Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Sứ quân Hà Tĩnh.

Sứ quân Hà Tĩnh.

Thứ Hai, ngày 31 tháng 10 năm 2016- 


Nói đến Formosa và Hà Tĩnh, người ta chỉ nhắc đến một cái tên. Đó là Võ Kim Cự, bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Tất cả mũi chỉ trích của dư luận đều nhằm vào Võ Kim Cự, nhưng dường như Cự có một lá chắn màu nhiệm, cả một luồng dư luận sôi sục đòi xét tội Cự đều không đi đến đâu. Và cùng với Cự, Formosa vẫn bình chân như vại sau khi gấy ra thảm hoạ môi trường chấn động nhất trong lịch sử Việt Nam.

 Năm 2008  Formosa vào Hà Tĩnh, Cự là trưởng ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng, phó chủ tịch tỉnh. Khi sự việc Formosa bùng nổ, mọi quy kết đều dồn cả vào Cự liệu có đầy đủ hay chưa.? Lúc đó cấp trên của Cự là ai, hiện giờ ông ta ở đâu mà không ai nhắc đến.

 Cấp trên của Cự lúc đó là Nguyễn Thanh Bình, bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân Hà Tĩnh từ năm 2007 đến năm 2015. Suốt quá trình Formosa vào Hà Tĩnh là quãng thời gian dài gần trọn hai nhiệm kỳ, Nguyễn Thanh Bình là quan chức lớn nhất ở địa phương này. Việc lên án Cự mà không nhắc đến Bình là một điều khó hiểu. Dường như cả dư luận đều bị bịt mắt hay bị đánh lạc hướng khiến vị quan chức này được yên thân.

 Nguyễn Thanh Bình, ông vua thực sự của Hà Tĩnh suốt hơn mười năm qua và còn ảnh hưởng thực sự đến tận bây giờ. Sau khi tạo thuận lợi để Formosa vào Hà Tĩnh, ảnh hưởng của Bình lớn đến nỗi ở nhiệm kỳ thứ hai, Bình là người đầu tiên trong cả nước được địa phương bầu trực tiếp làm lại bí thư Hà Tĩnh vào chiều ngày 9/9/2010. Ngay tối hôm 9/9 Bình mở ngay phiên họp đầu tiên của ban thường vụ tỉnh uỷ và tiếp tục cất nhắc Cự làm phó bí thư tỉnh uỷ.

 Đến năm 2015 Bình được Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Ban Tổ Chức Trung Ương đưa ra Hà Nội làm phó ban tổ chức trung ương đảng. Cuộc điều động luân chuyển cán bộ lần này hoàn toàn nằm dưới sự điều khiển của Nguyễn Phú Trọng . Bởi thế trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa chỉ về Hà Tĩnh đọc lệnh cất nhắc Bình và chấp nhận lời đề nghị của Bình cho Cự làm bí thư Hà Tĩnh.

 Việc Nguyễn Thanh Bình trước kia được đại hội địa phương bầu trực tiếp làm bí thư đã hiếm, nhưng chuyện khi Bình đi rồi , để lại lời đề nghị người tiếp nối mình mà được phê chuẩn càng hiếm hơn. Qua đó cho thấy quyền lực của Bình ở địa phương là tuyệt đối.

 Bình ra Hà Nội làm phó ban thường trực đầy quyền lực trong đảng, tương lai  vài năm tới sẽ thay thế Phạm Minh Chính ở chức này  và vào Bộ Chính Trị. Một nhân vật liên can nhiều nhất đến Formosa như Bình đang ở vị thế quan trọng và tương lại còn quan trọng hơn như thế, bảo sao vụ Formosa không có ai nhắc đến tên Bình, bảo sao Formosa và Võ Kim Cự như có tấm lá chắn thép che đỡ.

 Tại biểu công bố quyết định đưa Bình ra Hà Nội  lên chức mới  đầy quan trọng là phó trưởng ban thường trực ban tổ chức trung ưởng đảng và Võ Kim Cự nhận chức bí thư Hà Tĩnh. Thay mặt bộ chính trị, Tô Huy Rứa phát biểu ca ngợi thành tích của hai con người này đã, có công đưa Hà Tĩnh thu được những thành tựu nổi bật.

 Thành tựu đó là gì, ngoài sự phát triển nổi bật của Formosa trong thời kỳ Bình, Cự lãnh đạo Hà Tĩnh.

 Từ khi tái đắc cử Tổng Bí Thư, Nguyễn Phú Trọng luôn mồm nhấn mạnh công tác tổ chức cán bộ, tiêu chí chọn cán bộ, đạo đức, năng lực cán bộ đảng...  cán bộ trong sạch, không có tư lợi riêng cho gia đình, người thân, bè phái, lợi ích nhóm.

 Thế nhưng chuyện cả họ làm quan lại nhiều nhan nhản hơn khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Và ngay cả ngay sát cạnh ông Trọng , chẳng cần đâu xa. Nguyễn Thanh Bình chính là loại cán bộ điển hình lợi ích nhóm, phe phái, cục bộ địa phương. Sỡ dĩ không làm được gì Võ Kim Cự vì Cự là người Bình đưa lên. Xử lý Cự phải xử lý cả Bình, xử lý Bình thì phải xử lý cả người đã đưa Bình ra Hà Nội làm phó ban tổ chức trung ương.  Có nghĩa Trọng phải tự xử lý mình. Công tác cán bộ điều động, luân chuyển có vấn đề tiêu cực ở quá gần Nguyễn Phú Trọng, ông ta không xử lý còn đi xử lý tận đâu đâu.

Vào giữa năm 2016 ở Hà Tĩnh nổi lên vụ cảnh sát đánh người yêu cũ và chồng sắp cưới của cô gái tàn bạo, có tổ chức, tính chất tàn bạo, công khai giữa ban ngày, coi thương pháp luật. Thế nhưng vụ việc bỗng nhiên êm ả , vì nạn nhân làm đơn xin bãi miễn hành vi của viên cảnh sát trẻ này.

 Viên cảnh sát đó tên là Phan Văn Hưng, người huyện Cẩm Xuyên, cùng quê với Nguyễn Thanh Bình. Hưng là con của bà Nguyễn Thị Bảo Ngọc  phó chủ tịch huyện Cẩm Xuyên.  Bà Nguyễn Thị Bảo Ngọc là anh em con chú, con bác với Nguyễn Thanh Bình. Chỉ từ một cán bộ văn hoá xã đi phát báo nhờ ông anh Bình mà thành phó chủ tịch huyện và còn cơ hội đi tiếp cao nữa.

 Ở Hà Tĩnh không chỉ mỗi mình bà Ngọc có quan hệ họ hàng với Nguyễn Thanh Bình. Có thể liệt kê nhiều chức vụ, tên tuổi khác như

Nguyễn Văn An, em ruột Bình là phó giám đốc công an tỉnh.
Trần Văn Sơn, em rể Bình làm chỉ huy quân sự tỉnh.
Nguyễn Văn Thắng, em họ  Bình làm  chánh án toà án tỉnh
Nguyễn Quốc Hùng, con rể làm trưởng công an thành phố Hà Tĩnh.
Nguyễn Văn Quý, em họ làm chủ tịch hội đồng nhân dân Hà Tĩnh.

Nguyễn Quốc Hùng hàm còn đại uý đã nhận chức trưởng công an thành phố, trong khi còn bao nhiêu phó trưởng khác hàm trung tá phải ngậm ngùi , cay đắng đứng nhìn ông con rể ngài phó ban tổ chức trung ương đảng leo qua đầu.

 Còn nhiều chức vụ quan trọng cấp huyện, cấp sở ở Hà Tĩnh  do họ hàng, thông gia nhà Nguyễn Văn Bình nắm giữ như Nguyễn Văn Cương, Dương Văn Tuấn, Dương Thạch....những tên tuổi này đã từng dính dáng đến những vụ việc um xùm dư luận như đội cảnh sát giao thông huyện Kỳ Anh lông hành cho mình có quyền riêng thu luật, vụ phá sản doanh nghiệp 666, vụ làm 2 km đường quốc lộ 1 A qua Hà Tĩnh...

 Với một mạng nhện họ hàng dày đặc giăng ở Hà Tĩnh như thế, cộng với chức thường trực phó ban tổ chức trung ương đảng cao ngất trời. Nguyễn Thanh Bình thực sự là sứ quân đầy quyền lực ở Hà Tĩnh. Ông Nguyễn Phú Trọng trả lời sao về công tác cán bộ của đảng mà ông đang hô hào là cải tiến chất lương , đạo đức, trong sáng, loại trừ bè phái, lợi ích nhóm. ?

 Ông Trọng sẽ không trả lời, vì Nguyễn Thanh Bình là nhân sự quan trọng nằm trong bè phái của ông.

 Bài viết này không hy vọng gì Nguyễn Phú Trọng làm sáng tỏ công tác cán bộ như miệng ông ta thường rao giảng. Bài viết chỉ muốn phần nào giải thích cho dư luận thấy, một khía cạnh đã làm cho Formosa tung hoành không hề e sợ pháp luật, văn hoá Việt Nam, Võ Kim Cự không rụng cọng lông chân, các đập thuỷ điện ở Hà Tĩnh vô tư xả nước gây lũ lụt, công an Hà Tĩnh tự tung, tự tác thu tiền xe trên đường quốc lộ.

 Thật bi hài, trong khi người dân Hà Tĩnh khốn khổ trong lũ lụt và thảm hoạ Formosa, cả nước cùng quan tâm. Những người có lòng nhân hậu kêu gọi đóng góp, ủng hộ đồng bào Hà Tĩnh. Họ vì lòng tốt của mình mà bị chuốc mọi điều tiếng, đe doạ.

 Thì họ hàng làm quan chức Hà Tĩnh  của phó ban tổ chức trung ương đảng Nguyễn Thanh Bình ở đâu, thưa ông Nguyễn Phú Trọng đầu đảng.

http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016/10/su-quan-ha-tinh.html

"BÓC NGẮN, CẮN DÀI", MẶC AI TRẢ NỢ!

"BÓC NGẮN, CẮN DÀI", MẶC AI TRẢ NỢ!
Vẽ dự án’ 230,000 tỷ đồng để làm đường cao tốc Bắc-Nam?
Phạm Chí Dũng-
 Posted by adminbasam on 31/10/2016
Không chỉ “tố” đến 230,000 tỷ đồng mà Bộ Giao Thông Vận Tải còn đòi chỉ định thầu cho dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam.
“Hoang tưởng giai đoạn cuối”
“Hoang tưởng giai đoạn cuối” vẫn thường là di căn dứt điểm của một thể chế chỉ biết ăn không biết làm. Ngay cả vào lúc nền kinh tế đã “chắc suất” bên bờ vực thẳm của nợ công và nợ xấu, còn nền ngân sách quốc gia lao xuống đáy của hoài mộng tìm đâu ra từng chục ngàn tỷ đồng để chi lương công chức, giới lãnh đạo quen mùi dự án hàng trăm ngàn tỷ vẫn nhuốm đầy ảo giác về “ăn ODA.”
Một trong những bằng chứng mới nhất về căn bệnh “uống thuốc liều” như thế là Bộ Giao Thông Vận Tải mới đây đã nhiệt tình đề xuất dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam với ước toán lên tới 230,000 tỷ đồng, trong đó đòi ngân sách chi đến 93,000 tỷ đồng.
Năm 2016, ngân sách nhà nước lại chẳng còn kết dư mà mọi hy vọng, nếu có, vẫn chỉ nhắm vào ODA.
Dĩ nhiên, “một bộ phận không nhỏ” trong dự án trên được kỳ vọng trích xuất từ nguồn vay ODA của ngân sách nhà nước.
Hiển nhiên cho tới nay, nhóm lợi ích ODA ở Việt Nam vẫn quyết liệt thực hiện chiến dịch không nương tay với những món vay mượn khổng lồ từ nước ngoài.
Trên một “mặt trận” khác, từ giữa năm 2015, cuộc chiến tái khởi động dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam được bắt đầu, cũng xuất phát từ tâm điểm Bộ Giao Thông Vận Tải.
Đến Tháng Tám, 2015, như một hiệu lệnh, một số tờ báo nhà nước đồng loạt phất cờ hình ảnh “tư lệnh ngành” Giao Thông Vận Tải Đinh La Thăng: “Chúng ta nợ nhân dân đường sắt cao tốc Bắc-Nam.”
“Món nợ” quá thấm thía trên chắc hẳn được phát huy chiến quả từ thành công của chiến dịch vận động hành lang để dự án sân bay Long Thành phải được các cấp và các cơ quan liên quan “gật.”
Chỉ có điều, thời thế ODA đã thay đổi khác hẳn, người tính không bằng trời tính. Dự án xây dựng sân bay Long Thành dù đã được bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải thời trước đại hội 12 là ông Đinh La Thăng quảng bá quyết liệt và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã “chỉ đạo” gần 500 đại biểu quốc hội phải cúi đầu bấm nút, nhưng sau khi hoàn tất thủ tục đó thì vấn đề cực kỳ nan giải là “tiền đâu.”
Tiền đâu?
“Chỉ có” $15 tỷ, tương đương khoảng 330,000 tỷ đồng, nhưng cho tới giờ dự án sân bay Long Thành vẫn gần như giậm chân tại chỗ vì ngay cả tiền để làm dự án tiền khả thi cũng chưa đủ. Trong khi đó, trừ phía Nhật, hầu như các nguồn ODA vay mượn nước ngoài của Việt Nam đều bế tắc. Từ đầu năm 2016 đến nay, liên tiếp có các cuộc gặp của lãnh đạo Ngân Hàng Thế Giới (WB), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) với giới lãnh đạo Việt Nam, nhưng kết quả vẫn cực kỳ khiêm tốn.
Chỉ đến Tháng Mười, cuộc họp báo của ông Eric Sidgwick, giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, công bố chiến lược và chương trình hỗ trợ của ADB dành cho Việt Nam giai đoạn 2016-2020 mới cho biết “ADB tiếp tục cho Việt Nam vay $1 tỷ/năm.” Như vậy, con số cho vay của ADB đối với Việt Nam là giảm so với những năm trước. Tình hình này là tương tự với các chủ nợ khác là WB) và IMF. Trong khi kinh tế đã suy thoái đến năm thứ tám liên tiếp và tình hình vi phạm nhân quyền ngày càng tồi tệ, cánh cửa cho vay đối với Việt Nam cũng đang khép dần.
Tất nhiên, giới lãnh đạo Bộ Giao Thông Vận Tải hoàn toàn có thể tưởng tượng ra một kênh hút tiền khác là phát hành trái phiếu quốc tế. Thế nhưng, sự thật trần như nhộng là kênh phát hành trái phiếu quốc tế cho tới nay đã hoàn toàn bế tắc. Nếu vào cuối năm 2015 chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt tuyên truyền cho kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế giá trị $3 tỷ, thì đến giữa năm 2016 chính giới quan chức Bộ Tài Chính đã phải gián tiếp xác nhận rằng kế hoạch này đã phá sản. Từ năm 2009 đến nay, ngoài hai lần phát hành trái phiếu quốc tế được coi là “thành công” nhưng về thực chất đều do các tổ chức tài chính trong nước bị “ép” phải mua, không một chỉ dấu xán lạn nào cho thấy các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp nước ngoài nào quan tâm đến “giấy lộn” của chính phủ Việt Nam. Bằng chứng sống động nhất là 500 hồ sơ mà Ngân Hàng Nhà Nước gửi chào đối tác nước ngoài về mua nợ xấu của Việt Nam vẫn chưa nhận được một hồi âm nào cho tới nay.
Thế còn kênh phát hành trái phiếu trong nước?
Hàng chục năm qua và đặc biệt từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, lượng phát hành trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011-2015 đã tăng gấp 2.5 lần giai đoạn 2006-2010, chủ yếu phát hành cho khối ngân hàng thương mại. Sau một thời gian đủ dài, các khoản lãi và một phần nợ gốc phải trả trong ngắn hạn đang ngày càng tăng cao, gây sức ép lên cân bằng ngân sách nhà nước. Trong một vòng luẩn quẩn, chính phủ lại phải liên tục phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước. Hậu quả là, từ năm 2014, một lượng lớn trái phiếu chính phủ đến hạn thanh toán và chính phủ đang phải liên tục phát hành trái phiếu chính phủ mới do ngân sách nhà nước không thể đáp ứng. Cũng hệ quả là quy mô nợ công tăng theo tần suất và quy mô phát hành trái phiếu chính phủ.
Mối lo ghê gớm của chính phủ là hiện thời và trong tương lai gần sẽ lấy đâu ra tiền để thanh toán cho đống trái phiếu đến hạn của các ngân hàng thương mại? Lại phải in tiền và in tiền ồ ạt chăng?
Trong khi đó, chính phủ Việt Nam còn có trách nhiệm phải trả nợ quốc tế đến ít nhất $12 tỷ trong tài khóa năm 2016 này.
Dứt mộng
Không thể khác được về cái cách hồi âm của Bộ Tài Chính cho Bộ Giao Thông Vận Tải: Mới đây, Bộ Tài Chính đã phải có văn bản trả lời về dự án đường cao tốc Bắc-Nam, trong đó đánh giá dự án này là “chưa có cơ sở,” “không hợp lý,” và chưa biết lấy đâu ra tiền cho dự án lên tới 230,000 tỷ đồng khi nợ công đã sát trần.
Thực tế phũ phàng này rất có thể khiến giới lãnh đạo Bộ Giao Thông Vận Tải bẽ mặt. Bẽ mặt cho cả “đề nghị các cơ chế đặc biệt trong đó bao gồm cả việc chỉ định thầu” cho dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam mà Bộ Giao Thông Vận Tải đã lồng vào tờ trình gửi Chính phủ như thể “hốt cú chót.”
Cần nhận chân rằng đã qua thời hoang tưởng. Thời hoàng kim “mổ nội tạng” ngân sách cũng đã qua. Không phải là chục ngàn tỷ đồng, mà bây giờ thì tìm ra một ngàn tỷ cũng đã khó.
Nếu dự án sân bay Long Thành có vốn đầu tư $15 tỷ, dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam còn cao gấp ba bốn lần Long Thành. Vào năm 2006, đường sắt cao tốc Bắc-Nam đã khiến phản dội dư luận, không chỉ vì “tính cấp thiết” được thuyết minh quá sơ sài của nó, mà bởi vì con số tiêu tốn đến $33 tỷ và $55.8 tỷ năm 2010, tức chiếm đến 1/3 GDP của Việt Nam vào thời điểm đó, đã đạp thẳng lên đầu lương tâm.
Trong bối cảnh đen tối cả tiền đồng lẫn lương tâm ấy, “món nợ với nhân dân” mà “tư lệnh ngành” Đinh La Thăng hứa hẹn sẽ có quá nhiều triển vọng chất chồng thêm núi nợ ODA lên đầu 90 triệu dân chúng còm cõi ở đất nước “thơ tôi khóc lệ rơi hình chữ S,” bất chấp tỷ lệ nợ công quốc gia sẽ thẳng cánh vượt trên ngưỡng nguy hiểm 65% GDP (theo báo cáo chính thức) hoặc có thể vọt lên 150% (theo giới phản biện độc lập) và không biết bao nhiêu đời con dân nước Việt phải oằn lưng trả nợ.
Còn ông Đinh La Thăng đã trở thành ủy viên bộ chính trị và chuyển hẳn sang hoạt động chính trị.
Cứ như một thứ tạo phản ngược với tạo hóa, ngân sách càng khốn quẫn, phong trào chấm mút càng lao nhanh lên điểm cực đại như thể không còn có ngày mai.
Chỉ có một nền ngân sách sụp đổ thì các dự án sân bay Long Thành, đường sắt cao tốc Bắc-Nam, và đường bộ cao tốc Bắc-Nam mới tạm dứt mộng “nuốt ODA” của chúng.
https://www.facebook.com/macvan.trang/posts/665867100248573

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

TRỞ VỀ, ĐI TỚI!

  Trở về, đi tới
NS- TUẤN KHANH
30/10/2016
Trong một chuyến đi quốc nội, vô tình đoàn người đang xếp hàng lấy vé ra máy bay bỗng xuất hiện vài người khách Trung Quốc. Đó là những người khách hết sức ung dung. Họ ăn nói lớn tiếng, cười to và tự nhiên, không khác gì dân bản xứ. Hàng dài người Việt đang xếp hàng im lặng nhìn. Mỗi người một suy nghĩ.
Bất chợt 2 người khách Việt nói với nhau “Không biết mình qua Trung Quốc có tự nhiên được vậy không?”. Lời tán gẫu nhỏ, nhưng lại đủ cho vài người chung quanh nghe. Đột nhiên ai nấy đều cười. Những nụ cười khôn cùng ý nghĩa. “Thì tụi nó qua đây, tự nhiên như nước nó rồi còn gì”, một người khác nói bâng quơ, nhưng như muốn tất cả những người Việt còn lại cùng nghe. Trên mỗi gương mặt Việt lại có một nụ cười. Cũng thật khó tả.
Một người đàn ông lớn tuổi,đầu bạc trắng, cắt ngắn, đi dọc với tôi, kể rằng vừa rồi ông gặp một người khách Trung Quốc. Câu chuyện về ranh giới quốc gia, khác biệt dân tộc, chiến tranh… lại nổ ra. Người Trung Quốc rất tự tin, nói rằng từ nhỏ, ông ta đã được học về lịch sử, nói rằng Việt Nam thuộc về Trung Quốc từ ngàn năm, nhưng sau đó làm phản và tách ra. Vì vậy chuyện phải quay trở về mẫu quốc là điều tất nhiên. “Tụi tao có một tỷ người học thuộc điều đó, tụi mày chỉ có một trăm triệu, cãi không lại tụi tao đâu”, người khách Trung Quốc này cười lớn. Dù không ác ý, nhưng sự diễn đạt rất thật của ông làm tôi lẫn người đàn ông Việt tóc bạc khi kể cho nhau nghe, đều nao lòng.
Nếu như quả có một cuộc trở về định mệnh như vậy, thật xót xa cho lịch sử hàng ngàn năm của cha ông Việt đã chống chọi, bứt xiềng gông cho con cháu hôm nay. Một cuộc trở về như vậy, có lẽ chỉ có một ít người muốn, còn tất cả còn lại đều đau đớn, căm gan. Nhưng hôm nay, dường như mọi thứ đang “đi tới” chứ không phải “trở về”.
Cuối tháng 10, ba chiếc tàu chiến Trung Quốc ghé cảnh Cam Ranh. Chính quyền tỉnh Khánh Hòa huy động người dân và đoàn thể ra phất cờ tiếp đón binh lính Trung Quốc. Chiếc tàu dẫn đầu là Tương Đàm 531, tên gọi của chiếc chiến hạm đã tấn công Gạc Ma năm 1988, thảm sát 64 binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam khi không có khả năng kháng cự. Nhiều năm sau cuộc chiến Gạc Ma, chiến hạm này đã được bán cho Bangladesh, nhưng vì cái tên Xiangtan/Tương Đàm gợi nhớ về chiến công hiển hách năm 1988, nên khi đóng tàu mới, chiến hạm Tương Đàm lại ra đời như niềm kiêu hãnh của ngành hải quân Trung Quốc. Điều khác nhau duy nhất là chiếc Tương Đàm cũ, có số hiệu 556, còn chiếc mới có số hiệu 531.
Khi ca sĩ Khánh Ly hát ở Sài Gòn, mọi sự ngăn cấm của các quan chức đều dựa trên ý rằng “không muốn gợi nhớ về một quá khứ không tốt”. Sau năm 1975, hơn 15.000 đầu sách của hai nền Cộng hòa miền Nam Việt Nam bị đốt, bị cấm và bị truy lùng vì cho là “gợi lại hình ảnh và văn hóa đồi trụy”. Hàng chục ngàn bài hát cùng các văn nghệ sĩ miền Nam bị cấm, cô lập như kẻ thù. Thậm chí có người đã phải vào tù vì có “tội lỗi với nhân dân”… Ấy nhưng Tương Đàm, cái tên đẫm máu người Việt ngang nhiên mang quá khứ đi vào hiện tại, từ Gạc Ma vào nơi quan yếu của Việt Nam, Cam Ranh, lại được chính quyền mở champagne chào đón.
Chắc những người được lệnh chào đón ba chiếc tàu chiến Trung Quốc cũng không biết rằng, vào lúc này, Bắc Kinh đã hoàn thành xong vành đai chiến lược để bao vây đảo Trường Sa của Việt Nam. Phi đạn và chiến đấu cơ của Trung Quốc tạo nên một vòng hỏa tuyến từ đảo đá Chữ Thập, Su Bi, Châu Viên, Vành Khăn, Gaven, Tư Nghĩa, nối đến Gạc Ma. Từ đây, Trung Quốc có khả năng uy hiếp trực tiếp Sài Gòn, Cam Ranh và Trường Sa. Tờ Focus Taiwan đưa tin này, mới đây, vào ngày 18/10/2016.
Người Trung Quốc chắc không còn nói chuyện Việt Nam trở về, mà hình như họ chọn cách đi tới, vì mọi thứ đều đã thuận lợi. Hôm nay thì chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã chính thức có chính sách mỗi ngày cho 100 xe Trung Quốc lái thẳng vào Việt Nam. Một sự ưu ái khá lạ lùng và sẽ sớm là chuyện của các cửa khẩu ở những vùng khác noi theo, mà chắc con số 100 xe mỗi ngày sẽ dần chỉ là thông báo ước lệ.
Không lâu nữa, năm 2018, bởi những ràng buộc bởi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), một loại thỏa ước thương mại mà Bắc Kinh lập ra để đối đầu với TPP của Mỹ, từ Trung Quốc, các loại động vật sống dùng để nhân giống; nhiều loại thịt, nhiều loại thuỷ hải sản đông lạnh và hoa quả sẽ được miễn thuế 0% khi vào Việt Nam. Thật đúng lúc, giữa lúc bốn tỉnh miền Trung chịu nạn biển nhiễm độc, lũ lụt tàn phá hoa màu, nhà cửa, giới chăn nuôi khánh kiệt… thì ngay lúc họ chuẩn bị hồi phục, đã bị nhấn chìm trong cơn đại hồng thủy nhập khẩu 0% từ Trung Quốc.
Tôi có kể với bạn về chuyện người Trung Quốc học lịch sử rằng Việt Nam phải trở về mẫu quốc? Có một sự thay đổi nhỏ, có màu máu và nước mắt, là chính quyền Cộng sản Trung Quốc đang sốt ruột đi tới thật nhanh, chứ không đợi ai đó trở về. Cuộc đi tới này lộng lẫy và man rợ không kém gì các đạo quân của Thành Cát Tư Hãn tràn tới: cỏ không thể mọc, con người chỉ còn biết quỳ xuống và ngửa mặt khóc than vì sao đất nước chúng ta lại đến nông nỗi như vầy.
Trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tháng 9 năm nay, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hứa là sẽ sớm quyết việc thanh toán thương mại Việt Nam – Trung Quốc bằng đồng Nhân dân tệ. Còn bà phó Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Thị Hồng, người tháp tùng thủ tướng, thì hân hoan nói rằng chuyện này không khó, vì lâu nay các tỉnh phía Bắc đã “thử” làm như vậy rồi. Không biết Quốc hội Việt Nam có biết về việc này không? Liệu Quốc hội mới có ít hơn những kẻ ngủ gục, chơi game và xin nghỉ sớm để lên tiếng về những hiểm họa như vậy? Bất kỳ ai có một học vấn tối thiểu cấp trung học, cũng đều hiểu việc Nhân dân tệ hóa nền kinh tế Việt Nam mang đến nguy cơ lệ thuộc như thế nào. Đặc biệt, Trung Quốc đang “đi tới” rất ào ạt trong sự hân hoan của những kẻ như bà Nguyễn Thị Hồng, và trong với bối cảnh vô cùng thuận lợi khi hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng bộ hô to chương trình chống đô-la hóa bằng quyết định 2589/QĐ-NHNN, hạ lãi suất tiền gừi bằng đô-la.
Trung Quốc đang biến nhiều quốc gia Châu phi trở thành những chư hầu kinh tế, cũng bằng cách dùng nhân dân tệ hóa như vậy. Hiện tại Zimbabwe, Angola và Nam Phi đã trở thành những quốc gia lệ thuộc kinh tế nặng nề vào Trung Quốc khi áp dụng thanh khoản bằng đồng Nhân dân tệ. Bạn nghĩ rằng chỉ là vấn đề thương mại? Áp lực kinh tế này, cũng đã trở thành áp lực chính trị khiến Nam Phi 3 lần từ chối cấp visa cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, chỉ vì muốn ve vuốt Bắc Kinh. Đại hội những người đoạt giải Nobel Hòa Bình tại Cape Town ở Nam Phi vào năm 2014, kể cả thị trưởng của thành phố cũng đã tuyên bố hủy hội nghị, nhằm tố cáo vì Pretoria đã cúi đầu trước Trung Quốc. Campuchia cũng vậy, trong vòng xoáy trở thành chư hầu của Bắc Kinh để chống lại Việt Nam, chính quyền này cũng đã ướm việc chính thức thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ, khởi đầu bằng du lịch.
Trong câu chuyện mà người đàn ông nói giọng Bắc, tóc bạc, kể với tôi về cuộc trò chuyện với người Trung Quốc. Giọng cười của ông rất sảng khoái. Một người biết ông, nói nhỏ với tôi rằng ông đã cùng gia đình tim đường định cư ở nước ngoài rồi. Có lẽ, vì vậy mà giọng cười của ông rất nhẹ nhàng, tiếng cười của một người đứng ngoài một nồi nước sôi sùng sục, hé nắp nhìn vào.
Nhưng tôi và hàng triệu con người khác – những người ở trong nồi – chắc không thể an nhiên được như ông. Vì bởi chúng ta là những người ở lại, là những người không có khả năng ra đi hay đã quyết chọn sống còn trên mảnh đất này. Tôi chắc rằng sẽ không có nhiều những kẻ muốn “trở về” trong chiếc nồi đóng kín nắp ấy. Nhưng chúng ta lại chứng kiến một cuộc đi tới, chà xát mọi thứ, không có sự xót thương di sản cha ông để lại. Cuộc đi tới của những chiến hạm Trung Quốc, của những đoàn xe tự do đi lại trên đất nước này, những đợt cuồng phong áp thuế 0% dẫm nát nông dân Việt Nam, và có thể có cả những đồng Nhân dân tệ mà chúng ta sẽ cầm trên tay để làm quen, không còn xa nữa.
Tôi vừa leo ra khỏi nắp nồi ấy, bằng hy vọng và sự thật về quê hương của mình. Và tôi nhận thấy mình có một niềm tin mới, rằng sẽ không có một sự “trở về” hay “đi tới” nào cả. Dân tộc này, đất nước này không thể đi vào khốn khó, nếu người người cùng nuôi hy vọng và nhìn bằng sự thật về đất nước mình, dân tộc mình, và cùng nhau leo ra khỏi nắp nồi đóng kín đó, trước khi quá muộn
https://nhacsituankhanh.wordpress.com/2016/10/30/tro-ve-di-toi/

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Trường Sa và Cam Ranh: Những biểu hiện phân hóa giữa ‘thân Trung’ và ‘hướng Mỹ’?

Trường Sa và Cam Ranh: Những biểu hiện phân hóa giữa ‘thân Trung’ và ‘hướng Mỹ’?



                                Sau Trung Quốc, ‘nhân vật số 2’ của Việt Nam đi Mỹ
Vào những ngày này, Đinh Thế Huynh - nhân vật thứ 5 trong Bộ chính trị nhưng lại là số 2 trong đảng CSVN - đang bất ngờ “có mặt” ở Washington. Chính trường và giới quốc phòng Việt Nam lại đang diễn ra những động thái “lạ”. Nếu chưa thể thừa nhận về một lực lượng chính trị “thân Mỹ” ở Việt Nam, bạn có thể đặt cho lực lượng này cái tên gì?
‘Hướng Mỹ’
Lịch sử chính trị cận đại ở Việt Nam đã có một lần được đánh bóng đặc biệt với cái tên Nguyễn Tấn Dũng - thủ tướng trước Đại hội XII. Trong cuộc chạy đua giành ghế tổng bí thư với Nguyễn Phú Trọng, ông Dũng được một số “chuyên gia cận thần”, vài ba trang blog tiếm danh lề trái, kể cả một số trí thức có khuynh hướng dân chủ thổi bùng niềm kỳ vọng vào ông như một “Gorbachev” của những năm 80 thế kỷ XX, hay “Putin” những năm 90 của thế kỷ trước, hoặc “thân Mỹ” của thế kỷ này.
Tuy thế, lịch sử lại tréo ngoe ở chỗ chưa bao giờ người Mỹ cảm thấy vui mừng vì sự hiện diện của một “lực lượng thân Mỹ” ở Việt Nam, và cũng chưa bao giờ chính phủ hay bất kỳ một cơ quan có trách nhiệm nào của Mỹ xác nhận, dù là một cách hết sức không chính thức, về bất kỳ một lực lượng chính trị nào ở Việt Nam được Mỹ ủng hộ.
Đơn giản là “Dũng không theo ai, Dũng chỉ theo Dũng” - như một chân lý mà những người tỉnh táo đã rút ra trước và sau Đại hội XII để khỏi ôm nỗi thất vọng không thể có cơ hội sửa sai.
Và nếu Nguyễn Tấn Dũng mà còn bị nhận chân là không đủ “theo Mỹ” để “cứu nước”, sau ông ta lại không có một gương mặt chính khách nào có thể được liệt vào loại “thân Mỹ”.
Vì thế, một cái tên có lẽ vẫn khiên cưỡng, nhưng có thể tạm thời chấp nhận, được dùng để chỉ một nhóm, hoặc cao hơn là một thế lực chính trị đang thành hình có khuynh hướng tìm cách dựa dẫm vào sức mạnh quân sự và kinh tế của người Mỹ để mưu đồ cho cuộc tranh giành sống mái về quyền lực cho nhóm lợi ích của mình trên mảnh đất Việt ngày càng tan hoang, có thể là “Hướng Mỹ”.
Những động thái ‘lạ’
Khác với thế thúc thủ vào năm 2015 và khác hẳn thế tủi nhục vào năm 2014, từ đầu năm 2016 đến nay đã xuất hiện một số chỉ dấu cho thấy giới quân sự và có thể cả giới ngoại giao Việt Nam đã tìm cách đi trước gã khổng lồ phương Bắc.
Tháng 2/2016, Việt Nam lần đầu tiên trở thành “quan sát viên” trong một cuộc tập trận có tên là Hổ Mang Vàng của Mỹ và các nước đồng minh. Sau đó lần đầu tiên đã diễn ra cuộc diễn tập quân sự chung giữa Nhật Bản và hải quân Việt Nam tại Đà Nẵng. Cũng sau đó, trước sự kiện một tàu quân sự Mỹ áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa và bị phía Trung Quốc công kích dữ dội, phía ngoại giao Việt Nam cũng lần đầu tiên tỏ ra “can đảm” khi dè dặt tuyên bố “tàu Mỹ đi qua vô hại”.
Tuy nhiên, hành động tỏ ra có “dũng khí” nhất là lần đầu tiên sau nhiều năm, vào đầu năm 2016 hải quân Việt Nam đã dám bắt giữ một tàu của Trung Quốc, dù đây chỉ là tàu chở dầu để tiếp vận cho hàng trăm tàu đánh cá Trung Hoa xâm phạm một cách có chủ ý và có hệ thống vùng biển Việt Nam.
Đến tháng 8/2016, hãng tin Anh Reuters đã trở thành cơ quan thông tấn đầu tiên bật mí một sự kiện mà có thể làm Tập Cận Bình sôi máu: quân đội Việt Nam âm thầm đưa tên lửa ra quần đảo Trường Sa như một cách để đối kháng với tên lửa của Trung Quốc đưa ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Sự thể càng đáng ngạc nhiên hơn khi trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Reuters, thứ trưởng quốc phòng hiện thời là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã không bác bỏ thông tin tuyệt mật này mà lại úp mở: “Di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của chúng tôi”.
Chỉ ít ngày trước chuyến đi Trung Quốc của ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban bí thư, vào tháng 10/2016, ông Nguyễn Chí Vịnh cũng phát ngôn rất đáng chú ý: “Việt Nam cam kết hỗ trợ Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình khu vực, miễn sao điều đó mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng”. Phát ngôn này được đưa ra trong cuộc trao đổi với bà Cara Abercrombie, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách vấn đề Nam và Đông Nam Á.
Hoàn toàn dễ dàng nhận ra sự khác biệt về “bản lĩnh Nguyễn Chí Vịnh” của năm nay với những năm trước. Khi nổ ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 ngự trị ngay trước mũi chính thể Hà Nội vào năm 2014, tướng Vịnh đã không một lời phản kháng. Và ông ta cũng chẳng làm khác hơn khi hàng chục lần tàu cá, tàu hải giám Trung Quốc tấn công tàu cá và giết hại ngư dân Việt.
Còn giờ đây, tướng Vịnh bất thần trở nên có “dũng khí” hơn, dù chỉ đôi chút. Lời lẽ và quan điểm đối ngoại của ông cũng quyết đoán hơn, dù vẫn còn quá nhiều từ ngữ mập mờ mà muốn hiểu sao cũng được.
Chuyện gì đang xảy ra?
Có vẻ đang diễn ra những động thái “lạ” trong chính trường Việt Nam, đặc biệt liên quan đến mảng đối ngoại con thoi và phòng thủ quân sự. Và dường như giữa các động thái đối ngoại giữa một số nhân vật chính trị lại không ăn khớp với nhau, nếu không nói là ngược chiều nhau.
Bí ẩn Cam Ranh
Cam Ranh có thể được xem là một hình mẫu cho quan điểm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, nhưng cũng rất có thể đang ẩn giấu một cuộc so kè giữa hai thế lực “thân Trung” và “hướng Mỹ” trong nội bộ đảng CSVN.
Tháng 10/2016, chỉ ít ngày sau khi 2 tàu khu trục Mỹ cập cảng Cam Ranh. Đây là sự kiện lần đầu tiên kể từ năm 1975, một sự kiện khác cũng mang tính lần đầu tiên và được quan tâm không kém là 3 tàu chiến Trung Quốc cũng cập cảng Cam Ranh.
Thậm chí, giới phân tích còn cho biết 3 tàu chiến của Trung Quốc ghé thăm cảng Cam Ranh thuộc hạm đội Đông Hải, hạm đội đã từng tham gia vào vụ thảm sát Gạc Ma năm 1988. Một cách nào đó, đây là sự xúc phạm đến oan hồn của 64 binh sĩ Việt Nam bị phía Trung Quốc tàn sát năm 1988.
Sự kiện tàu chiến Trung Quốc cập cảng Cam Ranh lại được báo chí nhà nước thông tin cùng thời điểm với một chuyến công du đặc biệt: Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh, nhân vật số 2 trong đảng, đến Bắc Kinh và đặc biệt có một cuộc gặp với Tập Cận Bình. Khoảng thời gian mà ông Huynh ở Trung Quốc lại trùng với thời gian mà Tổng thống Philippines Duterte cũng đến quốc gia này và đưa ra một tuyên bố khó có thể đồng bóng hơn: Philippines quyết định chia tay với Mỹ.
Câu hỏi rất cần được giải đáp là có phải “tập thể Bộ Chính trị” đã cùng lúc quyết định cho cả tàu chiến Mỹ lẫn Trung Quốc được cập cảng Cam Ranh theo sách lược “đu dây” truyền thống, hay còn nhân tố nào khác? Nếu không phải là Bộ Chính trị quyết định việc này thì ai đã bật đèn xanh cho tàu Mỹ và ai mời tàu Trung Quốc vào Cam Ranh?
Lối thoát thời tao loạn
Trên bề mặt, tư thế đu dây đối ngoại vẫn là chủ đạo của giới lãnh đạo Việt Nam. Một trong vài bằng chứng mới nhất là Cam Ranh đón cả tàu Mỹ lẫn tàu Trung Quốc để bảo đảm “không liên minh với một nước nhằm chống lại nước thứ ba”.
Bằng chứng gần nhất là ngay sau khi đi Bắc Kinh “thỉnh kiến” Tập Cận Bình, ông Đinh Thế Huynh lập tức “diện kiến” ở Washington. Chuyến công du liên cường quốc của nhân vật thứ 5 trong Bộ Chính trị nhưng lại là số 2 trong đảng này có thể mang hơi hướng nào đó của chuyến công du đột ngột và âm thầm của nhân vật Phạm Quang Nghị, Bí thư thành ủy Hà Nội, đến Washington vào tháng 7/2014. Khi đó, ông Nghị còn được Nguyễn Phú Trọng “chấm” như một ứng cử viên sáng giá cho chức vụ tổng bí thư tại Đại hội XII. Hiện nay, ông Huynh cũng nằm trong tình trạng của ông Nghị quá khứ và có lẽ nhu cầu “đối ngoại” của ông Huynh là lớn chưa từng thấy…
Nhưng sau tất cả những màn trình diễn qua lại trên, câu hỏi cốt yếu vẫn là ai là người quyết định đưa tên lửa ra Trường Sa - một biểu hiện được đánh giá là nếu không có một sự hậu thuẫn đủ mạnh của một thế lực đủ đối trọng với Trung Quốc thì khó lòng xảy ra vào thời gian này?
Trong khi đó, vẫn đang xuất hiện những tin tức ngoài lề cho biết sau phán quyết về đường lưỡi bò của Tòa án quốc tế, Trung Quốc “sẽ hành động” vào một thời điểm nào đó.
Không phải ngẫu nhiên mà giới chóp bu Việt Nam thỉnh thoảng vẫn nhắc lại khẩu hiệu “không để bị động bất ngờ” trong các cuộc thăm viếng các quân khu và đơn vị bộ đội.
Hẳn là trên bình diện tương quan về thế chứ không phải là lực, Việt Nam vẫn đang duy trì xu hướng cậy nhờ lực lượng hải quân Hoa Kỳ, cho dù xu hướng này tiến triển một cách chậm chạp.
Tựu trung những biểu hiện từ đầu năm 2016 đến nay, có vẻ như chính trường Việt Nam đang dần tách thành hai khối chuyên biệt: “thân Trung” và “hướng Mỹ”, bất chấp Tổng Bí thư Trọng cứ mãi rao giảng về “chống tự diễn biến, tự chuyển hóa”.
Lịch sử nước Việt là thế, cứ vào thời tao loạn, mỗi người lại phải tự tìm lối thoát cho riêng mình.
Không chỉ cố gắng tìm kiếm một thế “chống lưng” mới về kinh tế và cả quân sự, mỗi nhân vật chính trị còn phải cố làm sao để bảo đảm cho “hậu vận” của mình không bị mệnh hệ gì nếu nội tình quốc gia “có biến”.
Chỉ có điều, dư luận trong nước và quốc tế cho tới giờ vẫn không hết ngạc nhiên về tính ù lì chậm chạp của giới chính khách nửa mùa ở Việt Nam. Trong khi bài học dân chủ hóa và chuyển giao quyền lực êm ả đã được thực hiện ở Myanmar suốt từ năm 2012 đến nay, những chính khách “muốn thay đổi” ở Việt Nam vẫn như tê cứng bởi nỗi sợ hãi kỷ luật đảng mỗi khi muốn nhúc nhích khỏi quỹ đạo ý thức hệ giáo điều.
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voatiengviet.com/a/truong-sa-va-cam-ranh-nhung-bieu-hien-phan-hoa-giua-than-trung-va-huong-my/3569074.html

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Biển Đông: Trung Quốc đang tìm cách vô hiệu hóa Việt Nam

Biển Đông: Trung Quốc đang tìm cách vô hiệu hóa Việt Nam

Nhiều dấu chỉ cho thấy Chủ Tịch Tập cận Bình [CT Bình] của Trung Cộng [TC] đang tăng cường mua chuộc Miên và tìm cách chiêu dụ Phi luật tân để vô hiệu hoá vị trí của VN và vai trò chiến lược của VN trên Biển Đông, cụ thể là triệt tiêu cái thế của VN vốn là tiền đồn kiểm soát con đường hàng hải huyết mạch ra vào Á châu Thái Bình Dương.
A1.jpg
Thực vậy. Trước tiên, CT Bình công du Miên để tây định, tức là củng cố và tăng cường tương quan tay đôi với Miên, trong chuyến đi Miên từ 13-14/10/2016. Tin Reuters cho biết CT Bình không tiếc lời ca ngợi «quan hệ chặt chẽ» giữa hai nước Miên và TQ và coi Thủ tướng Hun Sen của Miên là «lá chắn» bảo vệ lập trường của Trung Quốc chống lại mọi phê phán tranh giành biển đảo của các láng giềng. TQ “đã chấp thuận viện trợ quân sự và giúp Cam Bốt canh tân quân đội”, xóa cho Miên món 89 triệu đô la nợ và còn cung cấp thêm cho chính phủ Hun Sen 14 triệu đôla viện trợ quân sự. Hai bên còn ký 31 thỏa thuận, trong đó có khoản vay 237 triệu đôla với lãi suất thấp. Còn Miên sẽ mua chiến đấu cơ của Trung Quốc để tăng cường bảo vệ không phận. TC đã từng viện trợ và cho vay bán rẻ vũ khí cho Miên, số tiền lên hàng tỷ Mỹ kim. Tiêu biểu, năm 2013 TC cho Miên vay 195 triệu Đô và bán rẻ cho Miên 12 trực thăng Harbin Z-9 trong đó có 4 trực thăng chiến đấu.
Theo nhận định của Reuters, Miên đang có tranh chấp biên giới với Thái Lan và Việt Nam. Miên là thành viên của ASEAN, nhưng nhà cầm quyền Hun Sen công khai ủng hộ Trung Quốc trong các tranh chấp biển đảo của các nước ASEAN như VN và Phi.
Tiếp theo CT Bình đông bình, trong việc tiếp kiến long trọng, cả ba tam đầu chế Thiên Triều, Chủ Tịch Đảng, Nước, Thủ Tướng và Chủ Tịch Quốc Hội đều tiếp tân Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte. Duterte cầm đầu một phái đoàn công du TQ từ 18 đến 21 tháng 10 với cả trăm doanh gia trong đó có những đại tài phiệt ở Philippines, với lời TT Duterte tuyên bố muốn xa rời Mỹ và xích lại gần TQ, kể cả trong vấn đề Biển Đông mà Phi bị TC xâm lấn biển đảo phải kiện và thắng TC tại Tòa Trọng Tài Liên hiệp Quốc. Trước khi đến TQ, TT Duterte đã ve vãn TC, Ông thật thà khai báo, rằng ông ngoại của Duterte là người TQ. Và Ô. Duterte ca tụng Tập Cận Bình là «một chủ tịch vĩ đại», đồng thời khen Trung Quốc và Nga đã thể hiện sự tôn trọng Ông, khi tránh chỉ trích chiến dịch bài trừ ma túy. Ông còn tuyên bố Phi muốn mua vũ khí của TC và Nga. Còn TC thì chiêu dụ Duterte và tài phiệt Phi, rằng Trung Quốc đã bỏ cấm vận trên mặt hàng chuối cũng như hứa nhập cảng từ Philippines. Ô. Duterte mong muốn TQ giúp Philippines xây dựng xa lộ và đường xe lửa hầu phát triển cơ sở hạ tầng.
Và như thế CSVN coi như bị Phi chận đầu và Miên bọc hậu trong vai trò chiến lược của VNCS, với mục tiêu khai thác mâu thuẫn giữa Mỹ và TC để VN ở giữa hưởng lợi. TC đã vô hiệu hoá chiến thuật đi đu dây của CSVN lợi dụng tranh chấp Biển Đông để thủ lợi từ TC và Mỹ.
Vị trí chiến lược của VN không còn nữa như tiền đồn nằm ló ra cái voi của bán đảo Đông Dương để quan sát, canh gác con đường hàng hải huyết mạch của thế giới trong vùng biển Á châu Thái bình dương đông dân nhứt thế giới, kinh tế quan trọng trong thế kỷ 21 nữa. CSVN cựa quậy gì, bắt tay Mỹ, xích lại gần Mỹ thì Phi ở phía đông và Miên phía tây cả hai đã thân cận TC sẽ hợp đồng tác chiến cùng khuấy rối CSVN, CSVN phải tập trung sức lực thủ thành, hết mong nhúc nhích, cựa quậy ngoài Biển Đông và trong bán đảo Đông dương nữa. TC khỏi cần tốn kém nhiều cho CSVN như lâu nay.
Sau cùng kể ra TC bình định Miên quá dễ và rẻ. Nhờ TT Hun Sen bản chất là phản bội, từng phản bội Khmer Đỏ, không ngần ngại tỏ ra phản thầy CSVN. Ai cũng biết Hun Sen là một người Việt gốc Miên xuất thân từ tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh của Miền Tây Nam Việt. Y theo Khmer Đỏ Paul Pot, sau đó bỏ hàng ngũ Khmer Đỏ theo CSVN khi CSVN đưa quân qua đánh Khmer Đỏ. CSVN dựng y lên làm thủ tướng bù nhìn tay sai cho CSVN. Sau khi do áp lực của quốc tế CSVN phải rút quân về, CSVN để Hun Sen ở lại với hậu thuẫn ngầm của CSVN. Hun Sen tiếp tực làm thủ tướng ở Miên tính ra còn lâu hơn TT Phạm văn Đồng ở VNCS nữa. Nói theo dân Miền Nam, rồi Hun Sen bẻ chỉa khi thấy TC trổi dậy, lơ là với CSVN qua làm gia nô cho TC. Hun Sen tỏ ra là “đày tớ trung thành” cho TC qua hành động thổ dậy khi cho đại diện Miên chống ASEAN lần đầu tiên mấy chục năm họp thượng đĩnh mà không ra thông cáo chung được vì Miên chống không cho nói đụng tới việc TC tranh chấp biển đảo của VN và Phi.
So với công mà Hun Sen dâng lên quan thầy TC trong tổ chức ASEAN với số tiền TC viện trợ và miễn nợ cho Miên vay thì quá rẻ. TC mua chuộc Miên, biến Miên thành cây dao găm chĩa vào sau lưng CSVN. Một thất bại chánh trị quá lớn cho CS Hà nội. Nhứt định CS Hà nội đau như bị thiến. CS Hà Nội đã chết rất nhiều đảng viên, cán bộ và bộ đội khi kéo quân từ VN qua đánh đuổi Khmer Đỏ, đưa Hun Sen lên làm Thủ Tướng và sau đó phải rút về vì áp lực của Liên Hiệp Quốc. Bây giờ Hun Sen theo TC, phản bội CSVN, làm tay sai cho TC, hại CSVN, phá ASEAN không đặt được vấn đề Biển Đông bị TC xâm lấn.
Còn Phi, nếu TC thoả mãn 100% cầu cạnh của TT Duterte, thì cái giá mà TC mua Phi cũng quá rẻ và dễ. Nếu TT Duterte im lặng tức mặc thị đồng ý cho TC quân sự hoá bãi cạn Scarborough, từ đó TC liên kết với Hoàng sa và Trường sa mà TC đã chiếm cứ của VN thành một tam giác chiến lược để TC khống chế Biển Đông thì Biển Đông thành ao nhà của TC rồi. Và TC chỉ cần móc ngoặc với một tổng thống ăn nói bạt mạng, sáng nắng chiều mưa, lai TC bên ngoại như TT Duterte là TC phá huỷ được tương quan đồng minh của chánh quyền Mỹ với Phi đã trở thành truyền thống, và là TC coi như cỏ rác ý nguyện của đại đa số dân chúng Phi muốn thân thiện với Mỹ.
Nhưng thiết nghĩ thế nước lòng dân Phi không để TT Duterte giải quyết quốc gia đại sự một cách tuỳ cảm xúc riêng tư và quá bất thường như vậy. Cựu TT Ramos rất có uy tín ở Phi, người đỡ đầu chính trị của TT Duterte khi tranh cử ngày 10/10/2016 đã công khai lên tiếng chê trách chính phủ Duterte mới làm việc có 100 ngày mà «đang thua một cách thảm hại». Thẩm phán Tối Cao Justice Antonio Carpio của Tòa án Tối cao Philippines ngày 14/10/2016 công khai cảnh cáo TT Duterte, rằng không bảo vệ chủ quyền quốc gia là vi phạm Hiến pháp, và nếu tổng thống Duterte nhượng chủ quyền trên bãi cạn Scarborough cho Trung Quốc, ông có thể bị truất phế.
Đó là chưa nói Quân đội Phi lâu nay rất gần gũi, thân tình, làm việc sát cánh với quân nhân Mỹ được Mỹ gởi sang giúp quân đội Phi ở 5 căn cứ chiến lược của Phi và trong công tác chống Hồi Giáo cực đoan và phiến quân CS Maoist mà TT Duterte đang âm thầm giơ tay ra hoà giải hoà hợp với họ. Dù TT Duterte tuyên bố xa rời Mỹ, nhưng chưa thấy một dấu hiệu xa cách nào giữa quân đội hai bên Mỹ-Phi. Đó cũng chưa nói các gia thế chánh trị ở Phi có cả một bộ đội an ninh và nhiều tương quan với quân đội cũng không để cho Ô Duterte phá hoại truyền thống 65 năm thân thiện với Mỹ. Cũng cần phải nói thêm Ô. Duterte cũng có quá nhiều “nợ máu” đối với các băng đảng xã hội đen, các tổ chức tội phạm, sống ngoài vòng pháp luật ở Phi./.
Vi Anh
(Việt Báo)

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Hậu trung ương 4 khoá 12

Hậu trung ương 4 khoá 12

Thứ Ba, ngày 25 tháng 10 năm 2016


Khí thế hừng hực chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng bỗng lắng xuống trước thềm hội nghị trung ương 4. Cuộc phát động long trời lở đất về chống tham nhũng của Trọng tưởng như sẽ lôi ra những đối tượng cỡ uỷ viên bộ chính trị, hay chí ít cũng là uỷ viên trung ương. Nhưng rút cục thì quan chức lớn nhất chỉ là một phó chủ tịch tỉnh hàng thấp nhất trong các phó chủ tỉnh tịch là Trịnh Xuân Thanh, với tội danh là làm trái quy định gây thất thoát tài sản nhà nước. Một vị cấp cao hơn là bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng nhận hình thức cảnh cáo khi đã về hưu.

 Dư luận đặt câu hỏi rằng. Tại sao quyết tâm chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng lớn đến thế, huy động nhiều lực lượng vào cuộc như thế. Lại chỉ dừng lại ở cỡ một phó chủ tịch tỉnh.? Phải chăng ở Việt Nam,  quan chức sai trái có vấn đề chỉ ở chức vụ như vậy. Còn cao hơn nữa thì không có, hay toàn người trong sạch. Đúng là như vậy thì thật đáng mừng, tuy nhiên chỉ như vậy thì việc gì phải ầm ĩ mở chiến dịch lớn quảng cáo rầm rộ gây bão trong dư luận như vừa qua.?

 Trả lời câu hỏi nghi vấn này, có nhiều câu giải đáp.

Thứ nhất hiệu quả chiến dịch chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng thất bại. Trọng gặp phải sự chống cự lớn hơn mức ông ta tưởng, việc Trịnh Xuân Thanh một quan chức cấp không cao lắm, trốn thoát ngay trong vòng kiềm toả của chiến dịch khi bắt đầu khởi động, đã là một cú tát mạnh khiến Trọng phải nhìn lại khả năng của mình.

 Thứ hai, Trọng đã chiến thắng khi đạt được nhiệm vụ đặt ra của mình, buộc đối thủ phải thoả hiệp, đầu hàng và tuân phục. Vì thế, Trọng không cần phải đánh tiếp dưới chiêu bài chống tham nhũng nữa. Câu trả lời thứ nhất đã được phân tích và bình luận nhiều, nhưng ở câu trả lời thứ hai  này, lại là một giả định mà chưa có mấy người đề cập đến.

 Ở khả năng thứ nhất, sự thất bại trong công cuộc chống tham nhũng của Trọng là nỗi thất vọng của một số người còn đặt niềm tin vào chuyện đảng cộng sản VN có thể tự làm sạch mình. Nó cũng là ấm ức của một số người mang danh chống cộng nhìn thấy một quan chức cộng sản như Trịnh Xuân Thanh trốn chạy thành công.

 Nhưng nếu giải đáp là khả năng thứ hai, Trọng đã chiến thắng trong ván bài chống tham nhũng này. Có lẽ nỗi buồn, thất vọng sẽ là của cả dân tộc.  Vì sao lại vậy ?

 Vì có thể việc chống tham nhũng, đánh lợi ích nhóm là việc phơi bày ra cái xấu của đảng cộng sản.  Mà bản chất của đảng Cộng Sản không bao giờ vạch áo cho người xem lưng. Tất cả các cuộc thanh trừng bè phái khác ý thức, chủ trương , tranh giành quyền lực trong chế độ cộng sản trên khắp thế giới từ trước đến nay đêu mang chiêu bài nào đó. Những chiêu bài như thế chỉ nhằm che đậy sự thanh toán phe phái, đặc biệt trước những giai đoạn lịch sử giao thời thường có những chiêu bài để thanh toán những phe có tư tưởng khác trong đảng.

 Trong nội bộ cộng sản không thể có sự khác biệt về quan điểm đối với một đường lối lớn nào đó, đặc biệt là đường lối chính trị liên quan đến ngoại giao với các nước lớn. Chuyện này đã từng xảy ra thời kỳ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ tiễu trừ những kẻ khác biệt quan điểm thời cuộc với mình. Hoặc xa xưa hơn nữa là đảng CS VN thanh toán nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Hay trường hợp của uỷ viên chính trị Trần Xuân Bách hồi biến cố Đông Âu.

 Sự khác biệt về quan điểm trong ĐCS mới chính là mối lo lớn nhất đến sự tồn vong của đảng, chuyện tham nhũng của chế độ cộng sản thời kinh tế thị trường không thể nào không xảy ra. Chính vì thế những cuộc thanh trừng vì tính chất trái quan điểm bao giờ cũng sát phạt và đẫm máu hơn cái gọi là chống tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng là một trong những yếu tố để các đảng viên cộng sản trung thành và gắn bó với đảng. Xử lý triệt để tham nhũng và xoá bỏ nó là tước đi ước mơ làm giàu của các đảng viên, nó sẽ khiến cho các đảng viên không còn chí tiến thủ, tranh đua khi tham gia đảng. Câu chuyện mà một số người đang tô vẽ rằng đảng cộng sản VN đang làm sạch nội bộ , vì dân, vì sự liêm khiết là câu chuyện dựng ra để che đây những âm mưu thanh toán nhau giữa các ý thức hệ đang diễn ra mà thôi.

 Cuộc tranh giành quyền lực gay gắt của Đảng CSVN thường bắt đầu bằng những chủ trương một bên đưa ra, chủ trương và đường lối của bên nào dành thuyết phục được sự ủng hộ của số đông đảng viên trong đảng, bên đó sẽ nắm được quyền lực. Cuộc chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng phát động vừa qua, thực ra là một cuộc chiến về y thức hệ. Chính thế liên tục những bài viết, những phát biểu gần đây của đảng CSVN đều nhấn mạnh đến khía cạnh mâu thuẫn nội bộ, nguy cơ diễn biến, chuyển hoá tư tưởng, ý chí dao động...và lời kêu gọi thống nhất tư tưởng , hành động, tập trung quyền lực để kiểm soát. Đấy là những dấu hiệu cho thấy trong nội bộ cộng sản đang diễn ra sự thanh toán nhau về mặt tư tưởng hơn là chống tham nhũng. Đó cũng chính là lý do tại sao việc chống tham nhũng hô hào lại dừng lại và thay thế vào đó là những bài viết, phát ngôn kêu gào ngăn chặn sự chuyển hoá về tư tưởng.

 Vậy mâu thuẫn trong tư tưởng , đường lối, chủ trương mà đang CSVN của Nguyễn Phú Trọng đang lo lắng mất ăn, mất ngủ ngày đêm là gì.?

 Không có gì là quá khó đoán, nhìn những diễn biến ngoại giao  trong vài tháng trở lại đây. Dễ nhận thấy chủ trương của phe Nguyễn Phú Trọng là đẩy mạnh sự gắn bó, lệ thuộc và bám chặt lấy Trung Quốc. Chủ trương gắn bó với Trung Quốc vấp phải một số ý kiến nghi ngờ và muốn ngăn cản hoặc làm chậm quá trình triển khai. Vì vây Nguyễn Phú Trọng đã được Trung Quốc bày cách dùng  chiêu bài chống tham nhũng, thông qua uỷ ban kiểm tra trung ương để thanh toán những ai có ý định ngăn cản chủ trương gắn bó với Trung Quốc.

 Chuyến đi của thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh đến Trung Quốc sau hội nghị trung ương 4 khoá 12 đã đánh dấu thành công thắng lợi của phe thân Trung Quốc. Sau những đòn đánh dưới chiêu bài chống tham nhũng, những ý kiến đối lập đã phải thúc thủ để giữ yên thân mình. Bởi thế, cuộc chiến chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng không cần thiết phải đẩy mạnh lên cấp cao hơn, khi mà mục đích của nó là thống nhất được chủ trương thân Trung Cộng đã thành công.

Bây giờ chỉ là những cuộc thảo phạt đến những quan chức về hưu dưới hình thức cảnh cáo nhẹ, để giữ chiêu bài chống tham nhũng không bị dư luận dị nghị là đầu voi đuôi chuột. Sẽ không có cấp nào cao hơn Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố, vì mục đích thống nhất tư tưởng, đường lối thân Trung Cộng đã được thống nhất xong.

 Một tương lai mới rất rõ ràng cho Việt Nam, như nhà báo Huy Đức đã nói trước thềm đại hội đảng 12. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người có quan điểm '' rõ ràng '' với Trung Quốc. Lúc ấy nhiều người hoài nghi chưa biết faun điểm rõ ràng đó là gì. Đến nay thì đúng thật đã rõ ràng
.

http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016_10_01_archive.html

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

NHỮNG CÁN BỘ ĐẢNG THOÁI HÓA BIẾN CHẤT NẶNG Ở BẮC NINH (10.518.)

 NHỮNG CÁN BỘ ĐẢNG THOÁI HÓA BIẾN CHẤT NẶNG Ở BẮC NINH (10.518.)

Posted by adminbasam on 21/10/2016
“Một người dân Từ Sơn nói với chúng tôi: ‘Nếu bây giờ xảy ra chiến sự mà nhân dân được phát súng thì đối tượng đầu tiên mà dân chúng ở đây nhằm bắn chính là bọn quan tham, cường hào ác bá mới ở địa phương’. ‘Thùng thuốc súng’ Bắc Ninh xem ra chỉ còn chờ ngày phát nổ”. 
____
Nguyễn Thanh Giang
21-10-2016
Xin chuyển đến ông Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội nước CHXHCNVN bức thư dưới đây của ông Nguyễn Hữu Mỹ. Bức thư do ông Mỹ viết tay gửi qua bưu điện đến tôi nhưng tôi xin phép “máy tính hóa” và đưa lên mạng để được chia sẻ rộng rãi cùng những ai quan tâm:      
Từ Sơn ngày 11-9-2016
Kính gửi: Ông Dương  Trung Quốc
Đại biểu QH nước CHXHCN Việt Nam
Tôi tên là Nguyễn Hữu Mỹ, sinh năm 1950, thường trú tại thôn Mai Động, xã Hương Mạc, thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh
Thưa ông! Trước hết cho tôi gửi tới Ông lời kính chúc sức khỏe và lời chào kính trọng.
Qua diễn đàn Quốc hội và một số tác phẩm của ông, tôi cảm nhận được tấm lòng da diết chân thành của ông vì cơm no, áo ấm, được học hành cho dân nghèo, vì công bằng, dân chủ, tiến bộ xã hội, vì độc lập tự do cường thịnh cho Tổ quốc. Tôi mạnh dạn gửi tới ông lá tâm thư kêu cứu của các công dân tỉnh Bắc Ninh đang bị cướp mất đất, bị bần cùng hóa bởi những tên địa chủ kiểu mới, được những kẻ khoác áo Đảng-Chính quyền phụ họa, bao che, dung túng.
Mặc dù tôi rất hiểu trong tình hình hiện nay để giải quyết được những sai phạm và cứu được những người nông dân là vô cùng khó khăn, phức tạp, thậm chí bất khả thi. Tôi và đông đảo bà con nông dân bị dồn nén phẫn uất tột cùng, đã gần chục năm nay mang hàng tạ lá đơn đi khắp mọi nơi, nhưng chẳng được cơ quan nào giải quyết. Cuộc sống hàng ngày, bị chính quyền, công an luôn gây khó dễ, thậm chí vi phạm trắng trợn nhân quyền: tổ chức bà con nông dân đi viếng lăng Bác cũng bị công an, chính quyền ngăn cản lục soát ngay từ đầu xóm ngõ.
Kính thưa ông!
Người dân nơi đây vốn là nông dân từ bao đời nay chỉ sống trên đồng ruộng, nhưng nay ruộng đất gần như bị mất hết, không được đào tạo một chuyên môn nào, cuộc sống rồi đây sẽ ra sao?
Tôi khẩn thiết kêu cứu và khẩn khoản nhờ ông kêu cứu lên cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước rằng: “Người nông dân Bắc Ninh đang đau thương vật vã cầu xin sự đoái thương từ các vị …”
Tôi xin trân trọng cảm ơn ông!
Kính thư
Nguyễn Hữu Mỹ
ĐT: 0974.550.460
Nhận được thư này, tôi không quan tâm lắm vì cho đây cũng lại là “Chuyện thường ngày ở huyện” nên không định chuyển tới ông. Mãi đến một ngày tôi đột nhiên bị tiếp hơn chục bà con lặn lội từ Bắc Ninh kéo đến nhà. Bà con bảo sau khi gửi hàng tạ đơn lên các cấp Chính quyền và Đảng không được hồi âm, đã tìm gặp trực tiếp nhiều người mà bà con từng biết tiếng như các ông Lê Văn Cuông, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Sỹ Dũng, Nguyễn Lân Dũng, Lê Như Tiến…, nay trong cơn bĩ cực, mặc dù không hẹn trước đành đột ngột đến “quấy rầy” tôi.
Tôi rất xúc động vì thấy bà con phải vất vả lặn lội đường xa tìm đến gặp tôi thế này, chứng tỏ những đau thương uất ức đã dồn nén đến mức bà con trong cơn tuyệt vọng đã rơi vào trạng thái quẫn. Không người nọ thì người kia trong bà con chắc phải biết rằng tôi không hề có quyền, có thế, có lực dù chỉ để cưu mang, bênh vực một đứa trẻ đang bị một đứa trẻ khác ăn hiếp chứ đừng nói sẽ cáng đáng nổi những gì mà một trong mấy ông vừa nêu trên không giúp được. Nghe bà con, người nọ tiếp người kia giãi bầy, tố cáo … tôi càng xấu hổ thấy bà con đã phí sức nói vì chắc là tôi nghe cũng chẳng để làm gì!
Dẫu vậy, vì nể lòng bà con, ngày 26 tháng 9 năm 2016 tôi đã rủ một số người trong đó có đại tá công an tình báo Nguyễn Đăng Quang, nhà báo Lê Anh Hùng … về thăm đồng bào. Chúng tôi được bà con hồ hởi đón tiếp rất trọng thị. Hàng chục bà con đến tụ hội, trong đó có rất nhiều đảng viên, nhiều quan chức đã nghỉ hưu, nhiều cán bộ đương chức …
Bà con không chỉ đưa đơn tố cáo và tường trình những sự kiện ngược ngạo, vi hiến, phi pháp của cán bộ Đảng, Chính quyền các cấp mà cả những con dòi ký sinh vào họ, nuôi dưỡng họ. Không chỉ nghe, chúng tôi còn được bà con đưa đi “kinh lý” để thực mục sở thị những dãy phố Tàu nhiều ổ gian thương ngày đêm thương lái Trung Quốc thì thụt lui tới, những nhà nghỉ có gái địa phương chết khi vào cùng khách Trung Quốc (mà không được chính quyền địa phương điều tra làm rõ), những cánh đồng chưa triển khai đền bù thỏa đáng đã bị cướp trắng bỏ hoang cho cỏ mọc um tùm nhiều năm, những công trình công cộng, trụ sở cơ quan công quyền của tỉnh, của huyện vừa làm xong từ một vài tháng đến một vài năm; thậm chí chưa quyết toán, lập tức bị đập bỏ không thương tiếc và tiếp tục đổ tiền ngân sách vào làm lại…, hậu quả của việc thi nhau nặn dự án mục đích chỉ để cướp đất của dân, moi tiền của Nhà nước chia chác nhau.
Để vơ đầy túi tham họ ngang nhiên bức tử cả sông Ngũ Huyện Khê. Con sông Ngũ Huyện Khê chảy qua 5 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Đông Anh trên địa bàn Hà Nội; thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh.  Sông này được dùng tiêu thoát nước về mùa mưa, lấy nước phục vụ bà con nông dân sản xuất nông nghiệp về mùa khô. Họ cho lấp ¾ sông Ngũ Huyện Khê chảy qua địa bàn thị xã Từ Sơn để xây chợ gỗ cho thuê và phân lô bán nền, rồi lại bỏ ra hàng trăm tỷ VNĐ từ ngân sách nhà nước để nạo vét và xây bờ kè ở phía bờ sông đối diện. Đoạn sông này trước kia rộng 290m, sau khi bị san lấp chỉ còn chừng 80m. Theo ước tính của người dân địa phương, chỉ riêng trong “dự án” này, khoản lợi nhuận mà đám quan tham và sân sau của họ thu được cũng đã lên đến hàng nghìn tỷ.
Không thể liệt kê dù chỉ một phần sự tác oai, tác quái, tham tàn, bạo ngược của quan chức thoái hóa biến chất câu kết với tư bản đỏ, địa chủ đỏ ở đây, chúng tôi chỉ mong ông cố gắng sắp sếp thời giờ đến với bà con Từ Sơn để rồi bằng cách nào có thể khuyên TBT Nguyễn Phú Trọng cũng nên vi hành đến những nơi như thế này.
Vốn đã không được tôi luyện trong thực tiễn cách mạng nhiều gian nan thử thách, lại do chỉ thích tìm đến những nơi được tự sướng với những lời tụng ca sủng nịnh, Nguyễn Phú Trọng ngày càng xa rời thực tế, thoát ly nhân dân, ngày càng hư hỏng. Không cần đi đâu xa, Nguyễn Phú Trọng chỉ cần vượt quãng đường không đầy 30 km đến với bà con Bắc Ninh để có dịp được chứng kiến tường tận những biểu lộ khủng khiếp của đủ các tệ nạn: tham nhũng, chạy chức chạy quyền, gia đình trị, móc ngoặc tạo lợi ích nhóm đủ loại … Ông cũng sẽ có dịp điều chỉnh nhận thức để nhận ra tất cả chủ yếu do thoái hóa đạo đức, tư cách chứ không phải do tự chuyển biến, tự chuyển hóa gì gì đó.
Rất tiếc rằng phần do thiếu thực tế, phần do khả năng tư duy kém, Nguyến Phú Trọng đã đưa ra định hướng sai lệch cho Hội nghị TƯ4 vừa qua để vừa làm mất công sức Ban Chấp hành Trung ương, vừa hao tiền tốn của của nhân dân mà sẽ chẳng giải quyết được gì.  
Nhà báo Lê Anh Hùng cùng đi với chúng tôi đã viết một bài báo có đoạn kết như sau:      
“Một người dân Từ Sơn nói với chúng tôi: ‘Nếu bây giờ xảy ra chiến sự mà nhân dân được phát súng thì đối tượng đầu tiên mà dân chúng ở đây nhằm bắn chính là bọn quan tham, cường hào ác bá mới ở địa phương’. ‘Thùng thuốc súng’ Bắc Ninh xem ra chỉ còn chờ ngày phát nổ”. 
Lời cảnh báo ấy rất có cơ sở và có thể rất xác thực.
Hà Nội ngày 20 tháng 10 năm 2016
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 5 ngõ 341 đường Trung Văn – Hà Nội.
Mobi: 0984 724 165
https://anhbasam.wordpress.com/2016/10/21/10-518-nhung-can-bo-dang-thoai-hoa-bien-chat-nang-o-bac-ninh/