Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Ai có quyền xử lý thi thể Hồ Chí Minh?



Đoàn Nhã An
Pháp luật Việt Nam hiện hành có sẵn câu trả lời.

Thi thể của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện đang được bảo quản và trưng bày tại một lăng mộ đặc biệt, nằm trong trung tâm chính trị Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Zing.vn
Ngày 16/10/2015, Tòa án Nhân Dân tỉnh Quảng Trị tuyên án chung thân đối với “cậu” Thủy (tên thật là Nguyễn Văn Thúy) với hai tội danh: lừa đảo và xâm phạm hài cốt.
Theo Tuổi Trẻ, trong phần xét hỏi bị cáo, ông Vũ Ngọc Mậu, chủ tọa phiên tòa đặt câu hỏi: “Xương cốt người là thứ thiêng liêng. Xương cốt liệt sĩ lại càng là điều thiêng liêng hơn nữa. Tại sao bị cáo có thể cho phép mình làm cái việc vô đạo ấy?”[1]
Lời phát biểu của người đại diện tòa án trong phiên xử “cậu Thủy” cho thấy trong đời sống tinh thần của người Việt, thi hài và xương cốt của người quá cố thường đòi hỏi sự tôn trọng cao nhất từ xã hội. Trên hết, quyền được an nghỉ theo ý nguyện lúc sinh thời của người đã khuất càng phải được tôn trọng và bảo vệ.
“Cậu” Thủy không phải là người duy nhất bị tuyên án về tội “xâm phạm hài cốt và thi thể” trong thời gian gần đây. Ngày 11/9/2015, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên y án sơ thẩm 19 năm tù đối với bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, người vào năm 2013 đã ném thi thể của một khách hàng xuống sông sau khi cô này tử vong trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ.[2]
Vậy cụ thể, hành vi cấu thành tội phạm theo Bộ luật Hình sự Việt Nam cho tội này bao gồm những gì?
Điều 246 Bộ Luật Hình Sự: Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt:[3]
  1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Câu hỏi pháp lý được đặt ra là ai sẽ có thẩm quyền xử lý thi thể của người đã chết theo quy định của pháp luật Việt Nam? Vì rõ ràng là những ai không có thẩm quyền theo luật định, nếu tự ý xử lý thi thể, hài cốt đều có thể bị buộc tội theo điều 246 BLHS.
Vụ án 46 năm
Thi thể Hồ Chí Minh, vị cố Chủ tịch nước thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã không được mai táng trong suốt 46 năm qua và đặt ra nhiều dấu hỏi về mặt pháp lý.
Sau khi Hồ Chí Minh qua đời vào đúng ngày Quốc khánh của VNDCCH, 2/9/1969, Bộ chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp bàn vào ngày 29/11 cùng năm và quyết định giữ gìn lâu dài thi hài ông.
Kể từ ngày 29/8/1975, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức mở cửa cho người dân vào thăm và trực tiếp quan sát thi thể của ông.
Liên tục trong vòng trên dưới 40 năm, cho đến những năm 2010 và 2012, Bộ chính trị tiếp tục ra các quyết định nhằm cho phép ĐCSVN cũng như chính phủ Việt Nam được giữ gìn thi hài ông Hồ Chí Minh vô thời hạn.
Lễ truy điệu Hồ Chí Minh năm 1969. Ảnh: Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lễ truy điệu Hồ Chí Minh năm 1969. Ảnh: Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Theo tài liệu đăng tải bởi Thiếu Tướng Phạm Văn Lập, Chính ủy Bộ Tư Lệnh Bảo vệ Lăng Hồ Chí Minh, vào ngày 22/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án số 2341 về “Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của Công trình Lăng trong giai đoạn mới”.
Tiếp đó, ngày 08/3/2012, Thường vụ Quân ủy Trung ương đã ra Nghị quyết số 122/NQ-QU về “lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của Công trình Lăng trong giai đoạn mới.”[4]
Những diễn biến trên cho thấy, quyết định tiếp tục duy trì thi thể ông Hồ Chí Minh như hiện tại có dấu hiệu vi phạm Điều 246, Bộ luật Hình sự, thuộc nhóm các hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt”.
Trái di chúc của người đã chết
Khi sinh thời, Hồ Chí Minh đã lập di chúc, trong đó đặc biệt nêu rõ ý nguyện của ông cho việc hậu sự của bản thân. Ông có di nguyện được hỏa táng cũng như đã căn dặn chi tiết việc xử lý tro cốt.
Bản gốc Di chúc của Hồ Chí Minh nói ông muốn được hỏa táng. Ảnh: giaoduc.net.vn
Bản gốc Di chúc của Hồ Chí Minh nói ông muốn được hỏa táng. Ảnh: giaoduc.net.vn
Cho đến thời điểm hiện tại, chính phủ Việt Nam đều công nhận tính chính danh cũng như giá trị pháp lý của bản di chúc này.[5] Do đó, di nguyện của ông Hồ Chí Minh đúng ra phải được thực hiện trước nhất và trên hết.
Luật pháp Việt Nam hiện nay công nhận quyền hiến tặng các bộ phận cơ thể cũng như quyền được hiến xác của một người sau khi chết. (Điều 34 – Bộ Luật Dân sự).[6] Từ đó cho thấy việc được toàn quyền chọn phương pháp xử lý thân thể của một cá nhân sau khi qua đời là một quyền lợi hợp pháp, được luật pháp Việt Nam công nhận. Và vì thế, không có cơ sở pháp lý nào để giải thích vì sao di nguyện được hỏa táng của ông Hồ Chí Minh không được thực hiện trong 46 năm qua.
Trong trường hợp ông Hồ Chí Minh không lập di chúc, quyền xử lý thi thể của ông vốn nên thuộc về những người có quyền thừa kế theo luật định. Bộ luật Dân sự nêu rõ các hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai và thứ ba.[7]Trong các hàng thừa kế, cũng không có quy định đặc biệt nào dành cho ĐCSVN. Ngoài ra, các quyết định về việc xử lý thi thể ông Hồ Chí Minh từ phía chính phủ cũng không nêu ra bất kỳ văn bản ủy quyền từ người thân hay họ hàng của ông Hồ Chí Minh cho Bộ chính trị. Do đó, việc  liên tục trong 46 năm tự  ý xử lý thi thể ông Hồ Chí Minh mà không dựa theo bất kỳ cơ sở pháp luật nào là một hành vi “xâm phạm thi thể” theo Điều 246 BLHS.
“Ý Đảng – Lòng Dân” có cao hơn pháp luật?
Bắt đầu từ quyết định đầu tiên năm 1969 cho đến Nghị quyết số 122/NQ-QU năm 2012, ĐCSVN và chính phủ Việt Nam thường dựa vào “Ý Đảng – Lòng Dân” để làm cơ sở lập luận, cho phép họ được quyền xử lý và bảo quản thi thể Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, “Ý Đảng – Lòng Dân” trong trường hợp này không phải là cơ sở pháp lý được pháp luật Việt Nam thừa nhận.
“Ý Đảng – Lòng Dân” là một lập luận không những không mang tính pháp lý mà ngay cả ý nguyện của chính Hồ Chí Minh cũng không được bảo vệ và tôn trọng. Trong khi bất kỳ một công dân Việt Nam nào khác đều có quyền xử lý thi thể của mình sau khi chết theo ý nguyện cá nhân thì việc đi ngược lại di chúc của Hồ Chí Minh thể hiện sự xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của ông, ngay cả khi ông đã chết.
Quyết định của Bộ chính trị ĐCSVN cho phép họ tự ý xử lý và tiếp tục bảo trì thi thể Hồ Chí Minh theo phương cách của họ trong gần 46 năm qua, về bản chất, không khác biệt nhiều với hành vi của “cậu” Thủy hay bác sĩ Mạnh Tường đã làm đối với những thi thể và hài cốt của các nạn nhân trong các vụ án của họ.
Một trong những nguyên tắc pháp lý được thừa nhận rộng rãi trên thế giới là nguyên tắc stare decisis, một thuật ngữ Latin chỉ việc phán quyết giống nhau đối với những vụ án giống nhau.
Nếu như chủ tọa phiên xử vụ án “cậu” Thủy, ông Vũ Ngọc Mậu đã cho rằng, “xương cốt người là thứ thiêng liêng” và “xương cốt liệt sĩ lại càng thiêng liêng” để đánh giá hành vi của “cậu” Thủy và các đồng phạm là “vô đạo” và tuyên án chung thân, vậy thì hành vi của các cá nhân có liên quan trong ĐCSVN trong việc xâm phạm xương cốt và thi thể của Hồ Chí Minh cũng cần phải được phán quyết tương tự.
Bằng không, lập luận “Ý Đảng – Lòng Dân” sẽ là một trong những rào cản lớn nhất cho việc xây dựng xã hội pháp trị (rule of law) ở Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
[3] Bộ luật Hình sự (Bộ Tư pháp)
[6] Bộ luật Dân sự (Bộ Tư pháp)
[7] Bộ luật Dân sự (Bộ Tư pháp)
http://luatkhoa.org/2015/10/ai-co-quyen-xu-ly-thi-the-ho-chi-minh/

Nền tảng quốc gia – cơn khát giữa sa mạc?

 Nền tảng quốc gia – cơn khát giữa sa mạc?


Đông Nguyễn
30-8-2016
H1Nhật Bản sau thế chiến thứ hai, nền kinh tế rơi vào suy thoái, mỗi bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, và cái đói bao trùm khắp nước.
Lúc bấy giờ, tướng Mỹ Douglas MacArthur – Tư lệnh của quân đồng minh (bên thắng cuộc) đã đến để xây dựng nền tảng quốc gia cho Nhật Bản trong tinh thần hòa giải đoàn kết. Ông đã lập tức ra lệnh thả tù nhân chính trị và đôn đốc Quốc hội thông qua bản Hiến pháp mang đậm giá trị dân chủ phương Tây. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cử tri.
Bản Hiến pháp đó cũng nhấn mạnh những quyền lợi công dân cơ bản của người Nhật, xem những quyền lợi này là “quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”. Những quyền này bao gồm: Quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt tài sản vô cớ…
Tiếp đó Quốc hội Nhật Bản đã thông qua một loạt các chính sách cải cách như về giáo dục, với việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định…
Từ việc xây đựng nền tảng chính trị đó, với những tiền đề tiến bộ đầu tiên này đã cơ bản giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang của hòa bình thịnh vượng. Hơn 10 năm sau, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới.
Còn đối với cường quốc số một thế giới thì sao? Nếu chúng ta biết rằng để có được nước Mỹ như ngày hôm nay, chỉ xuất phát từ những con người đã đặt nền tảng pháp luật chuẩn mực và dân chủ đầu tiên trong bản hiến pháp có hiệu lực năm 1789, thì chúng ta cũng sẽ ngỡ ngàng vì sao nền tảng ấy lại hữu hiệu đến đáng kinh ngạc như vậy.
Đơn giản vì nó được xây dựng trên tinh thần hợp nguyên (đa nguyên nhưng hợp tác), khi những con người ấy biết đặt quyền lợi của dân tộc, quốc gia lên trên mọi quyền lợi của phe đảng và cá nhân họ, từ đó tạo ra một bản hiến pháp có giá trị bất hủ được người dân phúc quyết thông qua. Bản hiến pháp đã đi tiên phong trong việc lựa chọn một thể chế chính trị phù hợp trong xu hướng tiến bộ chung của toàn nhân loại.
Theo đó học thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu được áp dụng để xây dựng một cơ chế chính trị ràng buộc, kiểm tra và giám sát hoạt động lẫn nhau của thiết chế quyền lực nhà nước, với ba cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp tách bạch.
Đây được xem là một mô hình quản lý nhà nước khoa học bậc nhất cho đến thời điểm hiện nay với mục tiêu kiềm chế quyền lực để hạn chế lạm quyền, bảo vệ tự do dân chủ của công dân và đảm bảo việc xây dựng, thực thi được một hệ thống pháp luật chuẩn mực. Chính điều đó mới tạo ra được một nước Mỹ hùng mạnh như ngày nay – điều mà công dân của bất kỳ quốc gia nào cũng đang khao khát.
Có thể nói một trong những nền tảng chính trị quốc gia luôn được khởi nguồn từ việc xây dựng một hệ thống pháp luật chuẩn mực với “hạt giống” đầu tiên là bản hiến pháp dân chủ và phải được người dân phúc quyết thông qua, để từ đó dân quyền mới trở nên hiện thực.
Pháp luật có chuẩn mực?
Tại Việt Nam, với một cơ chế nhà nước tập trung, các cá nhân vừa tham gia Lập pháp, vừa tham gia Hành pháp, cũng kiêm nhiệm luôn Tư pháp thì liệu có thể tách bạch và kiểm soát quyền lực của nhau được không?
Và, pháp luật liệu có phát huy hết quyền năng của nó khi luôn có những “ông vua con” đang ngày ngày “cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!”.
Như vậy, chúng ta có cơ chế nào để kiểm soát quyền lực của họ đây, khi Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp cũng chỉ là họ? Và, chúng ta đã xây dựng, thực thi được hệ thống pháp luật chuẩn mực chưa khi tham nhũng, lợi ích nhóm đã và đang trở thành quốc nạn và có xu hướng ngày càng gia tăng?
Hay khi những người đang ngày ngày có trách nhiệm thực thi công lý, liệu họ có dám tự hào nói rằng mình chỉ dựa vào luật pháp và công lý mà chưa bao giờ làm theo sự chi phối hoặc chỉ đạo bởi những thế lực không phải là công lý?
Vì đã có quá nhiều bất công trong việc vận dụng pháp luật, như vụ “cướp bánh mì” của 2 thiếu niên phạm tội thì bị trừng trị với một bản án rất hà khắc, trong khi đó, vụ “14 lần vỡ ống nước sông Đà” gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, với 5 quan chức Vinaconex đã đủ cơ sở cấu thành tội phạm thì lại khoan hồng, không truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cũng như trong thảm họa Formosa đã hủy diệt nền kinh tế biển của bốn tỉnh miền Trung, đẩy người dân vào tột cùng của sự đói khổ, nhiều người đã bỏ mạng, nhiều người phải tha hương. Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, môi trường, kinh tế… ít nhất cũng 50 năm nữa mới thống kê hết được.
Nhưng một bản án dành cho những hành vi vi phạm đó, hay thậm chí cho những kẻ tiếp tay, cũng chỉ là sự mong mỏi vô vọng của người dân, trong khi pháp luật hình sự đã quy định rành rành về những tội ác đó.
Hay mới đây, trong vụ “đập 7 hộp sữa” xảy ra ở thành phố Vinh, người thực hiện hành vi đó đã bị bắt tạm giam và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại tài sản. Nhưng trong vụ “đập 7 cây cầu” ở thành phố Cần Thơ, quan chức đã xâm hại đến tài sản của toàn dân, với mức độ thiệt hại chắc chắn nghiêm trọng hơn rất nhiều lần, nhưng cuối cùng chỉ dừng lại ở mức kiểm điểm, khiển trách lấy lệ.
Nếu mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thì việc ông bố đập 7 hộp sữa có thể bị khởi tố thì hành vi hủy hoại 7 cây cầu không thể không bị truy cứu trách nhiệm.
Và, những câu chuyện như vậy đang khiến dư luận đặt rất nhiều câu hỏi về sự khác biệt trong cách thực thi luật pháp giữa người dân và những “ông quan”, khi chỗ cần nhân đạo thì không nhân đạo, trong khi kẻ cần trừng trị răn đe thì lại khoan hồng.
Dân bức xúc và mất niềm tin vào pháp luật cũng là điều tất yếu, và yêu cầu cấp bách được đặt ra là: nếu không xây dựng, vận hành một cách chuẩn mực hệ thống pháp luật để làm nền tảng và động lực cho xã hội phát triển, thì liệu có thêm nửa thế kỷ nữa chúng ta có thoát nghèo và xóa bỏ được những bất công gay gắt đang tồn tại trong lòng xã hội hay không?
Hiện nay, đã rõ ràng, đó là thất bại, thất bại của những bản án, của công tác tư pháp và một nền tảng pháp luật chuẩn mực?
Dân quyền có hiện thực?
Cũng đã gần nửa thế kỷ kể từ ngày được gọi là “giải phóng” miền Nam. Luật trưng cầu ý dân mới được xây dựng và có hiệu lực 01/7/2016.
Theo tôi nhận định đó cũng là một bước tiến về xây dựng hệ thống pháp luật của Việt Nam, tuy quá muộn màng nhưng có lẽ còn hơn là không có.
Nhưng rồi trong tương lai, quyền làm chủ của người dân thông qua việc trưng cầu dân ý này liệu có trở thành hiện thực và liệu Quốc hội có trưng cầu ý dân “Về toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp”?. Ví dụ như tại điều 53 của Hiến pháp – Đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu – có nên chuyển sang quy định đất đai thuộc đa thành phần sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân?
Vì chính quy định “khác người” này trong Hiến pháp mà biết bao nhiêu gia đình chỉ qua một đêm đã trở thành những kẻ vô gia cư hoặc phải chịu cảnh tù tội, bao nhiêu vụ án cướp đất, bao nhiêu tiêu cực liên quan đến hành chính cũng từ nó mà ra.
Và, cũng vì nó mà trong xã hội xuất hiện thêm một “giai cấp” mới – giai cấp dân oan, với một lực lượng hùng hậu đang khiếu kiện ngày càng mạnh mẽ hơn trên khắp mọi nẻo đường của đất nước. Chính điều đó đã làm xói mòn niềm tin của người dân, làm lãng phí nguồn nhân lực nông dân lao động… Vậy, liệu Quốc hội có dám trưng cầu dân ý về việc thay đổi quy định này không?
Cũng như hiện nay, có lẽ hầu hết người dân Việt Nam đều rất rõ về âm mưu bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc, khi họ đã dùng vũ lực để cướp toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Không dừng ở đó, với yêu sách “đường lưỡi bò” để âm mưu độc chiếm gần trọn biển Đông, họ cấm đánh cá, bắn giết ngư dân ta một cách tàn nhẫn, hòng gieo rắc nỗi sợ hãi kinh hoàng trên toàn biển Đông.
Ngoài ra, họ luôn tìm cách thao túng, phá hoại và làm ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội của người dân Việt Nam.
Chính điều đó cho thấy họ đang thực hiện chủ nghĩa bá quyền Đại Hán và dùng bạo quyền để mở rộng biên giới, mở rộng vùng ảnh hưởng lên toàn Việt Nam.
Như vậy, liệu Quốc hội Việt Nam có sẽ thực hiện việc trưng cầu ý dân về vấn đề “chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại” trong việc lựa chọn đồng minh hoặc thái độ đối với nhà cầm quyền Trung Quốc?
Hay trưng cầu ý dân về “Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước”? Như thảm họa Formosa vừa rồi đã cướp đi biết bao sinh mạng của người dân, gây ra những thiệt hại khủng khiếp về mặt kinh tế và sự hủy diệt môi trường của bốn tỉnh miền Trung, cũng như sự tồn tại của dân tộc.
Như vậy, Quốc hội đã trưng cầu ý dân chưa về việc quyết định số phận của Formosa, mà Chính phủ đã vội hoàn thành việc ký kết thỏa thuận với một con số bồi thường hời cho kẻ gây thiệt hại và lại tiếp tục cho nó được tồn tại, để một ngày không xa có thể thảm họa Formasa 2, 3 lại tiếp tục giáng xuống đầu những người dân vô tội?
Hoặc riêng về quyền biểu tình, việc xây dựng Luật biểu tình là rất cần thiết để những người yêu nước có trách nhiệm với xã hội thực hiện quyền hiến định của mình. Nhưng bao nhiêu năm tháng Quốc hội vẫn chây ỳ không làm luật để tạo hành lang pháp lý thuận tiện cho người dân thực hiện quyền này.
Đó là một việc làm hạn chế quyền con người mà chính những người mang tiếng là “đại diện cho nhân dân” lại đang cố tình ngăn cản quyền cơ bản đó của nhân dân, điều đó là vi hiến. Vậy, liệu dân quyền đã hiện thực?
Dù thế nào đi chăng nữa, tôi chắc chắn một điều rằng sau gần nửa thế kỷ kể từ ngày thống nhất lãnh thổ và tồn tại song song với sự phát triển như vũ bão của nhân loại, chúng ta vẫn chỉ là một đất nước nghèo nàn, tụt hậu về mọi mặt, môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, đạo đức đang ngày càng tha hóa suy đồi, bất công xã hội lan rộng, phân hóa sâu sắc giàu nghèo, tham nhũng bè cánh trở thành quốc nạn mà không thể nào kiểm soát được.
Có lẽ giờ đây người dân trên đất nước Việt Nam này đang khát lắm những ngụm nước mát lạnh của một nền tảng pháp luật chuẩn mực và dân chủ thật sự, để tạo tiền đề xây dựng đất nước trở thành một quốc gia hùng cường. Họ khát khao được cầm trên tay lá phiếu để thực thi quyền làm chủ của mình hay trực tiếp chọn cho mình những người lãnh đạo có thể lèo lái con thuyền quốc gia này mà họ thật sự biết rõ và tin tưởng.
Vì đơn giản là họ muốn thoát khỏi sự nghèo khổ triền miên đến cùng cực, cường quyền, những bất công, và hơn hết là họ không muốn phải bỏ lại quê hương đất nước này để tìm kiếm vùng trời tự do, hay mưu cầu sự an toàn trên những mảnh đất xa lạ khác. Cũng đơn giản vì đây là tuổi thơ, là máu thịt, và cha ông họ đã bao đời luôn gọi xứ sở này là Tổ quốc.
Về tác giả: Luật sư Đông Nguyễn thuộc Đoàn luật sư Sài Gòn và hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn.
Posted by adminbasam on 02/09/2016
https://anhbasam.wordpress.com/2016/09/02/9846-nen-tang-quoc-gia-con-khat-giua-sa-mac/
http://www.voatiengviet.com/a/nen-tang-quoc-gia-con-khat-giua-sa-mac/3485288.html

Thảm sát Yên Bái:

 Thảm sát Yên Bái:Điềm rất xấu về cuộc khủng hoảng mới trong đảng

Phạm Chí DũngVOA
Kết quả hình ảnh cho hinh anh bắn nhau yên bái
Đồ thị gia tốc biến động xã hội - chính trị kéo theo biến động chính trị - xã hội ở Việt Nam đã tăng dần rồi tăng đột biến trong 4 năm qua, với đỉnh gần nhất mang tên “Thảm sát Yên Bái”.Giờ đây khi xâu chuỗi lại quá khứ không quá xa, chúng ta có thể tự hỏi rằng phải chăng sự kiện “người anh hùng áo vải” Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng đầu năm 2012 - dùng súng hoa cải và mìn chống trả đoàn cưỡng chế đất đai Hải Phòng - đã thắp lên một điềm báo đen tối cho cuộc xung đột nội bộ đảng triền miên sau đó?4 năm: Từ dân bắn quan chuyển hóa quan bắn quanSáu tháng sau vụ Đoàn Văn Vươn, Hội nghị trung ương 6 của đảng cầm quyền nổ ra trận đấu đá quyền lực cạn tàu ráo máng đầu tiên sau nhiều năm sóng yên bể lặng. Cũng là lần đầu tiên, những thủ lĩnh phe đảng như Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng sử dụng thủ pháp “đánh hội đồng” nhằm xử lý dứt khoát một đồng chí của mình - Nguyễn Tấn Dũng - khi đã nhận ra nguy cơ không còn trừu tượng về “sự tồn vong của đảng”. Thế nhưng lịch sử đảng khi đó vẫn chưa phải là một ca khúc khải hoàn, mà đã chuyển những giọt nước mắt cay đắng của Đoàn Văn Vươn đến ri rỉ trên khóe mắt mờ đục của tổng bí thư Việt Nam.Có khác chăng với bóng đêm trong đảng là nước mắt sáng rỡ của kẻ anh hùng bị sa vào vòng lao lý. Nhưng chính hành động tựa như “hảo hán Lương Sơn Bạc” của Đoàn Văn Vươn lại dẫn đến lời cảnh cáo thứ hai cho chế độ cầm quyền: Đặng Ngọc Viết.Tháng 9 năm 2013, Thái Bình bùng lên vụ dân bắn quan: phẫn uất tột độ vì bị đền bù đất đai quá tệ và còn bị cưỡng chế thô bạo, một nông dân tên Đặng Ngọc Viết đã dùng súng ngắn bắn thẳng vào một số quan chức tỉnh này, sau đó tự sát. Sự kiện chấn động này bùng nổ không chỉ trong công luận quốc nội mà cả trên mặt truyền thông quốc tế.Chỉ ít tháng sau đó, vào đầu năm 2014, xã hội và chính giới bất chợt ồn ào về một vụ “tự sát” khác: Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng bộ Công an. Những cuộc thăm dò bỏ túi về dư luận xã hội cho thấy kết quả ngược chiều với huấn thị của tuyên giáo và công an rằng tướng Ngọ đã bị ung thư mà chết. Vào lúc ấy, cuộc xung đột quyền lực giữa phe đảng và phe chính phủ tạm lắng để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo sôi động hơn nhiều vào cuối năm 2014.Từ giữa năm 2014, một số người ngỡ ngàng khi nghe việc Nguyễn Bá Thanh, nhân vật được Tổng bí thư Trọng rút từ Đà Nẵng ra trung ương để ngấp nghé một cái ghế trong Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban nội chính trung ương, phải đi nước ngoài điều trị với một căn bệnh gần tương tự tướng Phạm Quý Ngọ: ung thư.Tiếp đến là cả nông dân cũng biết đến nội tình bục vỡ của đảng. Đến cuối năm 2014, bất chấp hai cơ quan tuyên giáo trung ương và ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương ra sức trấn an và định hướng dư luận, cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh vẫn ập đến, một phần được xác nhận bởi một trang mạng thình lình nổi loạn và thu hút hầu như toàn bộ sự chú ý của cả nước lẫn quốc tế: Chân Dung Quyền Lực.Cho tới giờ, mặc dù nhiều người vẫn nghi ngờ Chân Dung Quyền Lực được hậu thuẫn bởi nhóm ủng hộ “đồng chí X”, nhưng có lẽ rất ít người biết nó thực sự thuộc về ai.Sự ra đi của Trưởng ban Thanh là “quả báo” thứ hai sau cái chết đầy nghi ngờ của Thứ trưởng Ngọ. Hội nghị trung ương 10 vào tháng Giêng năm 2015 với đỉnh cao chói lọi của Nguyễn Tấn Dũng đã đưa phe đảng vào một tâm thế đảo điên: trước Đại hội XII chưa đầy một năm, cả Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh… đều có nguy cơ phải ra đi nếu không quyết liệt thực thi “biện pháp thời chiến”.Những thủ đoạn tranh chấp quyền lực trước và trong Đại hội XII cũng đã được “nâng lên một tầm cao mới”, kinh khiếp hơn nhiều. Lần này không chỉ là đơn thư tố cáo được gửi theo đường nội bộ, mà quá nhiều vụ việc nội bộ được những bàn tay bí ẩn tung lên mạng xã hội.Thậm chí nửa năm trước Đại hội XII còn suýt xảy ra một vụ “bị ám sát”: Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh. Dẫu sau đó tướng Thanh vẫn trở về Việt Nam an toàn, nhưng lại bị biệt tích trong “Thành”, kéo theo vô số đồn đoán về các vụ bắt bớ và thanh trừng “tạo phản” với số lượng lớn trong nội bộ đảng.Để tiếp nối, tuy giành được thắng lợi gần như tuyệt đối tại Đại hội XII, không khí bình yên giả tạo trong đảng cũng chỉ kéo dài thêm được khoảng 7 tháng.Bốn năm sau sự kiện Đoàn Văn Vươn, sân khấu chính trị công khai tắm máu: tháng 8/2016, Chi cục trưởng kiểm lâm tỉnh Yên Bái dùng súng ngắn nã thẳng vào hai quan chức bí thư tỉnh và chủ tịch hội đồng nhân tỉnh này, sau đó được tường thuật là “tự sát” với một viên đạn không phải vào thái dương hay dưới cằm mà trổ từ gáy ra trước (?!). Cả ba đều tử vong nhanh chóng và đều được khâm liệm nhanh không kém. Có thể ghi nhận đây là lần đầu tiên từ năm 1975 đã xảy ra vụ quan chức bắn chết nhau hàng loạt như thế.Trước đây, thỉnh thoảng cũng xảy ra một vụ quan chức bắn nhau, nhưng chỉ ở cấp thấp (chủ yếu cấp xã). Còn giờ đây, cái chết đến với cả giới quan chức cao cấp - những chân đứng trong Ban chấp hành trung ương đảng.4 năm. Từ dân bắn quan đã chuyển thành quan bắn quan.Khủng hoảng mới: Sẽ không quan chức nào an toànChỉ vài ngày trước vụ thảm sát Yên Bái, Quốc hội đã họp bàn về Luật cảnh vệ. Theo đó, khá nhiều “yếu nhân” như nguyên tổng bí thư, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, và đương nhiên tất cả các ủy viên Bộ Chính trị hiện nay đều được đặc ân có cảnh vệ bảo vệ. Trong cuộc họp bàn này, đã hiện rõ nhu cầu “tha thiết được bảo vệ” - không phải như một thời trang quyền lực, mà là một thực tế cần thiết.Ngay sau vụ Yên Bái, dân chúng Việt lại phải chuẩn bị tinh thần để đóng thêm một khoản thuế nữa - dành cho việc bảo vệ các nhân vật lãnh đạo không chỉ cấp trung ương mà ở cả cấp địa phương.Bây giờ thì không một quan chức nào còn an toàn. Ở Việt Nam, không một địa phương nào là không có mâu thuẫn, thậm chí nhiều chính quyền địa phương nổ ra xung đột nội bộ rất nặng nề, đặc biệt về quyền lực và lợi ích nhóm. Sau vụ quan chức bắn nhau ở Yên Bái, điều chắc chắn sẽ xảy ra là nhiều quan chức ở nhiều tỉnh thành khác sẽ đòi có cơ chế cảnh vệ bảo vệ cá nhân họ, đồng thời sẽ ban hành cơ chế kiểm tra vũ khí, chất nổ… tại những cuộc họp quan trọng của thành/tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh/thành, thậm chí xuống cả cấp quận/huyện… Không khí họp hành sẽ bước vào thời chiến.“Vừa nghe tin trên mạng về mấy đồng chí bị bắn ở Yên Bái, đến chiều không khí cơ quan bọn này nặng nề phát sợ luôn. Bên ngoài thì bảo vệ cùng cảnh sát được tăng cường gấp đôi, soát xét từng người vào cổng, bên trong mọi người im re như không biết gì, nhưng cứ lấm lét nhìn nhau xa cách chưa từng thấy…” - một cán bộ thuộc một cơ quan kiểm tra đảng địa phương thổ lộ.Bây giờ thì không còn quan chức nào an toàn. Nghe nói trước vụ thảm sát Yên Bái, ông Đỗ Cường Minh còn dự họp với dàn lãnh đạo tỉnh và xưng hô với nhau theo đúng điệu “đồng chí”. Nhưng những phát đạn lạnh lùng và quả quyết sau đó đã xác quyết ranh giới cuối cùng: tình đồng đội và từ “đồng chí” xưng hô cửa miệng với nhau đã bị hất tuột vào vô thức, để thay bằng một ý chí sẵn sàng thanh trừng và diệt trừ nhau. Điều được gọi là “nhân học chính trị” ở Việt Nam đã tiệm cận giới hạn bùng nổ súng đạn.Bây giờ thì không còn quan chức nào an toàn. Thậm chí với một số “đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị”, phương án chuyển đổi chỗ ngủ đêm có thể trở thành một nhu cầu chính trị - tương đương với nhu cầu ăn uống.Phía trước còn cả một con đường “không biết đến cuối thế kỷ này có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay không” như Tổng Bí thư Trọng mong ước. Sẽ còn vô số cuộc xung đột và tranh giành quyền lực lẫn tiền bạc ghê gớm trong “chuyến tàu vét”, giữa các nhóm quyền lực - lợi ích mới và cũ, cùng bắt bớ nội bộ sẽ gia tăng. Chủ nghĩa đa trung tâm quyền lực cũng từ đó sẽ sinh sôi nảy nở bằng xu thế chia rẽ và cát cứ như lũ quét không cách nào cản được. Sẽ ngày càng nhiều quan chức tự nguyện nghỉ hưu sớm. Sẽ tấp nập quan chức theo gương nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường để nhập quốc tịch Malta hoặc một quốc tịch nào đó đủ để thoát thuế và thoát thân. Sẽ ngày càng lộ rõ lớp quan chức công khai “đặt vé” và lên máy bay hướng đến trời Tây, không một lần ngoái lại quốc tịch Việt. Để lại cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội trong một đất nước gần như cạn kiệt tài nguyên và bị phá phách tan hoang…Thảm sát Yên Bái đã báo trước một cái điềm quá xấu như thế: cuộc khủng hoảng nội bộ đảng từ bán công khai trước đó chuyển sang một giai đoạn mới - thế công nhiên và mãnh liệt theo cách “không cho chúng nó thoát”.Sẽ không còn một quan chức nào an toàn. Thời thế đảo điên. Chuyện gì cũng có thể xảy ra!http://www.voatiengviet.com/a/tham-sat-yen-bai-diem-rat-xau-ve-cuoc-khung-hoang-moi-trong-dang/3485304.html

Nền kinh tế đã cạn kiệt nguồn lực tăng trưởng


Nền kinh tế đã cạn kiệt nguồn lực tăng trưởng

Thứ Sáu, ngày 02 tháng 9 năm 2016

Đây là những báo động vừa là lời cảnh tỉnh của nhiều chuyên gia kinh tế tại Hội thảo Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế được tổ chức mới đây tại Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)

 >> Trưởng ban Kinh tế Trung ương: “Doanh nghiệp phải đổi mới để cạnh tranh thành công”
 >> “Thời cơ chín muồi, cần đột phá để nền kinh tế đổi mới”

Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện CIEM, thời gian qua, nói đổi mới nhưng chúng ta chưa thực sự đổi mới tư duy, chưa có quyết tâm chính trị đủ mạnh, còn chần chừ, do dự trong cải cách chuyển đổi sang kinh tế thị trường, kết quả là thể chế kinh tế thị trường thiếu, không đồng bộ, méo mó.
Người kém thì không thể đổi mới
Trong khi đó, GS Võ Đại Lược cho rằng, yếu tố quyết định của chuyển đổi mô hình kinh tế Việt Nam phải trọng dụng nhân tài, mấy trăm thủ khoa mà tuyển được khoảng 10% làm được vài ba năm họ ra ngoài làm việc. Du học sinh Việt Nam ở các trường đại học danh tiếng thế giới, tại sao không ai về Việt Nam, họ ở lại nước ngoài là vì sao?
Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan (phải) và nguyên Viện trưởng Viện CIEM Lê Xuân Bá (thứ hai từ trái sang) có nhiều ý kiến sâu sắc tại Hội thảo trên.
Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan (phải) và nguyên Viện trưởng Viện CIEM Lê Xuân Bá (thứ hai từ trái sang) có nhiều ý kiến sâu sắc tại Hội thảo trên.
"Năng lực soạn thảo văn bản của ta còn kém. Chúng tôi trong tổ tư vấn của Chính phủ xem văn bản này thấy chán quá, nhưng không còn lựa chọn nào khác là vẫn phải ban hành. Hiện nay, Việt Nam đủ các loại văn bản, Nghị định mà thể chế kinh tế vẫn kém. Ở đây là người kém không thể đổi mới. Cơ chế hiện nay dung dưỡng cho chạy chức, chạy quyền. Chúng ta không thiết lập được cơ chế kiểm soát quyền lực", ông Lược nhấn mạnh.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: 5 năm qua chúng ta đã chú trọng đổi mới mô hình tăng trưởng nhưng chưa hiệu quả chưa nhiều. Câu hỏi lớn nhất của tôi là lấy đâu ra nguồn lực tăng trưởng chất lượng và bền vững trong khi nguồn lực mô hình cũ đã cạn kiệt.
“Nói mãi đổi mới mô hình tăng trưởng mà không đổi mới được. Đừng có tăng trưởng theo chiều rộng bằng vốn, lao động giá rẻ và tài nguyên nữa. Chúng ta cần nhận thức là thế giới đang thay đổi từng ngày theo giá trị gia tăng, trình độ và công nghệ của con người. So sánh với các điều kiện ngoại lực, điều kiện nội lực đang yếu đi. Khu vực trong nước nhập khẩu cao, nhập siêu lớn. Hiệu suất đầu tư cao nhưng hiệu quả đầu tư vốn thấp. Khu vực kinh tế trong nước yếu trong cạnh tranh, kém trong hội nhập. Đây là nỗi đau của nền kinh tế”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh.
Theo bà Lan, hiện tư duy phát triển ở nhiều cơ quan Nhà nước, Bộ, ban ngành còn coi kinh tế Nhà nước là chủ đạo. "Chưa thay đổi được tư duy thì chưa thể nghĩ đến thay đổi trong hành động. Ngay cả chi tiêu công, đầu tư công không được giám sát và quy trách nhiệm và còn được che chắn nữa", bà Lan nói.
"Các yếu kém của DN Việt Nam hiện nay, một phần do chính họ nhưng DN hoạt động trong môi trường không cạnh tranh thì làm sao có đất sống để cạnh tranh được với thế giới. Cần thay đổi cách tư duy: 5 năm tới, cần cải cách nhanh, quyết liệt còn nếu cứ "rải mành mành" thế này thì không thay đổi được", chuyên gia Lan nhấn mạnh.
Ví dụ về biến đổi khí hậu tác động đến sản xuất nông nghiệp: "dưới sức ép của biến đổi khí hậu, nông nghiệp của Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ không thể theo cách cũ được, 4 năm rồi không có lũ rồi phải thay đổi cơ cấu cây trồng. Chúng ta đã đến chân tường rồi, sao không thay đổi đi", bà Lan khẳng khái nói.
Công nghiệp hóa rỗng ruột và đội ngũ "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về"
Theo GS Nguyễn Quang Thái: Hiện Nghi quyết của Việt Nam là nhất thế giới, nói và lặp lại Nghị quyết ở các Bộ, ngành và địa phương.
"Chúng ta phải thay đổi, nên gai góc hơn, chứ cứ nói mượt mà theo Nghị quyết thì không ổn. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nói cần là nói thẳng và đi thẳng vào vấn đề để đổi mới đất nước", GS Thái nói.
Vị GS nhấn mạnh: "Hiện công nghiệp hóa của mình là kiểu rỗng ruột, dịch vụ của mình kém thì năng lực cạnh tranh và chơi sòng phẳng thế nào?"
TS Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện CIEM cho rằng: "Chúng ta phải đánh giá lại thực trạng nền kinh tế. Vấn đề là cái gì cũng muốn làm khi mà lực kém. Chỉ nói hay nhưng làm dở, chính sách luật pháp nhiều cái chưa chuẩn, ban hành ra thiếu tính thực tế".
Ông này ví dụ: Phạt người đi bộ đi dưới lòng đường, nhưng thử hỏi tại sao họ phải đi xuống lòng đường. Chẳng ai muốn bị phạt, bị xe đâm. Trong khi các gốc vấn đề là vỉa hè bị chiếm dụng, đường không có vỉa hè thì không giải quyết.
Theo TS Bá: Hiện nay, vấn đề phát triển công nghiệp ô tô và công nghiệp hóa thế nào trong khi các nước phát triển xe chạy điện rồi, Việt Nam vẫn chưa có chiếc xe hoàn chỉnh, vẫn sử dụng xăng bẩn tiêu chuẩn Euro 2, trong khi thế giới sử dụng xăng sạch Euro 4, xăng sinh học.
"Đã đến lúc muốn giải quyết các vấn đề kinh tế thì phải giải quyết các vấn đề ngoài kinh tế, nếu không chỉ loay hoay mãi. Con người là yếu tố cần đổi mới đầu tiên. Cần phải "dỡ miếu đuổi hòa thượng" giảm bớt người hưởng lương ngân sách khiến nền kinh tế không chịu nổi, chi thường xuyên quá lớn khiến bà con nông dân phải còng lưng nuôi", ông Bá nói.
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/nen-kinh-te-da-can-kiet-nguon lực tang truong
Nguyễn Tuyền