Liệu có xóa được nền văn học nghệ thuật của miền Nam trước năm 1975?
Ngày 10/11/2019 tại hội nghị giao ban Hội đồng lý luận nghệ thuật thành phố Hồ Chí Mình, nhạc sĩ Trần Long Ẩn – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Mịn – khi ông cho rằng nền văn học, nghệ thuật của miền Nam trước năm 1975 là “độc hại” vì “xuyên tạc đường lối đúng đắn của Đảng”.Cá nhân tôi có thể khẳng định nền văn học-nghệ thuật thời Việt Nam Cộng Hoà mang tính nhân bản, dân tộc nên dù 44 năm qua đảng Cộng sản Việt Nam dùng mọi cách xóa bỏ nó nhưng trong ký ức của đồng bào miền nam và những người yêu chuộng tự do vẫn luôn lưu giữ những giá trị văn hóa mà quá khứ họ đã được thụ hưởng! Bởi một chân lý đơn giản những thứ vô giá trị sẽ lụi tàn theo thời gian, những giá trị đích thực sẽ tồn tại mãi với thời gian. Và nền văn học – nghệ thuật Miền Nam trước 1975 đang chứng minh điều đó!Còn nhớ, sau khi miền Nam bị mất vào tay của Việt Nam Dân chủ cộng hoà, đảng Cộng sản Việt Nam đã cho tịch thu, tiêu hủy tất cả sách báo, âm nhạc, mỹ thuật của Miền Nam…các lễ hội ở MN bị cấm hoạt động trong một thời gian dài, không gian văn hóa của người Miền Nam bị hạn chế bởi sự cưỡng bách một cách thô bạo! Người ta bài trừ quốc phục khăn đóng áo dài, cho là phong kiến. Quần ống bass của thanh niên bị cho là “văn hóa lai căng” phải dẹp bỏ, nếu cố tình mặc sẽ bị cưỡng chế ….Đặc biệt dòng nhạc vàng bị cấm tiệt! Ai hát nhạc vàng bị cho là “phản động” sẽ bị nhà cầm quyền, xách nhiễu, bắt bớ(!) Người dân miền Nam thoạt đầu nghe nhạc đỏ cũng lạ tai nhưng rồi lâu dần nghe mãi có cảm giác như ngày nào cũng đánh nhau, đầu rơi máu chảy nên cố tìm cách nghe lén các chương trình đài BBC, VOA, RFA, RFI thậm chí là đài Bắc Kinh, đài Khơ Me Đỏ … có xen kẽ mỗi chương trình khoảng 5 phút cho thính giả thưởng thức 01 bản nhạc vàng. Phải nói nghe lén nhạc vàng qua radio thú vị lắm!Riêng sách báo, mặc dù ra sức tịch thu và tiêu hủy nhưng một số gia đình người ta quí các đầu sách hay, có giá trị nên không nộp, thành ra còn lại, đến khi ở các thành phố lớn ở miền Nam có phong trào thu mua và bán sách cũ thì những đầu sách của Miền Nam trước 1975 được chuyền tay cho bạn bè đọc. Mãi sau thập niên 90, một số đầu sách dạy làm người của nhà văn hóa Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần được nhà cầm quyền cho tái bản thì lớp trẻ mới có dịp tiếp cận với tủ sách miền Nam.Từ khi mạng internet phát triển ở Việt Nam, nhận thấy một số đầu sách của miền Nam có giá trị, nhiều anh chị em đã sao chụp tạp chí TUỔI HOA, sách giáo khoa 8 MÔN HỌC YẾU LƯỢC và kho truyện, sách biên khảo, dịch thuật của miền nam post lên các trang blog, website và mạng xã hội.… kể từ đó cộng đồng internet có cơ hội đọc và cảm nhận những giá trị tư tưởng, nghệ thuật của nền Văn học nghệ thuật của Miền Nam trước 1975.Tôi là lớp người hậu bối, chỉ học ở nền giáo dục thời Việt Nam Cộng Hoà đến lớp đệ thất, tuy kiến thức hạn hẹp nhưng cũng chứng kiến và khái lược được quá trình tiến hành xóa bỏ văn hóa Miền Nam trước 1975 của đảng cộng sản để tạm khẳng định với ông Trần Long Ẩn rằng dù ông và đảng của ông có ba đầu sáu tay cũng không thể xóa bỏ được nền Văn học nghệ thuật của Việt Nam Cộng Hoà. Điều ông cho là “độc hại” theo nhiều người chia sẻ ý kiến trên mạng xã hội cho rằng “có lẽ do hiện nay nhạc của ông không còn ăn khách nên ông ghen tị chăng”Vừa qua, tiến sĩ hán nôm Nguyễn Xuân Diện người gốc làng Đường Lâm – Sơn Tây Hà Nội có ý tưởng mong muốn các bác, anh chị em người miền nam sưu tầm và công bố các giá trị nhân bản của miền Nam trước 1975, tôi nghĩ đó là ý tưởng rất hay! Điều này đòi hỏi công việc biên khảo ở tầm chuyên môn sâu, mang tính khoa học, tôi xin thiết tha cầu mong các bậc tiền bối uyên bác hãy vì dân tộc Việt Nam mà biên khảo nhằm lưu giữ cho con cháu muôn đời mai sau!Trân trọng!Đặng Phước.