Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Sự thừa nhận muộn màng, nhưng quan trọng

                                                           Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông

Mặc dù Trung Quốc luôn ra sức tuyên truyền về cuộc chiến xâm lược cách đây 40 năm đối với quần đảo Hoàng Sa, nhưng từ lâu, dư luận quốc tế và khu vực đã sớm nhìn rõ dã tâm của Bắc Kinh.

Nhiều tư liệu đã và đang được giải mật chứng minh, Trung Quốc manh nha âm mưu thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đầu thế kỷ XX và tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh đã lộ rõ khi nước này xua quân đánh chiếm trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.
Hơn 1 năm trước (5/8/2012), Tân Hoa xã từng đưa tin, Chủ tịch Mao Trạch Đông là người ra lệnh dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 9/8/2012, tờ Nhân dân nhật báo đăng bài thuật lại cuộc chiến này, trong đó điểm mặt 6 chỉ huy trực tiếp hoạch định và chỉ đạo tác chiến lực lượng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Một số chỉ huy kể trên như Vương Xương Thái, thường xuyên được giới truyền thông Trung Quốc và một số đơn vị quân đội mời nói chuyện, tuyên truyền xuyên tạc về vấn đề Biển Đông và trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Thông qua Vương Xương Thái, dư luận được biết, có tới 12 chỉ huy quân đội Trung Quốc trực tiếp tham gia đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch ĐôngChủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông

Tân Hoa xã cho biết, đầu năm 1974, Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai cùng Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình đã nhóm họp để bàn mưu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng khi đó giới truyền thông Trung Quốc lại cố tình bóp méo sự thật lịch sử với cái gọi là “cuộc chiến phản kích tự vệ trên biển”. Tuy nhiên, khi Trung Quốc tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của mình, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam và chính quyền Việt Nam cộng hòa đều bác bỏ thẳng thừng những cáo buộc phi lý, và vô hiệu của Bắc Kinh. Và thấy rõ âm mưu của Bắc Kinh trong việc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nhận được sự đồng tình của Mỹ), ngày 15/1/1974, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã điều 3 tàu khu trục và một tàu hộ vệ ra nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa để tăng cường phòng thủ và bắn pháo vào đảo Hữu Nhật, nơi Trung Quốc vừa cắm trộm cờ.
Ngày 17/1/1974, các chiến hạm của chính quyền Việt Nam cộng hòa đã giành lại quyền kiểm soát đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh. Cũng trong ngày 17/1/1974, binh lính của Hạm đội Nam Hải đã phối hợp với quân thuộc quân khu Hải Nam tiến ra 3 đảo Duy Mộng ( TQ gọi là Tấn Liễu), Quang Hòa (TQ gọi là Thẩm Hàng), Quang Hòa Tây ( TQ gọi la Quảng Kim) của quần đảo Hoàng Sa. Ngay trong đêm 17/1/1974, khi nhận báo cáo tình hình từ Trường Lý Lực, Phó cục trưởng Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc, Thủ tướng Chu Ân Lai đã cùng với Nguyên soái Diệp Kiếm Anh làm báo cáo khẩn gửi Chủ tịch Mao Trạch Đông đề nghị điều quân ra đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa. Khi nhận được báo cáo khẩn do Thủ tướng Chu Ân Lai và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh đưa tới, Chủ tịch Mao Trạch Đông đắn đo, cân nhắc và không ngủ được bởi 10 giờ sáng hôm sau ông vẫn chưa ngủ dậy.

Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân LaiThủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai
Sau khi ngủ dậy, Chủ tịch Mao Trạch Đông tiếp tục đọc báo cáo rồi suy nghĩ khá lâu bởi ông khá quen thuộc tình hình quần đảo Hoàng Sa, cũng như mọi động hướng tại đây của chính quyền Việt Nam cộng hòa mấy năm gần đây. Và Chủ tịch Mao Trạch Đông đã phê vào bản báo cáo của Thủ tướng Chu Ân Lai và Nguyên soái Diệp Kiếm Anh 2 chữ “Đồng ý”, đồng thời giao cho Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy quân đội Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Sau khi nhận “thánh chỉ”, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình đã điều binh khiển tướng, quyết đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Đích thân Thủ tướng Chu Ân Lai gọi điện cho Cục Tác chiến, hỏi chi tiết tình hình quần đảo Hoàng Sa. Sau đó Thủ tướng Chu Ân Lai còn sửa phương án tác chiến do Cục Tác chiến soạn thảo, đồng thời trả lời Quân khu Quảng Châu về việc điều động binh lực. 20 giờ ngày 17/1/1974, được sự ủy nhiệm của Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai chủ trì hội nghị đánh Hoàng Sa với sự có mặt của các đơn vị hữu quan. Sau đó, mặc dù trời đã khuya, nhưng Thủ tướng Chu Ân Lai vẫn chủ trì hội nghị Bộ Chính trị và đề nghị Quân ủy Trung ương thành lập tổ lãnh đạo gồm 5 người do Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh đứng đầu, cùng Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Đặng Tiểu Bình và Trần Tích Liên tham gia để xử lý mọi công việc của Quân ủy Trung ương và tác chiến khẩn cấp. Sau khi thống nhất các phương án, Thủ tướng Chu Ân Lai và Vương Hồng Văn liên danh báo cáo lên Chủ tịch Mao Trạch Đông. Một lần nữa Chủ tịch Mao Trạch Đông đồng ý với kế hoạch đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Diệp Kiếm AnhDiệp Kiếm Anh

Theo mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương, Quân khu Quảng Châu điều tàu số 396, 389 thuộc Hạm đội quét thủy lôi của Hạm đội Nam Hải và tàu số 271, 274 thuộc Đại đội 73 săn tàu ngầm ở căn cứ Du Lâm, tiến vào vùng biển Hoàng Sa. Đồng thời cử 4 Trung đội dân quân lần lượt tiến vào đóng tại 3 đảo Duy Mộng (TQ gọi là Tấn Liễu đảo hay Tấn Khanh đảo), Quang Hòa (TQ goi là Thẩm Hàng), Quang Hòa Tây (TQ gọi là Quảng Kim). Ngoài ra, Quân khu Quảng Châu còn điều tàu số 281, 282 thuộc Đại đội 74 săn tàu ngầm tiến vào vùng gần đảo Phú Lâm (TQ gọi là Vĩnh Hưng), Hoàng Sa làm nhiệm vụ chi viện; ra lệnh cho Trung đoàn 22 không quân thuộc Hạm đội Nam Hải cử 2 máy bay bay tuần tra trinh sát trên vùng trời đảo Quang Ảnh (TQ gọi là Vĩnh Lạc).
Sáng sớm ngày 19/1/1974, Thủ tướng Chu Ân Lai đề nghị Nguyên soái Diệp Kiếm Anh triệu tập tổ lãnh đạo kể trên để thông báo quyết định bổ sung thêm Tô Chấn Hoa vào tổ này nhằm nghiên cứu, thảo luận phương án tác chiến cụ thể tại quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, Thủ tướng Chu Ân Lai còn gọi điện cho Bộ Tổng Tham mưu cho biết: hôm nay có khả năng khai hỏa, nên quyết định thành lập tổ lãnh đạo để thay mặt Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương giải quyết các vấn đề có liên quan tới tác chiến tại quần đảo Hoàng Sa. Tổ lãnh đạo này gồm 6 người (Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Trần Tích Liên, Tô Chấn Hoa) do Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình phụ trách chung. Ngay sau đó, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình cùng 4 thành viên của tổ lãnh đạo đã tới Cục Tác chiến để trực tiếp chỉ huy cuộc chiến đánh Hoàng Sa.

Đặng Tiểu BìnhĐặng Tiểu Bình
Khi đó tàu 396, 389 nhận lệnh ngăn chặn tàu khu trục Lý Thường Kiệt và tàu hộ vệ của chính quyền Việt Nam cộng hòa; còn tàu săn tàu ngầm số 271, 274, 281 và 389 được lệnh giám sát 2 tàu khu trục Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng của chính quyền Việt Nam cộng hòa. 10 giờ 25 phút sáng 19/1/1974, binh lính Trung Quốc khai hoả, đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. 11 giờ 32 phút cùng ngày, Trung Quốc tăng viện và bắn chìm chiến hạm của hải quân chính quyền Việt Nam cộng hoà và cưỡng chiếm trái phép hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Khi nghe tin tàu hộ vệ của chính quyền Việt Nam cộng hoà bị bắn chìm, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh khi đó đang chỉ huy tại Cục Tác chiến đã ra lệnh chỉnh lý tình hình thành báo cáo ngắn để gửi gấp lên Chủ tịch Mao Trạch Đông. Sau khi được Chủ tịch Mao Trach Đông phê chuẩn, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và một số người quyết định đổ bộ tác chiến, chiếm 3 đảo Hoàng Sa (TQ gọi là San hô đảo), Hữu Nhât ( TQ gọi là Cam Tuyền), Quang Ảnh ( TQ gọi là Kim Ngân) từ tay chính quyền Việt Nam cộng hòa. Cuộc đổ bộ này bắt đầu từ chiều tối ngày 19/1 và đến 9 giờ 35 ngày 20/1/1974, binh lính Trung Quốc đã chiếm được 3 đảo nói trên.
Sau khi Trung Quốc ngang nhiên chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã thông qua Nguyễn Hữu Chí gửi kháng nghị lên Liên hợp quốc yêu cầu Hội đồng Bảo an thảo luận vấn đề này. Khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Hoàng Hoa đã giảo biện cho hành động xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh vừa tiến hành. Ngày 27/2/1974, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: sẽ thả toàn bộ 48 sĩ quan, binh lính của chính quyền Việt Nam cộng hòa và một sĩ quan liên lạc Mỹ bị bắt trong cuộc chiến xâm lược trái phép quần đảo Hoàng Sa. Đến tháng 5/1974, Quân ủy Trung ương Trung Quốc quyết định điều gấp 3 tàu hộ vệ mang tên lửa từ Hạm đội Đông Hải chi viện cho Hạm đội Nam Hải nhằm duy trì sự chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam./.

http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/hoang-sa/su-thua-nhan-muon-mang-nhung-quan-trong.html

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Việt Nam nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc: Năm giáo sư từ CCSEZR được mời đến tỉnh Quảng ninh tại Việt Nam để tham khảo chiến lược xây dựng khu kinh tế đặc biệt

Việt Nam nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc: Năm giáo sư từ CCSEZR được mời đến tỉnh Quảng ninh tại Việt Nam để tham khảo chiến lược xây dựng khu kinh tế đặc biệt
03.14.2013     Tác giả: ccsezr 

Ngày 19 tháng 1 năm 2013, theo lời mời của ủy ban tỉnh ủy ninh ninh tại Việt Nam , 5 thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn đặc biệt tại các trường đại học (Bộ Giáo dục), đã đi đến quang ninh tỉnh cung cấp tư vấn chiến lược xây dựng cho các khu kinh tế đặc biệt ở Việt Nam và thực hiện nghiên cứu khoa học. 

Phái đoàn học thuật được dẫn dắt bởi Giáo sư Tao, Phó Bí thư Ủy ban CPC của trường đại học Thâm Quyến, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khu kinh tế đặc biệt Trung Quốc, và các thành viên là: giáo sư Yuan Yiming, giám đốc Trung tâm nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc, giáo sư Huang Yaying, hiệu trưởng trường luật, giáo sư Luo Qinghe, trưởng khoa kinh tế, và giáo sư gao Xingming.

Nội dung chính của chuyến thăm Việt Nam là thảo luận chiến lược xây dựng và phát triển các khu kinh tế đặc biệt với Tỉnh ủy Quảng ninh, Chính quyền tỉnh Quảng ninh và Hội nghị nhân dân tỉnh Quảng ninh, tư vấn chiến lược cho tỉnh Quảng ninh, là kinh nghiệm học tập từ khu kinh tế đặc biệt của Trung Quốc. 

Fan Mingzheng, ủy ban điều hành trung ương của đảng cộng sản Việt Nam, Bí thư tỉnh Quảng ninh, Nhiệt liệt gặp gỡ với 5 giáo sư, Chủ trì và tham gia hội thảo.
Du Shihuang, Phó Bí thư thường trực của tỉnh Quảng ninh, Du Tông, ủy ban thường trực và phó chủ tịch tỉnh Quảng ninh, Li Shibi, ủy ban và bộ trưởng của tỉnh, đã tham gia tư vấn với 25 giám đốc từ văn phòng đối ngoại Quảng Ninh, văn phòng thư ký, văn phòng kế hoạch, bộ phận tài chính và như vậy. Tổng cộng, đã có hơn 150 người tham gia vào hoạt động này. 
Thống đốc tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành thảo luận với 5 giáo sư một cách riêng biệt. Việc tham vấn được chia thành hai phần: Thảo luận về việc thành lập và phát triển các khu kinh tế đặc biệt và tư vấn chiến lược xây dựng cho khu kinh tế Việt Nam.

Fan Mingzheng và giáo sư tao Đồng chủ trì hội thảo. Giáo sư Tao đã phát biểu một bài phát biểu có tên là “Vùng kinh tế đặc biệt và con đường phát triển của Trung Quốc”, Giáo sư Yuan đã có bài phát biểu lắp ráp mang tên “Chiến lược xây dựng khu kinh tế đặc biệt của Trung Quốc và vai trò của chính phủ”. và chính sách xây dựng khu kinh tế đặc biệt của Trung Quốc ”. Các bài phát biểu và đề xuất nhận được phản hồi tốt từ các quan chức. 

Trong tư vấn chiến lược xây dựng khu kinh tế đặc biệt, 5 giáo sư đã tư vấn về các vấn đề khác nhau như: Điều kiện cơ bản, thiết kế chức năng, lựa chọn vị trí địa lý, định vị ngành, chính sách ưu đãi, quản lý kinh tế xã hội, vốn nước ngoài và quản lý nhân tài cho nền kinh tế đặc biệt của Việt Nam vùng.

Các quan chức Việt Nam cho biết, họ được truyền cảm hứng trong việc tham vấn và điều quan trọng là xây dựng các khu kinh tế đặc biệt của Việt Nam. 

Trong cuộc họp tham vấn, Fan Mingzheng hy vọng rằng “Diễn đàn khu kinh tế đặc biệt của Trung Quốc” có thể được tổ chức tại tỉnh Quảng ninh, sau cuộc thảo luận, các bên nhất trí rằng “Diễn đàn khu kinh tế đặc biệt 2013 của Trung Quốc” sẽ được tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh vào mùa thu Năm nay. 

Hoạt động tư vấn quốc tế có ba nguồn cảm hứng sau:
1. Con đường của Trung Quốc, đặc biệt là kinh nghiệm của việc thành lập và phát triển các khu kinh tế đặc biệt của Trung Quốc có ảnh hưởng quan trọng trên thế giới. Các nước đang phát triển có sở thích sâu sắc và mong muốn học tập cho kinh nghiệm của Trung Quốc. Đây là một cơ hội quan trọng để xuất khẩu kinh nghiệm của Trung Quốc và thúc đẩy học tập đi ra ngoài, nó cũng có thể là nội dung quan trọng của việc xây dựng quyền lực mềm quốc tế của Trung Quốc. 
2. Viện Nghiên cứu Nhân văn và Khoa học Xã hội chủ chốt trong các trường đại học (Bộ Giáo dục) là một viện hàn lâm quốc gia, nó có thể đóng một vai trò quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc. 
3. Là một cơ sở nghiên cứu quan trọng, để đóng một vai trò quốc tế, các phòng ban liên quan cần phải cung cấp các điều kiện thuận lợi hơn và một số quỹ nhất định cho cơ sở.

 
Fan Mingzheng, Bí thư tỉnh Quảng ninh, gặp gỡ với ban hội thẩm từ CCSEZR trước khi tham khảo ý kiến
 
Fan Mingzheng (phải), Bí thư tỉnh Quảng ninh, tặng quà lưu niệm cho giáo sư Tao Yitao, Phó Bí thư Ủy ban CPC của trường đại học Thâm Quyến, Giám đốc CCSEZR
 
Fan Mingzheng (thứ ba từ phải sang), ủy ban trung ương của đảng cộng sản Việt Nam , Bí thư tỉnh Quảng ninh , với ban hội thẩm từ CCSEZR: Tao Yitao (thứ ba từ trái sang), Yuan Yiming (thứ hai từ trái sang), Luo Qinghe (đầu tiên từ bên trái), Huang Yaying (thứ hai từ phải sang), Gao Xingming (đầu tiên từ phải sang)
 
 
Du Shihuang (trái), Phó Bí thư thường trực tỉnh Quảng Ninh, với Giáo sư Tao Yitao, Phó Bí thư Ủy ban CPC của trường đại học Thâm Quyến, Giám đốc CCSEZR
 
Thống đốc tỉnh Quảng Ninh tại Việt Nam (thứ tư từ phải sang) với ban hội thẩm từ CCSEZR
 
Một số đại biểu tham vấn:
Fan Mingzheng (thứ ba từ phải), Tao Yitao (fouth từ phải), Su Guojun (thứ hai từ phải) - Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu
(được dịch bởi Wang Bingbing)
 
http://www.ccsezr.org/enews/news_detail.php?newsid=3019&iframeid=1013