Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Khi Chủ tịch Trần Đại Quang cười sẽ là lúc Tổng BT Nguyễn Phú Trọng mếu

Thứ Hai, ngày 12 tháng 9 năm 2016 


Nếu hạ bệ được Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang có thể trở thành người đầu tiên trong lịch sử đảng cộng sản nhất thể hoá hai chức danh tổng bí thư và chủ tích nước làm một. Đây cũng chính là một vị trí đầy quyền lực theo mô hình mà Trung Cộng áp dụng từ lâu.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg3nNWGQ7TggpxRG4JeC0NfBeWyCM5Ymx5-n-pCA8O6MZLR7O1zjke1oyWMphJ7OX5p6-bHgszL7qaK6cNgu6t_a4bnxzWFaDKozizJC6_nggO7Equ9t1vrM44X0YA6XAUnMqCEStVuQenu/s1600/van3078-1a.jpg
Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Tổng BT Nguyễn Phú Trọng
Sự kiện ông Trịnh Xuân Thanh bỗng dưng mất tích khiến dư luận dấy lên câu hỏi: phải chăng, vị cựu phó chủ tịch Hậu Giang sau khi bị phế truất đã bí mật bỏ trốn ra nước ngoài hòng thoát thân?

Trong một nỗ lực truy lùng tuyệt vọng, TBT Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh cho tỉnh uỷ Hậu Giang gửi lệnh triệu tập và yêu cầu ông Thanh quay trở lại nhiệm sở. Đồng thời, cán bộ Hậu Giang còn ra tận Hà Nội tìm gặp, nhưng gia đình trả lời không biết ông Thanh đang ở đâu.

Ngoài việc bị khai trừ ra khỏi đảng, ông Thanh còn đang bị điều tra về khoản thua lỗ gần 3,300 tỷ đồng thời còn làm tổng giám đốc Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Đáng chú ý, dù đang là một đối tượng bị công an điều tra, nhưng ông Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa có tên trong danh sách cấm xuất cảnh. Thông tin này đã được báo Tuổi Trẻ dẫn lời đại diện phòng quản lý xuất nhập cảnh công an TP.HCM tiết lộ hôm 8/9/2016.

Như vậy, vị cựu phó chủ tịch Hậu Giang đang ở đâu? Còn ở Việt Nam hay đã trốn ra nước ngoài?

Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu?

Trước tin đồn về việc ông Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn sang Đức, ngày 10/9/2016, báo Pháp Luật Online dẫn lời thiếu tướng Lê Xuân Viên – cục trưởng cục Quản lý Xuất nhập cảnh (thuộc tổng cục an ninh, bộ công an) cho biết cơ quan này “chưa nắm được thông tin”.

Trách nhiệm giải trình việc xuất cảnh của ông Thanh tiếp tục được đùn đẩy sang cục An ninh Cửa khẩu, nhưng cơ quan này cũng không đưa ra bất cứ phản hồi nào sau đó.

Nếu thực sự muốn biết, bộ công an chỉ việc kiểm tra danh sách những người xuất cảnh trong vòng 1 tháng qua sẽ rõ. Do đó, câu trả lời “chưa nắm được thông tin” chẳng qua cũng chỉ là lời phát biểu dối trá nhằm đối phó dư luận.

Hay nói đúng hơn, lãnh đạo bộ công an được yêu cầu phải nói dối theo chỉ đạo. Bởi lẽ, một khi thông tin Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài được công bố, nhà cầm quyền CSVN sẽ bị gây áp lực buộc phải phát lệnh truy nã như kịch bản từng xảy ra đối với Dương Chí Dũng.

Tuy nhiên, Dương Chí Dũng trong cơn lo sợ chỉ biết trốn chạy một cách thụ động, còn Trịnh Xuân Thanh tuy đào tầu nhưng vẫn nuôi ý định phục thù Nguyễn Phú Trọng.

Do đó, bất cứ động thái thiếu tính toàn nào đưa ra cũng sẽ bị các thế lực đứng đằng sau ông Thanh lợi dụng để phản đòn.

Sự kiện Dương Chí Dũng và lời khai hối lộ triệu đô liên quan đến Phạm Quý Ngọ, Trần Đại Quang là viễn cảnh mà bộ chính trị cộng sản không mong muốn tái diễn.

Điều này có thể lý giải nguyên nhân vì sao cho đến nay, tung tích của ông Trịnh Xuân Thanh vẫn bị coi là tuyệt mật. Một rừng ma trận và hoả mù thông tin cũng được các phe phái tung ra với cường độ ồ ạt và có chủ đích.

Bộ Công An bất tuân thượng lệnh Tổng Bí thư

Vào ngày 26/8/2016, mạng xã hội ồ ạt đưa tin nhà riêng của ông Trịnh Xuân Thanh tại khu biệt thự Ciputra, Tây Hồ – Hà Nội đã bị cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C.46), bộ công an ập vào khám xét.

Thông tin này còn nói rằng trước khi khám nhà, ông Thanh đã bị câu lưu hai ngày. Thậm chí, đã xảy ra “tranh cãi dữ dội” giữa viện kiểm sát và C.46 về quyết định bắt người. Lúc 23:30’, ông Trịnh Xuân Thanh được nói đã bị các điều tra viên dẫn giải và đưa đi.

Tuy nhiên, ngày 31/8/2016, bộ trưởng – chủ nhiệm văn phòng chính phủ, ông Mai Tiến Dũng bác bỏ thông tin về việc các cơ quan tố tụng tiến hành bắt giữ ông Thanh.

Đến ngày 6/9/2016, báo Thanh Niên xác nhận rằng vị cựu phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang gọi điện thoại cho báo này để khẳng định thông tin “xin ra khỏi đảng”. Sau đó, trong một lá đơn dài 3 trang phổ biến trên facebook Người Buôn Gió, ông Thanh nói lý do bỏ đảng vì “không còn niềm tin vào tổng bí thư”.

Xâu chuỗi lại các sự kiện trên, người ta dần dần mường tượng câu chuyện như sau: Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo bắt giam Trịnh Xuân Thanh, nhưng một thế lực đã tìm cách chống lại lệnh tổng bí thư để rồi sau đó bí mật giải thoát cho vị phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang.

Chắc hẳn, thế lực ghê gớm ấy đang nằm trong bộ công an. Nhân vật đủ quyền lực để làm điều này không ai khác chính là bộ trưởng CA Tô Lâm và người tiền nhiệm của mình – tức chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Qua lá bài Trịnh Xuân Thanh, các phe phái muốn triệt hạ hình ảnh của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – người đang muốn củng cố quyền lực qua chiêu bài “đả hổ diệt ruồi” nhằm cứu vãn chế độ.

Một khi cuộc chiến triệt hạ phe phái núp dưới danh nghĩa “chống tham nhũng” bị phá sản, Nguyễn Phú Trọng sẽ bị mất toàn bộ uy quyền mà ông ta đã tạo dựng được từ đại hội 12. Chiếc ghế tổng bí thư của ông Trọng theo đó cũng bị lung lay, vì sẽ chẳng còn đảng viên nào chấp nhận phục tùng một kẻ lú lẫn và tham quyền cố vị.

Trịnh Xuân Thanh bôi tro trát trấu vào mặt Nguyễn Phú Trọng, ai được hưởng lợi nhiều nhất? Xin thưa, đó chính là chủ tịch nước Trần Đại Quang – người gần như đã không có bất cứ sự lên tiếng nào đề cập đến ông Trịnh Xuân Thanh.

Nếu hạ bệ được Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang có thể trở thành người đầu tiên trong lịch sử đảng cộng sản nhất thể hoá hai chức danh tổng bí thư và chủ tích nước làm một. Đây cũng chính là một vị trí đầy quyền lực theo mô hình mà Trung Cộng áp dụng từ lâu.

Nếu kịch bản trên xảy ra, chắc chắn sẽ là một cuộc nội chiến “máu nhuộm lăng Ba Đình” bên trong cùng đình cộng sản. Kẻ nào chết thì nhân dân đều mừng, nói vậy cho thẳng. 

Hoàng Trần 

(Dân Làm Báo) 

Thông tin mới nhất

Thông tin mới nhất về ông Trịnh Xuân Thanh

Thứ hai, 12/09/2016 | 17:08 GMT+7





Liên quan đến vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh, ông Lê Công Lý, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Tỉnh ủy Hậu Giang, cho biết: “Đến thời điểm này vẫn chưa xác định được ông Thanh đang ở đâu".
Ông Trịnh Xuân Thanh vẫn bặt vô âm tín
Thông tin trên Vietnamnet, ông Lê Công Lý - Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết, hiện vẫn chưa biết chính xác ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu.
Tuần rồi chúng tôi đã cử cán bộ ra nhà riêng của anh Thanh ở Hà Nội để hỏi về tình hình sức khỏe của anh ấy, đồng thời muốn thăm hỏi gia đình nhưng không gặp được. Hiện không rõ anh Thanh đang ở đâu, còn thông tin anh ấy ở nước ngoài, Tỉnh ủy không rõ và không có cơ sở về chuyện này”, ông Lê Công Lý nói.
Chánh văn phòng Tỉnh ủy Hậu Giang cũng cho biết thêm, ông Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa hồi đáp công văn triệu tập của Tỉnh ủy gửi trước đó.
Hậu Giang lên tiếng về thông tin ông Trịnh Xuân Thanh đang ở Đức
Trả lời cơ quan báo chí về thông tin trên mạng xã hội có hình ảnh chụp ông Thanh, cho rằng ông này đang ở nước ngoài, mà cụ thể là ám chỉ vị này đang ở Đức, ông  Lê Công Lý - Chánh văn phòng Tỉnh ủy Hậu Giang nói: “Hiện cũng không rõ ông Thanh đang ở đâu và thông tin cho rằng đang ở Đức thì Tỉnh ủy cũng không rõ và không có cơ sở về chuyện này”, Dân Việt dẫn lời ông Lê Công Lý cho biết
Về thời hạn trong thư triệu tập mà Tỉnh ủy Hậu Giang đưa ra là ngày 13/9 ông Thanh phải có mặt tại Hậu Giang để giải quyết các vấn đề có liên quan, ông Lý thông tin: “Đến thời điểm hiện nay ông Thanh chưa hồi đáp thư triệu tập của Tỉnh ủy, và không rõ ông này đang ở đâu, tuy nhiên thời hạn theo thư triệu tập chưa hết nên sẽ phải chờ đến ngày 13/9”.
Ông Trịnh Xuân Thanh không thuộc quyền quản lý địa phương
Trao đổi với PV báo Tiền phong online, về việc ông Trịnh Xuân Thanh khi chuyển công tác từ Hà Nội vào Hậu Giang có làm thủ tục chuyển đổi hộ khẩu, khai báo tạm trú, tạm vắng theo quy định hay không? Đại diện Công an phường Phú Thượng, Tây Hồ cho rằng: Ông Trịnh Xuân Thanh là cán bộ T.Ư do T.Ư quản lý, chính vì thế việc đi đâu, ở đâu, làm gì, địa phương không nắm được.
Cử người ra nhà riêng nhưng không gặp
Thông trên báo Người lao động, Ngày 10/9, một lãnh đạo của Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết đã cử cán bộ của Tỉnh ủy ra tận nhà riêng ở TP Hà Nội để tìm ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyện Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, cán bộ này đành quay về do không gặp được ông Thanh. Vì thế, mục đích tìm gặp để thăm hỏi sức khỏe của ông Thanh thế nào đã không thực hiện được.
Hình ảnh Thông tin mới nhất về ông Trịnh Xuân Thanh số 1
Ông Trịnh Xuân Thanh. Ảnh Internet
Khai trừ ông Trịnh Xuân Thanh khỏi Đảng: Chỉ là bước đầu
Theo tin trên báo Đất Việt, bà Lê Thị Thu Ba - Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của QH cho biết xét về mặt Đảng thì hình thức kỷ luật khai trừ khỏi Đảng là cao nhất, thể hiện sự cương quyết của Ban Bí thư.
Những sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh thì Ủy ban kiểm tra Trung ương đã kết luận đầy đủ và rõ ràng rồi. Việc xin ra khỏi Đảng chỉ được xem xét khi Đảng viên chưa đến mức khai trừ. Còn với vi phạm của ông Thanh đến mức nhận quyết định khai trừ thì không ai xét đến đơn ra khỏi Đảng cả.
Về phía Đảng tôi thấy đó là mức cao nhất. Nhưng sau khi Đảng xử lý rồi thì chính quyền sẽ tiếp tục xem xét. Nếu có dấu hiệu hình sự thì họ khởi tố vụ án, còn nếu sai phạm hành chính thì họ xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức. Việc này phải chờ các cơ quan chức năng làm việc”, bà Thu Ba nhấn mạnh.
Làm rõ ai 'nâng đỡ' ông Trịnh Xuân Thanh
Trả lời báo Tiền phong online, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói: “Cần phải làm rõ sự liên quan của các tổ chức, cá nhân khi đã không kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm mà còn điều động, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh - nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang vào các vị trí cao hơn”.
Trước câu hỏi của PV về việc để xảy ra thua lỗ nghiêm trọng nhưng  ông Trịnh Xuân Thanh không những không bị xử lý trách nhiệm mà còn liên tiếp thăng tiến, được bổ nhiệm đến chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Nếu không có sự nâng đỡ thì liệu rằng ông Thanh có leo cao đến được như thế không.
Ông Vũ Quốc Hùng cho biết: "Đây cũng là vấn đề mà tôi muốn các cơ quan, tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm. Sai phạm rõ ràng như thế nhưng tại sao các tổ chức, đơn vị không nhắc nhở, xử lý ông Trịnh Xuân Thanh mà lại còn sử dụng, bố trí, điều chuyển ông này lên chức vụ cao hơn, khiến sai phạm ngày càng lớn hơn. Đáng nhẽ, khi phát hiện PVC thua lỗ, sai phạm thì phải chấn chỉnh ngay từ đầu, sai phạm đâu có lớn đến như bây giờ. Vì thế cần phải làm rõ sự liên quan của các tổ chức, cá nhân khi đã không kịp thời ngăn chặn mà còn suy tôn, cổ vũ, sử dụng ông Trịnh Xuân Thanh ở các vị trí cao hơn.
Vụ việc này cũng cần phải làm rõ có lợi ích nhóm không, hay chỉ là vô trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Tất cả các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, giám sát, kiểm tra, tạo điều kiện cho ông Trịnh Xuân Thanh thăng tiến phải kiểm điểm làm rõ. Phải chăng vì được “bảo vệ” nên ông Trịnh Xuân Thanh nhờn luật để rồi khi làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang thì lại ngông nghênh gắn biển xanh vào xe tư đi lại?".
Ông Trịnh Xuân Thanh: Từ Phó Chủ tịch tỉnh đến khi bị khai trừ Đảng
Thông tin trên Infonet, ông Trịnh Xuân Thanh được Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và tiếp tục được giới thiệu tái ứng cử chức Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2016-2021.
Tại cuộc bầu cử QH khóa 14 diễn ra vào tháng 5/2016, ông Trịnh Xuân Thanh cũng trúng cử ĐBQH với số phiếu bầu cao.
Nhưng “sự nghiệp làm quan” của ông bắt đầu có ngã rẽ sau khi một tờ báo đăng bài viết “Xe tư nhân gắn biển xanh và “di sản” của Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang”.
Sau khi có bài viết trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các cơ quan liên quan vào cuộc điều tra, làm rõ. Ngay lập tức, sự chỉ đạo kịp thời này của Tổng Bí thư đã nhận được sự ủng hộ tích cực của dư luận.
Thời điểm đó, giải thích cho hành vi lắp biển số sai quy định của mình, ông Trịnh Xuân Thanh cho biết, chiếc xe Lexus là của em bà con bên vợ tên Nguyễn Đặng Toàn. Khi ông vào Hậu Giang công tác, vì không có xe nên mượn chiếc ô tô Lexus 570 của Toàn và chủ xe này cũng đồng ý làm tài xế riêng.
Ngày 15/6, sau một thời gian điều tra, Ban Tổ chức trung ương yêu cầu Hậu Giang tạm dừng bầu cử chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Trịnh Xuân Thanh. 
Sau đó một ngày (16/6), ông Thanh có đơn xin vắng mặt tại phiên họp đầu tiên HĐND tỉnh khóa mới và nộp đơn xin không tái cử Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Gần một tháng sau, chiều 11/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông báo về kỳ họp thứ IV và thứ V. Theo đó, tại 2 kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016.
Từ sai phạm trong việc sử dụng biển số xe công không đúng, sau khi vào cuộc kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã nêu ra hàng loạt sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh.
Sau đó, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã họp bất thường bỏ phiếu kín không công nhận tư cách ĐBQH với ông Trịnh Xuân Thanh.
Đầu tháng 8/2016, ông Trịnh Xuân Thanh có đơn xin thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang nghỉ phép 1 tháng để trị bệnh gout. Tuy nhiên đến nay, theo lãnh đạo tỉnh Hậu Giang, đã hết thời gian nghỉ phép (vào ngày 3/9) nhưng ông Thanh vẫn chưa trở lại Hậu Giang công tác.
Ngày 8/9, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xem xét thi hành kỷ luật ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016.
K. Duy (tổng hợp)
Nguồn : Người đưa tin

Trịnh Xuân Thanh (phần 11)

Trịnh Xuân Thanh dê tế thần - phần 11.

Thứ Hai, ngày 12 tháng 9 năm 2016/15:02



Chúng ta hãy để ý đến những lời phát động của Nguyễn Phú Trọng

- Chống tham nhũng, lợi ích nhóm.

Tham nhũng phải là những kẻ có cương vị phụ trách , quản lý trực tiếp vào dự án. Một dự án tất nhiên phải có bên A , bên B và B....cái A, B, C đó gọi là nhóm.

Khi cả nhóm này cấu kết với nhau, nâng giá công trình thi công, hạ giá tài sản nhà nước để bán chác chia nhau...đó là tham nhũng và lợi ích nhóm.

Nếu tính theo tiêu chí này, Nguyễn Phú Trọng là người ''  trong sạch và liêm khiết''. Bởi ông ta không phụ trách, quản lý dự án nào cả.

 Vì thế ông ta manh mẽ hô hào đánh chống tham nhũng và lợi ích nhóm, muốn đưa ai ra thịt là thịt. Các quan chức cộng sản tham nhũng, lợi ích nhóm nhiều như nấm. Đụng đâu Trọng cũng có thằng để xơi.

Nhưng dường như đã lâu rồi, chúng ta thấy thiếu đi một từ gì đó mà chúng ta không để ý, đó là biêú xén và hối lộ. Hai từ này không có trong công cuộc ầm ỹ kia của Nguyễn Phú Trọng.

Trọng chỉ ít tiền hơn bọn tham nhũng, bởi trong khi bọn tham nhũng mải mê tham nhũng thì Trọng làm miếng to hơn là tham nhũng chính trị, vơ hết quyền về mình , còn đồng bọn bị phơi thây trước thiên hạ về tội thất thoát, lãng phí, tham nhũng.


 Trọng chỉ nhận quà biêú, nhận những phong bì, va li tiền biếu gọi là quà tình cảm. Đó là vàng, usd, kim cương , biệt thự...

 Khi làm bí thư Hà Nội vào năm 2000, đến năm 2002 thì ở Hà Nội khởi công một khu đô thị tầm cỡ quốc tế, hàng tỷ usd được đổ vào đây, khu đô thị này có tên là Ciputra. Trong vụ này Trọng được biếu hai căn biệt thự, Trọng liền cho người nhà bán sang tay. Vì Trọng còn tính đường của mình sẽ đi hơn nữa vào chức chủ tịch quốc hội.

Khi làm bí thư Hà Nội, Chủ tịch quốc hội, tổng bí thư Trọng cũng không hề dính tới tham nhũng.  Trọng chỉ nhận quà biếu để làm ngơ cho các phe cánh khác tham nhũng, đánh quả. Chúng ta phải hình dung thế, phe cánh nào muốn làm dự án gì đó, phải đem quà đến biếu Trọng dù Trọng không phải là người quyết định dự án. Nhưng Trọng có thể là người ngăn cản dự án đấy nếu muốn. Tất cả những ai đi đút lót, chạy cửa đều hiểu các chạy phải có cả những khâu như Trọng.

 Bất kể các dự án, công trình hay tập doàn này nọ đều có quà cúng biếu cho Trọng hết, toàn những quà biêú giá trị cao. Ví dụ một dự án như Ecopak , Formosa, Boxit ...Trọng đều nhận những phần quà biêú rất nặng ký. Khi có việc vỡ lở, gây hại Trọng không hề liên quan,  bởi giất trắng mực đen Trọng đâu có dính gì vào những dự án đó.

Thế nên Trọng chỉ đánh tham nhũng, lợi ích nhóm chứ không bao giờ Trọng đụng vào xét chuyện quà biêú cả.

Người mang quà biếu không phải kiểu hối lộ, anh ơi anh nhận chút này,giúp em ký dự án kia.

Quà biêú là kiểu chúng em ở Ecopak, ở Ciputra....có chút quà tình cảm tặng bác, chỉ là chút quà bác đừng từ chối.

Không có lời kèm theo xin giúp đỡ gì trong đó cả.

Một kiểu không làm mà vẫn có ăn, hoặc thằng khác làm mình hưởng lây. Số tiền Trọng được biếu không nhiều bằng số tiền thằng khác đứng ra trực tiếp làm. Nhưng Trọng an toàn và sạch sẽ. Đến lúc thua lỗ, đổ bể thì thằng dó nhân tội, còn Trọng lại là ông quan toà phán xét.

 Bởi thế chống tham nhũng và chống lợi ích nhóm Trọng lại là người '' trong sạch''

Nếu nói chống nhận quà biêú, Trọng là người phải đưa lên xét xử đầu tiên.

Võ Kim Cự dã cố vấn cho Formosa tặng cho Trọng bức tượng HCM bằng vàng. Tổng bí thư nỡ nào đi từ chối món quà là bước tượng HCM bên ngoài như bao bức tượng khác. Người ta tặng tượng lãnh tụ tối cao thần thánh của mình thì nhận là điều đương nhiên.

 Nhưng Formosa không phải là quan chức cộng sản dưới quyền, quan chức cộng sản dưới quyền biếu vàng, biệt thự, chứng khoán...xong có chuyện thì cũng chỉ trách số mình đen. Ngài Trọng liêm khiết có đánh khẽ là khẽ, đánh nặng là nặng. Vì quà mày biếu là quà biếu, không liên quan đến việc mày làm sai. Formosa tặng tươngj vàng cho Trọng những quá trình đúc tượng, đánh dấu để đâu rồi trao cho Trọng thế nào chúng nó ghi lại cả. Chúng nó người Tàu, dân kinh doanh. Chẳng phải quan chức Việt nên không việc gì sợ, chúng tóm được chứng cứ thằng lãnh đạo nào xơi tiền là nó giữ.

 Trọng từng ăn quà biếu ở Formosa thời còn làm chủ tịch quốc hội và tổng bí thư sau này. Trót dính rồi, nên Trọng đành chịu lờ đi không biết đến vụ cá chết và xui Phúc đứng ra dẹp chuyện. Đổi lại Trọng cho Phúc cơ hội được bước vào ứng cử viên TBT bằng cách cho Phúc đi sang Tàu trước Trần Đại Quang.

 Tàu hiểu ý Trọng đưa Phúc lên vị trí ứng cử viên, liền đón tiếp trọng vọng linh đình, bắn 19 phát đại bác, trải thảm đỏ đón như một ông vua.

Ý đồ Trọng muốn xúi bẩy cuộc tranh giành chức TBT tương lai giữa Huynh , Quang , Phúc..ngày càng có chiều hướng Trọng đẩy Phúc và Huynh tiến xa hơn. Trong trung ương 3 Trọng định bày ra trò muốn làm tổng bí thư phải qua làm bí thư, phó bí thư tỉnh. Hòng ngăn cản luôn bước tiến của Quang, Huynh. Chỉ có Phúc từng là phó bi thư tỉnh Quảng Nam và Ngân là bí thư Hải Dươn . Nhưng trung ương 3 đã gạt đi. Mới đây Trọng ra tiếp việc rà soát tuổi đảng viên theo hồ sơ đảng, như thế việc khai gian tuổi của Quang bị lòi ra. Quang không thể nào còn cửa.

 Lệ thường mấy kỳ rồi là chức TBT phải từ tứ trụ đưa lên. Huynh là người có xuất thân tương tự như Trọng, đầy đủ điều kiện làm TBT như Trong. Nhưng lại xếp vào Ban Bí Thư thường trực, Huynh muốn lên phải đẩy được Ngân hay Quang thế chỗ rồi từ đó mới lên được. Mà không có gì nhanh bằng cách đẩy Quang. Bởi thế trong vụ án Dương Chí Dũng khai Quang nhận tiền, Huynh cho người tung lên mạng.

Xét xử Dương Chí Dũng chỉ có công an và quân tuyên gió, báo chí  vào. Công an là quân của Quang khi đó đương bộ trưởng,. Clip tung ra chỉ có quân của Huynh làm theo lời sếp, chứ ai vào phiên toà đó được mà ghi.

 Huynh phải qua tứ trụ rồi mới leo được lên TBT, chậm lại một nhịp. Quang vướng khai gian tuổi, Ngần là phụ nữ mà đảng CSVN chưa có tiền lệ nữ làm TBT.

 Chỉ còn lại Phúc, một người mà Trọng rất dể bảo. Bây giờ Trong đang reo ước mơ cho Phúc nối ngôi TBT. Phúc thì cũng háo chức quyền,típ mắt làm theo đàn anh , bảo gì nghe nấy răm rắp.

 Lẽ ra để Huynh làm TBT mới hay, hay ở chỗ chúng ta có một ông TBT người Bắc, có lý luận.

Và ông TBT tương lai này từng quỳ mopk dưới chân Nguyễn Tấn Dũng, vái lạy bắt Tấn Dũng phải nhận làm dàn em mới đứng lên.

 Với tình hình bộ sậu ứng cử TBT như trên, giờ thì chả có chuyện hy vọng gì khiến Trọng về giữa nhiệm kỳ bàn giao cho Quang hay cho Huynh cả. Vì hai tên này sẽ phải đánh nhau và tên nào cũng có những điểm bất lợi.

 Phúc thì còn non, nên chắc cứ làm thủ tướng trọn nhiệm kỳ.

Chức TBT của Trọng không ai chiếm được, Trọng không thất hứa làm 2 năm là về. Mà chỉ tại rối quá không ai kế nhiệm để đảm bảo ổn định, Trọng '' đành nhận 100% sự nhất trí '' rồi ngồi tiếp.

 Nếu như trong những năm nhiệm kỳ này, Trọng chinh phạt miền Nam đâu vào đấy, tàn quân của Ba Dũng không ngóc đầu lên được, Trọng đưa được Thưởng về làm bí thư, dưới dự hỗ trợ của Tư Sang.  Cứ điểm cuối cùng ngoan cố trong trung ương đã được giải quyết.

 Đến nhiệm kỳ sau, Huynh ở chức Ban Bí Thư sẽ đưa Quang gian tuổi về hưu để thế chỗ. Phúc hói có thể may mắn lên làm TBT, nhưng cũng có thể bị Trọng gài cho phốt gì đó và yên vị tại chỗ chức thủ tướng.

 Trọng lại tiếp tục làm TBT, chả phải lúc Đỗ Mười lên làm TBT lúc tuổi 77 đó sao. Còn luật lệ nào nữa, Trọng đã phá luật để ở lại nhiệm kỳ này khi tuổi 72 thì có gì kỳ sau không phá nốt.

 Muốn thế Trọng phải đánh dẹp miền Nam cho hoàn tất những lá phiếu cho đại hội 13.

 Trịnh Xuân Thanh là màn mở đầu vừa đánh vào Hậu Giang, cứ điểm trung thành của Ba Dũng, Thanh cũng là đệ của Đinh La Thăng bí thư TPHCM.

Nếu thành công từ Thanh đánh lên, Trọng sẽ hoàn tất cuộc chinh phục miền Nam.

Trịnh Xuân Thanh vừa gửi hôm qua một lá đơn đến Bộ Chính Trị yêu cầu mở cuộc xét xử công bằng về tội của anh ta. Thanh sẵn sàng chịu xuất hiện khi có phiên toà xét xử anh ta vụ thất thoát 3000 tỷ, nhưng phải có những luật sư, nhà báo, đại diện nhân quyền quôc tế...anh ta sẽ về đứng trước phiên toà.

 Nhiều người sẽ nghĩ Thanh chỉ nói phét không dám làm. Tôi tin chắc Thanh là người dám , vì nếu tôi không có niềm tin ấy, tôi đã không nhân giúp anh ta.

 Một phiên toà như thế sẽ lôi nhiều uỷ viên BCT ra phơi bày, buộc một cuộc sống mái sẽ phải nổ ra. Chính thượng tướng công an Lê Quý Vương nhận vụ này theo chỉ đạo của Tổng Bí Thư, ông Vương đã nói có nhiều sức ép, có những quan hệ lớn, phải làm cẩn thận không thể tuỳ tiện bắt người, phải dựa trên suy luận vô tội. Phải có thời gian chứ không thể nhanh được.

 Ông Vương biết Trọng nóng ruột muốn san bằng miền Nam nên chỉ đạo làm gấp, ở cương vị chuyên môn ông hiểu vụ án này còn dây nhiều đến các lãnh đạo cao cấp hơn.

Trả lời báo chí ông Vương nói rất thật hoàn cảnh của mình với vụ Trịnh Xuân Thanh.

''Thế còn đã điều tra thì phải chứng minh các dấu hiệu tội phạm, bây giờ tôi chưa nói rõ được. Đây là một tổng công ty lớn, có công ty mẹ và các công ty con. Có thể các sai phạm liên quan đến công ty con, nhưng có thể liên quan đến chỉ đạo, điều hành của công ty mẹ, cho nên cần có thời gian phân tích, điều tra.


- Tổng bí thư nhấn mạnh yêu cầu làm nhanh, không nể nang bất cứ vấn đề gì, quan hệ, cá nhân nào như vụ việc này. Việc này được lãnh đạo Bộ quán triệt đến cơ quan điều tra thế nào?
- Chúng tôi không nể nang gì cả. Nói vậy nhưng tất nhiên sức ép trong quá trình điều tra là có, khó khăn là có nhưng đã là công tác điều tra thì phải tuân thủ pháp luật. Lãnh đạo Bộ đã có chỉ đạo, quán triệt, sẽ có sử dụng bộ máy của kiểm tra, thanh tra để đảm bảo việc này. 
Chúng tôi sẽ thực hiện theo đúng quy định của ngành. Thông tư quy định của Bộ thế nào thì phải thực hiện đúng như thế, làm thế nào phải nghiêm túc, đạt được yêu cầu công khai minh bạch. 
Tức ông Vương nhận thấy chuyện ép tiến độ khởi tố, bắt giam theo đòi hỏi của Trọng là vô lý, đầy toan tính cá nhân, muốn chà đạp lên luật pháp để đạt mục đích đen tối. Ở các vụ án các nhà bất đồng chính kiến còn làm thế được. Chứ như vụ Trịnh Xuân Thanh  liên quan đến nhiều cấp cao hơn, mà dấu hiệu tội phạm còn đang chưa chứng minh được. Hồ sơ thì nhiều ....

 Chưa có kết luận nào của cơ quan thẩm quyền nào khẳng định Trịnh Xuân Thanh tham nhũng, chỉ có những tờ báo và bọn tay sai cho Trọng đi tung tin như vậy.

 Còn về sai phạm, Bộ Công An cứ làm rõ. Khi có phiên toà công khai, có những điều kiện đảm bảo sự công bằng cho Trịnh Xuân Thanh như yêu cầu của anh ta. Đó là mời luật sư như anh ta chỉ định, người đưa tin như anh ta chỉ dinh và quan sát viên của quốc tế về nhân quyền.

Anh ta sẽ có mặt.

 Anh ta nhắn với những người nói anh ta đừng hèn hạ, hãy xuất hiện chịu tội rằng.

- Đừng mở những phiên toà hèn hạ, úp sọt như đã làm với những người đấu tranh dân chủ, anh ta sẽ ra toà.  Nếu nói anh ta hèn, thì hãy nói những kẻ có trách nhiệm hay mở phiên toà dũng cảm, công khai mời những người như anh ta đề nghị cùng tham dự. Nếu không dũng cảm như thế, đừng mở miệng nói ai hèn.

Trịnh Xuân Thanh (phần 11)

Trịnh Xuân Thanh dê tế thần - phần 11.


Thứ Hai, ngày 12 tháng 9 năm 2016/15:02


Chúng ta hãy để ý đến những lời phát động của Nguyễn Phú Trọng

- Chống tham nhũng, lợi ích nhóm.

Tham nhũng phải là những kẻ có cương vị phụ trách , quản lý trực tiếp vào dự án. Một dự án tất nhiên phải có bên A , bên B và B....cái A, B, C đó gọi là nhóm.

Khi cả nhóm này cấu kết với nhau, nâng giá công trình thi công, hạ giá tài sản nhà nước để bán chác chia nhau...đó là tham nhũng và lợi ích nhóm.

Nếu tính theo tiêu chí này, Nguyễn Phú Trọng là người ''  trong sạch và liêm khiết''. Bởi ông ta không phụ trách, quản lý dự án nào cả.

 Vì thế ông ta manh mẽ hô hào đánh chống tham nhũng và lợi ích nhóm, muốn đưa ai ra thịt là thịt. Các quan chức cộng sản tham nhũng, lợi ích nhóm nhiều như nấm. Đụng đâu Trọng cũng có thằng để xơi.

Nhưng dường như đã lâu rồi, chúng ta thấy thiếu đi một từ gì đó mà chúng ta không để ý, đó là biêú xén và hối lộ. Hai từ này không có trong công cuộc ầm ỹ kia của Nguyễn Phú Trọng.

Trọng chỉ ít tiền hơn bọn tham nhũng, bởi trong khi bọn tham nhũng mải mê tham nhũng thì Trọng làm miếng to hơn là tham nhũng chính trị, vơ hết quyền về mình , còn đồng bọn bị phơi thây trước thiên hạ về tội thất thoát, lãng phí, tham nhũng.


 Trọng chỉ nhận quà biêú, nhận những phong bì, va li tiền biếu gọi là quà tình cảm. Đó là vàng, usd, kim cương , biệt thự...

 Khi làm bí thư Hà Nội vào năm 2000, đến năm 2002 thì ở Hà Nội khởi công một khu đô thị tầm cỡ quốc tế, hàng tỷ usd được đổ vào đây, khu đô thị này có tên là Ciputra. Trong vụ này Trọng được biếu hai căn biệt thự, Trọng liền cho người nhà bán sang tay. Vì Trọng còn tính đường của mình sẽ đi hơn nữa vào chức chủ tịch quốc hội.

Khi làm bí thư Hà Nội, Chủ tịch quốc hội, tổng bí thư Trọng cũng không hề dính tới tham nhũng.  Trọng chỉ nhận quà biếu để làm ngơ cho các phe cánh khác tham nhũng, đánh quả. Chúng ta phải hình dung thế, phe cánh nào muốn làm dự án gì đó, phải đem quà đến biếu Trọng dù Trọng không phải là người quyết định dự án. Nhưng Trọng có thể là người ngăn cản dự án đấy nếu muốn. Tất cả những ai đi đút lót, chạy cửa đều hiểu các chạy phải có cả những khâu như Trọng.

 Bất kể các dự án, công trình hay tập doàn này nọ đều có quà cúng biếu cho Trọng hết, toàn những quà biêú giá trị cao. Ví dụ một dự án như Ecopak , Formosa, Boxit ...Trọng đều nhận những phần quà biêú rất nặng ký. Khi có việc vỡ lở, gây hại Trọng không hề liên quan,  bởi giất trắng mực đen Trọng đâu có dính gì vào những dự án đó.

Thế nên Trọng chỉ đánh tham nhũng, lợi ích nhóm chứ không bao giờ Trọng đụng vào xét chuyện quà biêú cả.

Người mang quà biếu không phải kiểu hối lộ, anh ơi anh nhận chút này,giúp em ký dự án kia.

Quà biêú là kiểu chúng em ở Ecopak, ở Ciputra....có chút quà tình cảm tặng bác, chỉ là chút quà bác đừng từ chối.

Không có lời kèm theo xin giúp đỡ gì trong đó cả.

Một kiểu không làm mà vẫn có ăn, hoặc thằng khác làm mình hưởng lây. Số tiền Trọng được biếu không nhiều bằng số tiền thằng khác đứng ra trực tiếp làm. Nhưng Trọng an toàn và sạch sẽ. Đến lúc thua lỗ, đổ bể thì thằng dó nhân tội, còn Trọng lại là ông quan toà phán xét.

 Bởi thế chống tham nhũng và chống lợi ích nhóm Trọng lại là người '' trong sạch''

Nếu nói chống nhận quà biêú, Trọng là người phải đưa lên xét xử đầu tiên.

Võ Kim Cự dã cố vấn cho Formosa tặng cho Trọng bức tượng HCM bằng vàng. Tổng bí thư nỡ nào đi từ chối món quà là bước tượng HCM bên ngoài như bao bức tượng khác. Người ta tặng tượng lãnh tụ tối cao thần thánh của mình thì nhận là điều đương nhiên.

 Nhưng Formosa không phải là quan chức cộng sản dưới quyền, quan chức cộng sản dưới quyền biếu vàng, biệt thự, chứng khoán...xong có chuyện thì cũng chỉ trách số mình đen. Ngài Trọng liêm khiết có đánh khẽ là khẽ, đánh nặng là nặng. Vì quà mày biếu là quà biếu, không liên quan đến việc mày làm sai. Formosa tặng tươngj vàng cho Trọng những quá trình đúc tượng, đánh dấu để đâu rồi trao cho Trọng thế nào chúng nó ghi lại cả. Chúng nó người Tàu, dân kinh doanh. Chẳng phải quan chức Việt nên không việc gì sợ, chúng tóm được chứng cứ thằng lãnh đạo nào xơi tiền là nó giữ.

 Trọng từng ăn quà biếu ở Formosa thời còn làm chủ tịch quốc hội và tổng bí thư sau này. Trót dính rồi, nên Trọng đành chịu lờ đi không biết đến vụ cá chết và xui Phúc đứng ra dẹp chuyện. Đổi lại Trọng cho Phúc cơ hội được bước vào ứng cử viên TBT bằng cách cho Phúc đi sang Tàu trước Trần Đại Quang.

 Tàu hiểu ý Trọng đưa Phúc lên vị trí ứng cử viên, liền đón tiếp trọng vọng linh đình, bắn 19 phát đại bác, trải thảm đỏ đón như một ông vua.

Ý đồ Trọng muốn xúi bẩy cuộc tranh giành chức TBT tương lai giữa Huynh , Quang , Phúc..ngày càng có chiều hướng Trọng đẩy Phúc và Huynh tiến xa hơn. Trong trung ương 3 Trọng định bày ra trò muốn làm tổng bí thư phải qua làm bí thư, phó bí thư tỉnh. Hòng ngăn cản luôn bước tiến của Quang, Huynh. Chỉ có Phúc từng là phó bi thư tỉnh Quảng Nam và Ngân là bí thư Hải Dươn . Nhưng trung ương 3 đã gạt đi. Mới đây Trọng ra tiếp việc rà soát tuổi đảng viên theo hồ sơ đảng, như thế việc khai gian tuổi của Quang bị lòi ra. Quang không thể nào còn cửa.

 Lệ thường mấy kỳ rồi là chức TBT phải từ tứ trụ đưa lên. Huynh là người có xuất thân tương tự như Trọng, đầy đủ điều kiện làm TBT như Trong. Nhưng lại xếp vào Ban Bí Thư thường trực, Huynh muốn lên phải đẩy được Ngân hay Quang thế chỗ rồi từ đó mới lên được. Mà không có gì nhanh bằng cách đẩy Quang. Bởi thế trong vụ án Dương Chí Dũng khai Quang nhận tiền, Huynh cho người tung lên mạng.

Xét xử Dương Chí Dũng chỉ có công an và quân tuyên gió, báo chí  vào. Công an là quân của Quang khi đó đương bộ trưởng,. Clip tung ra chỉ có quân của Huynh làm theo lời sếp, chứ ai vào phiên toà đó được mà ghi.

 Huynh phải qua tứ trụ rồi mới leo được lên TBT, chậm lại một nhịp. Quang vướng khai gian tuổi, Ngần là phụ nữ mà đảng CSVN chưa có tiền lệ nữ làm TBT.

 Chỉ còn lại Phúc, một người mà Trọng rất dể bảo. Bây giờ Trong đang reo ước mơ cho Phúc nối ngôi TBT. Phúc thì cũng háo chức quyền,típ mắt làm theo đàn anh , bảo gì nghe nấy răm rắp.

 Lẽ ra để Huynh làm TBT mới hay, hay ở chỗ chúng ta có một ông TBT người Bắc, có lý luận.

Và ông TBT tương lai này từng quỳ mopk dưới chân Nguyễn Tấn Dũng, vái lạy bắt Tấn Dũng phải nhận làm dàn em mới đứng lên.

 Với tình hình bộ sậu ứng cử TBT như trên, giờ thì chả có chuyện hy vọng gì khiến Trọng về giữa nhiệm kỳ bàn giao cho Quang hay cho Huynh cả. Vì hai tên này sẽ phải đánh nhau và tên nào cũng có những điểm bất lợi.

 Phúc thì còn non, nên chắc cứ làm thủ tướng trọn nhiệm kỳ.

Chức TBT của Trọng không ai chiếm được, Trọng không thất hứa làm 2 năm là về. Mà chỉ tại rối quá không ai kế nhiệm để đảm bảo ổn định, Trọng '' đành nhận 100% sự nhất trí '' rồi ngồi tiếp.

 Nếu như trong những năm nhiệm kỳ này, Trọng chinh phạt miền Nam đâu vào đấy, tàn quân của Ba Dũng không ngóc đầu lên được, Trọng đưa được Thưởng về làm bí thư, dưới dự hỗ trợ của Tư Sang.  Cứ điểm cuối cùng ngoan cố trong trung ương đã được giải quyết.

 Đến nhiệm kỳ sau, Huynh ở chức Ban Bí Thư sẽ đưa Quang gian tuổi về hưu để thế chỗ. Phúc hói có thể may mắn lên làm TBT, nhưng cũng có thể bị Trọng gài cho phốt gì đó và yên vị tại chỗ chức thủ tướng.

 Trọng lại tiếp tục làm TBT, chả phải lúc Đỗ Mười lên làm TBT lúc tuổi 77 đó sao. Còn luật lệ nào nữa, Trọng đã phá luật để ở lại nhiệm kỳ này khi tuổi 72 thì có gì kỳ sau không phá nốt.

 Muốn thế Trọng phải đánh dẹp miền Nam cho hoàn tất những lá phiếu cho đại hội 13.

 Trịnh Xuân Thanh là màn mở đầu vừa đánh vào Hậu Giang, cứ điểm trung thành của Ba Dũng, Thanh cũng là đệ của Đinh La Thăng bí thư TPHCM.

Nếu thành công từ Thanh đánh lên, Trọng sẽ hoàn tất cuộc chinh phục miền Nam.

Trịnh Xuân Thanh vừa gửi hôm qua một lá đơn đến Bộ Chính Trị yêu cầu mở cuộc xét xử công bằng về tội của anh ta. Thanh sẵn sàng chịu xuất hiện khi có phiên toà xét xử anh ta vụ thất thoát 3000 tỷ, nhưng phải có những luật sư, nhà báo, đại diện nhân quyền quôc tế...anh ta sẽ về đứng trước phiên toà.

 Nhiều người sẽ nghĩ Thanh chỉ nói phét không dám làm. Tôi tin chắc Thanh là người dám , vì nếu tôi không có niềm tin ấy, tôi đã không nhân giúp anh ta.

 Một phiên toà như thế sẽ lôi nhiều uỷ viên BCT ra phơi bày, buộc một cuộc sống mái sẽ phải nổ ra. Chính thượng tướng công an Lê Quý Vương nhận vụ này theo chỉ đạo của Tổng Bí Thư, ông Vương đã nói có nhiều sức ép, có những quan hệ lớn, phải làm cẩn thận không thể tuỳ tiện bắt người, phải dựa trên suy luận vô tội. Phải có thời gian chứ không thể nhanh được.

 Ông Vương biết Trọng nóng ruột muốn san bằng miền Nam nên chỉ đạo làm gấp, ở cương vị chuyên môn ông hiểu vụ án này còn dây nhiều đến các lãnh đạo cao cấp hơn.

Trả lời báo chí ông Vương nói rất thật hoàn cảnh của mình với vụ Trịnh Xuân Thanh.

''Thế còn đã điều tra thì phải chứng minh các dấu hiệu tội phạm, bây giờ tôi chưa nói rõ được. Đây là một tổng công ty lớn, có công ty mẹ và các công ty con. Có thể các sai phạm liên quan đến công ty con, nhưng có thể liên quan đến chỉ đạo, điều hành của công ty mẹ, cho nên cần có thời gian phân tích, điều tra.


- Tổng bí thư nhấn mạnh yêu cầu làm nhanh, không nể nang bất cứ vấn đề gì, quan hệ, cá nhân nào như vụ việc này. Việc này được lãnh đạo Bộ quán triệt đến cơ quan điều tra thế nào?
- Chúng tôi không nể nang gì cả. Nói vậy nhưng tất nhiên sức ép trong quá trình điều tra là có, khó khăn là có nhưng đã là công tác điều tra thì phải tuân thủ pháp luật. Lãnh đạo Bộ đã có chỉ đạo, quán triệt, sẽ có sử dụng bộ máy của kiểm tra, thanh tra để đảm bảo việc này. 
Chúng tôi sẽ thực hiện theo đúng quy định của ngành. Thông tư quy định của Bộ thế nào thì phải thực hiện đúng như thế, làm thế nào phải nghiêm túc, đạt được yêu cầu công khai minh bạch. 
Tức ông Vương nhận thấy chuyện ép tiến độ khởi tố, bắt giam theo đòi hỏi của Trọng là vô lý, đầy toan tính cá nhân, muốn chà đạp lên luật pháp để đạt mục đích đen tối. Ở các vụ án các nhà bất đồng chính kiến còn làm thế được. Chứ như vụ Trịnh Xuân Thanh  liên quan đến nhiều cấp cao hơn, mà dấu hiệu tội phạm còn đang chưa chứng minh được. Hồ sơ thì nhiều ....

 Chưa có kết luận nào của cơ quan thẩm quyền nào khẳng định Trịnh Xuân Thanh tham nhũng, chỉ có những tờ báo và bọn tay sai cho Trọng đi tung tin như vậy.

 Còn về sai phạm, Bộ Công An cứ làm rõ. Khi có phiên toà công khai, có những điều kiện đảm bảo sự công bằng cho Trịnh Xuân Thanh như yêu cầu của anh ta. Đó là mời luật sư như anh ta chỉ định, người đưa tin như anh ta chỉ dinh và quan sát viên của quốc tế về nhân quyền.

Anh ta sẽ có mặt.

 Anh ta nhắn với những người nói anh ta đừng hèn hạ, hãy xuất hiện chịu tội rằng.

- Đừng mở những phiên toà hèn hạ, úp sọt như đã làm với những người đấu tranh dân chủ, anh ta sẽ ra toà.  Nếu nói anh ta hèn, thì hãy nói những kẻ có trách nhiệm hay mở phiên toà dũng cảm, công khai mời những người như anh ta đề nghị cùng tham dự. Nếu không dũng cảm như thế, đừng mở miệng nói ai hèn.

http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016/09/trinh-xuan-thanh-de-te-than-phan-11.html


Trịnh Xuân Thanh dê tế thần - phần 10

Trịnh Xuân Thanh dê tế thần - phần 10

THANH HIEU BUI
Bây giờ có lẽ người của Trọng đang phàn nàn trong trung ương rằng chuyện thằng Thanh chỉ là con muỗi, nó cứ để chịu kỷ luật, khiển trách rồi xử lý một chút là xong. Giơ cao đánh khẽ thôi, làm gì mà nó phải ầm ĩ lên như thế.
Đúng là chuyện con cáo và chùm nho.
Nguyễn Phú Trọng đã sa lầy vào vụ việc mà ông ta chắc mẩm đem lại danh giá cho mình. Làm cơ sở để ngồi tiếp đến hết nhiệm kỳ. Cách mà Trọng thích làm nhất là tạo ra những cuộc thanh trừng liên miên, từ thằng nhỏ để rung thằng lớn. Khiến nội bộ đảng rối bời, rồi Trọng nại lý do tình hình nội bộ như thế chưa yên tâm về được.
Trọng xếp đội hình tứ trụ rất tréo ngoe.
Thường lệ chỉ có người trong tứ trụ mới được giới thiệu làm TBT. Trừ Trọng ra ba người còn lại là Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân.
Chỉ có hai trong số này có ý định làm TBT , đó là Phúc và Quang.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang xuất thân từ công an, chuyên ngành của ông ta như thế khó ứng cử vào chức TBT giữa nhiệm kỳ, kể cả nhiệm kỳ sau là tương đối trắc trở ở khoản này. Một ứng cử viên tổng bí thư cả dời làm nghề công an khó mà thuyết phục được những lá phiếu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người mà được đệ tử khen là dị tướng, là tướng quý có thể thay đổi thiên hạ là người miền Trung, trình độ về chính trị không xuất sắc gì để phụ trách cương vị tổng bí thư. Những Trọng cứ hứa với Phúc như hứa với nhiều người khác, nên Phúc Hói sẵn sàng nghe mọi thứ từ Trọng. Phúc chăm chỉ lãnh nhận những nhiệm vụ mà người khác chối từ. Chẳng hạn lúc xảy ra sự cố ở Formosa, Trọng vào tham quan nơi ấy và được Formosa tặng bức tượng Hồ Chí Minh.
Trọng khen ngợi Formosa làm ăn tốt, mang theo bức tượng về.
Chắc bây giờ bức tượng ấy đã được nấu chảy thành cục để ở nhà anh Ngọc, và những nghệ nhân đúc đồng ở làng nghề ở Đại Bái hay Ngũ Xã đa được ai đó ở văn phòng trung ương đảng đặt một bức tượng Hồ Chí Minh khác.
Rồi việc cá chết ầm ĩ, Trọng bảo thế lực thù địch tuyên truyền chống Đảng. Trọng sai người đi tắm biển, đi ăn hải sản để trấn an dân. Nhưng cá vẫn chết, việc không dấu được vì bà Thái Anh Văn một lãnh đạo ở Đài Loan mới lên không chấp nhận cho Formosa lợi dụng danh nghĩa công ty Đài Loan để cho Trung Quốc điều khiển ( Trung Quốc có 65% vốn ở đây ) .
Trọng đẩy phắt việc sang cho Phúc đứng ra giải quyết. Formosa nghĩ chuyện đã xong ở bức tượng rồi, nay bị bóc ra. họ tức tối và định làm bung bét ra. Chính vì thế cả tháng trời Phúc phải đi thuyết phục lãnh đạo Formosa nhận tội và đền 500 triệu usd.
Thực ra là vay nhau, Formosa đền tiền usd bao nhiêu thì Việt Nam hoàn thế lại còn hơn chút bây nhiêu. Rồi có đền thật hay không thì sau này tính, tạm thời cứ thế để cho trôi dư luận. Kiểu anh cứ chuyển tôi từng này tiền trên danh nghĩa đền bù, tôi cứ chuyển lại anh từng ấy tiền hoàn thuế. Còn việc đền bù hay hoàn thế thật sự chúng ta tạm để đấy. Việc này đã được những ông chủ Trung Quốc đồng ý nên tạm thời diễn ra như vậy.
Chính vì tiền ảo như thế, chính phủ của Phúc loay hoay mãi với kế hoạch đền bù dân, bởi tiền có thật đâu. Chỉ là một giao dịch ảo lừa dân chúng. Trong khi dân chúng tưởng có tiền thật cứ ngóng cổ chờ. Hẳn chúng ta nhìn thực trạng cứu trợ dân miền Trung bị thảm hoạ cá chết tồi tệ thế nào. Gạo mốc và cái gì nữa...chả có cái mẹ gì nữa ngoài những lời hứa.
Thiếu tiền trầm trọng để giải quyết Formosa, Nguyễn Phú Trọng quyết định đẩy nhanh tiến độ xét xử Phạm Công Danh để ép buộc, thoả thuận Danh phải nhả tiền ra cho Phúc.
Trong khi việc điều tra còn chưa ngã ngũ, Trọng bắt công an phải đẩy nhanh tiến độ.
Hài không, có nghĩa việc điều tra của công an nhanh hay chậm Tổng bí thư đảng bảo sao nghe vậy.
Ngày 30 tháng 6 Formosa thông báo nhận trách nhiệm vụ cá chết.
Cùng thời gian đó ngày 30 tháng 6 , Nguyễn Phú Trọng đích thân chỉ đạo xét xử sớm vụ Pham Công Danh.
Vụ án Phạm Công Danh kết thúc mà người ta nhìn thấy đặc điểm ở vụ án này là Đảng chỉ chăm chăm hốt tiền và nhà về tay. Chuyện này các bạn tự tìm hiểu có đầy trên mạng, không cần kể ở đây. Danh nhận án mấy chục năm tù cười tươi, vì đã thoả thuận xong với Đảng. Tiền để đấy cho Đảng đang cần, tạm vào tù nghỉ ngơi chế độ uỷ viên nghỉ hưu cho qua mắt thiên hạ.
Sở dĩ vụ án kết thúc nhanh, để Phúc Hói còn kịp nhân chuyến sang Trung Quốc dự hội chợ, gặp chủ đầu tư thực sự của Formosa nói chuyện về hợp đồng trao đổi vụ đền bù Formosa. Tức khoe chúng tôi đang có mấy món nhắm cũng tàm tạm rồi, mấy chuyện giả vờ đền bù kia ông yên tâm thực hiện.
Cùng lúc chỉ đạo vụ đẩy nhanh tiến độ xử Danh, một con gà đã nằm trong sẵn trong chuồng. Ngày hôm ấy Trọng nhờ Tư Sang xúi bọn báo chí khơi lại vụ xe xanh. Ngày 3 tháng 6 báo Thanh Niên nhận lệnh trên mở lại vụ việc xe biển xanh ở Hậu Giang của con dê Trịnh Xuân Thanh. Từ đó để ép buộc nhóm Thanh phải chung xuồng oẹ tiền ra hoặc không thì đánh chiếm miền Nam, nơi dồi dào tiền bạc để dành nguồn thu về chạy thuốc thanh cho Đảng trong cơn ngắc ngoải.
Hậu Giang là nơi của những anh Hai Nam Bộ ít nhiều chưa bị cộng sản hoá tính Nam Bộ. Lại xa trung ương, các anh Hai Nam Bộ này hồn nhiên như cô tiên, lại nặng nghĩa tình. Nhìn chuyện Ban Bí Thư xử lý khai trừ Thanh ( trước đó Thanh đã tự ra khỏi đảng vì phản đối Trọng ) mà Hậu Giang vẫn rồng rắn ra Hà Nội thăm Thanh thì hết nói về tính Nam Bộ hồn nhiên, đôn hậu của mấy ông anh Hai này. Chưa kể anh Bí thư Hậu Giang cũ từng đưa Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang, anh bí thư này chỉ mặt Trọng trong hội nghị trung ương 13 khoá 11, đúng lúc nước sôi lửa bỏng.
- Trọng mày già yếu đi không nổi phải có người dìu thế kia, về đi làm nữa làm cái gì.
Sở dĩ Trọng chon Hậu Giang là nhiều yếu tố. Hậu Giang nơi hang ổ của kẻ thù, tên bí thư Bảy Chắc vừa cả chuyện thằng Trịnh Xuân Thanh con ông Đồ Giới xóm bên ở đó. Gia đình ông Đồ Giới mấy đời khoa bảng, còn bần nông nhà Trọng mới phất từ đời Trọng nhờ theo trung thành với Đảng mà ra. Và hơn nữa thằng Thanh, Thuận trước đây làm quân cho thằng Đinh La Thăng, bọn này chắc còn khối tiền phải oẹ.
Rất nực cười từ cái xe biển xanh rồi sang chuyện thất thoát 3000 tỷ, nhưng Trọng chưa đủ chứng cứ nên cứ vờn vậy.......
Lại nói về anh Đinh La Thăng, một cách khách quan thì anh ấy ở TPHCM sẽ có lợi cho dân chúng ở thành phố này. Bởi vì anh không thể nào gây dựng được vây cánh mà hốt bạc trong xứ ấy. Quân lính dưới quyền toàn của bọn khác. Anh một mình lạ nước , lạ cái vào đấy. Bên ngoài Trọng lú nhăm nhăm soi. Anh Đinh La Thăng đành chấp nhận đóng vai một bí thư liêm chính, niềm vui của anh là thể hiện sự năng nổ, hăng hái của mình để cống hiến cho thành phố.
Nói anh Thăng đổi tính trong sạch thì chả ai tin, vì bố có thằng cộng sản nào leo đến chức huyện trở lên mà trong sạch cả. Xã thì còn may ra có ông ngây ngô, chỉ là may ra có số ít thôi. Lên đến huyện rồi là thành tinh hết.
Nhưng cái thế của anh Thăng bây giờ bắt phải trong sạch, ít ra cũng phải hết nhiệm kỳ này vì trên soi, dưới thì rình báo cáo.
Anh Thanh cũng vậy, vì sao ở Hậu Giang nhân dân ngừoi ta quý anh và bầu phiếu cho anh cao nhất vào quốc hội, mặc dù anh không phải người bản xứ.?
Anh Thanh vào đó, ngồi chơi xơi nước, lạ nước lạ cái. Không có quan hệ gì mà kiếm chác, anh đành đi làm những việc từ thiện giết thời gian. Vì việc quan trong có mẹ ai giao cho anh làm đâu. Chính vì chả dây đến tai tiếng gì ở Hậu Giang, lại toàn làm điều tốt cho dân. ( cái này là bản chất anh tốt hay là anh đéo có việc gì làm, đi làm từ thiện giải khuây cho có viêc thì không rõ cái nào đúng). Nhưng nhân dân Hậu Giang thì họ chỉ nhìn thấy anh về địa phương, trong sạch không dính dáng áp phe, dự án gì. Chỉ đi làm việc chăm lo đời sống bà con. Cứ thế họ thương yêu anh và cho anh đỉnh nhất trong đám quan chức Hậu Giang bằng lá phiếu bầu vào quốc hội.
Giờ anh Thanh bị Trọng tầm nã, anh Thanh lặn mất tiêu. Bà con Hậu Giang thì ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng là một quan chức mà họ thấy tốt với dân bỗng nhiên là kẻ có tội gì trước đó. Y hêt chuyện một thằng hàng xóm sống yên lành chan hoà với mọi người, một ngày công an đến bắt.
Nhưng thằng dân thì dễ hình dung, vì công an sở tại chỉ chút tiền là cho mày tạm trú, miễn là trong lúc tạm trú không gây tội gì. Đằng này phó chủ tịch tỉnh điều từ đâu về, đang sống với dân tốt thì nghe nói làm nhà nước mất tiền, đang điều tra kỷ luật.?
Chứng tỏ số dân Hậu Giang đen, hay cái thể chế cộng sản này chẳng ra cái mẹ gì hết nên mới có chuyện téo nghoe một thằng quan chức đang làm tốt, được lòng dân lại là thằng gây án ở đâu về. Tức là bọn cộng sản này, chúng chỉ làm tốt khi chúng đang vào thế không có điều kiện để làm điều xâu xa. Còn đâu sểnh có cơ hội là múc tất tần tận. Như ông tổng bí thư không thèm tiền, ông chỉ thèm tượng Bác bằng chất liệu dễ nung chảy.
Chuyện từ con cá chết do bọn Formosa ra bao nhiêu chuyên hay ho. Nếu như tổng Trọng không nhận cái tượng HCM của Formosa đem về nấu ngay, thì chức chắc có cuộc gọi là chống tham nhũng gấp gáp đúng vào cái ngày mà Formosa nhân tội. Và chính vì hiến kế làm cái tượng HCM tặng cho Trọng mà Võ Kim Cự chả sao. Kế ấy của Cự mà ra, chứ bọn chó Fomosa nó tặng cặp tiền , chứ nó tích tượng Hồ CHí Minh trong cái Formosa làm cái mẹ gì.

.....còn nữa...
Đón xem phần sau, Trịnh Xuân Thanh có thể xuất hiện trên clip để chứng thực một số vấn đề và có những phát ngôn bày tỏ quan điểm của mình.
Việc này hơi bị trở ngại ở chỗ, nếu thực hiện sẽ mất 1200 usd tiền vé. Người của anh Thanh lo được, nhưng anh Gió đéo chơi. Thế là bọn anh Thanh có bằng chứng anh Gió được tài trợ mua vé, tuy rằng tin nhau, nhưng là chỉ tin ở mức độ đưa THÔNG TIN mỗi lần kèm bằng chứng. Chuyện tiền ở đây nó lại khác.
Còn anh Gió nhận tiền mặt, biết đâu một clip quay trộm hoặc ghi âm anh nhận tiền. Cái đó lăm le, hăm doạ sẽ đến người Đức, vây cả đời còn lại anh Gió đi theo làm lính hầu cho người ta.
Tất nhiên anh Gió dù ngây thơ, nông nổi như anh Kami nói, nhưng đéo dại gì nhận tiền như thế.
Muốn đưa tiền anh, lại chờ anh mở cuộc bán sách rồi cho chục ông đóng giả người mua sách. Mỗi cuốn cứ trả vài trăm usd ủng hộ. Như thế vẹn cả đôi đường, vì giờ anh Gió mở cuộc bán sách thì thường chỉ có cúng tất vào từ thiện. người tổ chức cuộc bán sách từ thiện họ sẽ đứng bên canh thu tiền, đéo phải anh Gió thu. Bao nhiêu con mắt rành rành ra đấy, anh Gió chỉ được cái danh làm quà để lại cho con anh sau này.
Kể ra có dăm nghìn làm từ thiện cho anh em, bà con cũng vui. Đm, đời sá gì nhỉ. Cộng sản nó còn buôn thuốc phiện để sống hồi những năm 30. Anh đi bán sách cho cộng quân ly khai, tiền giúp đỡ anh chị em có sao.
Đi đến tầm này , còn gì mà phải ngại
Xin lỗi hơn mười ngàn bạn mới đặt theo dõi, tôi biết các bạn theo dõi câu chuyên nghiêm túc này là vì thời sự. Nhưng xin trả công viết cho tôi , bằng cách bỏ qua những chi tiết vặt cuộc dời mà tôi đưa vào, cái đó không quan trong. Chỉ là những điểm xuyết để tôi thư giãn, trong khi viết những bài thế này.
https://www.facebook.com/notes/thanh-hieu-bui/trịnh-xuân-thanh-dê-tế-thần-phần-10/