Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Formosa - Tiền từ hai phía.

Formosa - Tiền từ hai phía.

Chủ Nhật, ngày 09 tháng 10 năm 2016

Tôi mang 2000 euro ra chợ Đồng Xuân Berlin để tìm dịch vụ gửi tiền về giúp bà con khiếu kiện trong vụ kiện Formosa.

 Đây là số tiền của bạn bè tôi quyên góp nhờ tôi gửi, món lớn nhất là 500 euro của một anh bạn , món nhỏ nhất là 185 euro từ 5 em sinh viên.

Cả nửa ngày tôi hỏi nhiều nơi để gửi tiền về, nơi đòi 4%, nơi đòi 3%. Anh bạn già đi cùng phẩy tay, thôi để tôi chịu tiền phí gửi. Tôi không nghe, không phải tôi hà tiện 80 euro hay 60 euro tiền phí gửi. Cái mà tôi muốn là câu trả lời, chả lẽ món tiền giúp người dân thế này mà không có chỗ nào người ta động lòng sao.?

 Mãi chẳng có ai động lòng, người đàn bà diêm dúa và sang trọng ở chợ Đồng Xuân, Berlin nói nể anh bạn già kia, lấy tôi 3% là giá rẻ nhất. Anh bạn già hối thúc , thôi gửi đi anh chịu, tôi lần nữa lại lắc đầu. Bởi tôi tin sẽ có người làm dịch vụ chuyển tiền sẽ không nỡ lòng nào lấy phí cho những đồng tiền như thế này.

Niềm tin của tôi đúng, cuối cùng cũng có người nghe đến món tiền chuyển cho ai. Anh nói luôn sẽ không lấy đồng tiền phí nào, thậm chí anh sẽ cho đầu ở Việt Nam chuyển trước. Tôi gặp anh trả tiền sau, kèm theo lời dặn có gì cần cứ nhờ anh.

 Trời Berlin mưa lạnh, phút cuối cùng tôi thấy ấm lòng.

Tôi nhìn bản thống kê nhận tiền giúp đỡ khắp nơi của Linh Mục Đặng Hữu Nam trong tuần qua, áng chừng chưa qua nối 15 ngàn usa. Con số quá nhỏ nhoi so với công việc phải làm.

 Và tôi bỗng nghĩ đến hàng chục tỷ usd đổ vào Formosa.

Cứ tính Formosa đầu tư 10 tỷ usd vào Hà Tĩnh, thì đến gần 80% số tiền đó, tức 8 tỷ usd là do Formosa vay của các ngân hàng Việt Nam.

 Sẽ nhiều người khó hiểu, tại sao các ngân hàng Việt Nam lại cho Formosa vay hàng đống tiền như thế.?

Tôi sẽ cố gắng giải thích dễ hiểu cho bà con dân quê nghèo miền Trung hiểu.

 Chuyện thế này, Formosa là của chủ tư nhân, mà tư nhân thì thì cái gì lợi cho họ họ làm. Cha con nhà Formosa thực hiện dự án ở Hà Tĩnh theo sự gợi ý của chính phủ Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc có thoả thuận rằng nếu Formosa đứng ra làm các dự án ở Hà Tĩnh, họ chỉ có bỏ một phần nhỏ số tiền, sẽ được làm chủ một dự án khủng mà có chính phủ Việt Nam đỡ đầu. Đổi lại Formosa nhận công nhân Trung Quốc, máy móc và công nghệ Trung Quốc và cả những công ty của Trung Quốc vào trong khu công nghiệp Formosa.

 Trong 2 tỷ usd mà Formosa đầu tư trên danh nghĩa tiền túi họ ứng ta, có đến 65% là tiền của Trung Quốc hỗ trợ. Chính bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng hồi năm 2014 sang gặp ông chủ tập đoàn này để nhận lỗi về vụ biểu tình Hà Tĩnh, đã được nghe con số này từ miệng của ông chủ tịch tập đoàn này.

 Vậy tập đoàn Formosa bỏ tiền ra đầu tư ở Hà Tĩnh chỉ có vài trăm triệu usd trên cả đống tiền 10 tỷ usd đó.

 Thế còn 8 tỷ usd họ vì sao vay dễ dàng của các ngân hàng Việt Nam.?

Là từ một khoản tiền do chính phủ Trung Quốc cho chính phủ Việt Nam vay, con số đó là 16 tỷ usd lãi suất ưu đãi. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cho Hà Nội mượn số tiền này, với điều kiện các ngân hàng Việt Nam phải cho Formosa vay một nửa để thực hiện dự án ở Hà Tĩnh.

16 tỷ usd với lãi suất ưu đãi này của Trung Quốc làm sáng mắt các uỷ viên BCT Việt Nam lúc đó, một trong số đó còn lại bây giờ là Nguyễn Phú Trọng. Các bạn hãy nhớ một điều rằng, lãnh đạo cộng sản Việt Nam rất thích vay tiền từ nước ngoài, vay càng nhiều càng thích, vì sao họ thích vay như thế lại là câu chuyện khác. Câu chuyện nhiệm kỳ cứ mang tiền về chia dự án để xâu xé kiếm chác, còn sau này mặc kệ đời sau lo.

 Do đó mới có những chỉ đạo cấp tốc cho Formosa triển khai với những ưu đãi tối đa, để đáp ứng số tiền Trung Quốc cho vay.

 Số tiền Trung Quốc cho vay đó, được đổ vào các ngân hàng Việt Nam danh nghĩa là vốn nhà nước. Các ngân hàng thực hiện cho Formosa vay chẳng phải là tiền của họ, mà tiền của nhà nước, nhà nước chỉ đạo thì họ cho vay. Thế nên mới có chuyện các ngân hàng Việt Nam cho Formosa vay dễ thế.

 Nhưng có một éo le thế này, nếu Formosa phá sản thì tiền các ngân hàng cho Formosa vay biết đòi ai.?

 Trừ vào khoản tiền Trung Quốc cho chính phủ Việt Nam vay ư.? Đừng hòng, khoản nào ra khoản đấy. Lúc này Trung Quốc sẽ phủi tay nói, tiền kia là chính phủ vay chính phủ. Còn tiền ngân hàng VN cho tập đoàn Formosa Đài Loan vay là hai bên với nhau, chúng mày tự lo với nhau.

16 tỷ usd vay của TQ, 8 tỷ đổ lại cho Formosa. 8 tỷ dùng cho việc khác.

Formosa mà tan, thì chế độ cộng sản VN trả 16 tỷ usd kia cho Trung Quốc thế nào. ?

Bây giờ thì chúng ta đã hiểu vì sao Nguyễn Phú Trọng không đả động gì đến Formosa, các quan chức chính phủ, nhà nước bao che cho Formosa bằng mọi giá, dễ dàng bỏ qua cho Formosa trong việc xả chất độc và huy động mọi nguồn lực để ngăn cản những cuộc biểu tình, khiếu kiện của người dân đối với Formosa. Và vì sao Formosa toàn công nhân, công ty của Trung Quốc. Vì sao Formosa được ưu đãi đến thế, và vì sao đến giờ chẳng có quan chức nào bị truy tố cả. Câu chuyện đòi hỏi ai rước Formosa vào,  chỉ là câu chuyện ruồi bu, lợi dụng đánh vài cá nhân riêng lẻ....nhằm đánh lạc hướng người dân mà thôi.

16 tỷ usd vay của Trung Quốc mới là nguyên nhân, tất cả các uỷ viên BCT lúc đó đều phải chịu trách nhiệm là nguyên nhân gây ra Formosa . Trong lứa đó bây giờ còn lại ngài Nguyễn Phú Trọng. Bởi thế ngài im re.

 Đã có một vài uỷ viên BCT khoá 12 bất bình về việc Trung Quốc dùng Formosa trói buộc Việt Nam, họ đã có ý kiến muốn rành mạnh chuyện này để bản thân họ không bị chịu trách nhiệm. Nhưng Nguyễn Phú Trọng cáo già hơn, y dùng hội nghị trung ương 4 khoá 12 để khoá chặt các ý kiến bằng cách tập trung vấn đề xây dựng đảng, vấn đề chống diễn biễn nội bộ. Nhằm ám chỉ những ý kiến đòi minh bạch chuyện lằng nhằng vay nợ , bảo lãnh nợ của Formosa là những ý kiến diễn biến nội bộ, ảnh hưởng quan hệ mật thiết Việt Trung, dẫn đến suy yếu đảng CSVN.

 Vụ nhà máy thép ở Cà Ná lại có những điều giống như Formosa. Tôn Hoa Sen cũng chỉ bỏ ra một phần tiền nhỏ, số tiền khổng lồ còn lại do các ngân hàng VN cho vay. Các công nghệ , nhân  lực cũng dùng của Trung Quốc. Dường như nắm được yết hầu ở Hà Tĩnh qua Formosa xong, một cuộc cài cắm mìn nổ chậm nữa lại được người Trung Quốc chôn ở Ninh Thuận. Tôn Hoa Sen chỉ mất chút tiền mà được hưởng ưu đãi tốt đa như Formosa.

- Ngu gì không làm, chúng mày có Facebook tao có VTV, VTV đâu.?

VTV là của đảng, ông Vũ gọi VTV hàm ý như gọi đảng đâu, ra giải quyết cho tao. Giống như Formosa phẩy tay khi nghe dân biểu tình, có gì ra chính phủ mà hỏi, mà chính phủ cũng là đảng.

 Đảng CSVN nhận tiền của TQ hàng chục tỷ usd, để rước những thảm hoạ như Formosa vừa qua vào đổ lên đầu nhân dân, đất nước. Bằng chứng bán nước, hại dân rành rành.

 Thế nhưng chúng vẫn trắng trợn vu khống những người dân oằn mình chịu tại hoa do chúng gây ra, là nhận tiền của thế lực thù địch.

Thế lực thù địch nào ? Chả lẽ một ông Việt Nam rửa bát ở quán ăn, một bà ngồi cặm cụi sơn móng chân cho khách hay mấy em sinh viên nghèo góp nhau từng đồng bạc lẻ giúp đỡ nhân dân.?


http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016/10/formosa-tien-tu-hai-phia.html 

Nhà nước Việt Nam làm gì đối phó với biểu tình phản đối Formosa ở miền Trung.?

Nhà nước Việt Nam làm gì đối phó với biểu tình phản đối Formosa ở miền Trung.?


Thứ Năm, ngày 06 tháng 10 năm 2016  12 :58

Ảnh hưởng nặng nề của việc Formosa xả thải gây ra trên diện rộng ở 4 tỉnh miền Trung. Con số nạn nhân bị thiệt hại trực tiếp do việc này lên đến hàng triệu người.

 Đã 6 tháng trôi qua từ khi xảy ra thảm hoạ, đời sống người dân bị ảnh hưởng nặng nề, cuộc sống nhiều người đã lâm vào cảnh khốn khó. Thế nhưng đảng, nhà nước, và chính phủ Việt Nam chưa hề có động thái nào đáng kể để khắc phục môi trường và chi trả bồi thường cho người dân, mặc dù họ đã nhận tiền từ Formosa một cách nhanh chóng dễ dàng.

Đó là chưa kể chính phủ tuỳ tiện nhận 500 triệu usd bồi thường của Formosa mà chưa nghe được người dân có ý kiến và nguyện vọng gì, người dân nêu ra những mức độ thiệt hại gì đối với họ

Và hơn cả là  Người Dân có đồng ý chấp nhận cho Formosa đền bù hay không ? số tiền đền bù là bao nhiêu ?...tất cả ý chí của người dân bị nạn đã bị chính phủ Việt Nam trắng trợn gạt sang một bên.

 Từ nhiều bức xúc chính đáng, người dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã tổ chức cuộc biểu tình cũng như đưa đơn kiện Formosa ra toà án địa phương. Những cuộc biểu tình và đưa đơn này không phải phản ứng mà chính quyền mong đợi, trái lại chính quyền muốn người dân phải im lặng và chờ đợi đến khi nào chính quyền thấy họ ...thôi không có ý kiến về Formosa nữa.!

Do tính chất vùng bị thiệt hại nằm trên giáo phận Vinh, rất nhiều người ngư dân vốn cũng là giáo dân giáo phận Vinh bị thiệt hại. Trên tinh thần công chính vừa giúp người dân thể hiện được ý nguyện của mình, vừa giúp được nhà cầm quyền không phải đối đầu với một đám đông vô tổ chức. Những người linh mục ở giáo phận Vinh đã đứng ra dẫn dắt người giáo dân, ngư dân trong việc khiếu kiện. Với việc hàng ngàn người đi khiếu kiện và hàng chục ngàn người biểu tình phản đối Formosa trong ôn hoà, trật tự và không có cảnh hỗn loạn bạo lực, mặc dù người dân rất bức xúc. Lẽ ra nhà cầm quyền Việt Nam phải biết ơn những người linh mục đã giúp đỡ họ trong việc gìn giữ an ninh, trật tự và đối thoại ôn hoà trên tinh thần thượng tôn pháp luật và lợi ích của nhân dân, đất nước.

 Thế nhưng nhà cầm quyền Việt Nam không những chẳng coi trọng nỗ lực của các chức sắc tôn giáo , đã thế lại dùng những thủ đoạn đê hèn để vu cáo, xuyên tạc hành động chính nghĩa của các vị chức sắc tôn giáo ở giáo phận Vinh.

 Lợi dụng quyền kiểm soát tự do ngôn luận, bộ chính trị Việt Nam đã chỉ đạo cấm các tờ báo nhắc tới tâm tư, nguyện vọng của những người giáo dân khiếu kiện. Thay vào đó họ bịa ra một vài người dân hớn hở nhận tiền bồi thường, một vài giáo dân giả dạng hoặc giáo dân biến chất trả lời phỏng vấn báo đài phê phán những linh mục và các đạo hữu của họ.

 Nhà cầm quyền sử dụng đội ngũ dư luận viên, xuyên tạc việc khiếu kiện thành động cơ phá hoại an ninh, trật tự. Vu cáo tập trung vào mục tiêu là những cá nhân chức sắc như linh mục Đặng Hữu Nam, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp. Thậm chí đê hèn hơn là trích dẫn tiểu sử của Giám Mục Nguyễn Thái Hợp có thân phụ bị giết trong cải cách ruộng đất và cho đó là vì mối thù mà Đức Giám Mục đã xúi dân chúng khiếu kiện. Thử hỏi nếu không có chuyện Formosa xả độc và chính quyền bao che thì người dân có bức xúc không.?  Hàng triệu người dân có bị thiệt hại đời sống của họ không.?

Nếu không có những điều như thế, Giám Mục và Linh Mục giáo phận Vinh xúi dục người dân đi khiếu kiện mới hẵng nói là họ kích động.

 Những thủ đoạn để đàn áp ý chí chính đáng của người dân trong việc khiếu kiện này là.

1- Xuyên tạc động cơ của những người dân đi khiếu kiện, biến họ từ nạn nhân thành những kẻ gây rối, chống phá nhà nước. Qua đó làm dư luận hoang mang, bản thân người dân đi khiếu kiện cũng hoang mang, dẫn đến suy sụp ý chí và buông xuôi.

2- Tập trung công kích các chức sắc Công Giáo linh hồn của cuộc khiếu kiện. Vu cho họ tội phá hoại vì động cơ cá nhân. Đe doạ đàn áp tôn giáo bởi việc làm của họ. Mặt khác tác động lên Hội Đồng Giám Mục  và các Giám Mục ở địa phương khác để gây chia rẽ. Khiến cho các Giám Mục khác lên tiếng làm giảm ý chí của các chức sắc Công Giáo Vinh. Ví dụ chẳng hạn sẽ có Giám Mục ở địa phương nào đó ca thán rằng - việc này là của cả nước, không phải của một mình người công giáo, chúng ta làm thế là tự chuốc mình đối đầu với nhà nước thì bất lợi cho chúng ta.....

3- Dùng chính quyền địa phương theo dõi và gây những khó khăn lên những giáo dân nhiệt tình và có ảnh hưởng, đe doạ đời sống của họ bằng những chính sách ở địa phương trong các việc như giấy tờ, khai sinh , đăng ký tạm trú.....

4- Dùng những giáo dân hay còn gọi là giáo gian len lỏi, tìm thông tin cung cấp cho nhà cầm quyền xuyên tạc những người đứng đầu. Tung tin gây chia rẽ những giáo dân với nhau.

5 - Mua chuộc và xúi dục những người dân không tôn giáo, những người không bị thiệt hại ở Formosa nhưng sống trên địa bàn này vào cuộc chống lại những người dân đi kiện. Sử dụng những đảng viên hưu trí, những quan chức, cán bộ đóng giả làm người dân để lên tiếng phản đôi và đòi hỏi chính quyền phải dùng mạnh tay trấn áp việc biểu tình.

6- Bưng bít thông tin về cuộc biểu tình, dùng báo chí và truyền thông đẩy hướng thông tin sang một việc nóng khác để thu hút dư luận quốc tế và dư luận trong nước sang vấn dề khác. Dùng dư luân viên, bồi bút trong ngoài khuấy động những sự kiện khác để hỗ trợ việc lái dư luận.

7- Dùng người trà trộn vào trong người dân biểu tình, có hành động quá khích như chửi bới, ném đá, đập phá để tạo cớ dùng vũ lực đàn áp những người khiếu kiện, biểu tình.

8- Kéo dài thời gian trả lời khiếu kiện , tiếp nhận ý kiến bằng những thủ đoạn như đi họp, đi công tác, chờ ý kiến chỉ đạo.

9- Dùng cảnh sát giao thông, kiểm tra liên ngành để kiểm tra trá hình ngăn cản những phương tiện giao thông chuyên chở những người dân đi kiện, phân tán và cắt đứt sự tập trung của người dân.

10- Dùng lực lượng vũ trang giả dạng người dân thường bức xúc với việc đi kiện, để cà khịa gây sự và đánh đập tàn bạo người dân đi kiện. Rồi đổ lỗi đó là những người dân thường thấy bất bình với việc đi khiếu kiện ảnh hưởng đời sống của họ, nên họ đã phản ứng như thế.

11- Bằng thủ đoạn gây tác động đến cấp cao như Hội Đồng Giám Mục, thậm chí là toà thánh Vatican ..một mặt đưa nội dung báo cáo xuyên tạc, mặt khác hứa hẹn sẽ cởi mở thêm các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. Qua đó gây sức ép dội từ trên xuống các chức sắc Công Giáo ở giáo phận Vinh.

12- Tập trung quân đội, công an đông đảo để sẵn sàng đàn áp thẳng tay bằng bạo lực mạnh khi các bước trước đó không mang lại hiệu quả.

 Trên đây khái quát 12 thủ đoạn của nhà cầm quyền Việt Nam dùng để đối phó với người dân biểu tình, khiếu kiện việc Formosa xả thải gây độc hại môi trường. Bạn đọc nào biết thêm xin bổ sung để giúp những người dân bị nạn vì Formosa có thêm hiểu biết, nhận thức để ứng phó với các thủ đoan của nhà cầm quyền Việt Nam.

http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016/10/nha-nuoc-viet-nam-lam-gi-oi-pho-voi.html

Làm sao Chính phủ biết Trịnh Xuân Thanh ‘trốn ở châu Âu’?

Trùng hợp thời gian nổ ra vụ biểu tình “chiếm Formosa” của hàng chục ngàn giáo dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh, và như để làm loãng sự kiện quá an nguy này, chính phủ Việt Nam bất ngờ tung ra thông tin “Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn sang châu Âu”, đồng thời khẳng định “không có sự bao che, dung túng cho Trịnh Xuân Thanh”.Thứ Năm, ngày 06 tháng 10 năm 2016 | 09:26

Image result for casino ở việt nam
Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu?
Thậm chí trong cuộc họp báo chính phủ thường kỳ tháng 9/2016, ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ còn lôi “quyết tâm chính trị cao của toàn đảng toàn dân” để vào cuộc mạnh mẽ bắt Trịnh Xuân Thanh (!?).

Những thông tin trên đang gây ra nghi ngờ rất lớn về tính căn cứ của nó. Đặc biệt, cho tới nay vẫn chẳng có bất kỳ tin tức nào cho thấy tổ chức Interpol quốc tế đã đăng tải thông tin về “truy nã Trịnh Xuân Thanh” như Bộ Công an Việt Nam yêu cầu.

Không những thế, sau khi xuất hiện tin đồn Trịnh Xuân Thanh đã trốn sang Đức, Đại sứ quán Đức đột nhiên tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 28/9/2016 tại Hà Nội và gián tiếp làm cho công luận hiểu là chính quyền Việt Nam đang thất bại ra sao: Phó Đại sứ Wolfang Manig cho biết Việt Nam đã phát lệnh truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh thông qua Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol. Đến nay, vẫn chưa có thông tin chi tiết cho biết ông Thanh đang ở đâu. Mà khi chưa có thông tin chi tiết về việc ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu thì vấn đề về việc dẫn độ nhân vật này không được đặt ra. 

Chắc hẳn câu trả lời của phía Đức đã khiến giới quan chức đảng, đặc biệt là ông Nguyễn Phú Trọng, tràn trề thất vọng. Có thể hiểu câu trả lời đó có hai ý: thứ nhất, không khẳng định sự hiện diện của Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức và do đó có thể hiểu ông Thanh đang có thể ở bất cứ nơi nào trên thế giới, kể cả… Việt Nam; thứ hai, không hứa hẹn bất cứ một động tác hỗ trợ tư pháp nào để giúp chính quyền Việt Nam tìm ra, hoặc nếu tìm được thì sẽ dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam.

Câu trả lời của phía Đức như thể vụ Trịnh Xuân Thanh là… chuyện nội bộ triều đình Việt Nam.

Mà chuyện nội bộ triều đình Việt Nam thì lại vô cùng phức tạp. Trong khi Chính phủ khẳng định không có bao che, dung túng cho Trịnh Xuân Thanh tẩu thoát, thì rất nhiều cán bộ lão thành và quan chức lại đòi hỏi đảng phải phanh phui cho được những ai đã giúp cho Thanh bỏ trốn, đặc biệt chĩa mũi dùi vào khối “công an Việt Nam giỏi nhất thế giới”.

Cách đây không lâu, khi hùng hổ (hoặc miễn cưỡng) phát lệnh truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh, Bộ Công an CSVN còn cho rằng cho dù không có hiệp định dẫn độ, thì những quy định về tương trợ tư pháp quốc tế cũng có thể giúp Việt Nam nhận được Trịnh Xuân Thanh từ bàn tay Interpol, hoặc cảnh sát một quốc gia nào đó. Một quan chức công an còn tự tin khẳng định với báo chí là Interpol có “kênh riêng” để bắt Trịnh Xuân Thanh.

Nhưng cho tới giờ, thực tế sống sượng là chẳng có bất kỳ tin tức nào về sự tồn tại của Trịnh Xuân Thanh trên thế giới, ngoài tin lan truyền trên mạng xã hội về Trịnh Xuân Thanh đang đánh bài ở… “quốc đảo Phú Quốc của Nguyễn Thanh Nghị”.

Lê Dung   

 (SBTN)