Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Người Việt Nam 'chết dần, chết mòn' vì môi trường


September 30, 2016

Giao thông được xác định là một trong những tác nhân khiến hàm lượng nitrite ở Sài Gòn, Hà Nội, Hạ Long vượt ngưỡng an toàn. (Hình: TBKTSG)
 Đó là điều được thể hiện trong báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn từ 2011 đến 2015 do Bộ Tài Nguyên – Môi Trường của Việt Nam thực hiện và công bố hồi cuối tuần này.
Theo báo cáo vừa kể thì nồng độ nitrite trong không khí tại một số thành phố của Việt Nam như: Sài Gòn, Hà Nội và Hạ Long đều đã vượt qua ngưỡng an toàn.
Nitrite với hàm lượng cao có thể tương tác với các amine trong cơ thể và trở thành nitrosamine – loại hợp chất dẫn tới tiền ung thư. Chưa kể nếu hàm lượng nitrosamine trong không khí luôn luôn vượt qua ngưỡng an toàn, cơ thể sẽ không kịp đào thải hết và gan sẽ bị nhiễm độc.Nitrite sẽ oxy hóa huyết sắc tố trong hồng cầu khiến người ta xanh xao, đáng lưu ý là nitrite đang đe dọa tính mạng của những đứa trẻ dưới sáu tháng tuổi. Nồng độ nitrite trong không khí cao quá mức cho phép cũng là nguyên nhân chính khiến người ta cảm thấy khó thở, dễ choáng, dễ ngất.
Theo Bộ Tài Nguyên – Môi Trường Việt Nam thì sở dĩ nồng độ nitrite trong không khí tại Sài Gòn, Hà Nội vượt ngưỡng an toàn là vì lượng khói thải quá mức từ hoạt động giao thông và hoạt động công nghiệp. Tình trạng vừa kể xảy ra tại Hạ Long là do hoạt động khai thác than và hoạt động của các nhà máy nhiệt điện.
Chẳng riêng Sài Gòn, Hà Nội, Hạ Long, các dạng ô nhiễm tại Việt Nam đang gia tăng cả về mức độ lẫn phạm vi.
Ông Hoàng Dương Tùng, tổng cục phó Tổng Cục Môi Trường, thuộc Bộ Tài Nguyên – Môi Trường của Việt Nam, tiết lộ tuy chất lượng không khí tại khu vực nông thôn còn khá tốt nhưng ô nhiễm đất, nước do sử dụng thái quá phân hóa học và các loại thuốc bảo vệ thực vật đang gia tăng. Chất lượng không khí cũng suy giảm vì những độc chất từ phân hóa học và các loại thuốc bảo vệ thực vật được phát tán vào không khí.
Ngoài những vùng thuần nông, môi trường nông thôn Việt Nam giờ cũng không còn an toàn vì hoạt động của các khu công nghiệp, các làng nghề (những làng cùng sản xuất một loại sản phẩm nào đó). Ô nhiễm độc khí, bụi, mùi, tiếng ồn,… đã trở thành phổ biến. Đặc biệt tại các làng nghề nơi dân chúng chỉ sử dụng các loại công nghệ, thiết bị đã lạc hậu, cũ kỹ và hoàn toàn không quan tâm đến việc xử lý khói thải, chất thải.
Cũng theo lời ông Tùng thì độc khí chỉ là một khía cạnh của ô nhiễm không khi tại Việt Nam. Chất lượng không khí tại những khu vực quanh các khu công nghiệp đang suy giảm trầm trọng do ô nhiễm bụi. Ở nhiều nơi, ô nhiễm bụi đã vượt ngưỡng an toàn.
Tình trạng ô nhiễm tại các khu công nghiệp ở miền Bắc được xác định là trầm trọng hơn ở miền Nam. Bộ Tài Nguyên – Môi Trường Việt Nam giải thích có thể vì miền Bắc có nhiều khu công nghiệp cũ hơn, nhiều nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi măng với quy mô lớn hơn, lượng nhiên liệu hóa thạch được tiêu thụ nhiều hơn…
Thực trạng số người mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ung thư phổi tại Việt Nam càng ngày càng nhiều được cho là hệ quả tất nhiên của vấn nạn ô nhiễm không khí. Song song với ô nhiễm không khí song hành với ô nhiễm đất, ô nhiễm nước khiến tỉ lệ mắc các bệnh mãn tính và nan y cùng tăng không dừng. (G.Đ)
http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/moi-truong-chet-dan-chet-mon

Vụ Formosa: Bồi thường thiệt hại 1 tháng chỉ tương đương 1-2 ngày thu nhập



Vụ Formosa: Bồi thường thiệt hại 1 tháng chỉ tương đương 1-2 ngày thu nhập



(NGUỒN VOA)  
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hôm 29/9 ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân của ‘sự cố môi trường’ Formosa, nhưng một số người dân địa phương nói mức bồi thường hoàn toàn không hợp lý.


Hàng ngàn người biểu tình phản đối Formosa tại Hà Tĩnh, ngày 01 tháng 09 năm 2016.
Hàng ngàn người biểu tình phản đối Formosa tại Hà Tĩnh, ngày 01 tháng 09 năm 2016.

Theo quy định vừa được công bố, người dân bị thiệt hại sẽ được chia làm 7 nhóm đối tượng: khai thác hải sản, nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất muối, hoạt động kinh doanh thủy hải sản ven biển, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ du lịch-thương mại ven biển, và thu mua-tạm trữ thủy sản.
Anh Hường, một người làm nghề biển đã bị mất việc sau thảm họa Formosa tại Hà Tĩnh, nói chắc chắn anh và những người dân khác sẽ không đồng ý với mức bồi thường thiệt hại vừa công bố. Anh nói mức bồi thường quy định cho một tháng mà Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ tương đương với mức thu nhập 1-2 ngày của người dân trước đó.Đáng chú ý là mức bồi thường cho chủ tàu/thuyền không lắp máy là 5,83 triệu đồng/tàu/tháng, bồi thường cho người lao động trên tàu/thuyền không lắp máy là 3,69 triệu đồng/người/tháng.
“Chắc chắn người dân chưa thỏa thuận được như thế, tại vì lao động ở đây có mức thu nhập cao. Bình thường một lao động có 500.000 – 700.000 đồng/ngày là bèo nhất. Có khi người ta thu nhập 2 – 3 triệu đồng/ngày, còn bình thường cũng 1 triệu đồng/ngày”.
Ngoài ra, thời gian quy định bồi thường tối đa là 6 tháng cũng bị cho là không hợp lý. Lý do, theo anh Hường, là vì khoảng thời gian trên không đảm bảo được nước biển đã sạch trở lại và người dân có thể quay trở lại công việc.
“Khi nào biển sạch? Thời gian bao lâu? Nhà nước quy hoạch là bây giờ đền cho người dân 6 tháng thì tất nhiên người ta sẽ không chấp nhận được. Đợt bọn em làm hồ sơ kiện [Formosa] gửi tòa án, bọn em đòi hỏi ít nhất là phải 5 năm”.
Linh mục Đặng Hữu Nam, người đã cùng với hơn 500 người dân bị thiệt hại vừa làm đơn khởi kiện Formosa, viện dẫn một nguồn tin khoa học nói thiệt hại môi trường do Formosa gây ra đối với vùng biển miền Trung Việt Nam phải mất 50 – 70 năm mới khôi phục được. Trong thời gian này, người dân địa phương không thể sống “với biển” và “nhờ biển” được. Ông cho biết thêm:
“Được chi trả đi chăng nữa, chúng tôi cũng không chấp nhận. Vì sao chúng tôi kiện Formosa? Chúng tôi không phải chỉ kêu gọi buộc Formosa phải đền bù thỏa đáng cho người dân mà thôi, mà chúng tôi còn buộc Formosa phải đóng cửa”.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nhận định rằng dù những thiệt hại do Formosa gây ra chưa được thống kê đầy đủ và toàn diện, nhưng có thể thấy một số thiệt hại ở mức vĩ mô đang diễn ra.
“Sau khi có hiện tượng ô nhiễm cá chết của Formosa, chính quyền Hoa Kỳ đã hạn chế toàn bộ việc nhập khẩu thủy sản của Việt Nam và kiểm soát rất gắt gao. Thậm chí bây giờ có quy định là những cá nhân nhập cảnh vào Hoa Kỳ hoàn toàn không được mang các sản phẩm thủy sản xưa, truyền thống của Việt Nam như tôm khô, cá mực khô… Điều đó bây giờ là hạn chế”.
Mặt khác, theo TS. Lê Đăng Doanh, những sản phẩm bị ô nhiễm hiện chưa được kiểm soát chặt chẽ. Theo ông, dù Bộ Y tế đã công bố các loại hải sản an toàn và không an toàn, nhưng nếu hải sản không an toàn đánh bắt được lại đem đi phân phối ở những nơi khác sẽ gây ra những tác động lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nói chung. Ngoài ra, những tác động về môi trường hiện chưa được đánh giá đầy đủ tại địa phương và ở những khu vực mà các chất gây ô nhiễm theo dòng hải lưu chuyển đến.
TS. Lê Đăng Doanh nói việc đòi hỏi Formosa phải thay đổi phương pháp sản xuất cũng là một vấn đề quan trọng để đáp ứng những đòi hỏi về an toàn môi trường trong tương lai.
“Formosa đã làm không đúng thiết kế sản xuất than cốc theo phương pháp khô, tức là phải được làm nguội bằng khí Nitơ. Hiện nay Formosa đang sản xuất than cốc theo phương pháp ướt, tức là bằng nước và như vậy sẽ bị ô nhiễm. Muốn thay đổi thiết kế, Formosa phải đầu tư một khoản tiền không nhỏ. Cho đến nay, tôi chưa được thông tin đầy đủ về việc Formosa có thay đổi thiết kế đó hay không và phía Việt Nam có cương quyết đòi hỏi Formosa phải thực hiện đúng thiết kế mà Việt Nam đã yêu cầu hay không”.
Trước đó, chính phủ Việt Nam sau khi làm việc với công ty Formosa đã đồng ý mức nhận mức bồi thường thiệt hại là 500 triệu đôla. Nhưng khoản tiền bồi thường trên đã bị chỉ trích là quá thấp so với những thiệt hại trên thực tế của người dân cũng như những tác động lên nền kinh tế và môi trường.
Báo cáo của Tổng cục thống kê Việt Nam hôm 29/9 cho biết có đến gần 25.000 người dân mất việc sau sự cố Formosa. Trong khi đó, báo VnEpress trích dẫn một báo cáo của chính phủ Việt Nam hồi tháng 7 cho biết thảm họa môi trường Formosa đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 200.000 người, trong đó có khoảng 41.000 ngư dân.
http://baotreonline.com/vu-formosa-boi-thuong-thiet-hai-1-thang-chi-tuong-duong-1-2-ngay-thu-nhap/
(NGUỒN VOA)

Nhà cầm quyền ‘thay Formosa’ đền dân quá thấp

Nhà cầm quyền ‘thay Formosa’ đền dân quá thấp

Dân Nghệ An đi kiện công ty Formosa đòi bồi thường thiệt hại.
HÀ TĨNH  – Nhà cầm quyền CSVN loan báo sẽ chỉ bồi thường cho bảy loại “nạn nhân” của thảm họa môi trường biển do Formosa gây ra với mức rất thấp so với sự thiệt hại của người dân.
Hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Chín, 2016, chế độ Hà Nội loan báo những nạn nhân được bồi thường là “bảy nhóm đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, gồm: 1- Khai thác hải sản; 2- Nuôi trồng thủy sản; 3- Sản xuất muối; 4- Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; 5- Dịch vụ hậu cần nghề cá; 6- Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; 7- Thu mua, tạm trữ thủy sản.”
Theo bản tin này, “với chủ tàu/thuyền không lắp máy bị thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 5.83 triệu đồng/tàu/tháng; chủ tàu lắp máy dưới 20 CV thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 10.67 triệu đồng/tàu/tháng; tàu lắp máy công suất từ 20 CV đến dưới 50 CV thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 15.2 triệu đồng/tàu/tháng; chủ tàu lắp máy công suất từ 800 CV trở lên thiệt hại do giá thì định mức bồi thường là 37.48 triệu đồng/tàu/tháng…”Bản tin trên trang thông tin chinhphu.vn loan báo như thế và đưa ra “định mức” bồi thường và chỉ giới hạn khoảng thời gian bị thiệt hại “tối đa là sáu tháng, từ Tháng Tư, 2016 đến hết Tháng Chín, 2016.”
Đối với “đối tượng lao động trên tàu/thuyền không lắp máy thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 3.69 triệu đồng/người/tháng; định mức bồi thường là 5.96 triệu đồng/người/tháng với đối tượng lao động trên tàu lắp máy dưới 20 CV thiệt hại do nằm bờ; đối tượng lao động trên tàu lắp máy công suất từ 20 CV đến dưới 50 CV thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 7.65 triệu đồng/người/tháng; định mức bồi thường là 8.79 triệu đồng/người/tháng với đối tượng lao động trên tàu lắp máy công suất từ 50 CV đến dưới 90 CV thiệt hại do nằm bờ.”
Với những “Thiệt hại nghề muối định mức bồi thường là 39.37 triệu đồng/ha/tháng. Thiệt hại nghề muối trả 1 lần. Người lao động bị mất thu nhập định mức bồi thường là 2.91 triệu đồng/người/tháng.”
Theo quyết định kể trên “Khai thác thủy sản trên tàu có công suất máy chính từ 90 CV trở lên; nuôi trồng thủy sản (thủy sản chết) và sản xuất muối; thu nhập bị mất của người lao động làm thuê được tính chung trong định mức bồi thường thiệt hại của chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối.”
Theo nhận xét của Blogger Nguyễn Anh Tuấn, cái “định mức” và “đối tượng” được bồi thường vừa quá thấp vừa thiếu sót mà theo ông “không thể chấp nhận được.” Trong đó, một thí dụ, tài xế tắc xi đưa đón khách du lịch từ phi trường đi chơi biển không còn khách nữa, mất nguồn lợi tức, lại không được bồi thường.
Bản liệt kê thiệt hại từ 15 Tháng Tư đến 15 Tháng Tám, 2016 của ngư dân Nghệ An đi kiện Formosa. (Hình: GNsP)
Bản liệt kê thiệt hại từ 15 Tháng Tư đến 15 Tháng Tám, 2016 của ngư dân Nghệ An đi kiện Formosa. (Hình: GNsP)
“Tất cả những tính toán bồi thường ở trên chỉ được áp dụng cho sáu tháng, kể từ khi thảm họa xảy ra (Tháng Tư) cho đến nay (Tháng Chín). Vậy sau Tháng Chín thì thế nào? Tôm cá đã quay về, ngư dân miền Trung lại tiếp tục ra khơi, thị trường hải sản đã được khơi thông, nhà hàng, khách sạn đã tấp nập trở lại rồi chăng? Chính phủ đang đứng ở đâu để đưa ra phương án này vậy?”, Ông Nguyễn Anh Tuấn viết trên trang Facebook cá nhân.
Theo ông, “Hôm nay đã bước sang Tháng Mười, hãy về các tỉnh miền Trung để xem, cá vẫn thỉnh thoảng chết dạt biển, ngư dân vẫn nằm bờ, thị trường hải sản vẫn tắc nghẽn, nhà hàng, khách sạn vẫn đìu hiu. Chưa có gì thay đổi đâu.”
Ngày 26 và 27 Tháng Chín, 2016 vừa qua, hơn 600 ngư dân và những nhà bị thiệt hại ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An vì biển bị công ty gang thép Formosa đầu độc đã kéo nhau về thị xã Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh nộp đơn kiện đòi bồi thường. Dù bị công an tìm mọi cách cản trở nhưng cuối cùng cũng có 506 bộ hồ sơ đã nộp tại tòa án nơi này.
Số tiền mà một trong những lá đơn kiện của ngư dân Nghệ An liệt kê ra chỉ từ giữa Tháng Tư, 2016 đến giữa Tháng Tám, 2016 đã lên đến 435 triệu đồng. Nhưng như bản tin loan báo của nhà cầm quyền trung ương Hà Nội thì ngư dân tỉnh Nghệ An đã bị gạt ra ngoài.
Người ta không biết sẽ có bao nhiêu người được bồi thường, tổng số tiền là bao nhiêu trên tổng số $500 triệu mà nhà cầm quyền CSVN thỏa thuận với Formosa.
(TN)

Trịnh Xuân Thanh đường xa vạn dặm 5.

Trịnh Xuân Thanh đường xa vạn dặm 5.


- Có đi vắng được một tháng không ?

Câu đầu tiên người đàn ông hỏi khi tôi đặt mình xuống ghế đối diện ông. Bây giờ ban đêm ở Berlin trời lạnh. Chúng tôi ngồi bên hiên một quán. Đấy là điều kiện tôi đặt ra khi họ gặp tôi. Nếu điều kiện thì hơi quá, chỉ là yêu cầu để câu chuyện chất lượng tôi cần phải có chỗ hút thuốc lá.

 Người đàn ông đến trước, anh ta chọn chỗ ngồi để phù hợp cho tôi.

Tôi lấy những gì ở bên Budapes đưa để ông ta chuyển lại cho Thanh.

Ông ta trầm tư hơn lần gặp trước, tôi định hỏi ông về nước hay đi đâu thời gian qua. Nhưng nghĩ tò mò quá tôi thôi.

Tôi hỏi về Thanh ở đâu. Tôi nói có thể gửi cho tôi những tấm hình Thanh ở đó. Tôi rất muốn được ông khẳng định Thanh an toàn với cái lệnh truy nã quốc tế kia. Tôi bảo nếu không bảo đảm an toàn được thì đừng nói gì hay làm gì tốt hơn. Cứ lặng lẽ ẩn đâu mà sống.

 Người đàn ông lắc đầu cười nhẹ, ông ta nói.

- Ở nơi Thanh ở, không bao giờ có chuyện dẫn độ được về Việt Nam. Chuyện đó không phải bận tâm. Chúng tôi dự tính sắp tới sẽ cho Thanh họp báo, trả lời phỏng vấn công khai.

Tôi hỏi.

- Vậy anh muốn em đi vắng một tháng là đến chỗ Thanh.?

Ông ta gật đầu.

- Như thế tốt hơn, cậu có thể nắm luôn được những gì Thanh kể. Có khi bắt đầu từ trình tự Thanh tham gia làm quan chức thế nào. Cũng cần cho thiên hạ biết một người quan chức cộng sản con đường của họ đi trong đời ra sao. Có nhiều cái, cần người viết lại điều đó.

Tôi nói mình không đi được lâu thế.

Người đàn ông hỏi tôi uống gì, ông ta nói người phục vụ cho tôi một cốc trà mà không cần tôi trả lời. Tôi châm điếu thuốc đầu tiên thì một người dàn ông khác đi vào, anh ta cười bắt tay tôi và ngồi xuống ghế. Có lẽ anh ta đến cùng người trước nhưng tìm chỗ đậu xe, hoặc anh ta đứng đâu đó trong bóng tối bên ngoài để quan sát từ khi tôi vào. Bây giờ anh ta mới vào quán.

 Tôi nói chuyện của Thanh bây giờ dư luận cũng chả để ý,  chỉ có chuyện Thăng là đang xôn xao. Chắc vì Thanh không bắt dược, nên Trọng tức mà muốn đánh Thăng luôn. Người đàn ông già mặc vét nói.

- Thăng nó chả sao đâu, nó còn nhiều anh em bên công an. Cái thời nó làm dầu khí thì chỉ là tổng công ty. Lúc đó còn bộ trưởng , thủ tướng, chủ rich nước. Đâu phải chỉ mình nó.

Tôi hỏi.

- Thế còn vụ Venezuela.?

Ông ta điềm đạm trả lời.

- Cái đó là do ông Triết, ông Triết đi sang đó, nhận nhau làm anh em với thằng Hugo. Lúc đó ông Triết đi loăng quăng bên Cu Ba, Venezuela..vì chỉ mấy nước đó nó tiếp ông chứ bọn khác xin nó có tiếp đâu. Rồi ông ấy nhận lời làm ăn, gọi cho thằng Thăng. Bảo thằng Thăng lập dự án rồi để bộ chính trị phê duyệt từ thủ tướng, chủ tịch nước, tổng bí thư, bộ trưởng , quôc hội cả một đống hoắng lên về tình anh em CNXH mà đồng ý tuốt. Lúc chính trị bên ấy biến động, giá dầu rớt thảm hại thì thành ôm mồm như bây giờ. Đâu phải thằng Thăng nó tự ý bê tiền đi.

 Tôi hỏi thêm lúc ông ta ngừng.

- Thế số liệu mà Huy Đức nói ở đâu ra.?

Người đàn ông cười nhếch mép.

- Đấy là bản cáo PVN từ năm 2013, Huy Đức nó chộp cái đó. Còn sửa số đi. Chứ có cái gì mà ghê đâu. Dân chuyên ngành người ta biết cả.

Tôi hỏi.

- Anh có thể cho tôi được bản đó không.?

Người đàn ông gật đầu.

- Được tôi sẽ tìm.

Tôi hỏi.

- Còn chuyện này, hồi đại hội. Huy Đức có nói với tôi là lúc bàn ở BCT. Ông Dũng được 1 phiếu, ông Trọng được 6 phiếu, ông Sang được 5 phiếu. Thế có đúng không anh.?

Người đàn ông phẩy tay.

- Đúng là linh tinh, ông Trọng được 7 phiếu, ông Dũng được 6 phiếu. Ông Sang có 2 phiếu thôi. Chuyện qua rồi, để lúc nào rảnh nói lại chuyện này.

Được đà tôi hỏi lan man.

- Vậy vụ Núi Pháo thanh tra, có liên quan gì đến Phượng nhà ông Dũng không.?

- Chả liên quan gì, cái đó của bọn Masan. Phượng nó không có gì ở đó cả. Thôi, chuyện không liên quan đến việc anh em mình đang bàn,  để khi nào rảnh đã.

 Người đàn ông ngừng lại, chắc để cho tôi dứt khỏi những hỏi han miêm man từ chuyện nọ xọ sang chuyện kia. Một lúc ông ta nói.

-Bố mẹ Thanh và hai đứa con ở nhà, đang gặp nhiều khó khăn. Bọn Trọng nó cho công an quấy nhiễu này nọ. Ông bà đang tức, muốn tìm luật sư. Theo cậu ở Hà Nội thì ai làm được việc đó. Thêm nữa là việc nhờ luật sư Trần Vũ Hải và Lê Công Định thế nào tiếp.?

Tôi trả lời.

- Luật ở Việt Nam anh biết rồi đó, cơ quan công an điều tra có kết luận, chuyển cho viện kiểm sát. Viện ra đưa bản truy tố ra toà. Lúc đó luât sư xin toà cấp giấy giới thiệu, luật sư mới tiếp cận hồ sơ. Về ông Hải thì phải đợi dài dài là Thanh bị bắt, Thanh ra toà...mà chuyện đó thì giờ vời vợi lắm. Trước mắt em nghĩ nên chuyển hồ sơ theo những gì mà bản truy nã nói. Để ông Định bào chữa trên mạng thì tốt hơn. Gọi như bình luận pháp luật chẳng hạn. Còn chuyện quấy nhiễu kia thì ông bà có thể nhờ luật sư khởi kiện những người làm chuyện đó.

 Người đàn ông nói.

- Sắp tới chúng tôi sẽ đưa Thanh ra trả lời báo chí, để đáp trả cái vụ truy nã quốc tế kia. Nhiều người không hiểu luật pháp ở các nước khác. Cứ nghĩ có truy nã quốc tế là cảnh sát các nước đi tìm bắt về cho Việt Nam ngay đến nơi. Nhưng chuyện hôm nay tôi muốn nói là ở những vụ án kinh tế vừa qua thất thoát, thua lỗ có nhiều người liên quan. Cả những người hiện nay đang ở trong Bộ Chính Trị cũng có trách nhiệm chính. Đổ lên đầu thằng Thanh cả 3000 nghìn tỷ thua lỗ ấy rồi bảo nó tham nhũng trong đó là không công bằng.  Nếu thế phải đưa những người khác có liên quan ra cùng. Ý của cậu thế nào. Chúng tôi vẫn muốn cậu là kênh phát ngôn như trước.

Tôi dáp.

- Cái này cho em nghĩ đã, chứ cường độ liên tục ngày một bài, rồi cả đống hồ sơ, tài liệu toàn con số, ngày tháng, các công văn, bản bản...số này, số kia nhức đầu lắm.  Cuối tuần này em đi chơi xa mấy ngày. Sang tuần có gì em sẽ báo lại cho anh.

  Chúng tôi đứng dậy chào nhau, đồng hồ đã 1 giờ đêm. Hai người đàn ông tiễn tôi đến lúc tôi lên tàu.

http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016/09/trinh-xuan-thanh-uong-xa-van-dam-5.html