Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Hải cảng chiến lược Chân Mây sắp rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc?

Hải cảng chiến lược Chân Mây sắp rơi

 vào vòng kiểm soát của Trung Quốc?

Lê Anh Hùng
6-9-2016
Cảng Chân Mây và những vị trí xung yếu chung quanh. Ảnh: Lê Anh Hùng/ Google Map
Cảng Chân Mây và những vị trí xung yếu chung quanh. Ảnh: Lê Anh Hùng/ Google Map
Cảng Chân Mây là một cảng nước sâu nằm ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nhờ được mũi Chân Mây Đông của dãy Hòn Dòn che chắn nên vùng nước xung quanh cảng biển với độ sâu tới 14m vốn kín gió và lặng sóng này đã trở thành nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền tránh trú gió bão.
Khu vực Chân Mây – Lăng Cô là một vị trí hiểm yếu về an ninh quốc phòng, bởi nó là một dải đất hẹp nằm dưới chân đèo Hải Vân, chưa kể trên tuyến quốc lộ 1A chạy qua địa bàn này còn có hai đèo núi hiểm trở khác là đèo Phú Gia và đèo Phước Tượng.
Là nơi tàu thuyền neo đậu an toàn nên vịnh Chân Mây rất thuận lợi cho tàu chiến đổ bộ. Ngoài ra, khu vực xung quanh đó còn là một địa bàn đặc biệt quan trọng về quốc phòng, khi chỉ một lực lượng quân đội vừa phải là đã có thể chia cắt đất nước thành hai phần. Vì thế, trong suốt hai cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954) và lần thứ hai (1954-1975) tại đây đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa lực lượng đổ bộ với lực lượng chống đổ bộ của các bên tham chiến.
Năm 1966, tàu chiến cùng lực lượng thuỷ quân lục chiến và xe tăng Mỹ đã đổ bộ vào vịnh Chân Mây.
Ngày 19/1/1947, tàu chiến Pháp đã đổ bộ ở bãi biển Cảnh Dương. Được trọng pháo từ tàu chiến ngoài khơi yễm trợ, một lực lượng trên 5.000 quân Pháp đủ các quân binh chủng đã tiến vào càn quét toàn bộ khu vực.
Xa hơn, tháng Tư năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Ánh đã đi thuyền ra đóng ở vũng Chu Mãi (tức Vịnh Chân Mây) để đại binh tiến đánh quân Tây Sơn qua cửa Tư Dung (Tư Hiền).
Do tầm quan trọng về mặt an ninh quốc phòng của Chân Mây – Lăng Cô đối với Việt Nam như thế nên thật dễ hiểu khi Trung Quốc, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, luôn tìm mọi cách để đặt được chân vào vùng đất này.
Ngày 8/10/2015, VOA đã đăng bài “Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Lăng Cô – Thừa Thiên Huế?”, trong đó chúng tôi đã vạch trần âm mưu của tập đoàn Trung Nam Hải khi lập một công ty ma ở Singapore rồi lấy pháp nhân của doanh nghiệp ma này để đầu tư xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng rộng hàng trăm ha ở đây.
Đặc biệt, mới đây chúng tôi còn phát hiện ra một công ty có bóng dáng của Trung Quốc đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng bến số 3 cảng Chân Mây. Dự án có diện tích 12 ha, tổng mức đầu tư hơn 846 tỷ đồng, chiều dài cầu cảng trong giấy phép là 270m (nhưng chúng tôi tìm hiểu tại thực địa lại lên đến 400m), do Công ty TNHH Hào Hưng Huế làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ ngày 26/9/2015, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động tháng 9/2018. Đây là hải cảng tổng hợp, cung cấp các dịch vụ hậu cần cảng đảm bảo cho tàu và các phương tiện vận tải thủy trọng tải đến 50.000 DWT ra vào bốc dỡ hàng.
H1Dự án đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng và đóng cọc thử. Ảnh: Lê Anh Hùng
Hào Hưng Huế là công ty con của Công ty TNHH Hào Hưng, một doanh nghiệp có trụ sở ở Quận 11, Tp Hồ Chí Minh. Điều đáng nói là mặc dù đã lọt vào TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, với hơn hai chục chi nhánh trên khắp cả nước, nhưng thông tin về Hào Hưng lại rất bí ẩn. Người ta chỉ biết đó là một công ty của người Hoa, do một người Hoa là Thang Văn Hoá làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc, với khách hàng chủ yếu là từ Trung Quốc. Tháng 7/2015, một công ty con khác của Hào Hưng là Hào Hưng Quảng Ngãi đã mua một lúc 141 xe đầu kéo và xe tải do Trung Quốc sản xuất. Còn báoNông Nghiệp Việt Nam ngày 21/10/2015 thì viết rõ Hào Hưng là doanh nghiệp của Trung Quốc.
Không chỉ ở Chân Mây, từ năm 2012, thông qua Công ty TNHH Hào Hưng Quảng Ngãi, Hào Hưng còn đầu tư xây dựng một bến cảng chuyên dùng khác tại Dung Quất, Quảng Ngãi. Dự án với diện tích đất sử dụng khoảng 23ha và tổng vốn đầu tư trên 711,6 tỷ VNĐ này sắp sửa hoàn thành và đi vào hoạt động. Chưa hết, theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty TNHH Hào Hưng Hải Phòng đã có hệ thống bến bãi riêng ở Hải Phòng, còn Công ty TNHH Hào Hưng Long An thì đang xúc tiến đầu tư xây dựng bến cảng ở Cần Thơ.
Đầu tư vào hải cảng đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn và thời gian thu hồi vốn kéo dài, lên tới hàng chục năm, và nguy cơ thua lỗ là rất cao. Vì thế, hầu như không một doanh nghiệp tư nhân nào mặn mà với việc đầu tư xây dựng hải cảng, nhất là trong bối cảnh ngân hàng không muốn cho vay do thời gian hoàn vốn quá dài. Việc Hào Hưng đầu tư xây dựng một loạt bến cảng lên đến hàng ngàn tỷ VNĐ như thế quả là một dấu hiệu không bình thường.
Chỉ mới mấy năm trước, Hào Hưng còn quảng cáo trên nhiều trang mạng là nhà cung cấp cát sông và dăm gỗ với tổng số nhân lực vỏn vẹn 5-10 người. Vậy nên, người ta phải dùng từ “thần kỳ” để mô tả tốc độ phát triển nhanh như tên lửa của họ. Không còn nghi ngờ gì, đằng sau sự phát triển đó chắc chắn phải là một thế lực siêu khủng.
Một hoạt động không kém phần nguy hiểm nữa của Hào Hưng là họ đang thuê đất trồng rừng nguyên liệu ở nhiều địa bàn trên cả nước, đặc biệt là tại những vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Chẳng hạn, theo Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 12/10/2015, UBND tỉnh Cà Mau đã cho Hào Hưng thuê hơn 63ha đất tại xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tức ngay bên bờ biển cực nam của Tổ quốc, trong thời gian 49 năm. Kiểm soát được vị trí đó, Trung Quốc có thể giám sát được mọi động tĩnh của quân đội Việt Nam cả trên đất liền lẫn trên biển ở xung quanh khu vực, đồng thời phối hợp với các dự án kinh tế trá hình khác mà họ đã và đang tìm cách thực hiện tại những vị trí xung yếu như Vĩnh Tân (Bình Thuận), Hồ Tràm (Bà Rịa – Vũng Tàu), Duyên Hải (Trà Vinh), Nhiệt điện Sông Hậu vàNhà máy Lee & Man VN (Hậu Giang), v.v. để tạo thành một chuỗi căn cứ quân sự liên hoàn hòng bao vây và chia cắt Nam Bộ khi hữu sự.
Sống bên cạnh một người hàng xóm to xác, bẩn tính và chưa giờ nguôi tham vọng thôn tính mình từ hàng ngàn năm nay, Việt Nam cần phải luôn đề cao cảnh giác với đủ mọi mưu ma chước quỷ của họ. Vì thế, việc để cho một công ty mang bóng dáng Trung Quốc và đầy bí ẩn như Hào Hưng đầu tư vào những vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng như Chân Mây, Dung Quất, Hải Phòng, Cần Thơ hay Cà Mau… tiềm ẩn những hiểm hoạ vô cùng nguy hại cho tương lai đất nước.

http://www.voatiengviet.com/a/hai-cang-chien-luoc-chan-may-sap-roi-vao-vong-kiem-soat-cua-tq/3494676.html

Cảng Chân Mây và nh

Hải cảng chiến lược Chân Mây sắp rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc?

Hải cảng chiến lược Chân Mây sắp rơi

 vào vòng kiểm soát của Trung Quốc?

Lê Anh Hùng
6-9-2016
Cảng Chân Mây và những vị trí xung yếu chung quanh. Ảnh: Lê Anh Hùng/ Google Map
Cảng Chân Mây và những vị trí xung yếu chung quanh. Ảnh: Lê Anh Hùng/ Google Map
Cảng Chân Mây là một cảng nước sâu nằm ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nhờ được mũi Chân Mây Đông của dãy Hòn Dòn che chắn nên vùng nước xung quanh cảng biển với độ sâu tới 14m vốn kín gió và lặng sóng này đã trở thành nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền tránh trú gió bão.
Khu vực Chân Mây – Lăng Cô là một vị trí hiểm yếu về an ninh quốc phòng, bởi nó là một dải đất hẹp nằm dưới chân đèo Hải Vân, chưa kể trên tuyến quốc lộ 1A chạy qua địa bàn này còn có hai đèo núi hiểm trở khác là đèo Phú Gia và đèo Phước Tượng.
Là nơi tàu thuyền neo đậu an toàn nên vịnh Chân Mây rất thuận lợi cho tàu chiến đổ bộ. Ngoài ra, khu vực xung quanh đó còn là một địa bàn đặc biệt quan trọng về quốc phòng, khi chỉ một lực lượng quân đội vừa phải là đã có thể chia cắt đất nước thành hai phần. Vì thế, trong suốt hai cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954) và lần thứ hai (1954-1975) tại đây đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa lực lượng đổ bộ với lực lượng chống đổ bộ của các bên tham chiến.
Năm 1966, tàu chiến cùng lực lượng thuỷ quân lục chiến và xe tăng Mỹ đã đổ bộ vào vịnh Chân Mây.
Ngày 19/1/1947, tàu chiến Pháp đã đổ bộ ở bãi biển Cảnh Dương. Được trọng pháo từ tàu chiến ngoài khơi yễm trợ, một lực lượng trên 5.000 quân Pháp đủ các quân binh chủng đã tiến vào càn quét toàn bộ khu vực.
Xa hơn, tháng Tư năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Ánh đã đi thuyền ra đóng ở vũng Chu Mãi (tức Vịnh Chân Mây) để đại binh tiến đánh quân Tây Sơn qua cửa Tư Dung (Tư Hiền).
Do tầm quan trọng về mặt an ninh quốc phòng của Chân Mây – Lăng Cô đối với Việt Nam như thế nên thật dễ hiểu khi Trung Quốc, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, luôn tìm mọi cách để đặt được chân vào vùng đất này.
Ngày 8/10/2015, VOA đã đăng bài “Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Lăng Cô – Thừa Thiên Huế?”, trong đó chúng tôi đã vạch trần âm mưu của tập đoàn Trung Nam Hải khi lập một công ty ma ở Singapore rồi lấy pháp nhân của doanh nghiệp ma này để đầu tư xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng rộng hàng trăm ha ở đây.
Đặc biệt, mới đây chúng tôi còn phát hiện ra một công ty có bóng dáng của Trung Quốc đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng bến số 3 cảng Chân Mây. Dự án có diện tích 12 ha, tổng mức đầu tư hơn 846 tỷ đồng, chiều dài cầu cảng trong giấy phép là 270m (nhưng chúng tôi tìm hiểu tại thực địa lại lên đến 400m), do Công ty TNHH Hào Hưng Huế làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ ngày 26/9/2015, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động tháng 9/2018. Đây là hải cảng tổng hợp, cung cấp các dịch vụ hậu cần cảng đảm bảo cho tàu và các phương tiện vận tải thủy trọng tải đến 50.000 DWT ra vào bốc dỡ hàng.
H1Dự án đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng và đóng cọc thử. Ảnh: Lê Anh Hùng
Hào Hưng Huế là công ty con của Công ty TNHH Hào Hưng, một doanh nghiệp có trụ sở ở Quận 11, Tp Hồ Chí Minh. Điều đáng nói là mặc dù đã lọt vào TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, với hơn hai chục chi nhánh trên khắp cả nước, nhưng thông tin về Hào Hưng lại rất bí ẩn. Người ta chỉ biết đó là một công ty của người Hoa, do một người Hoa là Thang Văn Hoá làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc, với khách hàng chủ yếu là từ Trung Quốc. Tháng 7/2015, một công ty con khác của Hào Hưng là Hào Hưng Quảng Ngãi đã mua một lúc 141 xe đầu kéo và xe tải do Trung Quốc sản xuất. Còn báoNông Nghiệp Việt Nam ngày 21/10/2015 thì viết rõ Hào Hưng là doanh nghiệp của Trung Quốc.
Không chỉ ở Chân Mây, từ năm 2012, thông qua Công ty TNHH Hào Hưng Quảng Ngãi, Hào Hưng còn đầu tư xây dựng một bến cảng chuyên dùng khác tại Dung Quất, Quảng Ngãi. Dự án với diện tích đất sử dụng khoảng 23ha và tổng vốn đầu tư trên 711,6 tỷ VNĐ này sắp sửa hoàn thành và đi vào hoạt động. Chưa hết, theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty TNHH Hào Hưng Hải Phòng đã có hệ thống bến bãi riêng ở Hải Phòng, còn Công ty TNHH Hào Hưng Long An thì đang xúc tiến đầu tư xây dựng bến cảng ở Cần Thơ.
Đầu tư vào hải cảng đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn và thời gian thu hồi vốn kéo dài, lên tới hàng chục năm, và nguy cơ thua lỗ là rất cao. Vì thế, hầu như không một doanh nghiệp tư nhân nào mặn mà với việc đầu tư xây dựng hải cảng, nhất là trong bối cảnh ngân hàng không muốn cho vay do thời gian hoàn vốn quá dài. Việc Hào Hưng đầu tư xây dựng một loạt bến cảng lên đến hàng ngàn tỷ VNĐ như thế quả là một dấu hiệu không bình thường.
Chỉ mới mấy năm trước, Hào Hưng còn quảng cáo trên nhiều trang mạng là nhà cung cấp cát sông và dăm gỗ với tổng số nhân lực vỏn vẹn 5-10 người. Vậy nên, người ta phải dùng từ “thần kỳ” để mô tả tốc độ phát triển nhanh như tên lửa của họ. Không còn nghi ngờ gì, đằng sau sự phát triển đó chắc chắn phải là một thế lực siêu khủng.
Một hoạt động không kém phần nguy hiểm nữa của Hào Hưng là họ đang thuê đất trồng rừng nguyên liệu ở nhiều địa bàn trên cả nước, đặc biệt là tại những vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Chẳng hạn, theo Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 12/10/2015, UBND tỉnh Cà Mau đã cho Hào Hưng thuê hơn 63ha đất tại xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tức ngay bên bờ biển cực nam của Tổ quốc, trong thời gian 49 năm. Kiểm soát được vị trí đó, Trung Quốc có thể giám sát được mọi động tĩnh của quân đội Việt Nam cả trên đất liền lẫn trên biển ở xung quanh khu vực, đồng thời phối hợp với các dự án kinh tế trá hình khác mà họ đã và đang tìm cách thực hiện tại những vị trí xung yếu như Vĩnh Tân (Bình Thuận), Hồ Tràm (Bà Rịa – Vũng Tàu), Duyên Hải (Trà Vinh), Nhiệt điện Sông Hậu vàNhà máy Lee & Man VN (Hậu Giang), v.v. để tạo thành một chuỗi căn cứ quân sự liên hoàn hòng bao vây và chia cắt Nam Bộ khi hữu sự.
Sống bên cạnh một người hàng xóm to xác, bẩn tính và chưa giờ nguôi tham vọng thôn tính mình từ hàng ngàn năm nay, Việt Nam cần phải luôn đề cao cảnh giác với đủ mọi mưu ma chước quỷ của họ. Vì thế, việc để cho một công ty mang bóng dáng Trung Quốc và đầy bí ẩn như Hào Hưng đầu tư vào những vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng như Chân Mây, Dung Quất, Hải Phòng, Cần Thơ hay Cà Mau… tiềm ẩn những hiểm hoạ vô cùng nguy hại cho tương lai đất nước.

http://www.voatiengviet.com/a/hai-cang-chien-luoc-chan-may-sap-roi-vao-vong-kiem-soat-cua-tq/3494676.html

Cảng Chân Mây và nh

Dự án cán thép Hoa Sen Cà Ná

Băn khoăn dự án cán thép Hoa Sen Cà Ná

Hùng Lê
Thứ Ba,  6/9/2016, 06:27 (GMT+7)



Sản xuất tôn của Hoa Sen Group - Ảnh minh họa: Quốc Hùng
(TBKTSG Online) - Giữa lúc mối quan ngại về sự cố ô nhiễm môi trường từ nhà máy thép Formosa còn âm ỉ thì việc xuất hiện dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận - công suất 16 triệu tấn/năm, mức đầu tư dự kiến hơn 10 tỉ đô la Mỹ - đang làm dấy lên nỗi lo ngại của nhiều người.
Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná-Ninh Thuận vừa được Bộ Công Thương bổ sung vào quy hoạch ngành thép giai đoạn 2020 xét đến 2025 gần đây đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen dự kiến triển khai dự án này theo 5 giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2031, chia làm nhiều phân kỳ, với tổng vốn đầu tư lên đến 10,6 tỉ đô la Mỹ. Trong đó, phân kỳ 1 thuộc giai đoạn I của dự án được thực hiện trong năm 2017-2018 dự kiến sử dụng 240 ha đất, công suất dự kiến 1,5 triệu tấn/năm và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2019.
Lẽ tất yếu phải có báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ đầu tư cũng như khảo sát chi tiết của các bộ ngành về dự án thì các chuyên gia kinh tế, môi trường, giới chuyên môn và nhà hoạch định chiến lược mới có thể đánh giá về tác động và tính hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, dự án thép 16 triệu tấn/năm này của Hoa Sen Group ra đời giữa tâm bão ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do nhà máy thép Formosa gây ra và thị trường thép thế giới đang lao đao vì hàng triệu tấn thép dư thừa đã khiến cho giới phân tích không khỏi quan ngại về khả năng đảm bảo an toàn môi trường cũng như hiệu quả kinh tế của dự án mang lại.
Cam kết của chủ đầu tư
Với chủ đầu tư, người đứng đầu tập đoàn Hoa Sen khẳng định vấn đề bảo vệ môi trường được đặt lên trên cả vấn đề chi phí đầu tư. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận cuối tháng 8 vừa qua, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hoa Sen Group Lê Phước Vũ cam kết: "Chúng tôi sẽ không xả thải ra biển, nếu nhà máy của Hoa Sen khi đi vào vận hành mà gây ô nhiễm môi trường thì chúng tôi sẽ tự đóng cửa nhà máy và giao toàn bộ tài sản cho Nhà nước”.
Trong chương trình “Đối thoại chính sách” trên VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam mới đây, khi nói về dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận, ông Vũ tiếp tục nhấn mạnh: “Tôi nghĩ là chúng ta không thể nào xem nhẹ vấn đền môi trường, môi trường phải được đặt lên trên sự phát triển, đó là vấn đề chắc chắn. Nhưng không phải vì vấn đề môi trường mà chúng ta không phát triển, đó là hai khía cạnh rất rõ ràng. Khi chúng tôi đầu tư, như vậy là cơ hội rất lớn, với vấn đề công nghệ và thiết bị như hiện nay thì đều có thể giải quyết được vấn đề môi trường. Chúng tôi khẳng định sẽ làm dự án này với hết lương tâm, với hết trách nhiệm của chúng tôi. Làm sao để vẫn bảo vệ được môi trường mà vẫn tạo ra được công ăn việc làm, tạo được sự tăng trưởng cho xã hội, cho đất nước”.
Tuy nhiên với những gì mà "người đi trước" là Formosa đã gây ra với môi trường do phát triển dự án thép, thì những cam kết mạnh mẽ của Hoa Sen Group dường như vẫn là sự hoài nghi của nhiều người.
Và nỗi lo
Từng là thành viên Ban cố vấn Thủ tướng, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã bày tỏ nỗi lo ngại rất lớn về việc có thêm dự án sản xuất thép lớn ở vùng biển và bên cạnh khu du lịch. "Tôi mong bản thân nhà đầu tư xem lại và Chính phủ cần cân nhắc kỹ về sự cần thiết của dự án thép này", bà Lan nói.
Dù cam kết của ông Vũ xem ra khá mạnh mẽ và quyết liệt nhưng bà Lan cho rằng một khi thảm họa đã xảy ra rồi, như vụ Formosa, thì sự đền bù của nhà đầu tư có thể phục hồi được môi trường sống của chúng ta ở các vùng biển miền Trung hay không?
Một trong những lý do để Hoa Sen Group có kế hoạch đầu tư dự án thép trên 10 tỉ đô la Mỹ nói trên được cho là do ngành thép trong nước hiện vẫn đang nhập siêu và nhu cầu thép cán nóng, phôi thép ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tái khẳng định cần cân nhắc kỹ và thận trọng và bà tiếp tục bày tỏ sự quan ngại về "rủi ro" ngay cả về hiệu quả kinh tế.
Theo tìm hiểu của bà Lan, trên thế giới, ngành thép đang dư thừa công suất, đáng chú ý là khu vực châu Á với sự khủng hoảng thừa công suất của Trung Quốc thì các nước của khu vực này, nhất là các nước Đông Nam Á như Việt Nam, không nên tính đến chuyện đầu tư vào ngành thép nữa.
Mặt khác, theo bà Lan, ngay cả một số nước đầu tư cho ngành thép thì họ tập trung phát triển những sản phẩm cao cấp, không thuộc những dòng sản phẩm đang dư thừa công suất mà Trung Quốc đưa ra thị trường. Tuy nhiên, để làm những sản phẩm cao cấp đó thì đòi hỏi chi phí đầu tư tốn kém và kỹ thuật cao, nhiều rủi ro cho những nước có công nghệ sản xuất còn thấp như ở Việt Nam.
Nói về dư địa thị trường còn lớn, bà Lan đặt câu hỏi liệu các nhà máy thép trong nước hiện tại đã chạy hết công suất thiết kế chưa? Mặt khác, những tính toán về tăng trưởng kinh tế sử dụng nguyên liệu thép liệu có chính xác để phải mở rộng đầu tư? Đó là chưa kể liệu thép trong nước làm ra có cạnh tranh với thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc hay không. Không riêng Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước có nền công nghiệp luyện cán thép rất phát triển như Mỹ, Anh, Ấn Độ... vẫn đang lo ngại về tình trạng thép giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc.
Một số chuyên gia trong ngành đề nghị không nêu tên cũng cho rằng có quá nhiều băn khoăn và câu hỏi đặt ra cho nhà đầu tư về tính hiệu quả kinh tế và nguồn vốn đầu tư cho dự án này.
Phối cảnh Khu liên hợp luyện cán cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận.
Một trong những điểm quan ngại của giới chuyên môn là dự án đặt tại tỉnh Ninh Thuận - một địa phương cằn cỗi, hạn hán quanh năm thì làm sao đáp ứng được nguồn nước hàng ngàn mét khối ngày đêm cho việc sản xuất của dự án. Có ý kiến cho rằng nhà đầu tư sẽ lấy nước biển để sản xuất. Về khoa học, việc lọc nước biển để lấy nước ngọt hiện không khó nhưng xét về bài toán kinh tế liệu có hiệu quả hay không? Tương tự, ngành thép cũng sử dụng năng lượng rất lớn, ai sẽ đầu tư hạ tầng điện năng này cho nhà đầu tư? "Nếu thực hiện dự án, nhà đầu tư có phải tự lo những chuyện cung cấp nước và điện năng, đừng để nhà nước lo dẫn đến thêm những hệ lụy cho xã hội và người dân", bà Lan kiến nghị.
Về thị trường, theo phân tích của các chuyên gia, khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008 tạo ra khủng hoảng thừa thép và làm giảm giá sâu. Chiều hướng tiêu dùng thép ở thế giới, theo Hiệp hội Thép thế giới, cũng được dự báo tăng thấp trong hai năm 2015-2016, và ở Trung Quốc, dự báo giảm mỗi năm 0,5%.
Áp lực của Trung Quốc nhằm xuất khẩu khối lượng thép ngày càng dư thừa nhiều (như năm 2014 là 82 triệu tấn) là một trong những lý do chính đưa giá xuống. Để chống lại việc Trung Quốc bán phá giá lượng thép dư thừa, Mỹ đã ấn định thuế nhập khẩu 266% lên một số loại thép của Trung Quốc.
Với giá thép trên 300 đô la Mỹ/tấn như hiện nay, các công ty sản xuất thép trên thế giới chỉ có lãi bằng 1,2% doanh thu, còn công ty Mỹ hoàn toàn lỗ thì liệu rằng Hoa Sen Group sẽ rót nhiều tiền vào công nghệ hiện đại để tăng chi phí đầu tư của dự án nhằm đảm bảo môi trường không bị ảnh hưởng?
Về nguồn vốn đầu tư cho dự án, một số chuyên gia nhận định dù là doanh nghiệp tôn thép lớn của Việt Nam nhưng để có số tiền lên đến 10 tỉ đô la Mỹ thì chắc chắn Hoa Sen phải dựa vào nguồn vốn vay là chính. Là người đến sau, lãi suất vay trong nước cao hơn các nước thì liệu sản phẩm làm ra của Hoa Sen có thể cạnh tranh trong bối cảnh thế giới đang dư thừa thép?
Bên cạnh dự án thép trên 10 tỉ đô la Mỹ này, Hoa Sen Group gần đây còn công bố tham gia vào lĩnh vực bất động sản du lịch với các dự án quy mô lớn tại Bình Định và Yên Bái. “Việc công bố đồng thời hàng loạt các kế hoạch theo những hướng kinh doanh khác nhau gần đây với quy mô vốn lớn, có thể nhiều người sẽ tự hỏi liệu Hoa Sen có thực sự có thể thực hiện toàn bộ các kế hoạch đề ra hay không. Với nguồn vốn chính dự kiến là vốn vay, lưu ý rằng tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của công ty là 1,3 lần, công ty không thể tăng vay nợ đáng kể”, báo cáo từ Công ty cổ phần Chứng khoán TPHCM (HSC) phân tích được báo chí trích dẫn.
HSC cũng cho biết, qua trao đổi với Hoa Sen, tập đoàn cho biết sẽ không phát hành cổ phiếu mới, nguồn vốn tài trợ cho các dự án này sẽ từ phát hành trái phiếu và vay nợ ngân hàng.
Thực tế, trong quá khứ, Hoa Sen đã áp dụng tỷ lệ 70:30 nguồn vốn tự có và vốn vay để đầu tư phát triển các dự án, đối với các siêu dự án yêu cầu lượng vốn vô cùng lớn, Hoa Sen sẽ tăng mạnh vay nợ ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu theo đó tỷ lệ vay nợ của Hoa Sen sẽ tăng lên mức rất cao.
Do đó, theo các chuyên gia trước khi có quyết định cần phải thẩm định, xem xét kỹ lưỡng về năng lực thật sự của nhà đầu tư, cần có Hội đồng Quốc gia, thậm chí thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài để làm rõ vấn đề về môi trường và các thiết bị công nghệ. Nếu không thì dễ dẫn đến khả năng ở Ninh Thuận sẽ có "Formosa" thứ hai vì sản xuất thép không chỉ ô nhiễm nước mà còn ô nhiễm chất thải rắn và khí nữa...
Trên các trang mạng xã hội đang xuất hiện thông tin rằng vào giữa năm 2015, Hoa Sen Group cử một đoàn cán bộ đến Ninh Thuận khảo sát địa điểm để thiết kế xây dựng tổ hợp thép Hoa Sen Cà Ná. Đoàn này do ông Nguyễn Văn Quý, khi ấy là Phó tổng giám đốc Hoa Sen Group phụ trách. Thành phần có 6 người quốc tịch Trung Quốc, đến từ CISDI Group. Trong văn bản gửi UBND tỉnh Ninh Thuận, Hoa Sen cho biết CISDI là đơn vị tư vấn thiết kế.
CISDI Group, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổng thầu các dự án xây dựng nhà máy luyện gang thép... có trụ sở ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Tại Việt Nam, CISDI đã tư vấn thiết kế và là nhà thầu xây dựng lò cao số 1, lò cao số 2 - những hạng mục quan trọng trong dự án luyện thép - của Formosa Hà Tĩnh. Máy móc thiết bị, công nghệ của dự án này đều đến từ Trung Quốc. Trang web của CISDI Group cho biết công ty này là công ty con của Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) - nhà thầu chính xây dựng tổ hợp Formosa Hà Tĩnh cũng như dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO) hiện bị đình trệ.
Tuy nhiên những thông tin này chưa được xác nhận.

http://www.thesaigontimes.vn/150945/Ban-khoan-du-an-can-thep-Hoa-Sen-Ca-Na.html
Mời đọc thêm:

Dụng Tây chặn Tàu để bảo vệ Biển Đông Việt Nam

    Nguyễn Trường Tộ hiến kế dụng Tây chặn Tàu để bảo vệ Biển Đông Việt Nam

    06/09/2016
  • Nguyễn Thanh Giang
    Nhân 145 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Trường Tộ (1871 - 2016)
    Tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á và đặc biệt với Việt Nam ngày càng quyết liệt. Sự việc càng trở nên nghiêm trọng từ khi họ trình ra Liên Hợp Quốc vào tháng 5 năm 2009 tấm bản đồ hình lưỡi bò “liếm” hầu như toàn bộ Biển Đông. Họ ngang nhiên bắt bớ, giam giữ, tịch thu tàu thuyền ngư phủ Việt Nam ngay tại những vùng biển mà cha ông ta vẫn đánh bắt hải sản từ xưa. Báo chí Trung Quốc thẳng thừng tuyên bố: “Phải gia tăng sức mạnh chấp pháp hải dương tại vùng Biển Đông, xua đuổi và bắt giữ kịp thời những thuyền cá tác nghiệp phi pháp tại vùng biển của ta, đồng thời căn cứ vào luật pháp có liên quan của Trung Quốc tiến hành xử lý, và cũng phải tiến hành hành động chống bắt giữ, chống xua đuổi, nhằm bảo đảm an ninh cho ngư thuyền tác nghiệp nước ta”.
    Họ không chỉ ngăn trở các tập đoàn đa quốc gia BP, Exxon… hợp tác với Việt Nam mà còn sách nhiễu tàu của hải quân Hoa Kỳ qua lại trên vùng biển này. Cho nên trong một hội nghị quốc tế tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội, bà Hillary Clinton, ngoại trưởng Hoa Kỳ đã phải tỏ thái độ cứng rắn: “Hoa Kỳ, cũng như mọi quốc gia khác, có lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại, tự do đi vào vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông”.
    Về phía các nước Đông Nam Á, tháng 4 năm ngoái, tàu Ngư Chính của Trung Quốc đã bị tàu Malaysia bám theo sát suốt 17 tiếng đồng hồ, cùng lúc, phi cơ chiến đấu của Malaysia đã xuất hiện và bay lượn liên tục khoảng 15 phút bên trên hai chiếc tàu này. Kết quả: tàu Ngư Chính của Trung Quốc phải bỏ chạy.
    Đầu tháng 3 năm nay, tàu chiến Trung Quốc đến gây sự với tàu địa vật lý đang thăm dò địa chấn tại khu vực Reed Bank – Trường Sa liền bị không quân Philippines săn đuổi bạt vía.
    Trong khi đó, biết là Trung Quốc tổ chức tập trận trái phép trên lãnh hải Trường Sa của mình nhưng một tuần sau đó, ngày 2 tháng 3 vừa rồi Việt Nam mới lên tiếng phản đối; biết là tàu kẻ cướp Trung Quốc đâm chìm tàu của ngư dân ta nhưng báo chí của Đảng chỉ dám nói trại: “tàu lạ”! Duy chỉ có lần trong một bài bình luận trên đài phát thanh Thành phố Hồ Chí Minh, người ta nghe thấy tiếng nói của nhân dân địa phương này dám ví hải quân Trung Quốc như hải tặc Somali: “Năm 2009 đã có 33 tàu và 433 ngư dân, từ đầu năm 2010 đến nay 3 tàu và hơn 40 ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắt giữ và đòi tiền chuộc, thậm chí tịch thu tàu, ngư cụ, sản phẩm đánh bắt được trên tàu. Việc làm của một bộ phận quan chức Trung Quốc khi bắt giữ tàu và đòi tiền chuộc làm nhiều người liên tưởng đến bọn hải tặc Somali”.
    Các nước trong khu vực: Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei và Thái Lan đã cùng với Mỹ thành lập nhóm “Karat” như một liên minh quân sự bảo vệ cho nhau trước hiểm họa bá quyền Trung Quốc.
    Tại Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đã có hai quân cảng ở Guam và Changi (Singapore). Dư luận cho biết Hoa Kỳ rất muốn thuê cảng Cam Ranh như Liên Xô trước đây bởi nếu có thêm Cam Ranh thì sẽ hoàn tất được cụm tam giác bao vây Trung Quốc. So với mọi căn cứ hải quân của Trung Quốc việc điều quân từ Vịnh Cam Ranh ra bất kỳ đảo nào ở Biển Đông đều thuận lợi hơn.
    Trước thực trạng đó, một số trí thức ưu thời mẫn thế, các nhà cách mạng lão thành, các chính khách và cơ quan thông tấn nước ngoài hỏi tôi: Nên làm gì?
    Tôi vừa ngợp trước vấn đề khó và lớn quá, vừa không tiện nói thẳng, nói thật, chỉ xin được viện dẫn ý kiến của nhà chí sỹ đại tài Nguyễn Trường Tộ.
    Cách đây 143 năm, trong bản văn “Tiễu trừ giặc biển” đề ngày 15 tháng 10 năm 1868 Nguyễn Trường Tộ đã cho biết “đường biển có ba cái hại lớn: Một là gió bão, hai là giặc biển, ba là người Tây”. Trong ba cái hại ấy thì: “Gió bão thì phạm vào thiên thời, … làm hại rất ghê gớm, mãi mãi không thôi, rất khó xử trí”, “Còn người Tây thì giỏi về thủy lộ, nước ta khó chống đỡ được. Chỉ có cách bình tĩnh mà đối phó, giữ hòa để bao vây, khéo bề xử sự thì họ cũng chưa vội nhiễu hại ta, mà trái lại còn giúp ta nữa”. Duy bọn “Người Thanh [Trung Quốc] ở trên các đảo này tụ nhau làm giặc. Đây là số giặc biển nhiều nhất trên địa cầu. (Trên địa cầu có hai chỗ có giặc biển, một ở Địa Trung Hải nay đã dẹp yên, duy chỉ có hình thế Nam Dương - tức Thái Bình Dương thì khác. Người Thanh quá đông không có cách gì để trừ hết được)”.
    Với trí xét đoán mang giác quan thần linh, Cụ nhận định: “Giặc biển là mối hại chung cho cả nước ta, nạn giặc này đã lâu lắm rồi chẳng phải một sớm một chiều nữa mà tương lai cũng không biết đến lúc nào thì hết, nghiễm nhiên là một giặc dai dẳng. Những thứ giặc khác cũng có lúc bại vong, chứ bọn giặc biển này thì cha truyền con nối. Nước ta bị chúng nhiễu hại, nếu chỉ một vài năm còn có thể dần dà mong khỏi, nếu chỉ có một vài lần còn có thể tìm cách bắt. Nhưng đến nay chúng tới lui chẳng phải chỉ một hai năm, cướp bóc giết hại chẳng phải chỉ một hai lần nữa. Sự tổn thất của công và của tư mỗi năm kể có số vạn, đường thương mại không thông, hàng hóa ứ đọng, thật là một cái hại lớn cho sinh dân. Năm này qua năm khác chẳng đã thiệt hại hằng ức triệu đó sao? Dân ven biển, những nhà buôn bán giàu sang là cửa họng của cư dân thượng bạn hạ bạn, thế mà mấy năm nay bị chúng cướp phá giết chóc không biết bao nhiêu nay đã trở thành nghèo cùng”.
    Trên cơ sở so sánh tương quan: “Giặc biển so với binh thuyền người Tây thì cũng như chuột so với hổ mà thôi”, Nguyễn Trường Tộ đã khuyên triều đình nên “Nhờ vào thế lực của Tây”; “Nếu ta biết cư xử thỏa đáng với người Tây thì sẽ cùng nhau sống yên ổn vô sự, mà lại có thể tăng cường tiễu trừ giặc biển khiến chúng không dám lui tới”.
    Cụ đưa ra phân tích chi tiết về mối lợi đôi bên để lôi kéo đồng minh: “Nay nếu ta thành thật đi lại với họ, coi như anh em, đem việc đó nói rằng: Bọn giặc biển lấy biển làm vườn, lấy nước làm nhà, ẩn hiện bất thường, nước tôi có lắm việc không thể phòng tiễu được hết, nay Tây Nam đã hòa hiếu mà đường đi lại Nam Bắc không thông như thế cũng chẳng lợi ích gì cho quý quốc, quý soái trước đã có lời như vậy nay nếu thỉnh thoảng tuần hành trên mặt biển bắt hết thuyền phỉ giao cho nước chúng tôi xử trị thì chẳng những thông được đường buôn bán mà còn làm tăng thêm tình giao hảo giữa hai nước”.
    Dưới đây là trích đoạn nguyên văn di thảo “Tiễu trừ giặc biển” của Nguyễn Trường Tộ:
    “Giặc biển là mối hại chung cho cả nước ta, nạn giặc này đã lâu lắm rồi chẳng phải một sớm một chiều nữa mà tương lai cũng không biết đến lúc nào thì hết, nghiễm nhiên là một giặc dai dẳng. Những thứ giặc khác cũng có lúc bại vong, chứ bọn giặc biển này thì cha truyền con nối. Nước ta bị chúng nhiễu hại, nếu chỉ một vài năm còn có thể dần dà mong khỏi, nếu chỉ có một vài lần còn có thể tìm cách bắt. Nhưng đến nay chúng tới lui chẳng phải chỉ một hai năm, cướp bóc giết hại chẳng phải chỉ một hai lần nữa. Sự tổn thất của công và của tư mỗi năm kể có số vạn, đường thương mại không thông, hàng hóa ứ đọng, thật là một cái hại lớn cho sinh dân. Năm này qua năm khác chẳng đã thiệt hại hằng ức triệu đó sao? Dân ven biển, những nhà buôn bán giàu sang là cửa họng của cư dân thượng bạn hạ bạn, thế mà mấy năm nay bị chúng cướp phá giết chóc không biết bao nhiêu nay đã trở thành nghèo cùng. Thử xem nội tình hình Ba Trang hiện nay đã không nói hết được, thì suy ra cả nước cũng có thể biết như thế nào. Có hằng sản mới có hằng tâm, dân nếu đói khổ thì tuy có bụng thích việc nghĩa việc công cũng chẳng làm được gì. Sở dĩ nước Anh cường thịnh cũng chỉ do trước hết thi hành cái kế sách làm cho của cải dồi dào, và sửa sang binh bị cũng lấy việc nuôi dân làm trước hết. Như thế có thể nói họ biết được cái căn bản. Nước ta một mặt là bờ biển, đất hẹp mà dài, đường bộ khó đi lại, không như hình thế nước khác hoặc tròn hoặc vuông đi lại không xa. Cho nên cái mà ta nhờ vào đó để lấy xa làm gần thì duy chỉ có đường biển mà thôi.
    Nhưng đường biển lại có ba cái hại lớn: Một là gió bão, hai là giặc biển, ba là người Tây. Muốn trừ được ba cái hại đó thì chỉ có kế khai cảng. Ở đoạn cuối trong bài “Tế cấp bát điều” tôi đã nói kỹ. Đó là kế hay nhất. Thứ đến, tuy cũng có những mưu kế khác nhưng đều thiếu sót không được trọn vẹn, trong cái lợi có cái hại, tôi xin phân tích như sau:
    Đường duyên hải nước ta từ Quảng Yên trở vào từ Bình Định trở ra là một trong ba đường gió bão trong địa cầu này. (Ba đường gió bão ấy là: Một ở biển ta, một ở vịnh Mạnh Gia Ấn Độ và một ở vịnh Mạch Tây Ca ngoài ra không đâu có gió bão nữa). Biển thì ba mặt Đông Nam Bắc có rất nhiều đảo đếm không hết. Người Thanh ở trên các đảo này tụ nhau làm giặc. Đây là số giặc biển nhiều nhất trên địa cầu. (Trên địa cầu có hai chỗ có giặc biển, một ở Địa Trung Hải nay đã dẹp yên, duy chỉ có hình thế Nam Dương - tức Thái Bình Dương thì khác. Người Thanh quá đông không có cách gì để trừ hết được). Gió bão thì phạm vào thiên thời, giặc biển thì phạm vào địa lợi, cả hai thứ đó làm hại rất ghê gớm, mãi mãi không thôi, rất khó xử trí. Còn người Tây thì giỏi về thủy lộ, nước ta khó chống đỡ được. Chỉ có cách bình tĩnh mà đối phó, giữ hòa để bao vây, khéo bề xử sự thì họ cũng chưa vội nhiễu hại ta, mà trái lại còn giúp ta nữa. Trong các bài từ trước tôi đã bẩm rõ. Nói về việc khai cảng thì rất cần thiết đối với việc trừ hai cái hại gió bão và giặc biển nói trên (Trước đã bẩm rõ sự lý, nay không nói nữa), còn đối với người Tây thì tựa hồ như chưa cần thiết. Nhưng cứ theo như bài tôi đã nói trước đây là sau này khi ta đã đủ sức gây khó khăn cho họ thì cái khoản đó (khai cảng) thật là thượng kế. Cái lợi hại của nó gió bão giặc biển không sao so sánh được. Cho nên khai cảng là một kế lớn có lợi dài lâu cho nước ta, thế mà nhiều người không hiểu rõ cái quan hệ lợi hại đối với quốc dân sau này, chỉ thấy cái cực nhọc tạm thời trước mắt mà bàn chuyện cản trở, đó là điều do chưa suy kỹ mà thôi. Bởi vì thói thường người ta chỉ lo cứu hoạn mà không biết lo làm sao cho mối hoạn không sinh ra. Đợi cho hoạn nạn sinh ra rồi thì ngày nào cũng lo cứu không xong còn nói gì đến lợi được nữa? Nếu khiến cho hoạn không sinh thay vì cứu hoạn thì có thể nói rằng khai cảng là khiến cho hoạn không sinh ra vậy. Cho nên mới bảo đó là kế rất hay. Nếu ta biết cư xử thỏa đáng với người Tây thì sẽ cùng nhau sống yên ổn vô sự, mà lại có thể tăng cường tiễu trừ giặc biển khiến chúng không dám lui tới. Hai việc đó còn có thể làm được, còn đối với gió bão mà không mở cảng thì không thể làm được. Nếu đường cảng làm thành rồi, thì ba cái nạn kia không thể làm hại ta được nữa, như thế mới là kế vạn toàn. Trong bài từ trước tôi đã nói rất rõ nay chỉ nói sơ qua lý lẽ của nó mà thôi. Đấy là kế sách lâu dài không phải là việc có thể làm trong một lúc. Nay trong những việc cấp bách tuần tự có bốn điều kế sách sau đây tưởng cũng có thể làm được:
    1. Nhờ vào thế lực của Tây.
    Vì bấy lâu ta bị bọn giặc bể cướp phá giết chóc, đến quan lính cũng không thể phòng chế được, huống nữa thường dân trong tay không có một tấc sắt. Việc đó từ lâu mọi người đã tai nghe mắt thấy, thiên hạ không ai không biết, không thể che giấu được. Nước ta sở dĩ bị người ta xem là yếu hèn vì có nhiều lẽ mà đấy là lẽ thứ nhất. Giặc biển so với binh thuyền người Tây thì cũng như chuột so với hổ mà thôi. Đến bọn phỉ hèn mọn như thế mà ta còn không thể tiễu trừ được huống chi là kẻ địch lớn. Cho nên bảo rằng ta yếu là vì thế. Nay nếu không mượn binh lực của họ thì hèn yếu mà vẫn không được lợi gì, vẫn hoàn hèn yếu. Nếu họ thay ta tiễu trừ thì tuy mang tiếng hèn yếu nhưng được lợi lớn, cái tiếng hèn yếu tuy không khác, nhưng lợi hại thì có khác, những cái đó đều do ta cả. Xưa kia Thân Hậu nhờ Nhung binh trừ nội loạn, Đường Thái Tôn nhờ Đột Quyết lấy thiên hạ, cho nên nói chịu nhẫn nhục để được việc lớn thì có gì xấu hổ đâu? Nay nếu ta thành thật đi lại với họ, coi như anh em, đem việc đó nói rằng: Bọn giặc biển lấy biển làm vườn, lấy nước làm nhà, ẩn hiện bất thường, nước tôi có lắm việc không thể phòng tiễu được hết, nay Tây Nam đã hòa hiếu mà đường đi lại Nam Bắc không thông như thế cũng chẳng lợi ích gì cho quý quốc, quý soái trước đã có lời như vậy nay nếu thỉnh thoảng tuần hành trên mặt biển bắt hết thuyền phỉ giao cho nước chúng tôi xử trị thì chẳng những thông được đường buôn bán mà còn làm tăng thêm tình giao hảo giữa hai nước. Như thế họ sẽ vui lòng giúp ta, ta có thể ngồi hưởng lợi. Nếu bảo để họ đi lại đường biển, ra vào cửa cảng như thế, lâu ngày sẽ có bụng này khác, như người xưa nói: Dẫn lang binh để trừ nội khấu, nhưng sự thế bây giờ khác không thể cứ nói mãi một cách như vậy được. Nếu có thời cơ có thể quấy nhiễu ta thì dù không tiễu phỉ họ cũng đột nhập đất ta. Dù không qua lại mà nước ta không có chỗ nào họ không biết, che giấu cũng chẳng được nào!
    Năm trước có một quan Tây tên là Vĩ An (Vial), lên Kinh đến sứ quán ba ngày rồi trở về Gia Định. Tôi giả hỏi ông ta hình thế Phú Xuân, để xem tầm mắt nhận xét của ông ta như thế nào. Ông nói: “Chỗ ấy rất có hình thế, nhưng sự bố trí còn nhiều chỗ thất thế không hợp với địa lý binh pháp. Nếu người Tây mà ở đấy thì dù lực lượng nào cũng không thể xâm nhập được. Tôi nói: “Nếu người
    Nam mà bố trí đúng phương pháp như người Tây thì thế nào?” Ông ta cười nói: “Tuy có công cụ nhưng không có người biết sử dụng điều khiển thì cũng bị vây hãm mà thôi”. Tầm mắt của ông ta thật là tinh vi, thấy một góc mà có thể biết được bốn mặt, cho nên mới nói như thế. Còn chỗ nào có thể ngăn trở được họ đâu? Nếu ta đối xử khéo với họ thì mối hoạn sau này chưa chắc đã sinh ra ngay mà hiện tại có thể trừ được hại lớn. Thế thì ta nhân lợi ích đó để làm con đường đi đến giàu mạnh không được sao? Họ sở dĩ có bụng giúp ta đánh phỉ cũng là muốn thông đường buôn bán với nhau, cũng là vì lợi cho họ mà cũng nhân đây dò xem ta có thành thật hòa hảo với họ hay không. Nay ta nên nhân đấy mà thuận với họ để có lợi cho ta để phá cái thâm kế đó của họ, để họ không gấp rút mưu tính được ta (Trong các bài trước tôi đã bẩm rõ). Như thế thì ta mới được thung dung để tìm kế khác. Đó là giả cách thuận với họ, trọng vọng họ để được lợi. Cách này trong binh pháp gọi là ty mà kiêu là thế. Nếu bảo rằng chịu ơn của họ thì sau này hoặc có yêu sách gì cũng sẽ khó bề thoái thác. Theo tình thế hiện nay mà nói thì ta tuy không chịu ơn họ, mà vạn nhất họ cứ nhất định đưa yêu sách liệu ta có thể có sức chống lại được không? Ta cũng không thể chống được thì bất kỳ chịu ơn hay không chịu ơn cũng bị sự phiền nhiễu đó. Chi bằng chịu ơn mà được lợi rồi cam chịu sự phiền đó còn hơn. Nhưng yêu sách là việc chưa chắc đã xảy ra mà ta có thể thư giãn được tình thế cấp bách hiện thời, nhân cái việc chưa chắc đã có đó để mà được cái lợi nhất định, chẳng còn hơn là đợi đến lúc không thể chối từ mà chẳng được lợi gì cả hay sao? Vả lại, ta đã từng chịu lụy họ mà chưa được đền bù, nay họ bỗng nhiên muốn thi ân cho ta phải chăng ý trời lấy đó làm sự đền bù cho ta cũng chưa biết chừng, như thế sao lại không chịu? Xưa kia, quan nhà Thanh cũng đã từng nhờ người Anh hợp lực tiễu trừ giặc biển mà cũng chưa hề thấy người Anh nói gì đến ân với huệ. Trung Quốc còn nhún mình để được lợi huống hồ ta? Đem khí khái ra mà nói thì cũng khó nhún mình thực đấy, nhưng cái câu “Tuy bại mà vinh” của người xưa thật đã tạo sai lầm cho không biết bao nhiêu người. Đó là chỉ nghĩ đến cái danh riêng mà không biết vụ cái lợi ích chung. Binh pháp có nói: “Tiến không cầu danh, chỉ làm sao bảo vệ được dân mà thôi”. Nói về cái dũng có ý nghĩa thì những việc làm vì nước vì dân ai có thể bảo đó là sai trái? Cho nên cái kế nhờ vào sức người Tây hiện nay có thể thực hành được ”.
    * * *
    Nhân được tin Philippines vừa mua một khu trục hạm tối tân của Hoa Kỳ, kính nhờ độc giả chuyển thêm ý kiến liên quan của Nguyễn Trường Tộ trong bản điều trần gửi Tự Đúc đề ngày 10 tháng 4 năm 1871 kèm đây đến các vị lãnh đạo đất nước ngày nay:
    Mấy năm trở lại đây, sở dĩ nước ta mỗi ngày một thêm nhiều nạn cướp biển là vì ở Trung Quốc hiện nay ngành mậu dịch mỗi ngày một thịnh. Họ đã tạo được nhiều tàu tuần dương chạy bằng máy và các tàu buôn, tàu nhà binh của phương Tây qua lại đường biển như mắc cửi. Người Pháp cũng tuần hành nghiêm ngặt suốt từ Bình Thuận đến Hà Tiên. Do đó thuyền phỉ khó bề phóng túng hoành hành ở hai mặt biển ấy được mà phải trốn sang tá túc nơi hải phận nước ta. Nay nếu ta mua được năm, sáu chiếc thuyền máy chắc chắn, mỗi thuyền có độ mười khẩu đại pháo lớn nhỏ. Rồi lại thuê người Anh người Pháp mỗi thuyền một người trông nom máy móc và bốn người tập bắn, hợp cùng lính của ta vừa đi tuần vừa tập luyện dàn thành chữ nhất đi từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam, gặp thuyền phỉ đều bắt hết đưa về xử trí còn thuyền thì sung công. Nếu giặc biển dồn tụ thành sào huyệt thì thuyền máy của ta hợp lại tiêu diệt, giặc sẽ tan vỡ, mất chỗ tụ tập khó có thể xâm nhập nội địa được”.
    Nguyễn Thanh Giang (Rút trong cuốn “Đêm dày lấp lánh”)
  • Tác giả gửi tới Dân Luận
  • https://www.danluan.org/tin-tuc/20160906/nguyen-truong-to-hien-ke-dung-tay-chan-tau-de-bao-ve-bien-dong-viet-nam

Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần phần 3.

Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần phần 3.



Thứ Ba, ngày 06 tháng 9 năm 2016/ 14:20

Ở phần 2 trước có đề cập phần 3 sẽ nhắc tới sự tái xuât giang hồ của ' minh chủ cải cách '' Trương Tấn Sang.

 Nhưng do cuộc họp của uỷ ban trung ương đảng ngày hôm nay diễn ra tại Hà Nội do Trần Quốc Vượng chủ sự tiến hành như dự kiến, nên sự tái xuất của Tư Sang sẽ rời lại phần sau.

 Tưởng rằng cuộc họp ngày 6 tháng 9 này sẽ không có bởi đến giờ cả bộ máy chính trị cộng sản Việt Nam đều không rõ Trịnh Xuân Thanh ở đâu. Nhưng có lẽ cơ quan an ninh hay bộ phận bảo vệ chính trị nội bộ vẫn nghĩ rằng Thanh đang nấp đâu đó trên gác hoặc một hầm bí mật nào đó trong nhà. Nên cuộc họp của UBKTTW vẫn diễn ra.

 Cách đây vài hôm, một số nhà báo như Mạnh Quân của Dân Trí, hoặc Việt Thắng ở trong Vinh.... đã lấp lửng trên Facebook của mình về một vụ bắt bớ ở Ciputra. Các nhà báo đã hỏi xem chính xác địa chỉ của nhà Trịnh Xuân Thanh ở đâu để đến đưa tin.

Một số tờ báo thậm chí còn đã chuẩn bị  thành bài đưa tin bắt giữ để được vị trí đưa tin sớm nhất.

Cơ quan công an định chơi một trò úp sọt quen thuộc là cứ bắt giam rồi sẽ điều tra hợp thức hoá chuyện bắt giữ, nhưng việc đó bất thành.  Các kiểu thăm dò, nghe ngóng, quan sát của công an đều không phát hiện được Trịnh Xuân Thanh có trong nhà hay không.

Đến đây giả thiết được đặt ra là, phải chăng Trịnh Xuân Thanh đã hối lộ cho Nguyễn Phú Trọng và được Trọng ngầm báo cho chuồn đi. Hoặc bộ trưởng công an Tô Lâm đã nhận tiền để đánh động Thanh chuồn đi.

Sự hoài nghi lẫn nhau làm nội bộ cộng sản VN rối ren. Phía Tô Lâm thì nghĩ Trọng đã làm trò để dổ tội cho Lâm không kiểm soát được vụ việc, một mức án nhẹ là khiển trách, nặng là kỷ luật giờ lơ lửng treo trên đầu uỷ viên bộ chính trị, đương kim bộ trưởng công an Tô Lâm.

Phía Tô Lâm nghĩ rằng chính Trọng hay Quang hoặc ai đó đã bày cách cho Thanh biến khỏi sự bủa vây này, rồi đổ tội cho mình. Cái chết sẽ đến với Nguyễn Phú Trọng bất cứ lúc nào nếu nghi vấn đổ tội oan cho Tô Lâm được xác định là đúng như vậy.

Hãy để các nghi vấn ấy lại cho các ngài Tô Lâm và Nguyễn Phú Trọng xử lý với nhau.

Chúng ta hay trở lại câu chuyện nóng hổi ngày hôm nay Trần Quốc Vượng, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trung ương Đảng họp quyết định hình thức kỷ luật Trịnh Xuân Thanh.

 Sau khi áp đặt những tội trạng cho Trịnh Xuân Thanh, Trần Quốc Vượng đọc cho hội đồng nghe lá đơn của Trịnh Xuân Thanh phản đối việc kỷ luật mình, tự xin ra khỏi đảng vì mất niềm tin vào sự đôc tài, trù dập người khác để lấy điểm son cho mình của Nguyễn Phú Trọng.

 Lần đầu tiên trong một cuộc họp kỷ luật cấp cao của đảng, đối tượng bị xem xét công khai chỉ trích tổng bí thư và xin ra khỏi đảng. Cả hội động im lặng đến 10 phút không nói gì, đến nỗi Trần Quốc Vượng tuyên bố nghỉ giải lao lúc mới 10 giờ sáng, chờ đến chiều để xin ý kiến chỉ đạo.


Lá đơn của Trịnh Xuân Thanh gửi hội đồng kỷ luật trung ương, uỷ ban kiếm tra trung ương đảng toàn văn dưới đây.








Ngày chủ nhật vừa qua tức mới hôm kia, thượng tướng Lê Quý Vương thường trực bộ công an với một đại tá của bộ công an đã đến nhà riêng của Trịnh Xuân Thanh. Vận động gia đình Trịnh Xuân Thanh khuyên Thanh nên ra ngoài hoạt động bình thường. Lê Quý Vương thề thốt mình là thứ trưởng bộ công an, uỷ viên trung ương đảng, lời nói chân tình đảm bảo sẽ không có gì xấu đến với Trịnh Xuân Thanh.

Một bộ phận khác không rõ của thế lực chính trị nào trong Đảng, đã cài máy nghe lén lại những lời mà Lê Quý Vương đã nói với gia đình Trịnh Xuân Thanh. Đặc biệt là phần nhắc đến con trai của Trịnh Xuân Thanh sẽ bị ảnh hưởng tinh thần nếu như bố cậu cứ trốn đâu không ra như vậy.

Những người cộng sản với nhau là vậy. Đến một đứa bé 15 tuổi cũng được đưa ra đầy ẩn ý.

Câu chuyện như thế lan về đến Đông Anh, nơi mà họ hàng của Trịnh Xuân Giới và Nguyễn Phú Trọng còn đầy ở đó. Những người dân làng đều lắc đầu trước sự man rợ của '' ông giáo làng nhu mỳ''  Nguyễn Phú Trọng nay đã thành tinh , không còn chút nể nang tình làng nghĩa xóm và quan hệ đồng chí với nhau. Tưởng rằng đất làng mình có người làm đến TBT, phó ban dân vận trung ương như Nguyễn Phú Trọng, Trịnh Xuân Giới sẽ mát mặt, mát lòng. Giờ thì ê ẩm điều tiếng với thiên hạ khi người làng, người xóm lúc leo đến chức cao tột đỉnh thì đem nhau ra xẻ thịt làm vật tế thần.

 Giết được Trịnh Xuân Thanh tức Nguyễn Phú Trọng thành công trong việc tạo cho mình uy thế độc tôn trong đảng, quyền sinh, quyền sát nắm trong tay, nhưng cũng là thất bại trong con mắt người dân vốn dĩ nặng tình cảm làng xóm, láng giềng, đồng chí với nhau.

 Không giết được Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Phú Trọng mất cả. Bây giờ Trọng như kẻ sắp cắt tiết gà, con gà chạy đâu mất. Tay Trọng cầm con dao và bát tiết hứng máu ngẫn ngơ đứng giữa sân. Không biết sẽ giải thích với mọi người mâm cỗ của mình sẽ lỗi hẹn thế nào. Nguyễn Phú Trọng sẽ xử lý thế nào khi đã vội vàng, hùng hổ chỉ đạo rầm rộ trên báo chí kết tội Trịnh Xuân Thanh.

Giờ thì uỷ ban kiểm tra trung ương kết tội gì? Cơ quan điều tra kết luận tội gì.? Nên nhớ những hồ sơ về chuyện thất thoát 3000 tỷ ấy không đủ nguyên nhân quy kết cho một mình Trịnh Xuân Thanh. Những hồ sơ mà ai đó có thể để quên lại tại buổi bán sách Đại Vệ Chí Dị ở Houston cũng có nghĩa có thể nó ở đâu đó trong tay những luật sư thượng đẳng của Hoa Kỳ ,để sẵn sàng biện giải Trịnh Xuân Thanh là một nạn nhân trong một âm mưu chính trị.

Đã thế, Trọng vẫn còn chuốc nghi ngờ từ phía Tô Lâm. Phải chăng Trọng vì sợ mang tiếng của hàng xóm, láng giềng và mối quan hệ với ông Giới mà đã nhận tiền cho Thanh ẩn đâu đó tại nhà riêng của mình. Vừa thoát tiếng hại hàng xóm, vừa được tiền, lại vừa đổ tội cho Tô Lâm. Qua đó buộc Tô Lâm phải chịu món nợ với mình.?

Nhiều bạn đọc sốt ruột muốn câu chuyện được kể một lèo, xin hãy nhớ câu chuyện đang diễn ra, không phải câu chuyện nó đã xảy ra từ lâu rồi để mà có thể  kể một mạch. Chẳng hạn như việc ngày hôm nay uỷ ban kiểm tra trung ương họp xem xét Trịnh Xuân Thanh và lá đơn mà Thanh gửi đến uỷ ban.  Cho dù Hà Nội có sớm hơn Berlin này vài tiếng, thì câu chuyện về những vấn đề như dạng này xảy ra ở Hà Nội ban sáng và được đưa lên mạng ban đêm ở Berlin , thiết nghĩ không phải là chậm trễ.


Xin chờ tiếp phần sau...
.

http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016/09/trinh-xuan-thanh-con-de-te-than-phan-3.html

Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần.- phần 2

Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần.- phần 2

Thứ Ba, ngày 06 tháng 9 năm 2016 /02:24


Phần 2. Bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh.

Kết luận của Uỷ ban kiểm tra trung ương đảng vụ Trịnh Xuân Thanh làm phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang có đoạn nguyên văn như sau.

'' Biết bản thân không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định nhưng vẫn có ý kiến đề nghị cơ quan chức năng làm quy trình tiếp theo tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh phó chánh văn phòng, Vụ trưởng, quy hoạch chức danh thứ trưởng Bộ Công Thương, Tỉnh Uỷ Viên, tham gia ứng cử đại biểu quốc hội khoá XIV là trung thực, thiếu trách nhiệm và không tự giác ''.

 Một nội dung đầy sự cưỡng ép của đoàn kiểm tra trung ương dưới quyền của Trần Quốc Vượng.

Vượng vốn là chánh văn phòng trung ương đảng nhiệm kỳ 2011- 2016, nhiệm kỳ thứ nhất của Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư. Một đệ tử thân tín của Trọng từng được Trọng cất nhắc làm viện trưởng viện kiểm sát tối cao khi Trọng làm chủ tịch quốc hội. Khi làm TBT nhiệm kỳ 2010 Trong lôi Vượng về làm chánh văn phòng trung ương đảng.

Trong chuyến thăm Trung Quốc vào hồi tháng 4 năm 2015, tờ Oriental Daily ở Hồng Kông cho biết chuyến đi này của Trọng là học hỏi kinh nghiệm của Uỷ ban kiểm tra và kỷ luật trung ương.

Thực chất đây tại cuộc gặp này, Trọng đã trình bày nội tình chính trị ở Việt Nam,  đưa ra cho Trung Quốc các nhóm có xu hướng thân Hoa Kỳ  tại Việt Nam và xin Trung Quốc có ý kiến chỉ đạo.

Nhờ cuộc gặp này, Trần Quốc Vượng được bầu vào Bộ Chính Trị và giữ chức chức chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trung ương.

Mang nặng ơn sâu nâng đỡ của Trọng. Trần Quốc Vượng đã bất chấp tất cả sự thật để vặn vẹo bằng được hình thức kỷ luật Trịnh Xuân Thanh. Mới đầu Vượng chỉ đạo đoàn Hậu Giang phải kỷ luật Trịnh Xuân Thanh về sai pham thiệt hại 3000 tỷ thời Thanh còn làm ở PVC.

 Một đòi hỏi nực cười đi tắt. Làm sao đoàn Hậu Giang lại có thể kỷ luật Trịnh Xuân Thanh một tội mà Thanh đã làm ở một cơ quan khác là Bộ Công Thương. Vì thế cuộc bỏ phiếu kỷ luật bất thành, đoàn Hậu Giang đã thẳng thắn nói.
Riêng trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh, qua thảo luận, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang nhận thấy việc thua lỗ tại Tổng Công ty xây lắp Dầu khí Việt Nam từ những năm 2011-2013 do nhiều nguyên nhân. Ban chấp hành chưa có đầy đủ thông tin, không nắm rõ vụ việc này, do vậy không có cơ sở để phản biện trong quá trình kiểm điểm ông Thanh. Hậu Giang đề nghị Đoàn kiểm tra Trung ương nên làm việc cụ thể với Tập Đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty xây lắp Dầu khí Việt Nam.

Vì thái độ này mà đoàn Hậu Giang đã bị trả thù một cách nhỏ nhen, nhiều cán bộ chủ chốt phải chịu nhận kiểm điểm vì tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh về địa phương.


 Con đường của Trọng đi lên chức TBT ngày hôm nay có phần công lao giúp đỡ của Trịnh Xuân Giới, cha đẻ Trịnh Xuân Thanh. Trong nhiều năm ở trong tổ chuẩn bị văn kiện đại hội trước kia, Trịnh Xuân Giới đã có nhiều cống hiến cho kẻ hậu sinh Nguyễn Phú Trọng hoàn thành trách nhiệm soạn thảo văn kiện. Nhờ đó Trọng có được điểm son để đi những bước sau này.

Ngày 12 tháng 7 năm 2016 bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh dưới sức ép của Ban bí thư, Bộ Chính Trị, Tổng Bí Thư đã phán xét về con đường quan lộ của Trịnh Xuân Thanh 

'' Sơ bộ thì có thể khẳng định vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh được điều động, bổ nhiệm có nhiều dấu hiệu cho thấy có sai phạm, vi phạm trong chính sách cán bộ của Đảng, Nhà nước.''

Việc bổ nhiệm và điều động ở đây là việc luân chuyển Thanh là phó chủ tịch Hậu Giang. Thế còn những bổ nhiệm trước đó tại sao không ai nhắc đến, mặc dù những bổ nhiệm đó đều dưới thời Trọng làm tổng bí thư ?

 Đến đây chúng ta mới thấy cái sự thật bạc bẽo của tình nghĩa đồng chí của những người cộng sản với nhau và vì sao Trịnh Xuân Thanh thành con vật tế thần như vậy.

Mới đầu thì Trịnh Xuân Thanh không phải là lựa chọn của Nguyễn Phú Trọng làm dê tế thần ghi điểm son cho mình. Với những tình nghĩa với ông Trịnh Xuân Giới là người anh đã giúp đỡ mình và còn là người đồng hương thân thiết, Trọng đã không hề ý kiến gì trong quá trình thăng tiến của Trịnh Xuân Thanh trước kia và cả những sai phạm của Thanh.

 Chính vì thế, những người đề cử Thanh cũng nghĩ tới chuyện ân tình của ông Giới để lại cho Trọng mà bổ nhiệm Thanh không chút ngại ngần.

 Nếu Trịnh Xuân Thanh không phải là người từng làm việc dưới quyền của Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng. Thanh có sai phạm làm thua lỗ cũng không chắc bj kỷ luật. Bởi những thua lỗ trong kinh doanh này đã được làm rõ ở những văn bản sau

Báo cáo số 05/BC-XLDK ngày 28 tháng 5 năm 2014
Báo cáo số 18/DKVN-HĐQT ngày 6 tháng 8 năm 2014
.........
( và một số báo cáo nữa )

Tất cả các báo cáo  và cũng như bản kết luận đều khẳng định nguyên nhân thua lỗ là do khách quan của thị trường, bởi tính hoạt động kinh doanh thuần tuý. Cá nhân Trịnh Xuân Thanh có lỗi nhưng không đến mức chịu hình thức kỷ luật.

 Nhưng thời thế thật không may cho Trịnh Xuân Thanh. Trọng lần gặp Tập Cận Bình năm ngoái, Trọng đã cam kết nếy Trung Quốc ủng hộ Trọng tiếp tục làm TBT. Trọng sẽ thực hiện mong muốn của Trung Quốc là loại trừ những thành phần có ý ngả về phía Hoa Kỳ trong nội bộ đảng. Đưa tin về chuyến đi này, tờ Tân Hoa Xã có hẳn một bài xã luận trong đó có đoạn.

''một số ít người trong hệ thống chính trị Việt Nam bị các thế lực bên ngoài lừa dối và trở thành những kẻ đồng lõa,''

“Con đường khả dĩ nhất phía trước của Bắc Kinh và Hà Nội là xây dựng lòng tin lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi và hãy để cho thực tế và những con số giúp cho những ai bị đánh lừa tìm lại lý trí của mình vào biến những kẻ ác độc thành trò cười.''

 Điều mà tờ Tân Hoa Xã muốn nói là gì, là lời cảnh báo trước những người có xu hương thân Hoa Kỳ sẽ bị trừng trị tới đây.

Người dân Việt Nam có thể vui mừng khi thấy Nguyễn Phú Trọng thể hiện quyết tâm đả hổ diệt ruồi. Nhưng chắc chắn họ sẽ đau buồn và căm phẫn hơn khi biết đằng sau chiến dịch này của Nguyễn Phú Trọng là thực hiện lệnh thanh trừng của Trung Quốc đối với những kẻ '' bị thế lực bên ngoài lừa dối, tiếp tay đồng loã cản trở quá trình hợp tác Việt - Trung''

 Vũ Huy Hoàng người đại diện cho Việt Nam ký kết TPP với Hoa Kỳ. Đinh La Thăng người ủng hộ trường đại học Fulbringht của Hoa Kỳ và mới đây công khai ủng hộ việc đình công của công nhân. Cả hai con người này đều từng là cấp trên của Trịnh Xuân Thanh.

 Vì muốn triệt hạ những đối tượng như Hoàng, Thăng để chiều lòng quan thầy Trung Cộng. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã dẫm lên tình cảm mà ông Giới cha Thanh đã để lại. 

Đấy là điều bất ngờ nhất đối với Trịnh Xuân Thanh và những người liên quan bổ nhiệm Thanh. Họ không nghĩ rằng Trọng sẽ làm điều bất nghĩa như vậy để tấn công họ bằng cách chọn Trịnh Xuân Thanh.

Nhưng chính trị vốn tàn khốc, con người như Trọng nếu không làm những điều bất nghĩa , bất nhân theo lời quan thầy Trung Cộng, làm sao có thể làm được Tổng Bí Thư nhiệm kỳ thứ hai khi đã quá tuổi.?


Bây giờ thì Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu.?

Một câu hỏi mà rất nhiều người muốn biết. Nhưng câu hỏi hay hơn phải là tại sao không ai biết Trịnh Xuân Thanh ở đâu. Cả một rừng thiên la địa võng giăng như thế, Trịnh Xuân Thanh biến mất đầy bí ẩn.

 Có lẽ anh ta ngồi trong một nơi an toàn nào đó, gửi thư tới báo Thanh Niên đề nghị công bố lá đơn của anh ta xin ra khỏi đảng, không phải vì nhận khuyết điểm của mình mà với lý do không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng, bởi sự trù dập lộ liễu ra hai văn bản chỉ đạo liên tiếp nhau, không triệt hạ được anh ta vụ này thì bới ra vụ khác.

Nhưng cũng có thể anh ta đóng giả một độc giả đến mua sách Đại Vệ Chí Dị trong buổi ra mắt sách ở Houston vừa qua. Cuộc đời thì mọi cái đều có thể.

Nguyễn Phú Trọng đang hừng hực khí thế, say sưa với chiến thắng, vờn con mồi như một võ si đấu bò vờn con bò trước khi xiên nhát quyết định hay một con mèo vờn chuột trước khi ra đòn kết liễu cắn cổ. Bỗng nhiên những ngày nay Trọng im bặt, bởi con dê tế thần Trịnh Xuân Thanh không biết bây giờ ở đâu. Phương án dùng Thanh để tấn công phe kia thất bại. 

Trọng tính kế gì.?

Đó là lý do vì sao Trương Tấn Sang xuất hiện mới đây, ca ngợi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đòi lớn tiếng xử lý những kẻ đi '' chệch hướng con đường cách mạng CNXH '' và đòi hỏi ai đó phải bỏ '' tay chèo ''.

Phần 3 sẽ là sự xuất hiện của Trương Tân Sang trong bài tâm sự mới đây. Sẽ  nhiều trí thức cấp tiến chắc hẳn sẽ tỉnh ngộ sáng mắt, sáng lòng vì đã hy vọng vào Sang là con người đổi mới.

http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016/09/trinh-xuan-thanh-con-de-te-than-phan-2.html