Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Võ Kim Cự và dự án Formosa

Ông Võ Kim Cự và dự án Formosa

THỨ BẢY, NGÀY 30 THÁNG 7 NĂM 2016


Chân dung ông Võ Kim Cự
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã có chỉ đạo: "Cần kiểm tra việc thẩm định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa". Hồ sơ liên quan đến Formosa gần như đang được bạch hóa nhiều nguồn và người trực tiếp tác động tích cực để Formosa có mặt ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh là ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

+ Năm 2007, Formosa đã mời lãnh đạo Hà Tĩnh và các đơn vị liên quan thăm Đài Loan. Cùng năm đó, vào ngày 9-11, Chủ tịch Công ty Sunsco Holding Ltd trụ sở tại quần đảo Cayman, vùng Caribe và Chủ tịch Tổng công ty Formosa có trụ sở ở Đài Bắc, gửi “Thư quan tâm đầu tư” tới UBND Hà Tĩnh bày tỏ kế hoạch đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng tổ hợp nhà máy luyện thép với tổng công suất 15 triệu tấn/năm.

+Ngày 12-12-007, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Võ Kim Cự ký văn bản số 3182/UBND-CN2 v/v đầu tư vào Hà Tĩnh của Tập đoàn Formosa. Văn bản này đã “đề nghị Tập đoàn tiến hành khảo sát, lập hồ sơ các dự án báo cáo Chính phủ VN, các Bộ ngành Trung ương có liên quan và UBND tỉnh Hà Tĩnh để kịp thời hoàn chỉnh thủ tục đầu tư theo qui định hiện hành” nhưng không tham khảo tổng đồ quy hoạch các nhà máy thép của Chính phủ trên toàn Việt Nam.

+ 12 ngày sau Formosa xây dựng xong báo cáo đầu tư về hai dự án khu liên hợp luyện thép (15 tr.t/năm) và cảng tổng hợp Sơn Dương (200.000 DTW). 15-1-2008, Formosa có công thư gửi Thủ tướng về "bảo đảm xin đầu tư xây dựng dự án cảng Sơn Dương và khu liên hợp gang thép tại Hà Tính”.

+Thế nhưng 1 ngày sau (16-1-2008), không hiểu vì sao, ông Võ Kim Cự, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký công văn số 102/UBND/CN2 về việc đầu tư vào Hà Tĩnh của Tập đoàn Formosa (Đài Loan). Công văn này đã khẳng định: “Sau khi xem xét văn thư ngày 15/01/2008 của Tập đoàn Formosa (Đài Loan) về việc cam kết đầu tư Dự án cảng Sơn Dương và Dự án nhà máy luyện thép công suất 15 triệu tấn/năm… UBND tỉnh Hà Tĩnh xin báo cáo và đề nghị như sau: … Formosa là Tập đoàn có các nguồn lực và kinh nghiệm đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là dự án cảng biển và luyện thép… Kính đề nghị Thủ tướng Chính Phủ và các Bộ, ngành liên quan cho phép Tập đoàn lập dự án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho thực hiện dự án nói trên”.

+Báo NLD vào ngày 2-3-2015 đăng tin, Kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố nêu rõ, dự án đầu tư và xây dựng Nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương (dự án Formosa), do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan làm chủ đầu tư, đã được Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm. Trong khi đó, điều 52 của luật Đầu tư quy định thời hạn hoạt động của dự án nước ngoài phải phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá 50 năm. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ ra quyết định về thời hạn dài hơn nhưng không được quá 70 năm. Đối chiếu với hồ sơ tại thời điểm thanh tra, TTCP cho biết Chính phủ chưa có ý kiến cho phép thời hạn hoạt động của dự án trên 50 năm.

+Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng còn áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư cho Công ty Formosa được miễn tiền thuê đất trong thời hạn 15 năm và chỉ thu tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm. Trong hợp đồng ký năm 2009 giữa 2 bên thì Công ty Formosa được thuê hơn 33 triệu m2 đất, mặt nước trên địa bàn 5 xã thuộc H.Kỳ Anh, với giá thuê đất là 80 đồng/m2/năm, giá thuê mặt nước là 10 triệu đồng/km2/năm.

+Theo TTCP, qua đối chiếu, so sánh tiền thuê đất, mặt nước tính theo quy định về giá đất tại thời điểm bàn giao với tiền thuê đất, mặt nước theo hợp đồng còn tính thiếu số tiền hơn 46 tỉ đồng. Tính đến thời điểm kết thúc thanh tra, Công ty Formosa chưa kê khai và chưa nộp khoản tiền 136,76 tỉ đồng thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác cát từ biển dùng để san lấp mặt bằng xây dựng dự án.

+Tờ nhân dân điện tử ngày 17-6-2015 có bài "kinh nghiệm giải phóng mặt bằng ở Hà Tĩnh" đã nói Hà Tĩnh là điểm sáng đối với giải phóng mặt bằng cho dự sản của Formosa: "Hà Tĩnh phải di dời hơn 2.200 hộ, 10 nghìn nhân khẩu cùng 36 nhà thờ, hơn 16 nghìn ngôi mộ... tại năm xã ở huyện Kỳ Anh để bàn giao hơn ba nghìn ha đất và mặt nước cho nhà đầu tư". "Tỉnh đã huy động cả hệ thống đoàn thể chính trị, các sở, ban, ngành từ tỉnh đến cơ sở cùng vào cuộc".

+"Đoàn công tác đặc biệt được thành lập gồm đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự (nay là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn "cắm" chốt ở Kỳ Anh để trực tiếp xử lý "ngay và luôn" các công việc liên quan". Nay ông Võ Kim Cự đã thôi làm việc tại Hà Tĩnh, ra làm Chủ tịch Đảng đoàn Liên minh HTX Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020. Trên Wikipedia có mục Võ Kim Cự, nói ông là "chính khách Việt Nam".



+ Kiểm tra việc thẩm định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa có vấn đề hay không thì bắt đầu từ những vấn đề đầu tiên và chắc chắn thực tình, nó sẽ vén lên bức màn như thế nào sau cái cúi đầu của Formosa.

theo FB Phong Duong

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Chuyện cá chết và ngôi sao Cự !



Chuyện cá chết và ngôi sao Cự !


THỨ NĂM, NGÀY 28 THÁNG 7 NĂM 2016



Có thể nói trong hai tuần vừa qua anh Cự trở thành ngôi sao hot nhất của truyền thông hai lề Việt.

Nào:
- Xuất hiện cái hình cận cảnh của một góc chụp rất gần, máy đặt từ dưới lên, anh Cự đang to nhỏ với anh Trọng thế mà hai anh không biết. Điều này chỉ có thể là một lãnh đạo khác đúng gần ở đó, để điện thoại dưới ngực và lén chụp mà các anh không hay :)
Nhấn mạnh lui tới: 
- Vụ kẻ trộm nhiều lần vào văn phòng của anh Cự lấy tiền những xấp 500K
- Clip nữ phóng viên "truy đuổi" anh Cự đòi phỏng vấn.
- Cái tít "Biệt thự kinh hoàng nội bất xuất, ngoại bất nhập" của anh Cự.
......

Tất cả những cái đó làm truyền thông lề Dân nghĩ rằng anh Cự đang bị tế thần, làm vật hy sinh cho Formosa.

Họ không biết:
- Anh Cự và các đồng hương Hà Tỉnh trong TW đảng+ của anh ấy là một thế lực lớn trong TW đảng, nơi mà những năm vừa qua nắm quyền lực chứ không phải BCT. Các anh như cục tạ, lăn về bên nào thì cái cân nặng về bên ấy. Cho nên chuyện anh Lú thắng vừa rồi thì công lao nhóm anh không phải là ít, để anh ta có thể nói chuyện với anh Lú với nét mặt như trong hình. Vậy thì làm sao Lú hy sinh anh ấy được.

- Việc anh Cự còn giữ các chức trong dàn nhân sự nhiệm kỳ mới này, nó cho thấy thế của anh ấy rất mạnh. Nếu để hy sinh anh ấy thì họ đã cho anh ấy về hưu, rồi hy sinh nhằm đở mất uy tín cái đảng của các anh ấy.
- Chủ trương của đảng+ là kèo 500 triệu đô, cụ thể là lấy 500 triệu cho Formosa xả thải tiếp, cá chết hết rồi để chết nữa, ngư dân thì chuyển nghề hết rồi ... nên chẳng ai la. Cho nên chọn hy sinh thì sẽ hy sinh cấp quản lý nhở Sở... hay Bộ... về không sâu sát để "cúp điện" hay để "nhà thầu phụ gây sự cố". Chứ không thể nào hy sinh cấp lãnh đạo quyết đinh đưa Formosa về như anh Cự.
- Sai lầm của anh Cự là sai lầm gốc không chỉ cho thuê 70 năm, giá rẻ mạt ... mà là đưa một cái tiêu chuẩn xả thải riêng cho Formosa, cho nó có cái ống ngầm Luật Việt không cho phép .... để cuối cùng nó chẳng cần xử lý nước thải mà tống thẳng ra lòng biển. Hy sinh anh Cự chính là lòi ra những cái sai lầm này, mà lòi ra cái này thì thằng Formosa phải đóng cửa, hay ném thêm 1 tỷ đô để đầu tư hệ thống xử lý thải tương ứng với quy mô vốn đầu tư 10 tỷ. Làm thế thì đời nào thằng Formosa chịu.
______

Do vậy mới thấy đánh vào anh Cự là đánh vào tử điểm Formosa,  buộc nó phải đóng cửa. Nó xuất phát từ sự tự phát của những cán bộ đảng viên, nhà báo có trách nhiệm ... không đồng tình với chuyện thỏa thuận 500 triệu đô rồi chạy xả thải tiếp. Chứ không phải là Lú hay Fuc muốn hy sinh anh Cự để trấn an dư luận, trái lại chúng đang bằng mọi cách để bảo vệ cho anh Cự.

Và như vậy, lề Dân nên suy nghĩ thử, khi chưa đủ sức lên tiếng yêu cầu khởi tố đảng+ là nguyên nhân gốc gây thảm họa Cá chết này, thì có nên cùng với báo chí đó để lên tiếng "Yêu cầu khởi tố ông Cự và đóng cửa Formosa" không!

Thiết nghĩ cái gì dễ làm trước, cái gì khó làm sau vậy !

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Thấy gì khi Chánh phủ CSVN nhận đền bù 500 triệu USD của Formosa



Thấy gì khi Chánh phủ CSVN nhận đền bù 500 triệu USD của Formosa


THỨ SÁU, NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2016

Lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh cúi đầu xin lỗi. Ảnh: Nhật Quang.

Trong bài NHỮNG VIỆC PHẢI LÀM SAU KHI CÔNG BỐ THỦ PHẠM LS Trần Vũ Hải kêu gọi mọi người góp thêm ý kiến cho bài của ông thành tôi xin mạo muội để đề nghị là LS Hải nên lập một nhóm đứng ra đại diện phía bị hại để kiện Formosa như vậy thì tiền bồi thường mới đến thẳng tay nhân dân mà không bị qua trung gian của nhà nước thối nát tham nhũng CSVN để rồi bị ăn chặn đầu chặn đuôi. Nhân tiện cũng xin góp ý về số tiền bồi thường 500 triệu đô của Formosa, phải nói là quá ít vì không nói đâu xa chỉ cần nhìn vào vụ bồi thường vừa rồi của Volkswagen cho phía Mỹ để làm so sánh là thấy ngay.


Thật vậy Volkswagen chỉ là đã bán vào Mỹ cả thẩy là 475 000 chiếc xe hơi với phần mềm trong thiết bị điện tử, có khả năng đánh lừa hệ thống đo đạt kiểm soát khí thải ra môi trường làm hệ thống này cho ra số lượng đo thấp hơn thực tế xe thải ra thật sự , vậy mà đã bị phạt gần 15 tỷ mỹ kim (trích bài Volkswagen đồng ý bồi thường 14,7 tỉ đôla trong vụ gian lận khí thải): "bao gồm hơn 10 tỉ đôla để mua lại khoảng 475.000 xe hơi gây ô nhiễm từ những chủ sở hữu. Việc dàn xếp cũng bao gồm 2,7 tỉ đôla cho việc khắc phục những tổn hại về môi trường và 2 tỉ đôla cho nghiên cứu về công nghệ không khí thải. Những chủ sở hữu xe hơi động cơ diesel 2 lít ở Mỹ được lựa chọn hoặc là bán lại xe của họ cho Volkswagen hoặc là đem xe đi sửa chữa. Dù họ chọn thế nào thì họ cũng sẽ nhận được một khoản bồi thường từ 5.100 cho tới 10.000 đôla". Phải nói ở đây là 475 000 người chủ các chiếc xe hơi không hề bị thiệt hại về tài chánh gì cả mà cũng được bồi thường thiệt hại từ 5.100 USD đến 10.000 USD (tùy đời xe) , chưa kể được quyền bán lại xe của mình (lẽ dĩ nhiên với giá thị trường của một chiếc xe với đời nào đó chẳng hạn như đời 2012 hoạch 2013...) để những người sở hữu xe cũ "khó bán", có thể giao lại xe cũ của mình cho Volkswagen đổi lấy một số tiền nào đó rồi lấy số tiền đó cộng với tiền bồi thường từ 5.100 USD đến 10.000 USD để mua xe mới (khỏe ru, cười ngất).

Trong khi ở VN mình là vấn đề sinh kế cả triệu người bị ảnh hưởng thành tôi nghĩ đòi mười tỷ USD không thôi để bồi thường thiệt hại tài chánh cho một triệu ngư dân ở miền trung thì cũng không phải là lớn. Trong vụ thảm họa môi trường ở vịnh Mexico vào năm 2010 : do một giàn khoan dầu của công ty Transocean thuê bởi BP (British Petroleum) bị nổ làm đổ ra biển hàng triệu tấn dầu thô thì để khỏi bị truy tố về hình sự vì có mười một công nhân bị chết và mười bẩy người khác bị thương thì BP đã phải bồi thường 4,525 tỷ mỹ kim trả cho bộ tư pháp Hoa Kỳ còn Transocean thì bị phải trả 1,4 tỷ mỹ kim. Ngoài raBP còn phải trả thêm 18,7 tỷ mỹ kim để bồi thường về dân sự cũng như phải chịu tất cả các phí tổn để tẩy rửa môi trường. Theo BP thì họ đã phải chi trả cả thẩy là 54,4 tỷ mỹ kim cho các vấn đề về pháp lý, kinh tế , cũng như khắc phục môi trường nêu trên v.v...  Trong vụ này thì chỉ là dầu hôi bị thải vào môi trường biển, do có trọng lượng nhẹ nên nổi trên mặt nước , do đó không khó để thâu hồi lại, lại thêm kỹ thuật để thu lại thì cũng đã có cả rồi , trong khi trong trường hợp của Formosa là do thải chất độc chứa kim loại nặng chìm sâu dưới đấy biển, muốn thu lại thì sẽ khó hơn muôn phần và kỹ thuật để thu lại thì cũng gần như chưa hề có, cho nên còn phải tính thêm cả chi phí về nghiên cứu để phát triển kỹ thuật trong địa hạt này.v.v…

Tóm lại trong vụ Formosa thì chánh phủ phải truy tố về hình sự cho người thợ lặn và những người ăn đồ biển bị trúng độc chết cũng như lo đòi bồi thường về các vấn đề liên quan đến việc khắc phục môi trường, còn về khía cạnh dân sự thì các luật sư và các tổ chức XHDS ở bên nhà nên vào cuộc một cách độc lập để đòi bồi thường cho những người bị liên lụy trong đó có ngư dân ở bốn tỉnh miền trung. Tôi nghĩ nếu có đòi 20 tỷ mỹ kim riêng cho chuyện này không thôi cũng không phải là quá đáng.

Kính                                     

Thuy Nguyen (Canada)

Sau khi gửi bài trên đây để góp ý, tôi thấy trên mạng BVN có đăng bài có tựa đề Quá rẻ!* của TS Nguyễn Quang A để nói cũng như tôi là số tiền 500 triệu USD mà Formosa đã đưa ra để bồi thường là quá ít. Tôi xin bổ túc thêm để nói rõ hơn ý kiến là chánh phủ CSVN rất dại dột khi nhận thỏa thuận nêu trên trong khi chưa đưa vụ việc ra tòa cũng như chưa có phán quyết của tòa (tốt nhất là nên đưa ra tòa án quốc tế để cho khách quan). Như vậy thì sau này chúng nó có thể lật lọng không chi trả mà còn kiện ngược lại là bị chánh phủ dùng quyền lực để ép buộc, do đó sẽ không có giá trị pháp lý thì huề cả làng.

Vì thế mà trong vụ thảm họa môi trường ở vịnh Mexico vào năm 2010, phía Mỹ đã phải đợi chờ phán quyết của tòa vào năm 2014 để có thể dựa vào đó làm thỏa thuận nhận 18,7 tỷ USD tiền bồi thường về phương diện "dân sự" vào năm 2015, như tôi đã trích lại ở trong bài wikipedia/Deepwater Horizon oil spill để cho thấy khía cạnh này khi gửi email cho quý mạng (xin xem phần tôi tô đỏ ở cuối email). Về phần hình sự thì vì có chứng cớ hiển nhiên là đã có 11 công nhân bị thiệt mạng nên BP đã nhanh chóng nhận tội và đã chấp nhận để trả hơn 4 tỷ USD tiền bồi thường cho các nạn nhân cũng như chi phí tòa, vào năm 2012 để tránh bị tù tội (trích:..In the November 2012 resolution of the federal charges against it, BP also agreed to plead guilty to 11 felony counts related to the deaths of the 11 workers and paid a $4 billion fine.[25] ).

Chánh phủ CSVN ngu thì là chuyện của chúng nó nhưng không ai cấm các luật sư cũng như các hội đoàn XHDS ở bên nhà đứng ra đại diện phía bị hại tức nhân dân VN để kiện Formosa ra trước tòa án quốc tế. Có thể ủy quyền cho văn phòng luật sư quốc tế nào đó để cùng hợp tác với các văn phòng luật sư VN để lo việc này với điều kiện là nếu thắng thì mới trả tiền và trả bằng một tỷ lệ nào đó trích ra từ tiền bồi thường.

Kính
Thuy Nguyen