TÌM HIỂU KHU TỰ TRỊ TÂY TẠNG VÀ NAM VIỆT
Gần đây xuất hiện một nỗi lo âm thầm : Không khéo thì đất Việt sẽ rơi vào một thời kỳ Bắc thuộc mới và bọn Đại Hán sẽ biến non sông này thành một khu tự trị ở phương Nam, gọi là Khu tự trị Nam Việt, gần giống như khu tự trị Tây Tạng ở phương Tây.
Nhiều bạn đã biết rõ nguy cơ trên, nhưng một số bạn chưa biết Khu tự trị sẽ là như thế nào. Bài viết ngắn gọn này xin cung cấp vài điều cần thiết về Tây Tạng ( đang tồn tại ) để từ đó suy ra NamViệt ( có thể sẽ xuất hiện).
Nhiều bạn đã biết rõ nguy cơ trên, nhưng một số bạn chưa biết Khu tự trị sẽ là như thế nào. Bài viết ngắn gọn này xin cung cấp vài điều cần thiết về Tây Tạng ( đang tồn tại ) để từ đó suy ra NamViệt ( có thể sẽ xuất hiện).
Tây Tạng là vùng đất rộng người thưa ở phía tây tây nam của Trung quốc, có biên giới với Ấn Độ và Nê Pan, được gọi là Nóc nhà của thế giới, nơi có dãy núi Hymalaya, nơi đầu nguồn của các sông lớn ( Hằng , Ấn, Hoàng hà, Dương tử, Cửu long).
Tây Tạng đã từng là một đất nước hùng mạnh, trước đây có tên Thổ Phồn, có vị vua nổi danh Tùng Tán Can Bố. Trong lịch sử trên 5 ngàn năm Tây Tạng cũng đã vài lần bị phong kiến Trung Hoa xâm chiếm, thống trị. Thế kỷ 19, Tây Tạng bị nhà Thanh đô hộ, bị người Anh dòm ngó. Năm 1912 Tây Tạng đuổi được quân chiếm đóng của nhà Thanh, thành lập quốc gia độc lập. Năm 1950 quân của Mao Trạch Đông, dựa vào thế lực cộng sản địa phương đã chiếm đóng Tây Tạng, biến thành Khu tự trị. Khu này được biểu trưng bằng 1 ngôi sao nhỏ trên cờ Trung quốc ( ngôi sao lớn là đân tộc Hán, 4 ngôi sao nhỏ là Tây Tạng, Mãn Châu, Tân Cương, Nội Mông ).
Sau khi chiếm được Tây Tạng, Trung cộng chỉ giữ lại một phần đất cũ để lập Khu tự trị với trung tâm là thành phố Lhasa, phần đất còn lại của Tây Tạng bị cắt ra, sáp nhập vào các tỉnh xung quanh như Tứ Xuyên, Cam Túc, Thanh Hải, Vân Nam. Như vậy Khu tự trị Tây Tạng chỉ là một phần của đất nước Tây Tạng trước đây.
Về dân cư. Người bản địa là người gốc Tạng. Tại những vùng bị sáp nhập với các tỉnh, người gốc Tạng bị đồng hóa dần với người Hán. Tại khu tự trị, một số người trẻ, vì tham gia vào các công việc hoặc nghĩa vụ đối với nhà nước mà bị điều động đi các địa phương khác, nhà nước điều người nơi khác và di dân về Tây Tạng. Hiện nay ở Khu tự trị, người gốc Tạng chỉ khoảng dưới 45%, còn người Hán trên 55%. Sau khi làm xong đường sắt Thanh Tạng ( đường sắt ở độ cao nhất thế giới) thì sự di dân các nơi đến Tây Tạng càng tăng mạnh.
Về xã hội, Người Tạng chủ yếu theo đạo Phật. Trước năm 1950, đứng đầu Phật giáo cũng như chính quyền là Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, sinh năm 1935. Năm 1959 dân Tây Tạng nổi dậy chống lại sự chiếm đóng và thống trị độc tài của Trung cộng. Phong trào bị đàn áp tàn khốc ( lịch sử Trung cộng gọi là cuộc đại bạo boạn Tây Tạng, do các thế lực thù địch gây ra ). Đạt Lai Lạt ma trốn sang Ấn Độ, sống lưu vong cho đến ngày nay. Sau này Trung cộng lập ra một Lạt Ma khác, nuôi dưỡng và huấn luyện tại Bắc Kinh, làm bù nhìn cho cộng sản.
Khi dân Việt, nếu vì hèn yếu, vì sợ, vì quá tin vào ý thức hệ, vì chỉ lo cho sự yên ổn của gia đình, không thấy tai họa cho dân tộc đang dần dần ập đến, mà không đủ bản lĩnh ngăn cản thế lực muốn dâng đất nước cho Trung cộng để biến thành một khu tự trị mới, để trên cờ Trung quốc thêm một ngôi sao nhỏ nữa, thì xin tham khảo tình hình của Tây Tạng hiện tại để dự đoán tương lai của Khu tự trị Nam Việt mà bọn Đại Hán rất muốn dành cho đất nước này.
Mọi người hãy nâng cao cảnh giác, có hành động thiết thực để ngăn cản, để phá tan âm mưu thâm độc của chúng nó.