Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

PHẬT GIÁO TÂY TẠNG DƯỚI CHÍNH SÁCH CAI TRỊ TÀN ÁC CỦA TRUNG CỘNG

PHẬT GIÁO TÂY TẠNG DƯỚI CHÍNH SÁCH CAI TRỊ TÀN ÁC CỦA TRUNG CỘNG
Hòa Thượng Thích Trí Chơn

Chúng tôi xin lược tóm trình bày, qua sự tường thuật của các báo chí Tây phươngtrong nhiều năm qua, để quý độc giả Phật tử xa gần biết rõ về các biến cố “Pháp nạn” xảy ra tại nước Phật giáo Tây Tạng hơn 50 năm trước dưới chế độ cai trị tàn bạo của chính quyền Trung Cộng.
 Vài nét về nền Phật giáo Tây Tạng
 tibet-mapTây Tạng, từ Anh ngữ gọi là “Tibet”, tiếng Trung Hoa “Tufan”, Mông Cổ “Thubet”, Thái Lan “Thibet” và Ả Rập “Tubbat” v.v… Trong các thi phẩm cổ văn của Tây Tạngquốc gia này thường có tên gọi “Khawachen”, có nghĩa là “Xứ Tuyết” (The Abode of Snow) hay “Sildanjong”, có nghĩa là “Vùng đất khí hậu lạnh” (The Cool Climate Land).
 Từ lâu, Tây Tạng được thế giới xem như một quốc giaxa xôi ở Trung Á, ít người lui tới vì quanh năm xứ này được bao bọc bởi các núi tuyết. Tây Tạng có diện tích rộng khoảng 471.660 dặm vuông nằm ở vị trí cao nhất (16.000 feet) phía bắc núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya) mà thường Tây phương thường gọi “The Roof or Top of the World” (Mái nhà hoặc đỉnh cao của Thế giới), phía tây giáp miền bắc Ấn Độ; đông và bắc giáp Trung Quốc; nam giáp các vương quốc Nepal, Bhutan, bắc Miến Điện và đông bắc Ấn Độ. Thủ đô: Lhasa (Lạp Tát) với dân số 40.000 trên tổng số dân Tây Tạng là 6 triệu, trong đó có khoảng 18 phần trăm nhà Sư và hai phần trăm là Ni cô (theo tài liệu của Sử gia Tây TạngT.W.D.Shakabpa). Ngoài ra, còn có khoảng 1,5 triệu dân Tây Tạng đang sống tỵ nạn tại nhiều quốc gia khắp nơi trên thế giới.
 Thời xa xưa, trước khi tiếp xúc với Phật giáo, dân chúng Tây Tạng phần đông theo đạo cổ truyền gọi là “Bon” tin vào ma quỷthần linh. Khi bị ma quỷ quấy phá, họ phải nhờ các thầy pháp, phù thủy cúng vái mới được yên. Sau đó, Phật giáo từ Ấn Độ bắt đầu du nhập Tây Tạng vào khoảng tiền bán thế kỷ thứ bảy dưới triều vua Songtsen Gampo (605-650). Theo truyền thuyết, người ta tin rằng nhà vua là hóa thân của đức Quan Thế Âm Bồ Tát và là vị vua ủng hộ Phật giáo đầu tiên ở Tây Tạng. Nhà vua đặt ra 16 điều răn đạo đức khuyên dân chúng thực hành theo, đã kiến lập thủ đô Lhasa và xây dựng nhiều chùa khắp nơi trong nước.
 Phật giáo Tây Tạng có rất nhiều tông phái, nhưng chỉ có bốn phái sau đây là chính yếu: 1) Nyingma (Ninh Mã), 2) Kagyu (Cát Cử), 3) Sakya (Tát Ca) và 4) Geluk (Cách Lỗ). Các học giả Tây phương thường gọi ba phái đầu là “Mũ Đỏ” (Red Hat) và phái thứ tư Geluk là “Mũ Vàng” (Yellow Hat). Học giả Tây Tạng lại thích dùng từ “Cựu phái” chỉ cho mũ đỏ và “Tân phái” cho mũ vàng. Trong bốn phái trên, phái có ảnh hưởng mạnh nhất là Geluk hay “ Đạo Đức phái” (The Virtuous Order) nhờ vào sự cải cách truyền bávà phát triển của ngài Tsong Khapa –Tông Khách Ba (1357-1419). Xuất gia lúc 7 tuổi và sau khi học xong giáo lý căn bản tại quê nhà, năm 16 tuổi Ngài được gửi lên tiếp tục học chương trình Cao học Phật giáo tại các Phật Học Viện ở miền Trung Tây Tạng. Ngài chủ trương chư Tăng tuyệt đối không được lập gia đình (khác với phái Sakya, nhà sư có thể lấy vợ). Lúc ấy, được nhiều người ủng hộ, Ngài đứng ra lập chùa Ganden (Cách Đăng), cách 40 cây số về hướng đông thủ đô Lhasa để làm cơ sở truyền bá giáo lý của phái Geluk (Cách Lỗ) hay Mũ Vàng.
 Ảnh hưởng của phái này về sau rất mạnh, không những chỉ trong đời sống tôn giáovăn hóaxã hội của dân chúng mà cả đến chính trị trong triều đình vua chúa Tây Tạngbấy giờ. Năm 1438, Gendun Drub là cháu và đệ tử chính của ngài Tsong Khapa (Tông Khách Ba) nhận giữ chức trụ trì chùa Ganden. Do lời tiên đoán của Lạt Ma Tsong Khapa, ngài Gendun Drub (1391-1474) được xác nhận như vị hóa thân của đức Bồ tát Quán Thế Âm và do đó trở thành đức Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên lãnh đạo giáo phái Geluk (Cách Lỗ) kiêm giữ chức vụ nguyên thủ điều hành quốc gia. Dalai (Đạt Lai) là tiếng Mông Cổ dịch từ chữ “Gyatso” của Tây Tạng, có nghĩa là “Đại Dương” (Ocean), còn Lama (Lạt Ma) là “Trí Tuệ” (Wisdom). Vậy “Dalai Lama” có nghĩa là “Biển Trí Tuệ”.
 Theo truyền thống kế thừa của dòng phái Đạt Lai Lạt Ma thì sau khi đức Đạt Lai Lạt Ma trước viên tịchGiáo Hội không chọn lựa bổ nhiệm một vị Lạt Ma tài đức khác lên thay thế mà hàng tăng đồđệ tử trong môn phái và chính quyền phải lặn lội đi tìm khắp nơi trong nước một bé trai ở một gia đình nào mà qua nhiều lần thí nghiệm biết chắc rằng em đó đúng là vị đầu thaitái sanh của đức Đạt Lai Lạt Ma đã mất thì em sẽ được Giáo Hội rước đưa về Lhasa chăm sóc dạy dỗ cả đời lẫn đạo để sau này tấn phong em lên nhận lãnh vai trò của đức Đạt Lai Lạt Ma kế tiếpTruyền thống lãnh đạo của các vị Đạt Lai Lạt Ma và quyền lực chính trị của giáo phái Phật giáo Geluk hay Mũ Vàng này vẫn được duy trì tồn tại hơn 500 năm qua tại xứ Tây Tạng cho đến năm 1959. Ngài Đạt Lai Lạt Ma hiện nay mà chúng ta gọi “Đức Phật sống” là vị thứ 14. Tên Ngài là Tenzin Gyatso sanh ngày 06-06-1935 tại làng Taktser, quận Dokham, miền đông bắc Tây Tạng. Năm 1940, chưa đầy năm tuổi, Ngài chính thức được chính phủ Tây Tạng suy tôn lên ngôi vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và nắm quyền lãnh đạo quốc giatrong một buổi lễ vô cùng trang nghiêm tổ chức ở cung điện Potala tại thủ đô Lhasa.
 Trung Cộng xâm lăng đánh chiếm Tây Tạng
 dalailama-timeTrước kia mặc dù Trung Quốc vẫn thường tuyên bố rằng Tây Tạng là một phần đất của họ, nhưng chưa thực sự xua quân đánh chiếm xứ này. Ngày 07-10-1950, quân đội Trung Cộng bắt đầu mở cuộc tấn công sáu mặt vào lãnh thổ Tây Tạnglúc ấy đức Đạt Lai Lạt Ma mới có 15 tuổi. Ngày 07-11-1950, Ngài gửi thư nhờ Liên Hiệp Quốc can thiệp giúp đỡ, nhưng vì Tây Tạng bấy giờ không có chân trong tổ chức này nên lời yêu cầu của Ngài không được đáp ứngCùng lúc, đức Đạt Lai Lạt Ma cũng gửi công hàm cho chính quyền Trung Quốc nhắc lại tình hữu nghị xưa nay giữa hai nước và yêu cầu họ rút quân khỏi Tây Tạng cũng như giao trả các tù binh Tây Tạng bị bắt. Nhưng chính phủ Trung Quốc làm ngơ. Sau đó, vì nhận thấykhông đủ sức đương đầu với Trung Cộng về mặt quân sự, nên chính phủ Tây Tạngbuộc lòng phải gửi phái đoàn sang Bắc Kinh nghị hòa ký hiệp ước gồm 17 điều vào ngày 23-05-1951.
Tuy nhiên, nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn không giữ đúng hoàn toàn tất cả những điều cam kết đã ký. Hè năm 1951, khoảng 6.000 quân Trung Cộng tiến vào chiếm thủ đô Lhasa. Cuối năm 1955, tình hình lại càng tồi tệ hơn. Hè năm 1956, đức Đạt Lai Lạt Ma được Hội Ma Ha Bồ Đề (Maha Bodhi Society) mời qua dự lễ Phật Đản năm 2500 tại Ấn Độ. Trong lúc Ngài vắng mặt, nhiều cuộc xung đột đã xảy ra giữa quân đội Trung Quốc và Tây TạngCuối năm 1956, dân chúng Tây Tạng bắt đầu ồ ạt bỏ nước ra đi tỵ nạn. Đầu năm 1957, quân đội giải phóng Tây Tạng chiến đấu anh dũng đã lấy lại được một số cứ điểm do Trung Cộng chiếm đóng trước kia, mặc dù lúc ấy quân Trung Cộng có đến 40.000 so với Tây Tạng vào khoảng 6.000.
 Sau khi từ Ấn Độ về đến Lhasa, đức Đạt Lai Lạt Ma đau buồn nghe tin quân đội Trung Cộng đã pháo kích, ném bom, phá hủy các làng mạc, chùa chiền khắp nơi. Nhiều dân lành Tây Tạng bị tra tấnsát hại. Những nông dân nào tỏ ý chống đối chính quyền Trung Quốc, con gái của họ từ 13 đến 20 tuổi bị cưỡng bức lõa thể đi diễn hành ngoài đường phố, trong khi lính Trung Cộng đứng nhìn, và có những hành động đồi bại vừa la hò thích thú. Nhiều Ni cô Tây Tạng bị lính Trung Cộng hãm hiếp tập thể hoặc có trường hợp bộ đội Trung Quốc dùng súng, lưỡi lê cưỡng bức các nhà Sư và Ni cô lấy nhau trước mặt họ. Nạn nhân đôi khi bị tra tấn bằng cách lột da sống. Chồng bị tàn sát trước mặt vợ; các phụ nữ và con gái bị cưỡng hiếp và bắn chết trước sự chứng kiếncủa thân nhân. Trẻ con Tây Tạng bị bắt buộc cầm súng bắn giết cha mẹ v.v… Theo bản báo cáo của một Ủy Ban Điều Tra tại Quốc Hội Hoa Kỳ về các nạn nhân bị sát hạidưới chế độ Cộng Sản tại Trung Quốc (gồm cả Tây Tạng) trong thời gian những năm 1949-1971 là vào khoảng từ 32 đến 63 triệu người.
 Đức Đạt Lai Lạt Ma bỏ nước ra đi
 Cuối năm 1958, dân chúng Tây Tạng nổi dậy chống Trung Quốc khắp nơi. Ngày 10-03-1959, ngay tại thủ đô Lhasa, quần chúng cũng vùng lên chống đối Trung Cộng. Giữa lúc tình hình khẩn trương, ngày 16-03-1959 đức Đạt Lai Lạt Ma được tin quân đội Trung Cộng đang chuẩn bị pháo kích cung điện Potala ở Lhasa, Ngài khẩn cấp chohọp Hội Đồng Nội Các. Ngài không sợ chết, nhưng nhận thức rằng chính phủ và nhân dân Tây Tạng muốn Ngài phải sống, dù bất cứ ở đâu, để tiếp tục lãnh đạo cuộc tranh đấu giải phóng đất nước. Cuối cùng, vì tiền đồ của dân tộc và đạo pháp, Ngài đã quyết định cùng với một số thân quyến và các vị bộ trưởng trong chính phủ rời khỏi Tây Tạng ngay trong đêm ấy.
dalailamaindia
Hình trên: An unusual photograph depicting the 14th Dalai Lama walking through the mountains in his flight from Tibet in 1959. Seen on the left, wearing his distinctive spectacles, he is joined by his brother and countless followers, his bodyguards consisting of Khampas who comprise the warrior class in Tibet. (http://www.tcoletribalrugs.com/resources/photos-old/tibet-pics-html/DalaiLama.html)
Sau bao ngày dùng ngựa và đi bộ cực nhọc, vượt suối băng đèo, đức Đạt Lai Lạt Mađã an toàn tới được thị trấn Mussoorie dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn, phía bắc New Delhi, thủ đô của Ấn Độ. Cố thủ tướng Ấn Độ, ông Nehru (1889-1964) lúc ấy hay tinliền đến thăm Ngài. Hiện nay, đức Đạt Lai Lạt Ma đang sống với chính phủ lưu vongcủa Ngài tại thị trấn Dharamsala, quận Kangra, tiểu bang Himachal Pradesh, miền bắc Ấn ĐộNgoài ra, tại các tiểu bang khác trên toàn Ấn Độ hiện có khoảng 50.000 dân tỵ nạn Tây Tạng đang sinh sống. Từ ngày đức Đạt Lai Lạt Ma bỏ nước ra đi, Tây Tạnghoàn toàn bị Trung Cộng chiếm đóng cai trị. Những năm gần đây, nhà cầm quyền Trung Quốc nhiều lần ngỏ ý mời đức Đạt Lai Lạt Ma trở về nước, nhưng Ngài đã từ chối vì tự thấy rất khó có thể tin tưởng vào thiện chí của những người Cộng Sản.
dalailamaindia-2
The Dalai Lama escorted by Tibetan resistance fighters -- 
leaving Tibet to seek asylum in India (March 1959)
Chủ trương đàn áp tiêu diệt Phật giáo Tây Tạng của Trung Cộng
 Theo tài liệu của ký giả John Avedon viết trong tờ Washington Post mà tạp chí Golden Drum (No. 8, Feb.–Apr.1988, London) trích đăng lại và bài viết “Tibet and Chinese: A Viewpoint” của John Mc Clelian đăng ở tạp chí “The Vajradhatu Sun” (Vol.9, No.2, Dec.87 – Jan.88) cho biết kể từ năm 1950 Trung Cộng xâm lăng Tây Tạng đến nay đã có 1,5 triệu (khoảng 1 phần 5 dân số) chư Tăng Ni và dân chúng Tây Tạng bị sát hại; 6.500 ngôi chùa bị phá hủy cùng nhiều kim loại quý và tác phẩm mỹ thuật Phật giáo trị giá khoảng 80 tỷ Mỹ kim đã bị nhà cầm quyền Trung Quốc tước đoạt. Trung Cộng hiện có 350.000 quân đóng ở Tây Tạng để kiểm soát 84 nhà tù đang còn giam giữ từ 20.000 đến 100.000 người, phần đông ở trại tập trung khổng lồ lớn nhất thế giới “Amdo Gulag”, miền đông bắc Tây Tạng. Những người bị giam ở đây phần lớn vì tội chống chính phủ, trong đó có Lạt Ma Geshe Lobsang Wangchuk, một Triết gia và Sử gia nổi tiếng Tây Tạng mà Hội Ân Xá Quốc Tế đã từng lên tiếng can thiệp (có tin Ngài đã chết trong tù ngày 04-11-1987).
 Ngoài việc chiếm đóng quân sự, hiện nay chính sách của Trung Cộng là muốn đồng hóa và làm suy yếu dân tộc Tây Tạng. Chính phủ đã khuyến khích 7,5 triệu dân Trung Quốc qua định cư sinh sống ở Tây Tạng. Mặc dù nhà cầm quyền Trung Cộng hứa hẹn giúp đỡ dân chúng Tây Tạng có công ăn việc làm và giáo dục cho trẻ em, nhưng theo tài liệu của Quốc Hội Hoa Kỳ cho thấy chính quyền Trung Quốc muốn kiềm hãm người dân Tây Tạng trong tình trạng lạc hậu và dốt nát. Cũng có tin nói rằng hàng ngàn phụ nữ Tây Tạng đã bị cưỡng bức phá thai, chẳng hạn John Avedon viết “Tại Lhasa nhiều phụ nữ Tây Tạng vừa sinh xong, nghe tiếng em bé khóc thì liền sau đó, họ được báo cho biết là đứa trẻ đã chết”.
 Ký giả Jack Anderson trên báo Washington Post (ngày 28-03-1988) đã viết: “Tây Tạng từ 38 năm qua dưới chính sách cai trị độc tài của Trung Cộng đã hoàn toàn bị cô lập, cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài, nhưng mấy năm gần đây, nhằm thu hoạch ngoại tệ của khách du lịch, nhà cầm quyền Trung Quốc đã cho phép nhiều du khách đến viếng xứ này. Tháng 10 năm 1987, sau biến cố dân chúng Tây Tạng nổi lên biểu tìnhchống chính phủ, Tây Tạng lại bị đóng cửa trở lại. Chính quyền Trung Cộng đã ngăn cấm không cho du khách và ký giả Tây phương đến viếng Lhasa. Nhiều dân tỵ nạn Tây Tạng trốn ra được nước ngoài cho biết, nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn tiếp tụcbắt bớ, tra tấnđàn ápsát hại những phần tử chống đối… Chỉ hai ngày sau khi đức Đạt Lai Lạt Ma đến viếng thăm Hoa Kỳ đưa ra kế hoạch hòa bình giữa dân chúng Tây Tạng ủng hộ ông và chính quyền Trung Quốc, ngày 24-09-1987, quân đội và cảnh sát Trung Cộng đã tập trung bao vây 15.000 dân chúng Tây Tạng tại một sân vận động ở Lhasa để buộc họ chứng kiến lính Trung Cộng hành quyết hai người Tây Tạng theo quốc gia”.
 Theo bản báo cáo “Asia Watch” dày 74 trang được phổ biến tại Washington D.C. ngày 11-02-1988 của tổ chức Nhân Quyền “Human Rights Watch” cho biết các nhà chính trị tích cực bị chính quyền Trung Cộng bắt giam tại Tây Tạng phần đông họ là những phần tử dám phát biểu công khai chống đối sự cai trị và chính sách của Trung Quốchoặc ủng hộ đường lối chính trị của đức Đạt Lai Lạt Ma và nền độc lập của Tây Tạng. Những cuộc bắt bớ thường xảy ra ban đêm và thân nhân gia đình không được thông báo trước. Người bị bắt không được đưa ra tòa xét xử mà thường trong khi lấy khẩu cung họ bị cưỡng bức ký vào những tờ giấy nhận tội đã làm sẵn. Lúc xét hỏi, họ thường bị tra tấn. Theo lời tường thuật của một người Tây Tạng tỵ nạn được Asia Watch phỏng vấn cho biết: Nếu ai can đảm dám phát biểu Tây Tạng là một quốc giađộc lập, chân tay họ liền bị xích lại và tra điện. Toàn thân nạn nhân run lên và không thể mở miệng nói gì hết.
 Tháng 01 năm 1988, hai nhân viên của Quốc Hội Hoa Kỳ, ông Paul H.Berkowitz và Keith J.Pitts phỏng vấn nhiều dân tỵ nạn Tây Tạng ở Nepal được họ kể cho biết rằng sau cuộc biểu tình chống Trung Quốc của dân chúng xảy ra ngày 01-10-1987, hiện nay tại Lhasa, nhà cầm quyền Trung Cộng vẫn tiếp tục đàn áp, bắt bớ, tra tấn, tù đày, tẩy não, bắn giết nhân dân Tây Tạng. Tờ Washington Post số ra ngày 29-01-1988 tường thuật là: “Một phụ nữ Tây Tạng đã bị công an Trung Cộng dùng điện tra tấn nơi chỗ kín. Người Trung Quốc đối xử với dân Tây Tạng như loài chó. Đó là nguyên nhânxảy ra các cuộc nổi dậy bạo động chống đối Trung Cộng của dân chúng Tây Tạng. Các nhà Sư bị cảnh sát đánh bằng xẻng và cuốc”.
 Khi ở Nepal, ông Pitts cũng được dân tỵ nạn Tây Tạng cho biết nhân viên chính quyền Trung Cộng hứa sẽ thưởng 100 mỹ kim cho bất cứ lính biên phòng Nepal nào bắt được một người Tây Tạng vượt biên trốn đi giao lại cho họ. Hãng thông tấn Associated Press ngày 25-01-1988 tường thuật hơn 5.000 dân chúng Tây Tạng đã bị bắt sau cuộc biểu tình chống chính phủ xảy ra ngày 01-10-1987, nửa trong số đó là phụ nữ và trẻ em. Họ bị giam trong các nhà tù với hoàn cảnh sinh sống thật hết sức tồi tệ chưa từng thấy, thường xuyên bị lấy khẩu cung, tra tấn và bỏ đói.
 Mặc dù bạo quyền Trung Cộng tìm mọi cách đàn áp khủng bố tinh thần dân chúng, họ vẫn không ngăn chặn được các cuộc biểu tình chống đối tiếp tục nổ ra. Cuối tháng 11 năm 1987, chư Tăng chùa Ganden (Cách Đăng), cách thủ đô Lhasa 40 cây số về hướng đông, đã phản đối sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại chùa họ. Một xe cảnh sát bị các nhà Sư đốt cháy và 80 vị Lạt Ma đã bị bắt. Cuộc biểu tình thứ hai xảy ra vào ngày 19-02-1987 khi 20 Ni cô Tây Tạng diễn hành quanh chùa Jokhang ở Lhasa và hô khẩu hiệu đả đảo quân đội Trung Cộng chiếm đóng Tây Tạng. Tất cả sau đó đều bị bắt.
 Để chống lại những người biểu tình, chính quyền Trung Cộng cho thành lập nhiều ủy ban tuyên truyền mà mục đích chính của họ là tổ chức các buổi học tập. Tại các lớp học này, người dân Tây Tạng bị cưỡng bức lên án các cuộc biểu tình đã xảy ra, kết tội những ai có ý tưởng muốn Tây Tạng độc lập hoặc ủng hộ đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong. Họ cũng bị bắt buộc bày tỏ ý muốn thấy Tây Tạng được sát nhập và thống nhất vào Trung Quốc v.v… Cũng theo bản báo cáo Asia Watch, hiện nay tại Tây Tạng nhà cầm quyền Trung Quốc giới hạn tối đa mọi công tác sửa chữatrùng tu chùa chiềnkiểm soát tất cả như tài sản, tiền bạc của các tu viện, và ngăn cấm sự thuyết giảngtruyền bá Phật pháp trong nước cũng như nỗ lực tách rời việc giáo dục Phật giáo ra khỏi ảnh hưởng của các chùa v.v… Chính quyền Trung Cộng còn cấm đoán người dân không được lưu giữ lá cờ quốc gia của Tây Tạng trước kia cũng như bất cứ tài liệuvật dụng gì có liên quan đến những người Tây Tạng hiện đang sống tỵ nạn ở Ấn Độ.
Đại lễ cầu nguyện tại chùa Jokhang ở Lhasa biến thành biểu tình chống đối Trung Cộng xâm lăng Tây Tạng
 Một tuần trước khi xảy ra biến cố này, tình hình thủ đô Lhasa thật khẩn trương. Đài BBC ngày 28-02-1988 loan tin: “Hàng ngàn lực lượng an ninh và cảnh sát Trung Cộng được lệnh di chuyển vào Lhasa – các đường chính dẫn đến thủ đô đều bị phong tỏa. Nhiều đoàn xe bọc sắt đi tuần tiểu ngoài đường phố vào ban đêm và dân chúng được loan báo trên loa phóng thanh là nên ở trong nhà. Quân đội cũng cảnh cáo – Nếu ai bất tuân sẽ bị bắn ngay tại chỗ”. Hãng thông tấn Reuters đánh đi từ Bắc Kinh cho biếtmột tuần trước Đại Lễ Cầu Nguyện Monlam Chenmo, hàng ngàn cảnh sát Trung Cộng đội nón sắt, tay cầm dùi cui với 50 xe quân sự hướng dẫn cuộc tập dượt tuần hành xung quanh chùa Jokhang, nơi đại lễ nói trên sẽ được tổ chức. Các ký giả Tây phươngở Bắc Kinh bị nhà cầm quyền Trung Quốc từ chối, không cấp giấy phép đến thăm Lhasa. Ngoại trừ chỉ có thông tín viên đài BBC Tim Luard và ký giả hãng thông tấn Pháp Kathy Wilhelm được phép gia nhập cùng đi với một nhóm du khách đến Lhasa để dự xem lễ Monlam Chenmo.
 Khoảng 30 du khách ngoại quốc ở Lhasa nói rằng tình hình tại thủ đô hết sức căng thẳng và cảnh sát đã xét hỏi giấy thông hành của họ. Du khách được chính quyền cảnh cáo là không nên đến viếng các chùa và đừng tham dự vào bất cứ cuộc biểu tìnhnào chống chính phủ của dân chúng. Mặc dù nhà cầm quyền Trung Cộng đã chuẩn bị đối phó ngăn chặn các cuộc biểu tình xảy ra, nhưng vẫn thất bại. Theo tin tức đăng ở tờ New York Times số ra ngày 17-03-1988 cho biết hơn 5.000 dân chúng Tây Tạng đã tổ chức biểu tình tại Lhasa ngày 05-03-1988 và họ yêu cầu Trung Quốc trao trả độc lậpcho Tây Tạng.
 Nguyên do phát xuất cuộc biểu tình trên là nhân dịp lễ bế mạc 10 ngày Đại Hội Cầu Nguyện Monlam Chenmo tại chùa Jokhang ở Lhasa, một nhà sư bị bắt vì đã đứng lên hô hào đòi quyền độc lập cho Tây TạngBạo động xảy ra sau khi 2.000 cảnh sát võ trang và bán quân sự Trung Cộng tấn công chùa Jokhang. Cảnh sát dùng lựu đạn cay đàn áp và 100 vị Lạt Ma đã bị bắt. Một nhà sư 15 tuổi và ba thường dân đã bị cảnh sát bắn chết. Về phía cảnh sát có ba tên bỏ mạng theo tin của hãng thông tấn Pháp. Sau đó, dân chúng tức giận tấn công một bót cảnh sát và một văn phòng của Hội Phật Giáo Tây Tạng do nhân viên chính quyền Trung Cộng kiểm soát. Một du khách Hoa Kỳ, ông Benjamin Watson tường thuật rằng có 16 nhà sư Tây Tạng đã bị sát hại trong cuộc xung đột. Vài vị đã do cảnh sát bắn chết, có người bị ném từ trên tầng lầu cao xuống đất. Theo tin của tờ Newsweek ấn hành ngày 21-03-1988 tường thuật rằng: “Một du khách Nhật đã chứng kiến năm cảnh sát đánh vỡ đầu một nhà sư bằng gậy”.
 Báo The Wall Street Journal ngày 11-03-1988 đã cho biết “ít nhất có 600 người đã bị bắt sau khi xảy ra cuộc đụng độ hôm thứ bảy 05-03-1988 giữa cảnh sát và những người ủng hộ quyền độc lập của Tây Tạng”. Ngày 11-03-1988 nhà cầm quyền Trung Cộng đã cảnh cáo các phần tử Tây Tạng chống đối chính phủ phải ra trình diện vào ngày 20-03-1988, nếu không sẽ bị trừng phạt nặng. Chính quyền Trung Quốc đã đàn áp thẳng tay nhân dân Tây Tạng. Lực lượng an ninh võ trang đã bố ráp từng nhà để bắt những người bị tình nghi là theo chủ trương ly khai. Tuy nhiêntình hình bất ổn ở thủ đô Lhasa vẫn lan tràn đến các nơi khác. Báo Ottawa Citizen tường thuật cho biết là ngày 11-03-1988 có nhiều vị Lạt Ma và các em học sinh trung học ở tỉnh Amdo, phía đông bắc Tây Tạng đã nổi dậy đòi nhà cầm quyền Trung Cộng trao trả độc lập cho quốc gia họ. Họ cũng phản đối chương trình kế hoạch hóa gia đình và hành động cưỡng bức phụ nữ Tây Tạng phá thai của chính quyền.
 Cuộc biểu tình lớn ngày 05-03-1988 tại thủ đô Lhasa xảy ra trùng hợp với chuyến sang thăm chính thức Hoa Kỳ của ông Wu Xuequian, bộ trưởng ngoại giao Trung Cộng. Trước đó, ông ta tuyên bố muốn gặp thảo luận với các dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ bất cứ vấn đề gì, kể cả Tây TạngTuy nhiên, sau biến cố ngày 05-03-1988, ông Wu đã hủy bỏ cuộc gặp gỡ dự trù sẽ diễn ra vào ngày 08-03-1988 với các nhân vật trong Ủy Ban Ngoại Giao của chính phủ Mỹ. Tòa đại sứ của Trung Cộng ở Hoa Thịnh Đốn cũng không đưa ra lời giải thích nào về việc hủy bỏ đó. Ngày 07-03-1988, đức Đạt Lai Lạt Ma đã gửi một văn thư cho tổng thống Reagan và yêu cầu ông lên tiếng về tình hình ở Tây Tạng, nhưng không thấy tổng thống Reagan nói gì. Tuy nhiên, theo tin từ tòa Bạch Ốc, ông Schultz, bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, trong cuộc gặp gỡ với ông Wu, có đề cập đến vấn đề Tây Tạng.
 Thái độ của chính phủ Hoa Kỳ trước hành động vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Trung Cộng ở Tây Tạng
 Ngày 18-06-1987, hạ viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết lên án hành động vi phạmnhân quyền của chính quyền Trung Quốc ở Tây Tạng và một dự luật tương tự cũng được thông qua tại thượng viện ngày 09-10-1987.
 Ngày 21-09-1987, đức Đạt Lai Lạt Malãnh đạo chính phủ lưu vong Tây Tạng ở Dharamsala (Ấn Độ) đưa ra kế hoạch 5 điểm nhằm giải quyết vấn đề Tây Tạng:
 1) Biến Tây Tạng thành một khu vực hòa bình. Tây Tạng cần được duy trì như một quốc gia Phật giáo hòa bình và trung lập.
 2) Chấm dứt sự di dân Trung Quốc ồ ạt vào Tây Tạng.
 3) Tôn trọng quyền tự do dân chủ và nhân quyền căn bản của nhân dân Tây Tạng.
 4) Duy trì và bảo vệ môi trường sinh sống thiên nhiên ở Tây Tạng, kể cả việc chấm dứt sản xuất vũ khí nguyên tử và vứt bỏ những cặn bã của vật dụng nguyên tử vào lãnh thổ Tây Tạng.
 5) Khởi đầu các cuộc thương thuyết về địa vị tương lai của Tây Tạng cùng sự quan hệ giữa nhân dân Trung Quốc và Tây Tạng.
 Trong văn thư gửi cho thủ tướng Trung Cộng, các dân biểu của thượng và hạ viện Quốc Hội Hoa Kỳ, kể cả ông Claiborne Pell, chủ tịch ủy ban liên lạc ngoại giao hạ viện và Dante Fascell, chủ tịch ủy ban ngoại giao thượng viện Hoa Kỳ, đã ủng hộ đề nghị năm điểm của đức Đạt Lai Lạt Ma, xem đó như là “một bước tiến lịch sử nhằm giải quyết thỏa đáng vấn đề thiết yếu của Tây Tạng cùng làm giảm bớt sự đau khổ cho nhân dân Tây Tạng”.
 Về phía Trung Quốc, trong bài Xã Thuyết đăng ở tờ nhân dân nhật báo số ra ngày 07-10-1987, chính quyền Trung Cộng đã lên án đề nghị năm điểm của đức Đạt Lai Lạt Ma, xem đó như là mục đích nhằm phục hồi nền độc lập của Tây Tạng, chia cắt đất nước, phá hoại tinh thần đoàn kết giữa các chủng tộc và vi phạm đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Cộng cũng trách cứ nói rằng, chính đức Đạt Lai Lạt Maphải chịu trách nhiệm về những xáo trộn xảy ra gần đây ở Lhasa. Trong một thông cáo phổ biến ở Bắc Kinh, nhà cầm quyền Trung Cộng tuyên bố rằng vấn đề Tây Tạng là hoàn toàn thuộc nội bộ của Trung Quốc. Chính quyền đã từ chối việc cho phép một phái đoàn điều tra của Quốc Hội Hoa Kỳ sang Tây Tạng để quan sát về tình trạng vi phạm nhân quyền tại đây. Ngày 18-10-1987, Đặng Tiểu Bình tình, nhân vật lãnh đạocao cấp của Trung Quốc ra thông báo nói rằng “vấn đề liên quan đến Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc, Quốc Hội Hoa Kỳ không có quyền can dự vào”.
 Ngày 03-10-1987, tại Dharamsala (Ấn Độ) đức Đạt Lai Lạt Ma đã lên tiếng: “Tôi rất đau buồn và xót thương cho các Tăng Ni cũng như Phật tử đã bỏ mình và bị thươngtrong những cuộc biểu tình chống chính phủ Trung Cộng gần đây ở Tây Tạng. Tôi tin rằng bạo lực không phải là phương pháp để giải quyết vấn đề. Tôi kêu gọi các tổ chức nhân quyền cùng những người ủng hộ sự tự do và công bằng trên thế giới hãy thuyết phục nhà cầm quyền Trung Quốc nên chấm dứt hành động tàn sát những dân lành vô tội và phóng thích các tù nhân đang bị giam giữ ở Tây Tạng”. Ngày 08-10-1987, hãng thông tấn Associated Press trích dẫn lời đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu: “Tôi không thể làm nản lòng ý chí quyết định về nền độc lập của nhân dân Tây Tạng, nhưng tôi cũng không muốn chấm dứt mối quan hệ trực tiếp giữa tôi với chính quyền Trung Cộng”.
 Trên đây, chúng tôi xin lược tóm trình bày đại cương qua sự tường thuật của các hãng thông tấn và báo chí Tây phương về những diễn biến “pháp nạn” đã xảy ra tại quốc gia Tây Tạng từ hơn 50 năm qua cũng như thời gian sau này, tháng 10 năm 1987 đến tháng 03 năm 1988 mà hàng triệu chư Tăng Ni, Phật tử và dân chúng Tây Tạng đã phải âm thầm hy sinh và chịu đựng dưới chế độ cai trị độc tài, tàn ác của chính quyền Trung Cộng hầu giúp quý độc giả Phật tử gần xa nhận thức và chia xẻphần nào nỗi khổ đau tủi nhục triền miên của những người con Phật nơi đất nước Tây Tạng.
 Chúng ta cầu nguyện cho nhân dân Tây Tạng chóng đạt được thành quả trong mục tiêu tranh đấu giành lại chủ quyền độc lập cho quốc gia để ánh đạo vàng của đức Thế Tôn có dịp được phát triển, và bành trướng mạnh mẽ như ngày nào hơn 50 năm trước dưới sự lãnh đạo tài đức của các vị Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng nơi vùng đất xa xôi quanh năm tuyết phủ này.
Tài liệu tham khảo :
1. Michael Buckley & Robert Strauss, Tibet - A Travel Survival Kit, Lonely Planet Publications, Victoria, Australia, 1986.
2. Dalai Lama, My Land and My People, Potala Publications, New York, 1985.
3. L.Austine Waddell, Tibetan Buddhism, With Its Mystic Cults, Symbolism and Mythology, Dover Publications, New York, 1972.
4. Roger Hicks & Ngakpa Chogyam, Great Ocean –An Authorised Biography The Dalai Lama, Elements Books Ltd., Longmead, England, 1984.
5. Các báo, tạp chí: - Golden Drum, No.8 February –April 1988, Windhorse Publications, Glasgow, Scotland.
 - Snow Lion Newsletter, Snow Lion Publications, Vol.3, No.1 New York, Spring 1988.
 - The Vajradhatu Sun, December 1987 –January 1988, Vol.9, No.2 & April –May 1988, Vol.10, No.4.
 - The Post Standard, 07-03-1988, Hongkong.
 - The Wall Street Journal, 11-03-1988.
 - The New York Times, 07 & 17-03-1988.
 - The Washington Post, 28-03-1988

Máu nhuộm đường "Tơ Lụa"
Một sự kiện gấy sốc toàn thế giới vào tháng 9 năm 2006, với đoạn film được ghi lại từ những nhà leo núi thế giới, khi đang thám hiểm ngọn Nangpa Pass thuộc rặng Hymalaya.
 
Đoàn người leo núi ghi lại những hình ảnh và film khi phát hiện đoàn người Tây Tạngđang trên đường vượt thoát khỏi Tây Tạng, bị lính biên phòng Trung Quốc dùng súng trường bắn chết họ. (Giống như hoàn cảnh Thuyền Nhân Việt Nam xưa kia tẩu thoát khỏi Việt Nam bằng thuyền hoặc bằng đường bộ)
Xem trong Video chúng ta thấy lính biên phòng Trung Cọng có súng trang bị hệ thốngnhắm từ xa bắn thẳng vào đoàn người Tây Tạng khiến cho đoàn thám hiểu leo núi người Tây phương vô cùng sửng sốt trước hành động vô nhân đạo này. Nhân chứng là cô thiếu nữ Kelsang Namtso thoát chết trên đường vượt thoát. Đoàn thám hiểm leo núi đã tiếp tay cứu giúp,và đưa đoạn film ghi được ra về New York và được truyền thông trên thế giới. . . Ngọn Nangpa Pass là trục được nối từ Tibel đến Nepal. Đây là con đường "Tơ Luạ" nổi tiếng từ xa xưa., (Được đặt tên: Máu nhuộm đường "Tơ Lụa")

Bộ phim gồm 6 tập và phần giới thiệu: 
Giới thiệu film: http://www.youtube.com/watch?v=LYN-mzRLABg&feature=player_embedded 
Phần 1: http://www.youtube.com/watch?v=hrj9JOOvlos&feature=related 
Phần 2: http://www.youtube.com/watch?v=XzbGw-WZcL8&NR=1
Phần 3: http://www.youtube.com/watch?v=xN7D-gzVQ4g&NR=1
Phần 4: http://www.youtube.com/watch?v=SsZ75DiaCxE&NR=1
Phần 5: http://www.youtube.com/watch?v=cVkeRa2H7T8&NR=1
Phần 6: http://www.youtube.com/watch?v=3syoU6GPyjY&NR=1

https://thuvienhoasen.org/a9807/phat-giao-tay-tang-duoi-chinh-sach-cai-tri-tan-ac-cua-trung-cong-hoa-thuong-thich-tri-chon