trong 4-5 tháng, đều gây cho dư luận quốc tế những đánh giá bất lợi về Việt Nam, nhất là gây chuyện với mấy nước Pháp, Mỹ, Đức là những nước lớn, có nhiều ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, kinh tế … của nước ta trên trường quốc tế.
Việt Nam mất uy tín và bị cô lập trên thế giới trong khi Trung cộng đang ra sức xâm lấn, o ép Việt Nam, thì điều đó có lợi cho ai?
FB Mạc Văn Trang
Chú thích:
1. Khởi tố hình sự vụ Đồng Tâm: Bảo vệ lợi ích nhóm hay giữ lòng tin với dân?
2. Quốc tế tiếp tục lên tiếng việc trục xuất ông Phạm Minh Hoàng
3. Tuyên bố của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert về việc kết án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
4. Đại sứ quán Đức ở Hà Nội
5. Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh