Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Ông Võ Kim Cự bị Đảng 'kiểm tra sai phạm' vụ Formosa


Cựu lãnh đạo Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự hiện đang bị Đảng Cộng sản Việt Nam "kiểm tra sai phạm" liên quan đến vụ Formosa.

Ông Võ Kim Cự và TBT Nguyễn Phú Trọng
Ông Võ Kim Cự và TBT Nguyễn Phú Trọng tại kỳ họp Quốc hội
Các báo Việt Nam hôm 30/11 đồng loạt trích lời ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho hay "Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang kiểm tra mức độ vi phạm của ông Võ Kim Cự".

Công tác này đồng thời diễn ra với việc "Ban cán sự Đảng và UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng bị kiểm tra, đặc biệt là quá trình lắp đặt hệ thống xả thải của Formosa", theo trang VnExpress hôm thứ Tư 30/11.

Những tháng qua, báo chí Việt Nam liên tiếp đang tải các tin khác nhau về ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, nơi xảy ra thảm họa môi trường Formosa do công ty Đài Loan có nhiều vốn Trung Quốc xả thải chất độc thẳng xuống biển.

Chẳng hạn hôm 29/07/2016, báo Việt Nam trích lời quan chức Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói
"ông Võ Kim Cự đã nhận thấy việc sai của tỉnh."

"Khi còn là người đứng đầu địa phương là tỉnh Hà Tĩnh thì ông Võ Kim Cự có để xảy ra việc cho doanh nghiệp Formosa thuê đất 70 năm. Việc này Thanh tra Chính phủ khi thanh tra xác định không đúng thẩm quyền địa phương và ông Cự nhận thấy việc sai của tỉnh", ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Nhưng vài hôm trước đó, bản thân ông Võ Kim Cự lại nói rằng khi cấp phép cho Formosa, "ông không có gì sai," theo VnExpress (24/07).

Còn theo các văn bản của chính phủ Việt Nam và tỉnh Hà Tĩnh đăng trên trang Thư viện Pháp luật thì nhiều lãnh đạo cao cấp nhất ở Việt Nam đã tham gia chỉ đạo việc chuẩn bị đón nhận đầu tư và triển khai công trình của tập đoàn Hưng Nghiệp, Đài Loan vào Vũng Áng ngay từ giai đoạn đầu.
Trong các văn bản này, vai trò của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và Đảng ủy tỉnh không phải là nổi bật.

Trang thuvienphapluat.vn còn lưu lại quyết định hồi năm 2007 (145/2007/QĐ-TTg) phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ban hành, gồm cả công trình tại Hà Tĩnh.

Sang năm 2009, có văn bản số: 169/TB-VPCP (25/05) thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng sau buổi làm việc ngày 11/05 với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh.

Một phần nội dung này viết:

"Về đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế Vũng Áng (hệ thống giao thông, điện, nước, tỉnh đẩy mạnh thu hút thông qua xã hội hóa đầu tư, Trung ương hỗ trợ một phần;

"Về vốn thực hiện dự án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa: Tỉnh chỉ đạo giải ngân số vốn đã được tạm ứng theo công văn số 2654/VPCP-KTTH ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ. Trường hợp cần phải ứng thêm vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, Tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ."

Sang năm 2013, Văn phòng Chính phủ có văn bản số: 177/TB-VPCP (24/04) thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại buổi tiếp Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Văn bản này chỉ ghi nhận sự hiện diện của ông Võ Kim Cự là người "cùng dự".

Ông Võ Kim Cự là nguyên Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh
Ông Võ Kim Cự là nguyên Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến như "Đánh giá cao nỗ lực và quyết tâm của Công ty trong việc triển khai các hạng mục của Dự án Khu liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh (Dự án) theo các nội dung Công ty đã cam kết."

Và đối với các kiến nghị của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, ông Hoàng Trung Hải đã có chỉ thị thực hiện các việc sau:

"UBND tỉnh Hà Tĩnh làm việc với các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để sớm có phương án xử lý nguồn vốn đầu tư cho dự án cấp nước Khu liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh.

"Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu về các cơ chế chính sách bảo vệ ngành công nghiệp thép trong nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trong năm 2013.

"Ngân hàng Nhà nước xem xét nhu cầu sử dụng Ngoại tệ của Công ty, đề xuất hướng xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu giải quyết yêu cầu sử dụng lao động người nước ngoài có tính đặc thù của Dự án theo quy định.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện."

Cũng năm 2013, một Phó Thủ tướng khác, ông Nguyễn Thiện Nhân đã có mặt và ra ý kiến chỉ đạo "tại Hội nghị sơ kết công tác đào tạo nhân lực cho Khu vực Kinh tế Vũng Áng" (Thông báo 258/TB-VPCP).

Các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam cũng vào cuộc tích cực sau khi xảy ra thảm họa môi trường năm 2016 mà tập đoàn Formosa nhận trách nhiệm.

Cũng văn bản chính thức cho hay ngày 29/08/2016, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình (nhiệm kỳ Quốc hội mới) đã chủ trì cuộc họp tại Hà Nội về tiến độ triển khai công tác xác định, bồi thường thiệt hại và hỗ trợ khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển".

Đó là về phía chính quyền, còn về phía Đảng Cộng sản, người lãnh đạo cao nhất của tổ chức này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã thăm và "kiểm tra tiến độ dự án Formosa" hôm 22/04/2016.

Xin mời quý độc giả xem Video : Tin đổi tiền lan rộng dân vét mua tích trữ khiến giá vàng-đô la tăng vọt

        

Ông Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đã đến thăm một số công trình, nhà máy thuộc dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, theo trang VietnamNet.

Báo này cũng đăng ảnh ông Trọng thăm Formosa và nói đây là dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 10,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, người tiếp ông ở Hà Tĩnh đã là ông Lê Đình Sơn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh;

Vào thời điểm tháng 4/2016, ông Võ Kim Cự không còn nắm chức vụ cao nhất tại Hà Tĩnh và cũng không còn là Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng (từ 2008).

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-38158973


Ông Võ Kim Cự bị 'kiểm tra sai phạm' vụ Formosa

Ông Võ Kim Cự bị 'kiểm tra sai phạm' vụ Formosa

  • Thứ Tư 30 tháng 11 2016
Ông Võ Kim Cự là nguyên Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà TĩnhImage copyrightTUOI TRE
Image captionÔng Võ Kim Cự là nguyên Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh
Cựu lãnh đạo Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự hiện đang bị Đảng Cộng sản Việt Nam "kiểm tra sai phạm" liên quan đến vụ Formosa.
Các báo Việt Nam hôm 30/11 đồng loạt trích lời ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho hay "Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang kiểm tra mức độ vi phạm của ông Võ Kim Cự".
Công tác này đồng thời diễn ra với việc "Ban cán sự Đảng và UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng bị kiểm tra, đặc biệt là quá trình lắp đặt hệ thống xả thải của Formosa", theo trang VnExpress hôm thứ Tư 30/11.
Những tháng qua, báo chí Việt Nam liên tiếp đang tải các tin khác nhau về ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, nơi xảy ra thảm họa môi trường Formosa do công ty Đài Loan có nhiều vốn Trung Quốc xả thải chất độc thẳng xuống biển.
Chẳng hạn hôm 29/07/2016, báo Việt Nam trích lời quan chức Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói "ông Võ Kim Cự đã nhận thấy việc sai của tỉnh."
"Khi còn là người đứng đầu địa phương là tỉnh Hà Tĩnh thì ông Võ Kim Cự có để xảy ra việc cho doanh nghiệp Formosa thuê đất 70 năm. Việc này Thanh tra Chính phủ khi thanh tra xác định không đúng thẩm quyền địa phương và ông Cự nhận thấy việc sai của tỉnh", ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Nhưng vài hôm trước đó, bản thân ông Võ Kim Cự lại nói rằng khi cấp phép cho Formosa, "ông không có gì sai," theo VnExpress (24/07).
Còn theo các văn bản của chính phủ Việt Nam và tỉnh Hà Tĩnh đăng trên trang Thư viện Pháp luật thì nhiều lãnh đạo cao cấp nhất ở Việt Nam đã tham gia chỉ đạo việc chuẩn bị đón nhận đầu tư và triển khai công trình của tập đoàn Hưng Nghiệp, Đài Loan vào Vũng Áng ngay từ giai đoạn đầu.
Trong các văn bản này, vai trò của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và Đảng ủy tỉnh không phải là nổi bật.
Trang thuvienphapluat.vn còn lưu lại quyết định hồi năm 2007 (145/2007/QĐ-TTg) phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ban hành, gồm cả công trình tại Hà Tĩnh.
Sang năm 2009, có văn bản số: 169/TB-VPCP (25/05) thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng sau buổi làm việc ngày 11/05 với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh.
Một phần nội dung này viết:
"Về đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế Vũng Áng (hệ thống giao thông, điện, nước, tỉnh đẩy mạnh thu hút thông qua xã hội hóa đầu tư, Trung ương hỗ trợ một phần;
"Về vốn thực hiện dự án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa: Tỉnh chỉ đạo giải ngân số vốn đã được tạm ứng theo công văn số 2654/VPCP-KTTH ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ. Trường hợp cần phải ứng thêm vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, Tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ."
Sang năm 2013, Văn phòng Chính phủ có văn bản số: 177/TB-VPCP (24/04) thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại buổi tiếp Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Văn bản này chỉ ghi nhận sự hiện diện của ông Võ Kim Cự là người "cùng dự".

Ông Võ Kim Cự và TBT Nguyễn Phú TrọngImage copyrightAFP
Image captionÔng Võ Kim Cự và TBT Nguyễn Phú Trọng tại kỳ họp Quốc hội

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến như "Đánh giá cao nỗ lực và quyết tâm của Công ty trong việc triển khai các hạng mục của Dự án Khu liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh (Dự án) theo các nội dung Công ty đã cam kết."
Và đối với các kiến nghị của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, ông Hoàng Trung Hải đã có chỉ thị thực hiện các việc sau:
"UBND tỉnh Hà Tĩnh làm việc với các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để sớm có phương án xử lý nguồn vốn đầu tư cho dự án cấp nước Khu liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh.
"Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu về các cơ chế chính sách bảo vệ ngành công nghiệp thép trong nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trong năm 2013.
"Ngân hàng Nhà nước xem xét nhu cầu sử dụng Ngoại tệ của Công ty, đề xuất hướng xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu giải quyết yêu cầu sử dụng lao động người nước ngoài có tính đặc thù của Dự án theo quy định.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện."
Cũng năm 2013, một Phó Thủ tướng khác, ông Nguyễn Thiện Nhân đã có mặt và ra ý kiến chỉ đạo "tại Hội nghị sơ kết công tác đào tạo nhân lực cho Khu vực Kinh tế Vũng Áng" (Thông báo 258/TB-VPCP).
Các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam cũng vào cuộc tích cực sau khi xảy ra thảm họa môi trường năm 2016 mà tập đoàn Formosa nhận trách nhiệm.
Cũng văn bản chính thức cho hay ngày 29/08/2016, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình (nhiệm kỳ Quốc hội mới) đã chủ trì cuộc họp tại Hà Nội về tiến độ triển khai công tác xác định, bồi thường thiệt hại và hỗ trợ khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển".
Đó là về phía chính quyền, còn về phía Đảng Cộng sản, người lãnh đạo cao nhất của tổ chức này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã thăm và "kiểm tra tiến độ dự án Formosa" hôm 22/04/2016.
Ông Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đã đến thăm một số công trình, nhà máy thuộc dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, theo trang VietnamNet.
Báo này cũng đăng ảnh ông Trọng thăm Formosa và nói đây là dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 10,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, người tiếp ông ở Hà Tĩnh đã là ông Lê Đình Sơn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh;
Vào thời điểm tháng 4/2016, ông Võ Kim Cự không còn nắm chức vụ cao nhất tại Hà Tĩnh và cũng không còn là Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng (từ 2008).
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-38158973

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Obama tận dụng “quy định lúc nửa đêm” kiềm chế Trump?

Obama tận dụng “quy định lúc nửa đêm” kiềm chế Trump?


Thứ Ba, ngày 29/11/2016 20:00 PM (GMT+7)

Tổng thống Mỹ Barack Obama đang tận dụng khoảng thời gian cuối cùng ở Nhà Trắng để thay đổi luật pháp, củng cố thành tựu trong khi kiềm chế Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Tin liên quan khác:
Obama tận dụng “quy định lúc nửa đêm” kiềm chế Trump? - 1

Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) trong cuộc gặp với Tổng thống đắc cử Donald Trumptại Nhà Trắng.

Theo Daily Mail, “quy định lúc nửa đêm” là thuật ngữ ám chỉ khoảng thời gian sau bầu cử Mỹ và trước khi tổng thống đắc cử tuyên thệ nhậm chức vào tháng Giêng năm sau.
Đây là cơ hội cuối cùng để nhà lãnh đạo Mỹ có thể ghi lại dấu ấn của mình cũng như “trói buộc” tổng thống kế nhiệm.
Ông Obama có thể thông qua các điều luật bởi kẽ hở của luật pháp Mỹ, cho phép ông biến chúng thành quy định hợp pháp trong Bộ Quy tắc Liên bang vào giờ chót, tương đương với điều luật ban hành trong Hiến pháp.
Hiện vẫn còn 98 quy định đang được xem xét tại Nhà Trắng và có thể được áp dụng trước khi Donald Trump nhậm chức. 17 điều trong số này liên quan đến nền kinh tế, với những tác động có thể lên tới ít nhất 100 triệu USD mỗi năm, tờ Politico tiết lộ.
Ông Obama đang nỗ lực thúc đẩy quy định vốn có thể bị ông Trump thay đổi theo chiều hướng ngược lại, như ô nhiễm không khí từ ngành công nghiệp dầu mỏ và biện pháp giúp các công nhân nhập cư tay nghề cao có thẻ xanh.
Tổng thống Mỹ cũng muốn thông qua hiệp định đầu tư với Trung Quốc và cân nhắc các quyết định cùng Bộ Giáo dục về việc xóa nợ cho sinh viên.
Gina McCarthy, người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ gửi thông điệp cho nhân viên sau kết quả bầu cử Mỹ: “Chúng ta đang chạy nước rút, chứ không phải đi bộ về đích trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ Obama”.
Obama tận dụng “quy định lúc nửa đêm” kiềm chế Trump? - 2

Ông Trump từng tuyên bố sẽ xóa bỏ những quy định "lãng phí và không cần thiết".

Trước đó, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thể hiện thái độ không bằng lòng đối với các quy định về biến đổi khí hậu cũng như vận động một chiến dịch chống người nhập cư.  Tỷ phú Mỹ mô tả người Mexico là “những kẻ trộm cắp và cưỡng hiếp”, đồng thời tuyên bố xây một bức tường dọc biên giới hai nước.
Ông Trump cũng chỉ trích các quy định tiền tệ và thương mại của Trung Quốc và đe dọa sẽ áp đặt mức thuế suất 45% đối với hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia này.
Tờ Politico dẫn nguồn tin khẳng định, ông Obama sẽ thực hiện “những quy định lúc nửa đêm” bất chấp lời cảnh báo từ Lãnh đạo phe đa số Hạ Viện Kevin McCathy.
Trong lá thư gửi Tổng tống Mỹ ngày 15.11, ông McCathy nêu rõ: “Nếu ông phớt lờ lời khuyên này thì chúng tôi sẽ làm việc cùng các đồng nghiệp, để đảm bảo Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng hành động của ông và nếu hợp lý sẽ đảo chiều các chính sách đó”.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump từng tuyên bố sẽ hủy bỏ “mọi quy định lãng phí và không cần thiết, làm giảm việc làm trong khi khiến chính phủ ngày càng trở nên cồng kềnh”.
Các “quy định lúc nửa đêm” có thể bị đảo ngược bởi chính cơ quan từng ban hành quy định nhưng điều này phải trải qua tiến trình xem xét tỉ mỉ. Quốc hội có thể thay đổi các điều luật trên bằng cách thông qua một điều luật bổ sung rõ ràng hơn.
Luật pháp Mỹ quy định, Quốc hội có 60 ngày để xem xét và thay đổi quy định do cơ quan liên bang ban hành nếu cần thiết.
 Đăng Nguyễn - Daily Mail (Dân Việt)

Miền Trung sôi động

          Miền Trung sôi động

Thứ Ba, ngày 29 tháng 11 năm 2016    

Ở Đà Nẵng ai cũng biết chuyện bí thư Trần Thọ muốn nâng đỡ giám đốc công an Đà Nẵng Nguyễn Văn Sơn lên làm chủ tịch và bí thư tỉnh. Nếu Sơn kế tục vị trí Thọ, ít ra Thọ còn có ảnh hưởng.

 Nhưng cựu uỷ viên Bộ Chính Trị, nguyên trưởng ban kiểm tra trung ương đảng Nguyễn Văn Chi lại muốn con trai mình là Nguyễn Xuân Anh sẽ cầm chịch tại nơi này. Để sắp sẵn cho hoạch định ấy, Nguyễn Văn Chi từng nắm nhiều bí mật của các quan chức, đã tạo sức éps để con trai mình vào bệ phóng chuẩn bị trước.

 Khi Nguyễn Bá Thanh còn ở Đà Nẵng, Chi đã ép Thanh đưa con mình là Nguyễn Xuân Anh làm phó chủ tịch thành phố Đà Nẵng năm 2011, đồng thời ép được Bộ Chính Trị lúc đó phải đưa Xuân Anh làm uỷ viên dự khuyết trung ương đảng.

 Sở dĩ Nguyễn Bá Thanh phải chấp nhận, là do vụ giám đốc công an Đà Nẵng Trần Văn Thanh có mối thù với Thanh. Lúc Nguyễn Bá Thanh đưa được Trần Văn Thanh ra toà, nhờ có chánh án Trần Mẫn chủ toạ , phán quyết được tội của Trần Văn Thanh, giúp cho Nguyễn Bá Thanh đứng vững.

Chán án Trần Mẫn là em Trần Thị Thuỷ.  Bà Thuỷ là vợ ông Chi và là mẹ của Xuân Anh.

Nguyễn Bá Thanh thọ ơn và nhanh chóng chấp nhận đưa Xuân Anh lên làm phó chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng vào năm 2011, lúc Xuân Anh mới 34 tuổi.

Về phần trung ương, với chức vụ trước đó là uỷ ban kiểm tra trung ương đảng, các thành phần trong trung ương bị Nguyễn Văn Chi nắm thóp nhiều vô kể. Với đòi hỏi cho con trai mình là uỷ viên dự khuyết không phải là điều quá khó với Chi. Bởi thế Xuân Anh nhanh chóng được trung ương nhất trí đồng ý làm uỷ viên dự khuyết khoá 11.

 Ở vị trí phó chủ tịch, uỷ viên dự khuyết trung ương. Nguyễn Xuân Anh chỉ cần ngồi im không gây điều tiếng gì, đến nhiệm kỳ sau tuần tự mà tiến. Chức chủ tịch, bí thư và uỷ viên trung ương chính thức sẽ đến một cách tự nhiên.

 Bí thư Trần Thọ và đảng uỷ Đà Nẵng  muốn đưa Nguyễn Văn Sơn lên để tiến tới nắm chức bí thư.  Vì toàn bộ thành uỷ Đà Nẵng không muốn chấp nhận một đứa trẻ ranh như Xuân Anh đứng trên đầu chỉ đạo họ, nhất là ác cảm của họ về sự thao túng của bà Trần Thị Thuỷ.

Nhưng tất cả đã muộn, vì muốn thế Sơn phải được cơ cấu vào uỷ viên trung ương. Mà suất của Đà Nẵng  vào uỷ viên trung ương đã bị Xuân Anh án ngữ.

 Lúc này Nguyễn Bá Thanh đã chết, không còn áp lực của Nguyễn Bá Thanh. Sân chơi hé cửa cho Nguyễn Văn Sơn và thành uỷ Đà Nẵng dưới quyền của Thọ. Cuộc chiến diễn giữa hai phe để đẩy quân cờ của mình Nguyễn Văn Sơn và Nguyễn Xuân Anh lên cao đã diễn ra quyết liệt trước thềm nước rút của dại hội 12.

 Nhưng bố già Nguyễn Văn Chi lại một lần nữa xuống tay. Chi đã gọi Trần Đại Quang bộ trưởng công an lúc đó, lấy quyền bộ trưởng điều động Sơn ra ngoài Bắc là tổng cục phó tổng cục chính trị. Đây là một đòn ngoạn mục của bố già Nguyễn Văn Chi. Vì nếu không nhanh chóng, Sơn đang là giám đốc công an thành phố, thành uỷ viên , dưới quyền quản lý của  bí thư Trần Thọ. Thọ  sẽ đưa Sơn sang uỷ ban hoặc  đảng uỷ . Sơn  không còn thuộc  quyền quản lý của Trần Đại Quang nữa.

 Nguyễn Văn Chi nguyên trưởng ban bảo vệ chính trị nội bộ trung ương, nguyên trưởng ban kiểm tra trung ương. Chuyện lý lịch tuổi tác của Trần Đại Quang nếu Chi không bỏ qua lúc đó, Quang không thể nào vào được thăng chức đột ngột nhanh chóng để vào trung ương và tiến tới ghế bộ trưởng công an.

 Kế '' rút củi đáy nồi '' của Nguyễn Văn Chi hiệu nghiệm tức thời, phe Trần Thọ bị tước mất con cờ trong tay. Chẳng còn gì chơi, dành thất thủ. Đà Nẵng có bí thư trẻ nhất nước mang tên Nguyễn Xuân Anh. Một tương lai hé mở phía trước cho chàng trai Nguyễn Xuân Anh, cứ gọi Xuân Anh làm hết hai nhiệm kỳ bí thư Đà Nẵng thì tuổi mới chỉ 50 đầy sung mãn, một hoạch định cho anh ta sau này ra trung ương làm phó thủ tướng, rồi thủ tướng là điều thấy trước. Mọi thứ có thể thay đổi, chức thủ tướng còn có nhiều nhân sự khác, nhưng được hoạch định nhân sự như vậy từ tuổi 40, đã là thành công lớn của gia tộc Nguyễn Văn Chi , Trần Thị Thuỷ...gia tộc trùm miền Trung thực sự.

 Nguyễn Văn Sơn ngậm đắng nuốt cay, rời khỏi địa bàn quen thuộc, ra ngoài Bắc theo lệnh Trần Đại Quang làm phó tổng cục chính trị, một chức vụ  không thực quyền và nhiều mầu mỡ như những hứa hẹn ở Đà Nẵng. Nhưng Sơn miễn cưỡng ra đi, vừa vì lệnh cấp trên, vừa vì lời hứa của Trần Đại Quang sẽ cho Sơn làm thứ trưởng phụ trách các tỉnh thành  miền Trung.

 Và bây giờ, khi Trần Đại Quang nhận thấy ý đồ của Nguyễn Phú Trọng giở bài cù nhầy là xây dựng chấn chỉnh đảng, cố ý dây dưa cuộc  chiến chống tham nhũng để có cớ ngồi lại thêm thời gian nữa. Tăng cường kiẻm soát bộ công an, dựng Bùi Văn Nam đi phô trương thanh thế và che đậy vụ Formosa.

 Trần Đại Quang quyết định giữ lời hứa, đưa Nguyễn Văn Sơn lên làm thứ trưởng bộ công an. Thông qua quyết định của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Nguyễn Xuân Phúc giờ đã chắc chân thủ tướng, ông Phúc không còn phải e dè cả nể  TBT Trọng như những ngày trước đây. Càng ngày Phúc càng thể hiện mình mạnh mẽ hơn để chứng tỏ không phải núp bóng Nguyễn Phú Trọng. Trong quá trình xây dựng hình ảnh mình, được chút ân tình với Trần Đại Quang và nhất là với phe cánh miền Trung. Phúc được nhiều hơn khi đồng ý quyết định bất ngờ bổ nhiệm Nguyễn Văn Sơn là thứ trưởng. Hơn nữa Phúc thừa hiểu những hồ sơ của trang Chân Dung Quyền Lực do ai cung cấp. Đương nhiên Phúc không hề muốn trang này sống lại với những thông tin mới mẻ hơn về bản thân mình.

 Việc đẩy Nguyễn Văn Sơn lên thứ trưởng bộ công an, khiến cho bộ này có đến 5 thứ trưởng. Trong 5 thứ trưởng đó, Bùi Văn Nam là thứ trưởng nhiều tuổi nhất, nhờ đặc cách của Trọng mới lọt vào uỷ viên trung ương khoá 12 theo vé vớt. Bùi Văn Nam là thứ trưởng phụ trách các tỉnh thành.

 Bây giờ thì bài toán đặt ra, Bùi Văn Nam sẽ về hưu giữa nhiệm kỳ để nhường chỗ lại cho Nguyễn Văn Sơn hay là đàm phán để Sơn chia quyền quản lý các tỉnh thành, vú dụ như quyền quản lý công an các tỉnh miền Trung.  Chỉ có một trong hai cách, mà theo bài toán này thì đáp số nào đi nữa thì Trần Đại Quang chỉ có thắng và hoà. Thắng tức loại được Bùi Văn Nam ra khỏi Bộ công an, lúc đó ảnh hưởng của Nguyễn Phú Trọng không còn ở bộ này.  Đương nhiên bộ trưởng Tô Lâm không dùng dằng nữa sẽ ngả theo Quang hẳn. Chức tổng bí thư kiêm chủ tịch nước sẽ dễ dàng với trong tầm tay Trần Đại Quang hơn.

Hoà thì thế trận giằng co, nhưng đến hết nhiệm kỳ thì Bùi Văn Nam vẫn phải về hưu. Tuy nhiên như vậy phải đợi thêm 4 năm nữa, thời gian sẽ mang theo nhiều biến động.

 Tình cảnh bây giờ của Nguyễn Phú Trọng trở nên bi đát, ông ta phải đối phó với công cuộc chống tham nhũng vừa trống dong, cờ mở đã thảm hại thất bại khi Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Duy trốn mất. Vừa phải đối phó với những um xùm dính dáng đến quan hệ bao che cho Formosa.

Trọng chỉ còn cách bám lấy mục tiêu Vũ Huy Hoàng để vớt lại hình ảnh cuộc chống tham nhũng của mình có uy tín. Và bằng mọi cách dập vụ Formosa.

 Nguyễn Phú Trọng sử dụng quyền quân uỷ trung ương điều chuyển tay chân trong quân đội như thăng chức phó tư lênh khu 4 cho Hà Tân Tiến, quyền trong đảng uỷ công an chỉ đạo tay chân trong bộ công an như sai Bùi Văn Nam mang tiền đến Quảng Bình miền Trung  lấy ảnh hưởng, quyền tổng bí thư để chỉ đạo báo chí Trương Minh Tuấn... để đáp ứng hai mục đích trên.

 Trước đây Trọng dùng '' yếu tố miền Trung ''  kết hợp với cán bộ hưu trí để đánh bật Nguyễn Tấn Dũng. Có vẻ như giờ , Nguyễn Phú Trọng lại dính đòn do chính mình từng sử dụng.

Giữa năm 2016, khi vừa nhậm chức chủ tịch nước. Ông Trần Đại Quang đã đến ngay Đà Nẵng để thăm hỏi các cán bộ lão thành cách mạng ở đây.

 Mảnh đất và con người miền Trung sẽ quyết định số phận chính trị của Nguyễn Phú Trọng, sức ép ngày càng gia tăng, khiến những ngày gần đây, Nguyễn Phú Trọng im bặt trên báo chí. Nhưng cứ mỗi lần im bặt thế, con cáo già Nguyễn Phú Trọng sẽ lại xuất hiện với một chiêu thức mới rầm rộ và  hiểm độc khó lường.

 Bí thư Nguyễn Xuân Anh vừa có chuyến tháp tùng chủ tịch Trần Đại Quang đi một vòng quanh thế giới, sự gắn kết này báo hiệu nhóm miền Trung đã nghiêng về phía Trần Đại Quang.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016/11/mien-trung-soi-ong.html

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Chết trong “cơn lốc tiền Formosa


Chết trong “cơn lốc tiền Formosa

Lê Anh Đạt


TP - Đại dự án Formosa có những chuyện giờ mới thấy thấm, không chỉ việc gây ô nhiễm môi trường và những hệ lụy khác. Chuyện về đồng tiền là chiêm nghiệm sâu sắc nhất cho cả “quan” và dân không chỉ ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Một khu tái định cư dự án Formosa.Một khu tái định cư dự án Formosa.
Bia miệng
Ông Nguyễn Văn Bổng, nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, nguyên Trưởng ban đền bù giải phóng mặt bằng Formosa, nguyên Trưởng ban Giải quyết tồn đọng, vừa bị khởi tố bị can, cho tại ngoại, chờ ngày ra tòa vì gây thất thoát tiền đền bù giải phóng mặt bằng dự án Formosa. Ông gần như mất hết ở tuổi 58.
Ông Bổng được coi là “anh hùng giải phóng mặt bằng” cho đại dự án Formosa. Nếu chọn hai cái tên nổi tiếng nhất gắn với đại dự án này để kể ra thì đó là ông Võ Kim Cự (nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nay là Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) và ông Nguyễn Văn Bổng.
Về Kỳ Anh hỏi dân, ai cũng có thể kể vài chuyện về ông Bổng.
Đây là những mẩu chuyện “lưu truyền” trong dân. Ngày 20/10/2015, ông Bổng bị khởi tố. Khi công an khám xét nơi ở, người dân đến nhà ông reo hò. Trên mạng YouTube còn lưu lại clip cảnh sát dẫn giải ông ra khỏi nhà, đám đông hô lớn: “Bắn lão Bổng đi. Bắn lão Bổng đi”.
Mấy ngày sau khi ông Bổng bị khởi tố bị can, con trai ông làm lễ về nhà mới. Một số người kéo đến nhà la ó, đợi đến khuya họ viết mấy dòng bày tỏ bức xúc cao độ lên tường nhà con trai ông. Có người còn viết lên giấy những dòng mỉa mai, đeo vào cổ chó, dắt qua dắt lại cổng nhà ông.
Vợ ông, nghe người dân nói là hiền lành, ăn ở với hàng xóm láng giềng có trước sau, cũng bị vạ lây. Bà đi chợ phải đeo khẩu trang. Có lần bị người ta phát hiện, lột khẩu trang chửi rủa giữa chợ. Người ta còn ném cả chất bẩn vào bà. Từ ngày chồng bị khởi tố, bà ít ra đường, sống thu mình...
Con trai ông cũng không thoát khỏi cơn thịnh nộ của dư luận. Anh này đang công tác ở UBND huyện Kỳ Anh, cưới vợ nhiều năm chưa sinh được con. Người ta bảo, “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”.
Chết trong “cơn lốc tiền” Formosa  ảnh 1Khu trung tâm xã Kỳ Phương được xây dựng trên khu đồi hoang năm xưa.
Còn đây là những mẩu chuyện “lưu truyền” trong cán bộ. Họ nói, ông Bổng độc đoán, ngông cuồng... “Khi công an tỉnh về làm việc, lúc đó ông ấy không còn là chủ tịch nữa (chuyển sang làm Trưởng ban giải quyết tồn đọng) nhưng xuất hiện ở cuộc họp như chủ toạ, bảo người này người kia báo cáo, phát biểu”, một người đang công tác ở UBND thị xã Kỳ Anh kể. “Khi làm Trưởng ban giải quyết tồn đọng (ban này được lập ra để giải quyết những sai phạm liên quan đến ông) làm việc với lãnh đạo tỉnh, ông Bổng cũng nói như chuyên gia. Một phó chủ tịch tỉnh hồi đó chủ trì cuộc họp nổi cáu: “Anh Bổng không phải chuyên gia, anh phải xắn tay vào giải quyết”, một cán bộ kể lại. “Khi công an bắt đầu điều tra, mời ông ấy, khi đó là chủ tịch huyện, ra tỉnh làm việc. Ông trả lời “làm chủ tịch huyện nhiều việc, không ra được”. Công an phải quyết liệt “chúng tôi làm việc với công dân Bổng, chứ không phải chủ tịch Bổng. Anh không hợp tác, chúng tôi sẽ có biện pháp…”, một cán bộ liên quan việc này chia sẻ. “Ông Bổng yêu ai thì cẩu lên, chứ không phải cất nhắc nữa. Ghét ai thì dìm xuống chín tầng địa ngục”, một vị đang công tác ở UBND thị xã Kỳ Anh nói về việc ông Bổng bổ nhiệm cán bộ.
Nhiều chuyện về ông Bổng, cứ vừa thật vừa ảo, kể ra cứ dài mãi. Giữa lúc Formosa xả thải gây ô nhiễm, đâu cũng nóng chuyện ông này. “Băng dày ba thước đâu phải rét một ngày”, một cán bộ hưu trí đúc kết khi trò chuyện với chúng tôi quanh câu chuyện “ngã ngựa” của vị cựu chủ tịch huyện này.
Trong cơn lốc
Giữa tháng 8, chúng tôi gặp ông Bổng ở nhà riêng, tại thị xã Kỳ Anh. Hiện ông là nhân viên ủy ban thị xã nhưng cũng chẳng có việc gì làm. Nhàn nhã đợi ngày ra tòa.
Chúng tôi kể lại với ông những chuyện nghe được trong dân. Ông nói, chuyện dân quay clip hô “Bắn lão Bổng đi” là có, vợ ra đường, ra chợ bị đối xử tệ cũng có…, nhưng không phải dân oán giận vì những gì ông làm tại dự án Formosa. “Khi tôi bị khởi tố, đúng lúc việc chuyển chợ truyền thống sang trung tâm thương mại nóng nhất. Các tiểu thương vốn không muốn về trung tâm thương mại, trước đó đã tụ tập đông người phản đối quyết liệt, họ nghĩ tôi là là người gây ảnh hưởng việc làm ăn nên khi tôi bị khởi tố mới hả hê như thế. Vợ tôi ra chợ bị ném chất bẩn vào người cũng từ chuyện cái chợ mà ra…”, ông giải thích.
Ông bảo: “Những gì tôi làm ở Formosa công có, tội có, nhưng lòng dân không oán giận như vậy. Tội thì tôi sắp bị xét xử, khung hình phạt có thể 12 - 20 năm”.
Nói về Formosa, ông chỉ lên bức ảnh lớn treo ở phòng khách bảo, ngày đó lãnh đạo về đều khen Kỳ Anh làm nên kỳ tích trong giải phóng mặt bằng. “Thế đấy, chuyện đời không ai nói trước được, nay khen mai chê, lúc anh hùng, khi tội đồ, ranh giới mong manh như sợi chỉ. Nghĩ lại thấy nhiều chuyện không tưởng tượng được”, vị cựu chủ tịch huyện từng là giáo viên dạy Toán thở dài.
Nhớ lại một thời oanh liệt, ít ai ngờ ông lại có ngày này. Những kỷ lục về đại dự án được thiết lập ở Kỳ Anh dưới thời ông làm chủ tịch. Kỷ lục đầu tiên nằm ngay cái tên: Dự án gang thép lớn nhất Đông Nam Á do Tập đoàn Formosa đầu tư với số vốn 10 tỷ USD (giai đoạn 1), được khởi công xây dựng năm 2008 tại Khu kinh tế Vũng Áng.
Để triển khai dự án này, Hà Tĩnh phải di dời hơn 2.200 hộ, 10.000 nhân khẩu, 36 nhà thờ, hơn 16.000 ngôi mộ... tại 5 xã, bàn giao hơn 3.000 ha đất và mặt nước cho nhà đầu tư.
Hà Tĩnh huy động toàn bộ hệ thống chính trị từ tỉnh đến thôn tuyên truyền vận động, chia nhỏ từng nhóm đối tượng đến từng nhà, gặp từng người. Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ vận động thanh niên, phụ nữ; Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, vận động cựu chiến binh, nông dân... Thời điểm căng thẳng, tỉnh huy động cả giáo viên, công chức, viên chức về vận động gia đình, bà con, dòng họ... Kiên trì và quyết liệt. Mềm mỏng có, cứng rắn có. Trung bình, mỗi gia đình, các đoàn công tác gặp 25- 30 lần, cá biệt có hộ gần 90 lần.
Vận động bàn giao mặt bằng, nhận tiền đền bù đã khó, đưa bà con lên khu tái định cư ổn định cuộc sống càng khó hơn. Hà Tĩnh những ngày đó còn tổ chức các ngày hội đưa dân lên khu tái định cư. Tỉnh huy động các lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên... đến Kỳ Anh phối hợp các địa phương giúp bà con tháo dỡ nhà, vận chuyển đồ đạc, vật liệu, đào móng nhà... trong nhiều tháng liền.
Riêng chuyện phát tiền cho dân cũng bở hơi tai. Các xe chở tiền đến từng thôn, vào từng nhà phát tiền. Ào ào như lũ. “Đến bố mất, tôi cũng không về kịp”, ông Bổng ngậm ngùi. “Nói dăm ba câu không thể hết được. Tôi đã bị đánh trong lúc cùng dân di dời mồ mả. Đây là việc khó nhất. Có những chuyện kiểu như thế này: Có công nhân lái máy cẩu tiến đến gần ngôi miếu thì dừng lại, nhảy xuống, nhất quyết không làm. Tôi nói, “chú chỉ cho anh, chỗ nào cẩu, chỗ nào xúc…”. 
Nói xong, tôi nhảy lên điều khiển máy cẩu, phá đền. Có thời gian mà chần chừ! Sau này, có người nói tôi là ra nông nỗi này là do phá chùa, phá đền. Tốc độ như thế, sức ép bàn giao mặt bằng lớn như thế, kịp nghĩ gì nữa đâu”, ông kể. “Có gia đình không chịu chuyển mộ người thân, thuyết phục mãi không được, chúng tôi đặt phong bì lên bàn thờ, xin keo (gieo âm dương). Người âm chấp nhận, chuyển luôn. Khốc liệt thế đấy”, ông Bổng nhớ lại và hình như vẫn trong tâm trạng những ngày ào ào giải phóng mặt bằng.
Cuộc đền bù giải tỏa quyết liệt đến khủng khiếp. “Khi chúng tôi giải tỏa xong, đưa đại diện Formosa đi kiểm tra mặt bằng. Họ đến từng mô đất yêu cầu đào kiểm tra xem có phải mộ không. Họ đứng từ xa xem. Họ sợ nhất đụng đến mồ mả. Nhìn mặt bằng sạch thẳng cánh cò bay, họ rất bất ngờ và chúng tôi không nghĩ là đã làm được”, ông Bổng nói.
Gục ngã
Ông Bổng gục ngã vì tiền, điều này đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Giải phóng mặt bằng đang về đích băng băng thì chững lại bởi 90ha đất nông nghiệp vô chủ. Đất này để hoang hoá bao năm nhưng khi kiểm kê đền bù thì dân đến nhận. Có nhiều người xa quê cả chục năm cũng trở về nhận đất. Đất vô chủ nhưng tiền thì đã có (tỉnh chi 33 tỷ đồng). “Khi đó mình giao cho 5 xã có 90 ha đất ấy triển khai các thủ tục. Các xã lập hồ sơ, mình ký, chi trả đền bù. Sau này mới biết các xã làm sai”, ông Bổng nói.
Sai ở đâu? Đáng ra 90 ha này Nhà nước thu hồi và không chi tiền đền bù. Nhưng xã hợp thức đất vô chủ thành có chủ bằng cách gọi dân ghi danh nhận tiền.
 Năm 2013, Thanh tra Chính phủ thanh tra các dự án ở Hà Tĩnh, trong đó có Formosa. “Trong 90ha, có đất được đền bù 50%, có đất 30%..., có đất không được đền bù, nhưng các xã lập hồ sơ cùng dân nhận tiền, gây thất thoát hơn 9 tỷ đồng”, ông Bổng giải thích. “Mình bị khởi tố theo điều 165 Bộ luật Hình sự “Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng”. Khởi tố thì mình chịu, cố ý hay không thì cũng đã sai. Hai ông chủ tịch xã Kỳ Long và Kỳ Phương cũng bị khởi tố bắt giam”, ông Bổng nói.
Chết trong “cơn lốc tiền” Formosa  ảnh 2
Ông Nguyễn Văn Bổng và PV Tiền Phong tại nhà riêng. Ảnh: Lê Anh Tuấn
Có chuyện ông Bổng không nói, nhưng nhiều người Kỳ Anh cùng suy nghĩ. Đó là trong số tiền đền bù chỗ đất vô chủ ấy có sự ăn chia giữa chính quyền và người dân. Chằng chéo bao nhiêu thứ lợi ích ở đây, rất khó nói, khó bóc tách. Ông Bổng nói rằng, 9 tỷ đồng ấy vào túi dân (đền bù hết cho dân), chứ ông không đút túi đồng nào, cán bộ xã cũng không lấy đồng nào (?). 
Việc này kết luận điều tra cũng đã chỉ rõ. “Khi đó làm cho kịp tiến độ, chứ không nghĩ gì nhiều. Tiền tỉnh chi rồi, mặt bằng khác cũng xong rồi, kẹt mỗi chỗ này nên phải xử lý nhanh. Trả tiền trước cho dân sau này mới ký phiếu thu…”, ông nói. Ông nhấn mạnh tốc độ giải phóng mặt bằng của dự án: “Anh tin nổi không, ngày 6/7/2008, Formosa khởi công. Sau đó chưa đến một tháng, chúng tôi bắt đầu kiểm kê đất đai. 
Có gì trong tay đâu mà kiểm kê. Khi đó bắt đầu đo vẽ, xác định các loại đất. Cả núi việc. Bốn tháng sau (ngày 28/12/2008) đã bắt đầu chi trả tiền cho dân. Chưa đến một tháng sau (tháng 1/2009), dân nhận hết tiền. Xe chở tiền chạy ầm ầm, hàng ngàn tỷ cơ mà. Ví như đền bù đất nông nghiệp là 538 tỷ đồng cũng chỉ trả trong một tuần. 
Ngày 1/10/2010, bàn giao mặt bằng sạch cho Formosa. Song song với đền bù là xây 4 khu tái định cư cho dân. Tôi nói nôm na như thế để anh thấy, với khối lượng công việc không lồ mà làm tất cả chưa đầy 2 năm thì là kỳ tích. Người ta nói vừa làm vừa chạy, đây có lẽ vừa làm vừa bay. Như thế không mắc sai sót mới lạ”, ông Bổng nói.
Nếu Formosa dừng hoạt động…
“Ông đánh giá thế nào việc Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường?”. “Tôi không biết gì về xả thải cả. Cái này hỏi Bộ TN&MT. Tôi chỉ biết giải phóng mặt bằng. Hồi đó mọi người đều đi Đài Loan, kể cả lái xe Formosa cũng được đi tìm hiểu công nghệ này nọ, nhưng tôi chưa được đi lần nào. Tôi đi, ai giải phóng mặt bằng cho”.
“Ông thấy lòng dân Kỳ Anh trong lúc này thế nào?”. “Lòng dân chênh vênh lắm! Tôi nghĩ, chúng ta phải làm tất cả những gì tốt nhất giám sát Formosa để họ không xả thải gây ảnh hưởng môi trường nữa. Phải quản lý tốt để nó hoạt động trở lại. Nếu nó không hoạt động thì dân Kỳ Anh rất gay go. Biển giờ không đánh bắt được, ruộng không còn nữa, lấy gì mà ăn đây. Hiện nay, Formosa cơ bản dừng các hoạt động lớn, công nhân làm việc không nhiều. 
Trước đây có khoảng 5 vạn lao động thuộc nhiều quốc tịch (Việt Nam chiếm 15%). Nếu hoạt động đến năm 2020, Formosa có 10 vạn lao động. Thử tính xem, thời gian qua, 5 vạn miệng ăn, chỉ ăn rau thôi mỗi ngày cũng hàng tấn. Người dân kinh doanh rau cũng sống khỏe. Trước đây, người dân kinh doanh nhà trọ, ăn uống, giải trí…, kinh tế rất khá giả. Giờ đìu hiu lắm”.
Tiền không phải tất cả
Không chỉ ông Bổng gục ngã trước đồng tiền mà nhiều người dân Kỳ Anh cũng choáng váng trước cơn “cơn lốc tiền” đền bù. Người dân kể, Tết năm 2009 (cơ bản dân nhận hết tiền đền bù, tiền đền bù và xây dựng tái định cư là 2.000 tỷ đồng), có nhà mua một lúc chục chiếc xe máy cho con cháu; điện thoại thì mua cả nắm...
Thế nhưng, miệng ăn núi lở. Giờ mới là lúc khó khăn thực sự. Nạn trộm cắp đã bắt đầu hoành hành, tệ nạn mại dâm, nghiện hút không còn xa lạ trong một bộ phận người trẻ.
Một nhà văn ở Hà Tĩnh từng nói: Chung quy tại vì nghèo. Nghèo lâu quá nên khi có tiền đâm ra mất bình tĩnh. Có câu “Nắng chang chang dây bầu không héo/Mưa sụt sùi, bầu lại héo dây” là vậy. Người ta chiêm nghiệm rằng, không ít người sau khi trúng số độc đắc một thời gian (đa số người nghèo) thường rơi vào nghèo khó hơn, tan nát hạnh phúc, con cái hư hỏng... Nguyên nhân chủ yếu là thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh.
Sau cơn bão tiền, ông Bổng sẽ đối mặt tù đày. Còn người dân Kỳ Anh thì đang cạn khoản tiền “từ trên trời rơi xuống” và nhận ra cần phải tìm việc làm ổn định.
Một số cựu lãnh đạo Hà Tĩnh cho rằng, Formosa đang khiến chúng ta phải trả giá nhiều, để lại nhiều bài học xương máu. Trên đường phát triển, trong quá trình mời gọi đầu tư, đừng quên bài học môi trường, bài học đền bù giải phóng mặt bằng và đặc biệt là tái định cư, chuyển đổi nghề, ổn định cuộc sống cho dân. Dân là gốc, cái gốc ổn thì giải quyết những vấn đề khác sẽ dễ, nhẹ hơn nhiều.
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/chet-trong-con-loc-tien-formosa-1040957.tpo#epi_web