Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Dân nguyện (“Bóc phốt” sai phạm triệu tỷ đồng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam)


“Bóc phốt” sai phạm triệu tỷ đồng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam





Liên quan đến thương vụ đầu tư vào EVN Telecom, Công ty mẹ EVN đã gây mất vốn nhà nước số tiền 2.425.830.774.995 đồng. (Ảnh TL)

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Công ty mẹ EVN đã đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp số tiền 121.790.229.190.506 đồng trong khi vốn điều lệ của Công ty mẹ EVN chỉ có 76.742.000.000.000 đồng, vượt vốn điều lệ số tiền 45.048.229.190.506 đồng là chưa thực hiện đúng quy định Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 24/5/2010 và Quyết định số 1876/QĐ-BTC ngày 05/8/2011 của Bộ Tài chính; đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán số tiền 1.997.356.371.000 đồng vượt tỷ lệ quy định là chưa đúng với quy định tại Quyết định số 854/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 05/8/2010 của Bộ Tài chính; việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp chưa mang lại hiệu quả kinh tế.

“Trong năm 2011, hệ số giữa nợ phải trả và vốn điều lệ của Công ty mẹ EVN là 2,741 lần, hệ số giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ EVN là 3,246 lần là tương đối cao, Công ty mẹ EVN chưa cân đối được nguồn vốn để trả các khoản nợ quá hạn thanh toán, các chỉ số trên tương đối cao cũng gây khó khăn cho Công ty mẹ EVN trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay trong các năm tiếp theo” - Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.

Bên cạnh đó, Công ty mẹ EVN và các Nhà máy thủy diện hạch toán phụ thuộc EVN chưa nộp về Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng Trung ương và địa phương tiện phí dịch vụ môi trường rừng số tiền 533.183.784.440 đồng là chưa thực hiện đúng Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1221/VPCP-KTN ngày 01/3/2012 và số 4894/VPCP-KTN ngày 20/7/2011 của Văn phòng Chính phủ.

Ngoài ra, Công ty mẹ EVN hướng dẫn hạch toán chuyển nguồn vốn không đúng tại 11 dự án đã hoàn thành và đang hoạt động, làm tăng chi phí cho sản xuất điện trong năm 2011 tại 11 dự án trên số tiền 223.909.749.578 đồng.

Thanh tra Chính phủ khẳng định, việc Công ty mẹ EVN chưa xây dựng được quy định về việc trả lương, phụ cấp, tiền thưởng và chế độ khác cho người đại diện theo quy định tại Điều 47, Nghị định 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và Điều 46, Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ; phê duyệt định biên lao động chưa chính xác, còn có sự chênh lệch lớn giữa lao động kế hoạch và lao động thực tế sử dụng nhưng chậm sửa đổi là chưa đúng với quy định tại Mục 1, Phần IV, Thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; phê duyệt kế hoạch tiền lương vào cuối năm thực hiện là chưa đúng quy định tại Nghị định 206, 207/NĐ-CP ngày 14/12/2004, Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ; phân chia lương giữa các khâu (phát điện, truyền tải và khối phân phối) còn có chênh lệch lớn tạo sư không công bằng giữa các khâu trong kinh doanh điện.

Việc Công ty mẹ EVN sử dụng nguồn kinh phí đào tạo số tiền 1.648.000 USD và 467.157.588 đồng để đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh cho CBCNV nhưng Bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh do Đại học Griggs cấp chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận; mua 02 xe ôtô Toyota LandCruise vượt định mức quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BTC ngày 14/01/2011 của Bộ Tài chính số tiền 3.014.120.000 đồng.

Từ năm 2005 đến tháng 7/2012, EVN triển khai 20/42 dự án chậm tiến độ dẫn đến việc thiếu hụt sản lượng điện và tăng chi phí đầu tư cho dự án; Dự án Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng, ngoài số tiền 167.183.625.666 đồng (khối lượng công việc hoàn thành phần đốt lò phục vụ phát điện theo yêu cầu của EVN ngoài họp đồng Tổng thầu EPC), còn phát sinh khoản chi dầu đốt khởi động lại lò do xảy ra sự cố phải ngừng hoạt động và EVN đã chi tổng số tiền 163.217.579.935 đồng, không đúng với Tổng thầu EPC đã ký giữa EVN đã ký giữa EVN và LILAMA.

Thanh tra Chính phủ cho rằng, Công ty mẹ EVN xây dựng các chỉ tiêu để xác định giá bán điện nội bộ cho EVN SPC thiếu một số khoản doanh thu và chi phí có liên quan trực tiếp đến hoạt động phân phối điện; chưa hướng dẫn việc xác định giá thành cho hoạt động treo cáp thông tin để thống nhất việc quản lý giữa các Tổng Công ty Điện lực; EVN cấp cho EVN NPC số tiền 3.157.000.000 đồng từ nguồn vốn khấu hao cơ bản để xây dựng Trường dân tộc nội trú cho huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu là không đúng với mục đích sử dụng nguồn vốn khấu hao cơ bản.

Liên quan đến thương vụ đầu tư vào EVN Telecom, Công ty mẹ EVN đã gây mất vốn nhà nước số tiền 2.425.830.774.995 đồng; việc EVN và Viettel ký Hợp đồng chuyển giao EVN Telecom, hạ tầng viễn thông của EVN sang Viettel trong đó quy định EVN không thu phí trong vòng 30 năm đối với toàn bộ hệ thống cáp viễn thông chuyển giao sang Viettel và các tuyến cáp của Viettel đã, đang và sẽ triển khai trong toàn bộ hệ thống cột điện của EVN trong hiện tại và tương lai dẫn đên việc Viettel giảm giá thành dịch vụ viễn thông, tăng lợi nhuận hàng năm là 354.272.376.050 đồng và EVN sẽ giảm một khoản doanh thu tương ứng hàng năm là chưa hợp lý.

Công ty mẹ EVN và Viettel chưa xử lý khoản công nợ liên quan đến việc bàn giao tài sản viễn thông gồm: 1.592.776.425.586 đồng là khoản tiền EVN Telecom phải trả các Tổng công ty Điện lực; 1.529.830.802.136 đồng là khoản tiền Viettel nhận nợ, thanh toán cho các đối tác của EVN Telecom, 5 Tổng công ty Điện lực; 5.568.803.143.346 đồng là khoản tiền phải thanh toán cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng của EVN Telecom, 5 Tổng công ty Điện lực và NPT; 2.703.787.273.654 đồng là khoản tiền phải trả cho EVN.

Đối với việc bàn giao bàn giao tài sản lưới điện 110 KV, Công ty mẹ EVN chưa hướng dẫn NPT và các Tổng công ty Điện lực thanh toán dứt điểm việc bàn giao tài sản lưới điện 110 KV với số tiền là 1.091.000.000.000 đồng; chưa hướng dẫn EVN NPC thanh toán dứt điểm tổng số tiền 829.764.547.590 đồng với EVN Hà Nội và Công ty TNHH MTV Hải Phòng việc bàn giao tài sản thuộc Dự án ADB (Tổng công ty Điện lực Hà Nội số tiền 534.284.463.774 đồng, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải phòng số tiền 295.480.083.816 đồng).

Giám đốc Nhà máy Thủy điện Sơn La, Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3, Nhà máy thủy điện Ankhe Knack không xác định thời điểm trích khấu hao tài sản là thời điểm tài sản sẵn sàng sử dụng (các bên ký biên bản nghiệm thu bàn giao tài sản) là chưa đúng với quy định tại Điều 2, Thông tư số 203/2009/TT- BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính “Nguyên giá tài sản cô định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng”; việc trích khấu hao các công trình đường giao thông Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3, Nhà máy thủy điện Ankhe Knack không đúng thời gian đăng ký với cơ quan thuế là chưa đúng với quy định tại Khoản 4, Điều 13, Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 “Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải được thực hiện hợp nhất quán trong quá trình sử dụng TSCĐ”.
Tạp chí điện tử Mặt trận (tapchimattran.vn) sẽ tiếp tục thông tin.
Khởi Nguyên
 http://tapchimattran.vn/dan-nguyen/boc-phot-sai-pham-trieu-ty-dong-cua-tap-doan-dien-luc-viet-nam-9624.html

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Quốc hội nên điều tra, chuẩn bị cho một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm bà Tiến

Quốc hội nên điều tra, chuẩn bị cho một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm bà Tiến

Nếu Bộ trưởng Bộ Y tế không trả lời nghi vấn em chồng của bà có phải là Phó giám đốc đối ngoại của VN Pharma trong thời gian công ty này “thắng thầu” nhiều lô thuốc nhất thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên lập một ủy ban điều tra độc lập, làm rõ điều đó và tìm thêm những dấu hiệu liệu VN Pharma có phải là “sân sau” của bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến hay không.
Là Bộ trưởng, bà Tiến không chỉ phải đối diện với các cáo buộc pháp lý mà còn phải đối diện với các áp lực chính trị. Ủy ban thường vụ Quốc hội và Ủy ban Các vấn đề xã hội nên tổ chức sớm phiên điều trần để nghe báo cáo của Ủy ban điều tra này và quyết định có đưa bà Tiến ra Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Vụ VN Pharma đồng thời cũng cho thấy cần phải bổ sung rất nhiều điều kiện nhằm tránh tối đa khả năng xung đột lợi ích. Ví dụ: Phải cấm bổ nhiệm một người giữ các trọng trách hay đứng đầu một ngành mà trong đó, cả khu vực công lẫn khu vực tư, “nhung nhúc” thân bằng, quyến thuộc.

1. Những câu hỏi sau phiên tòa xử vụ buôn lậu thuốc ung thư

Tâm Lụa
TTO – Vụ án buôn lậu thuốc ung thư “kém chất lượng” xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma đã tạm khép lại với mức án dành cho các bị cáo.
Thế nhưng có những câu hỏi, những vấn đề đặt ra trong vụ án kéo dài từ giai đoạn điều tra, truy tố và đến nay đã xét xử xong vẫn chưa được trả lời.
Chính vì vậy, ngay trong bản án ngày hôm qua (25-8), hội đồng xét xử TAND TP. HCM đã phải kiến nghị Bộ Công an, Viện KSND tối cao làm rõ hai vấn đề: Ai là người đã nhận hoa hồng để những lô thuốc kém chất lượng của Công ty VN Pharma được bán trong bệnh viện, được các bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân?
Trách nhiệm của Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) tới đâu trong việc cấp phép nhập khẩu lô thuốc H- Capita chữa ung thư kém chất lượng?
Những ngày qua, hai câu hỏi lớn, nhức nhối nêu trên đều đã được dư luận đặt ra. Kèm theo đó là rất nhiều ý kiến trái chiều về Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trước áp lực của dư luận, Bộ Y tế đã phát đi thông cáo báo chí cho biết sẽ xử lý nghiêm khắc các trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật, vô căn cứ làm ảnh hưởng uy tín của ngành y tế và Bộ trưởng.
Đồng thời Bộ “hứa” sẽ xử lý nghiêm, đúng pháp luật và không bao che đối với những tập thể, cá nhân có sai phạm sau khi bản án vụ VN Pharma được tuyên. Vậy sắp tới, lãnh đạo Bộ Y tế sẽ thực hiện ra sao lời hứa của mình hay tiếp tục hứa để cho qua?
Chuyện “hoa hồng” và những sai phạm của các cán bộ Cục quản lý Dược không phải đến ngày hôm nay mới được tòa án kiến nghị.
Vụ án tại VN Pharma được phát hiện vào năm 2014. Trong tháng 1-2016, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Y tế để kiến nghị xử lý những sơ sở, thiếu sót trong công tác kinh doanh dược phẩm, xử lý việc chi “hoa hồng” trong vụ án VN Pharma.
Tuy nhiên cho đến nay, Bộ Y tế vẫn không công khai việc xử lý thiếu sót của cán bộ thuộc thẩm quyền. Hay vì lý do “tế nhị nào đó” mà lãnh đạo Bộ Y tế chưa thể xử lý vụ việc theo kiến nghị của Bộ Công an dù đã hơn một năm trôi qua?
Xin đừng nói rằng lô thuốc H-Capita được phát hiện, niêm phong kịp thời và chưa bán ra thị trường, vì vậy hậu quả chưa xảy ra.
Trước đó Cục quản lý Dược Bộ Y tế đã cấp phép cho nhập khẩu đối với 7 loại thuốc của VN Pharma. Trong đó có nhiều lô thuốc đã được bán ra thị trường.
Tháng 12-2013, sau 1,5 tháng thẩm định, tổ thẩm định của Cục quản lý Dược đã đề nghị duyệt nhập đối với lô thuốc H- Capita trị ung thư mặc dù tên thuốc, thành phần tá dược, hạn dùng và nhiệt độ bảo quản… có những nội dung không thống nhất.
Chỉ đến khi sai phạm với lô thuốc H-Capita bị phát hiện, Cục Quản lý Dược mới rút sổ đăng ký với 7 loại thuốc đã cấp.
Không biết có bao nhiêu bệnh nhân đã uống phải những loại thuốc kém chất lượng, không rõ nguồn gốc ấy? Và dư luận cũng có quyền đặt câu hỏi liệu ngoài VN Pharma, Cục Quản lý Dược còn có sai sót trong việc cấp phép cho lô thuốc nào khác, của công ty dược nào khác?
Ngoài ra, với những biên nhận về việc chi 7,5 tỉ đồng tiền hoa hồng, để chi phí cho bác sỹ các bệnh viện mà VN Pharma cung cấp thuốc đã được nộp cho cơ quan điều tra.
Với các dữ liệu thông tin này, Bộ Y tế hoàn toàn có thể làm rõ được xem cá nhân, đơn vị nào đã nhận “hoa hồng” từ VN Pharma.
Vậy lãnh đạo Bộ Y tế có tiến hành làm rõ không? Công khai việc xử lý tình trạng nhận “hoa hồng”, xử lý kỷ luật đối với các cán bộ Cục quản lý Dược có sai phạm, chấn chỉnh việc kinh doanh dược phẩm là việc mà Bộ Y tế phải làm ngay lúc này.
Đó cũng là những câu hỏi, những vấn đề mà dư luận và người dân đặt ra để lãnh đạo Bộ Y tế phải trả lời, thực hiện.
T.L.

Thuốc ung thư giả: Án quá nhẹ, làm rõ trách nhiệm Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế

Thuốc ung thư giả: Án quá nhẹ, làm rõ trách nhiệm Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế

Thế Dũng
Công lý trong chế độ lưu manh giả danh CS này không bằng đôi dép rách. Chắc có chuyện mua bán ở đây, hoặc bọn trên định hướng để cứu đồng bọn và tạo tiền lệ để khi chúng bị ra toà sẽ không phải nhận mức án đúng với tội của chúng. Những việc tày trời thế này chưa bao giờ thấy đám đầu sỏ mở mồm ra chấn chỉnh hay chỉ đạo, chỉ suốt ngày lo đánh đấm kẻ thù quá khứ bằng sự kiên định dai dẳng của tiểu nhân, chẳng giúp gì thiết thực và cụ thể cho dân, cho nước & cho thế giới.
(NLĐO)- ĐBQH, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM Phạm Khánh Phong Lan cho rằng mức án 12 năm tù đối với Nguyễn Minh Hùng là quá nhẹ, là xử sai tội vì đây là bán thuốc ung thư giả có thể chịu mức hình phạt tử hình và cần làm rõ trách nhiệm của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế.
clip_image001
Bà Phạm Khánh Phong Lan – Ảnh: Văn Duẩn
Trước sự việc Công ty CP VN Pharma (viết tắt VN Pharma) bán thuốc ung thư giả vừa được Tòa án nhân dân TP HCM (TAND) đưa ra xét xử, Đại biểu Quốc hội TP HCM (ĐBQH), nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM Phạm Khánh Phong Lan nói thẳng bà không đồng tình với mức án được tuyên đối với các bị cáo tại phiên toà.
ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan cho rằng việc hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên án các bị cáo trong vụ VN Pharma nhập lậu 9.300 hộp thuốc điều trị ung thư giả, trong đó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng chịu mức án 12 năm tù là quá nhẹ, là xử sai tội và sẽ tạo tiền lệ rất bất lợi cho các vụ bán thuốc giả sau này.
“Các bị cáo của VN Pharma trong đó có ông Nguyễn Minh Hùng đã vị phạm Bộ luật hình sự với tội kinh doanh thuốc giả chứ không phải tội buôn lậu. Hình phạt cao nhất cho tôi kinh doanh thuốc giả là tử hình và cần phải xử nghiêm các bị cáo để răn đe hành vi vô nhân đạo này tái diễn” – bà Lan nói.
Bà Lan cho hay không chỉ thuốc chữa bệnh ung thư mà bất cứ bệnh nào cũng cần uống thuốc đạt chất lượng, thuốc thật để góp phần ngăn chặn bệnh, còn uống thuốc giả thì không những không ngăn chặn được bệnh tình kịp thời mà dẫn đến bệnh trầm trọng hơn, thậm chí là tử vong. Chưa kể trong thuốc giả còn có độc chất…
Về trách nhiệm của Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược đối với hành vi vi phạm pháp luật của VN Pharma, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM Phạm Khánh Phong Lan nói thẳng: “Trách nhiệm của Bộ Y tế cũng như Cục Quản lý Dược là quá nặng, không thể nói là không chịu trách nhiệm, hoặc trách nhiệm một phần nhỏ trong sai phạm của VN Pharma”.
Nữ ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan phân tích việc cấp phép nhập khẩu thuốc hiện nay đều căn cứ trên hồ sơ nên nếu thấy nghi ngờ từ đầu thì phải dừng lại không cấp, tại sao vẫn đồng ý cho doanh nghiệp nhập về?
“Từng làm Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM phụ trách mảng dược tôi biết rất nhiều doanh nghiệp “kêu” để được cấp một số đăng ký thuốc không dễ dàng, nhiều doanh nghiệp đã nộp đầy đủ hồ sơ mà vẫn phải mất rất nhiều thời gian mới được cấp, thậm chí bị ngăn chặn lại vì thấy nghi ngờ. Thế nên việc VN Pharma được cấp phép nhập khẩu lô thuốc ung thư giả nói trên trong thời gian nhanh chóng như vậy làm cho công luận, người dân và cơ quan chức năng hoàn toàn có quyền đặt dấu hỏi về sự trong sáng của cơ quan chức năng Bộ Y tế” – bà Lan đặt vấn đề.
Cũng theo bà Lan từ việc theo dõi vụ xét xử VN Pharma cho thấy Cục Quản lý Dược lý luận rằng sau khi cấp phép nhập khẩu lô thuốc H-Capita 500mg cho VN Pharma rồi, trong quá trình kiểm tra mới phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ nên đã cấp báo cho cơ quan công an.
Điều này hết sức mâu thuẫn vì chính Cục Quản lý Dược cho biết lô thuốc này khi nhập về vẫn bị giữ trong kho chưa đưa ra thị trường, vậy thì lấy đâu mà kiểm tra, với nghi ngờ?
Trên thực tế đa số vụ nghi ngờ chất lượng thuốc tương tự như vậy đều do cơ quan chức năng ở các địa phương tiến hành kiểm tra trên thị trường, khi phát hiện nghi ngờ thì báo về Bộ Y tế, chứ rất hiếm khi thấy cơ quan chức năng của Bộ Y tế mà trực tiếp là Cục Quản lý Dược phát hiện. Vì Bộ chủ yếu chỉ cấp phép còn địa phương mới trực tiếp “cọ xát” với các loại thuộc trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
“Mặt khác, nếu nói khi cấp phép không biết thuốc này là thuốc giả là vô lý. Công ty nước ngoài cung cấp thuốc là công ty ma như thế, chỉ cần lên mạng tìm cái tên thuốc H-Capita là ra ngay có công ty nào phân phối hay không, làm sao có thể dễ dàng qua mặt Cục Quản lý Dược như vậy được. Tôi nghi ngờ có sự bao che ở đây? Đáng lo nữa là có 7 mặt hàng khác do VN Pharma nhập về đã bán hết rồi” – bà Lan nghi vấn.
Bà Phạm Khánh Phong Lan cho hay trước khi sự việc vỡ lở (tháng 9-2014), chính bà và 1 ĐBQH khác đã chất vấn Bộ Y tế về vụ việc này tại kỳ họp Quốc hội nhưng Bộ Y tế lúc đó trả lời là “không có chuyện gì” và cũng không có biện pháp xử lý cán bộ liên quan.
Điều đáng nói về một số lãnh đạo, cán bộ của Cục Quản lý Dược vẫn được thăng chức khi để cho VN Pharma sai phạm tày đình, rất vô lương tâm, bà Phạm Khánh Phong Lan thẳng thắn nói: “Ngay cả lãnh đạo Cục Quản lý Dược chịu trách nhiệm trong giai đoạn này còn lên chức được thì tôi cũng không hiểu nổi và muốn được làm rõ có sự bao che hay không? Tôi đồng tình với việc tòa cũng kiến nghị làm rõ hành vi của các đối tượng là cán bộ Cục Quản lý Dược”.
clip_image002
Các bị cáo tại phiên toà – Ảnh; Quốc Chiến
Sáng nay 25-8, phiên tòa xét xử vụ án “Buôn lậu” và “Làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức” xảy ra tại VN Pharma đã kết thúc.
Căn cứ vào các tài liệu và lời khai của các bị cáo trong suốt phiên tòa, TAND quyết định tuyên phạt 2 bị cáo Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường cùng 12 năm tù về tội “Buôn lậu”. Các bị cáo đồng phạm lãnh từ 2 năm tù cho hưởng án treo đến 5 năm tù về các tội “Buôn lậu” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Đáng chú ý, HĐXX kiến nghị cơ quan điều tra làm rõ hành vi, trách nhiệm của những cá nhân liên quan thuộc Cục Quản lý Dược; đồng thời làm rõ hành vi chi phí hoa hồng, nếu đủ tài liệu, chứng cứ sẽ xử lý sau.
T.D.

Bộ trưởng Y tế nói gì về vụ VN Pharma?

Bộ trưởng Y tế nói gì về vụ VN Pharma?

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao đổi làm rõ các vấn đề dư luận đặt ra đối với trách nhiệm của Bộ và cá nhân Bộ trưởng trong vụ VN Pharma.
Gần đây, dư luận xôn xao trước một số thông tin về việc người thân Bộ trưởng Y tế tham gia công ty VN Pharma, Bộ trưởng Y tế nhận biệt thự trị giá 60 tỉ đồng để can thiệp cho công ty này trúng đấu thầu thuốc ở các bệnh viện, việc VN Pharma nhập thuốc ung thư giả qua mặt Cục Quản lý dược.
Để rộng đường dư luận, PV đã trao đổi với Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.
“Đất mua 20 năm rồi, nhà đã ở 10 năm”
Thưa Bộ trưởng, trước đó, ngày 24/8, trao đổi với PV, Bộ trưởng nói bị bịa đặt, vu khống, dựng chuyện khi mạng xã hội lan truyền thông tin: Em chồng, con trai Bộ trưởng tham gia ban lãnh đạo Công ty VN Pharma. Vậy còn thông tin bị cáo Nguyễn Minh Hùng (nguyên Tổng giám đốc VN Pharma) mua cho gia đình Bộ trưởng một biệt thự rộng 500 m2 trị giá gần 60 tỉ đồng tại khu biệt thự Thảo Điền, quận 2. Thực hư việc này thế nào?
Trong gia đình tôi không ai tham gia công ty này cả. Đây là công ty nhỏ, tôi còn không biết nó như thế nào đến khi vụ việc nhập thuốc có nhiều nghi vấn được Cục Quản lý Dược báo cáo và Bộ đã chủ động đề nghị với cơ quan có thẩm quyền ở Bộ Công an làm rõ.
Còn thông tin tôi được tặng căn biệt thự liền kề phía sau nhà tôi là dựng chuyện vu khống cho tôi và gia đình tôi. Bởi phía sau nhà tôi không có căn nhà nào như mạng tung tin cả. Nhiều nơi chụp ảnh căn nhà tôi đang ở rồi nói bị cáo mua tặng là không đúng.
Căn nhà ở đường Nguyễn Văn Hưởng gia đình tôi mua đất đã 20 năm trước và cất nhà ở gần 10 năm nay rồi. Thông tin tôi được bị cáo Hùng tặng biệt thự trị giá 60 tỉ đồng là rất hoang đường, vớ vẩn, bịa đặt. Thông tin này trên mạng cũng đã dựng chuyện vu khống tôi trước đây rồi, giờ nhân vụ xét xử họ lại tiếp tục loan truyền để gây mất niềm tin, có ác ý… Thật là tôi không hiểu vì sao người ta có thể bịa đặt như vậy mãi như thế được.
Dù chỉ là một công ty nhỏ trong ngành dược theo lời Bộ trưởng, thế nhưng VN Pharma đã trúng thầu cung cấp thuốc tại nhiều bệnh viện trung ương và địa phương (nhiều nhất là ở TP.HCM) với hơn 476 tỉ đồng năm 2014. Có thông tin đặt nghi vấn Bộ trưởng nhận hoa hồng “khủng” từ các thương vụ này. Bộ trưởng nói gì về các thông tin này?
Tôi không can thiệp hay có bất cứ tác động, có quyền lợi gì trong đấu thầu thuốc. Bộ Y tế có hàng chục đơn vị sự nghiệp… VN Pharma trúng đấu thầu chủ yếu ở nhiều địa phương; theo phân cấp thì Sở Y tế ở địa phương đánh giá hồ sơ và các thủ tục khi các doanh nghiệp tham gia đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế. Bộ không can thiệp vào việc đấu thầu thuốc ở các tỉnh, thành.
Ngay tại TP.HCM, một công ty nhỏ như VN Pharma thì tôi làm sao biết được, mà tôi cũng không có thẩm quyền để can thiệp vào như thế. Công việc quản lý ở Bộ rất nhiều, các đơn vị trực thuộc cũng phải được phân cấp quản lý, có người phụ trách chứ tôi làm sao quản lý xuể, huống chi một công ty tư nhân không thương hiệu gì trong ngành dược.
Như vậy VN Pharma không phải là sân sau hay có lợi ích liên quan gì đến Bộ trưởng và gia đình?
Tôi khẳng định là công ty này không liên quan gì đến người thân của tôi. Tôi cũng không can thiệp, ưu ái trong đấu thầu như trên mạng thêu dệt.
Tất cả những thông tin này đều xuất phát từ nước ngoài, họ muốn xuyên tạc, làm xấu hình ảnh và tình hình trong nước nói chung và Bộ Y tế nói riêng. Thậm chí người ta còn lập ra hẳn cả trang mạng bêu xấu tôi.
Nhưng sự thật chỉ có một thôi, tôi làm gì sai tôi chịu trách nhiệm. Đằng này họ cứ tung tin, bịa đặt, dựng chuyện gây rối ngành y tế suốt là có động cơ quấy phá rõ ràng.
Còn lời khai chi hoa hồng nhiều tỉ đồng cho các bác sĩ để bán thuốc vào bệnh viện, quan điểm của Bộ trưởng thế nào?
Tôi đã yêu cầu làm rõ sự việc này, đây là việc làm sai trái, thất đức, gây gánh nặng chi phí cho bệnh nhân. Bộ Y tế sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm y đức, liên quan đến hoa hồng.
Đây cũng là điều tôi rất trăn trở và Bộ sẽ tiếp tục có biện pháp xử lý nghiêm những người nhân danh ngành y để trục lợi, làm việc vi phạm y đức, trái pháp luật.
clip_image003
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay căn nhà gia đình bà đang ở, gia đình đã mua đất 20 năm trước và xây nhà ở 10 năm nay
“Bộ sẽ xử lý nghiêm khi có kết luận cuối cùng”
Đến nay Bộ Y tế đã có hình thức xử lý như thế nào các cán bộ ở Cục Quản lý Dược trong tổ thẩm định khi tại phiên xử ngày 25/8, HĐXX đã đề nghị cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các ông Nguyễn Tấn Đạt (Phó cục trưởng Cục Quản lý Dược), ông Phạm Công Chiến (Trưởng phòng Quản lý kinh doanh dược, Trưởng phòng Pháp chế), bà Lê Thúy Hương (chuyên viên) – là những người trong tổ thẩm định, có trách nhiệm thẩm định tính pháp lý của hồ sơ, đơn hàng nhập khẩu thuốc H-Capita 500 mg Caplet của VN Pharma. Bởi các cán bộ trên đã không phát hiện Công ty Austin (Hong Kong) – đơn vị bán thuốc cho VN Pharma đã hết hạn giấy phép hoạt động?
Phải nói cho rõ hơn là chính Cục Quản lý Dược phát hiện vụ nhập thuốc ung thư dỏm của VN Pharma. Sau khi cấp phép cho nhập khẩu đã thấy có nhiều nghi vấn hồ sơ, giấy tờ giả nên kiểm tra, báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế để niêm phong toàn bộ số thuốc chữa ung thư này chờ làm rõ. Vì Cục Quản lý Dược đã kịp thời phát hiện, báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế để niêm phong lô thuốc này, không cho phép bán ra thị trường, Bộ đã chủ động đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra làm rõ lô hàng thuốc chữa ung thư này.
Cán bộ liên quan ở Cục Quản lý Dược báo cáo do thấy giá thuốc thấp nên nghi ngờ và kiểm tra hồ sơ, gửi hồ sơ đi xác minh mới phát hiện vụ việc làm giả hồ sơ nguồn gốc thuốc.
Bộ cũng đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều tra xác định, làm rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân có liên quan ở Cục Quản lý Dược khi cấp phép cho lô thuốc nhập khẩu. Sau khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra đã có văn bản kiến nghị Bộ Y tế xử lý, khắc phục thiếu sót trong quản lý kinh doanh thuốc.
Về trách nhiệm của Bộ Y tế, ngay khi được báo cáo vụ việc về lô thuốc nói trên, tôi đã yêu cầu các cán bộ có liên quan, lãnh đạo Cục Quản lý Dược báo cáo, kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm liên quan. Nhiều cán bộ đã bị luân chuyển sang vị trí khác để chờ xử lý.
Sau khi có phán quyết cuối cùng của tòa án, Bộ sẽ xử lý trách nhiệm cá nhân liên quan đến vụ việc khi có đủ căn cứ kết luận sai phạm.
Thế còn lãnh đạo Cục Quản lý Dược mà cụ thể là vị Thứ trưởng Trương Quốc Cường kiêm Cục trưởng Cục Quản lý Dược, tới đây Bộ Y tế có xem xét trách nhiệm liên quan đến lô thuốc chữa ung thư giả mà Thủ tướng yêu cầu Bộ báo cáo, thưa Bộ trưởng?
Tôi đã nói rồi, chờ phán quyết cuối cùng của tòa án và cơ quan tố tụng liên quan, Bộ sẽ xem xét trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan, nếu có đầy đủ căn cứ sai phạm sẽ xử lý nghiêm. Tôi nhấn mạnh rằng: Người nào làm sai thì người đó chịu trách nhiệm với sai phạm cụ thể đã gây ra.
Còn thông tin Bộ trưởng gửi đơn cho Thủ tướng xin từ chức?
Đó là thông tin vớ vẩn, bịa đặt, dựng chuyện. Việc tôi từ chức trước đây cũng có nhiều thông tin như vậy rồi. Tôi rất phẫn nộ và ray rứt trong vụ việc VN Pharma. Tôi cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm các quy định trong quản lý thuốc, đấu thầu thuốc và sẽ xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân có liên quan đến sai phạm… để đảm bảo ngành y tế đáp ứng nhu cầu, phục vụ tốt nhất cho sức khỏe mọi người dân.

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Hòa giải dân tộc: Đã đến lúc người Việt vượt qua chuyện thắng-thua

 

Hòa giải dân tộc: Đã đến lúc người Việt vượt

qua chuyện thắng-thua

VietTimes -- “Đã đến lúc người Việt phải vượt qua chuyện thắng- thua. Đất nước chúng ta đang rất cần một khối đoàn kết toàn dân để đối mặt với những thử thách mới, giải quyết những bài toán mới trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đấy mới chính là cái mà chúng ta cần hướng tới”.
GS TSKH Vũ Minh GiangGS TSKH Vũ Minh Giang
GS TSKH Vũ Minh Giang chia sẻ với VietTimes nhân dịp 41 năm thống nhất đất nước.
Bài học từ quá khứ
Thưa ông, mỗi khi nhắc đến truyền thống nhân nghĩa của người Việt “Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “Lấy trí nhân để thay cường bạo”, chúng ta thường quay về với bài học của cha ông. Vậy, vấn đề hòa giải dân tộc được nhìn từ từ quá khứ như thế nào?
- Trước hết cần phải nói rằng Việt Nam chúng ta ở một vị trí địa chính trị khá đặc biệt. Vì vậy, hàng ngàn năm lịch sử đã chứng minh là chúng ta có muốn yên cũng không được. Đây là vùng đất giao thoa, có rất nhiều tác động từ bên ngoài mà chúng ta có muốn tránh cũng không được nên liên tục phải chống ngoại xâm. Không có một triều đại phong kiến phương Bắc nào không đem quân đánh chiếm Việt Nam. Có những triều đại đem binh hùng tướng mạnh đánh Việt Nam đến vài ba lần và cha ông chúng ta luôn phải gồng mình lên để chống lại các thế lực ngoại xâm.Vì vậy, có thể nói rằng, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước và xây dựng đất nước luôn là nhiệm vụ song hành gánh trên vai của người Việt.
Đối với mọi dân tộc, việc phải chống giặc ngoài để bảo vệ sự tồn vong của mình đã là vô cùng gian nan, thì đối với dân tộc Việt Nam còn gian nan gấp bội. Bởi vì, từ cổ đến kim, ngoại bang đem quân xâm lược Việt Nam không có thế lực nào yếu, mà toàn những đế chế hùng mạnh. Chúng ta nên nhớ chống Nguyên Mông là sự kiện lịch sử có lẽ là thế giới cũng phải nghiêng mình kính trọng cha ông ta. Trước khi quân Nguyên Mông đến Việt Nam thì chưa có nước nào cản được đội quân hùng mạnh này. Họ đánh từ Địa Trung Hải sang đến Thái Bình Dương, đi đâu cũng san bằng hết, gọi là “vó ngựa quân Mông Cổ thì không ai ngăn cản được”, nhưng đến nước ta 3 lần, Đại Việt đều chiến thắng. Đó là chuyện có một không hai trong lịch sử thế giới.
Vậy tại sao cha ông chúng ta lại có thể chiến thắng kẻ thù mà tương quan lực lượng rất chênh lệch với mình? Chúng ta hãy nghe Hưng đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn tổng kết rằng,“Thắng được giặc dữ là do trên dưới đồng lòng, anh em đồng thuận, cả nước góp sức”. Đấy là một bài học sáng giá cho thấy, kẻ thù hung hãn đến đâu mà toàn dân tộc thống nhất, đoàn kết thì cũng giành được chiến thắng. Chủ nghĩa yêu nước là thế, đại đoàn kết dân tộc là thế.
Nhưng cũng chính từ cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên chúng ta lại có một bài học thứ hai. Đó là lấy đại nghĩa làm trọng. Chiến thắng lừng lẫy giặc Nguyên Mông, Hoàng đế Trần Nhân Tông bước vào những ngày hòa bình thịnh trị bằng chính hòa giải và hòa hợp. Ngay khi từ phòng tuyến kháng chiến trở về Thăng Long, việc đầu tiên vị Hoàng đế chủ trương hòa hợp, hòa giải dân tộc ấy bắt tay vào là đốt toàn bộ những sổ sách ghi chép bằng chứng của những người đã trót phản bội đầu hàng giặc. Sử gia Ngô Sĩ Liên trong “Đại Việt sử ký toàn thư” khi mô tả lại sự kiện này đã viết: “Trước kia, người Nguyên vào cướp, vương hầu, quan lại nhiều người đến doanh trại giặc xin hàng. Đến khi giặc thua bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc”. 
Rồi chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay sau cách mạng Tháng Tám, Người đã tập hợp được một Chính phủ với nhiều thành phần, giai tầng tham gia. Nhiều nhân sĩ, trí thức đã rời bỏ cuộc sống sung túc ở nước ngoài về tham gia khác chiến.
Đây là những bài học cho chúng ta thấy câu chuyện hòa giải nó quan trong như thế nào. Nó không chỉ là vấn đề của phía “bên này” hay phía “bên kia”mà nó là cốt lõi duy trì khối đoàn kết dân tộc. Nó là sức mạnh nội sinh, là lẽ sống của dân tộc ta từ xưa đến nay.
Đã đến lúc thôi nói về câu chuyện thắng-thua
Ngay sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam đã nhận thức rất rõ, tuyên bố rằng một trong những việc đầu tiên phải làm là hòa hợp dân tộc. Hơn 40 năm đã trôi qua câu chuyện về hòa giải, hòa hợp dân tộc vẫn là vấn đề thời sự. Đâu là nguyên nhân, theo giáo sư?
- Có thể nói cuộc chiến tranh diễn ra trên đất Việt Nam hết sức khốc liệt, ghê gớm. Bởi vì sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, thế giới trở thành cục diện đối đầu hai phe mà bằng chứng rõ nhất, nguy hiểm nhất là cuộc chạy đua vũ trang dẫn tới kho vũ khí hạt nhân của hai phe ấy cộng lại có thể làm nổ tung 6 lần trái đất mà chúng ta đang sống. Nó khủng khiếp như thế, nó cạnh tranh nhau dữ dội như thế. Nhưng bất hạnh là ở chỗ cái điểm nóng nhất của mâu thuẫn này lại rơi vào mảnh đất miền Nam Việt Nam.
Ông Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu được đưa đến đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng. Ảnh: Ngọc Đản.
Với cách nhìn nhận như vậy, chúng ta mới thấy hết sự khốc liệt của cuộc chiến tranh này. Nó hủy hoại không chỉ thể xác mà còn hủy hoại ghê gớm tinh thần của dân tộc Việt. Nó chia rẽ giữa những người Việt Nam với nhau, giữa bên “thắng cuộc” và bên “thua cuộc”. Phía nào cũng có cái lý của mình. Phía “bên này” thì cho rằng mình là chính nghĩa, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước. Phía “bên kia” cũng nói rằng mình là chính nghĩa.
Chúng ta phải nhìn nhận câu chuyện đó như một thực tế lịch sử. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một trong những người nhìn ra vấn đề này khá sớm. Vì thế ông Kiệt mới nói: “Cứ đến 30/4 có hàng triệu người vui, cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi cho rằng ông cũng không phải đưa ra quan điểm cá nhân đâu mà có lẽ ông ấy bắt gặp những ý thức về tầm quan trọng của khối đoàn kết toàn dân mà nó từ ngàn xưa vang vọng lại, rồi từ tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tôi cho rằng đã đến lúc chúng ta không nói về câu chuyện thắng- thua nữa. Cứ loay hoay chuyện bên này thắng, bên kia thua sẽ không có lời giải. Đã đến lúc người Việt Nam phải vượt qua chuyện thắng- thua, vươn tới một cái cao hơn. Đất nước chúng ta đang rất cần một khối đoàn kết toàn dân để đối mặt với những thử thách mới, để giải quyết những bài toán mới trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đấy mới chính là cái mà chúng ta cần hướng tới.
Không phải là phía “bên này” hay “bên kia” không hiểu được ý nghĩa của khối đại đoàn kết dân tộc, nhưng chiến tranh đã qua 40 năm rồi, thậm chí đã có thế hệ thứ 3 không liên quan gì tới chiến tranh, tới chuyện thắng- thua nữa rồi, nhưng sao câu chuyện thắng- thua cứ dai dẳng mãi như vậy?
- Như tôi đã nói, cuộc chiến tranh này khốc liệt quá. Sự tàn phá của nó trên cả phương diện vật chất, thể xác, lẫn tinh thần sâu sắc quá, lớn quá, nên vết hằn của nó cũng không phải dễ chữa, làm lành. Trong cuộc chiến tranh đó có những gia đình chết không còn ai, có những làng mạc bị thiêu trụi hết. Vì vậy, sự oán hận là khó tránh khỏi và cái oán hận ấy thường được dồn lên phía “bên kia” và có tâm lý là người thắng trận bao giờ cũng muốn trút tất cả những cái gọi là “nợ nần” về mất mát, đau khổ lên đầu những người được coi là thua trận. Ngược lại, phía thua trận cũng có những biện minh cho việc làm của họ. Ví dụ, họ cho rằng đấy là mỗi bên có một cách tiếp cận về vấn đề thống nhất đất nước, chống xâm lăng v.v.
Hòa giải: bắt đầu từ những người từng cầm súng
Vậy vấn đề cần được giải quyết như thế nào để tháo gỡ những day dứt này, thưa giáo sư?
- Tôi nghĩ rằng có ba vấn đề mà chúng ta phải xem xét. Thứ nhất,đừng đòi hỏi đâu xa mà đã đến lúc các cơ quan truyền thông, những người làm công tác tuyên truyền phải nhắc tới sự tự “giải phóng”, sự thanh thản ở chính mỗi con người chúng ta.Chúng ta có hàng triệu chiến sĩ đã ra mặt trận. Những người ấy, xét về mặt nào đó, họ có quyền để mà giữ lâu hơn cái mối thù này. Bởi trong số họ có người đã ngã xuống nơi chiến trường, có người đã mất một phần thân thể, có người cũng đã dành cả thời trai trẻ của mình nơi chiến trận mà lý ra họ phải có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Vì vậy, nếu họ có trút những “hận thù” ấy lên phía đối lập cũng là chính đáng, không ai chê trách gì được. Nhưng, như tôi đã nói, có lẽ đã đến lúc phải gác lại mọi hận thù. Hướng về tương lai để cùng nhau xây dựng đất nước, vì tương lai của chính chúng ta. Vì vậy, tôi cho rằng việc hòa giải phải bắt đầu, và quan trọng nhất là chính từ những người đã từng tham chiến.
Thưa giáo sư, đấy là ông nói theo triết lý của một nhà khoa học hay cả từ thực tế của chính bản thân ông?
- Tôi nói như thế không phải tôi là người ngoài cuộc, tôi đã từng là một quân nhân, đã từng tham chiến ở chiến trường.Tôi có một câu chuyện thật là đầu thập niên 90 (thế kỷ 20) do công việc tôi có gặp TS James Reckner, khi ấy là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Việt Nam của Đại học Texas, nơi lưu giữ cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Ông ấy nguyên là Đại úy hải quân Mỹ, trước đây thuộc một đơn vị của Hạm đội 7. Khi biết tôi là lính, ông ấy hỏi tôi đóng quân ở đâu, tôi nói địa chỉ. Ông ấy nói rằng đó là cái vùng mà đơn vị ông thường xuyên pháo kích. Tôi bảo rằng, may mà tôi thoát được chứ nếu không may, trúng quả pháo của ông ấy thì sẽ không có ngày gặp mặt này.
Lúc ấy tôi có hai cách giải quyết: Một là, tôi coi ông ấy là tử thù, bởi vì tôi sống sót là do may mắn thôi. Nhưng có cách xử lý thứ hai: chuyện ấy đã qua rồi, cuộc chiến tranh ấy do nhiều lý do mà tôi và ông ấy chỉ là những người lính trên chiến trường thôi, bây giờ chúng tôi phải nhìn nhau theo cách khác. Sau đó chúng tôi đã có những hợp tác rất tốt với nhau trong nghiên cứu về Việt Nam. Đấy, có cách nhìn khác nhau trước một cái thực thể như thế, một vấn đề, hoàn cảnh như thế.
Chính vì thế mới nói, điều quan trọng nhất là những người tham chiến phải có cái nhìn độ lượng với nhau hơn, cao thượng hơn và vì tương lai của cả dân tộc. Với ý nghĩa đó, những người từng đứng trong hàng ngũ quân đội Việt Nam Cộng hòa, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng phải có cách nhìn khác đi, cao hơn, như đã nói. Tôi cho rằng hóa giải và tiến tới hòa giải, hòa hợp nên bắt đầu bắt đầu từ chính những người từng cầm súng.
Trước tiên hãy làm tốt công việc của mình
Nhiều nhân sĩ, trí thức, những người từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng hòa cho rằng, chúng ta nói nhiều đến hòa hợp, hòa giải, nhưng đôi khi còn hình thức theo kiểu “ban phát”. Nói là tạo mọi điều kiện cho Việt kiều tham gia xây dựng đất nước, nhưng họ đâu có cơ hội tham gia quản lý đất nước. Ví dụ, có thể để một số người tham gia Quốc hội, MTTQ chẳng hạn. Vì sao chúng ta vẫn còn hạn chế?
- Trước hết cần phải nói là, vì đại nghĩa, vì khối đại đoàn kết dân tộc, có lẽ chúng ta cần phải có cái nhìn khác khác đi về “chủ nghĩa lý lịch”, hay nói đúng hơn là sự “kỳ thị”. Đã đến thế hệ thứ 3 rồi mà cứ nhắc đến lý lịch là vô tình nhắc các em, các cháu nhớ lại quá khứ; làm cho họ cảm thấy bị phân biệt đối xử.
Những người có công thì phải nhớ, phải đền ơn, đáp nghĩa. Chúng ta không bao giờ được phép lơ là việc làm nghĩa tình ấy. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc, khi nhớ ơn là phải kỳ thị người khác. Mặc dù trong chính sách của Nhà nước hiện nay đã có nhiều thay đổi tiến bộ được thể hiện rõ nhất trong Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về người Việt Nam ở nước ngoài, nhưng điều quan trọng là phải phải cụ thể hóa bằng những cái chính sách cụ thể.
Còn việc các nhân sĩ, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài mong muốn tham gia vào các công việc quản lý đất nước như trở thành Đại biểu Quốc hội, thậm chí tham gia vào bộ máy điều hành của Chính phủ ở những cấp độ khác nhau, vào MTTQ là điều hoàn toàn chính đáng. Hiện nay, về cơ bản, tôi nghĩ đã có cơ sở pháp lý cho việc ấy, tuy nhiên chúng ta phải thấy một điều là việc lựa chọn người vào các cơ quan quyền lực, chính trị nó phải có hai mặt: Mở cửa đón người tài, người tâm huyết ấy, nhưng đồng thời cũng phải có một cơ chế sàng lọc để không lọt vào bộ máy lãnh đạo những người cơ hội, thậm chí là có động cơ không trong sáng. Đấy chính là điều khó khăn, mà theo tôi, các nhà quản lý, lãnh đạo đang cân nhắc.
Vì vậy, tới đây có lẽ là phải có một cơ chế thế nào đó để có thể lọc tìm ra được những người thực sự có tâm, có tài để tham gia vào các cơ quan công quyền điều hành đất nước. Tôi nghĩ, trước mắt thì những người có tâm huyết hãy thể hiện mình bằng những công việc có thể chưa trực tiếp vào tham gia điều hành đất nước, nhưng qua quá trình đóng góp trực tiếp ấy thì dần dần cũng sẽ có cơ hội để trở thành những người giữ những vai trò trọng trách trong bộ máy công quyền.
Xin cám ơn giáo sư!

http://viettimes.vn/hoa-giai-dan-toc-da-den-luc-nguoi-viet-vuot-qua-chuyen-thangthua-53326.html

 


GS TSKH Vũ Minh Giang, Chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản Quốc gia, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Lý luận TW, Ủy viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Liên ngành Lịch sử- Khảo cổ, Dân tộc học.
Với những cống hiến hết sức quan trọng cho sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học của đất nước, GS TSKH Vũ Minh Giang đã được Đảng, Nhà nước ta và nước ngoài tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương lao động hạng Ba (2005) và hạng Hai (2010), Huân chương Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Cộng hòa Pháp (2007), Giải thưởng công trình khoa học công nghệ tiêu biểu (2009), 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2002 và 2010) và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Lê Thọ Bình - /

 

 

 

 

        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

Công nhận Việt Nam cộng hòa là tiền đề cho hòa hợp dân tộc

Công nhận Việt Nam cộng hòa là tiền đề cho hòa hợp dân tộc

Ngày 18-8, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã giới thiệu, phát hành bộ Lịch sử Việt Nam bao quát nền lịch sử nước ta từ khởi thủy đến năm 2000 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn. Một trong nhiều điểm mới của bộ sách lịch sử quan trọng này là việc đề cập đến sự tồn tại của chính quyền Việt Nam cộng hòa như một thực thể chính trị độc lập tại miền Nam Việt Nam.
Một lần nữa, có muôn vàn ý kiến phản đối câu chuyện công nhận này. Thế nhưng phải chăng chúng ta đang quá khắt khe.


Tôi – sinh ra và lớn lên trong một gia đình cách mạng, thế hệ cha ông chú bác tôi đã tham gia và đi qua ít nhất là 1 cuộc kháng chiến, và để lại trong đất 1 phần máu thịt. Cuộc chiến tranh ấy đã lấy đi của gia đình tôi nhiều thứ, mỗi năm vào ngày giỗ, chúng tôi vẫn quây quần bên nhau để ôn lại những kỉ niệm, kể về những câu chuyện cũ. Tôi cũng biết nhiều gia đình giống như chúng tôi, trải qua khốc liệt của bom đạn, và cũng có những người thân yêu phải nằm lại nơi chiến trường, hoặc ít nhất là  để lại một phần máu thịt.
Nói như vậy để hiểu rằng, có những giá trị mà chúng tôi không quên, cũng chưa bao giờ quên. Và cũng có những nỗi đau mà chúng tôi cũng thấu cảm phần nào.
 
Chúng ta chiến đấu vì Nam Bắc 1 nhà, nhưng hòa bình rồi sao lòng người còn chia cắt???
Thế nhưng sau này khi vào Nam học hành và làm việc, tôi chợt nhận ra một điều rằng nỗi đau đó không phải chỉ của riêng ai.
Tôi đang muốn nói đến những nỗi đau trong im lặng.
Hầu như gia đình miền Nam nào sau hậu chiến cũng phải hứng chịu những nỗi đau khác nhau. Đó là những li tán sau Hiệp định Geneve chia cắt 2 miền, những cuộc tù cải tạo dài đằng đẵng, những chiến dịch cải tạo công thương nghiệp, những vụ vượt biên, những đứa trẻ sinh ra, lớn lên sau cuộc chiến và khó xin công việc vì lý lịch xấu… Và những bà mẹ, họ cũng có những đứa con nằm lại ở chiến trường, nhưng lạnh lẽo và vô danh. Những câu chuyện tôi nghe gần chục năm nay đã để lại trong lòng những người trải qua chúng tổn thương khó hàn gắn.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi nói về ngày thống nhất đất nước 30/4 đã cho rằng: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”.
“Triệu người buồn” ấy cũng là giống nòi Việt. Họ hoặc đã rời đất nước này ra đi, hoặc vẫn ở lại trong lòng mang ít nhiều ấm ức.
Nỗi ấm ức ấy có lẽ không phải vì họ đã trở thành công dân của một nước Việt Nam thống nhất. Toàn vẹn lãnh thổ là khát vọng của cả dân tộc, ngày 30/4/1975 là ngày khát vọng ấy trở thành hiện thực. Có điều, cách “trở thành hiện thực” ấy đã tốn quá nhiều xương máu bởi sự thiếu thiện chí của cả hai bên. Nỗi ấm ức ấy có lẽ bởi những tổn thương hậu chiến là quá lớn.
Bốn mươi hai năm đã qua đi, gần như đã đi hết một đời người, người trẻ nhất cầm đến súng trong cuộc chiến năm ấy giờ có lẽ cũng đã đi qua thời kì sung mãn, tuổi trẻ của họ đã để lại nơi chiến trường. Một thế hệ mới đã sinh sôi, đã nảy mầm, những người cuối cùng của thế hệ 9x (thế hệ dân số vàng Việt Nam), giờ đây cũng đã qua cái tuổi 18. Nghĩa là thế hệ sinh ra khi đất nước bắt đầu mở cửa đã và đang bước vào giai đoạn tham gia vào dòng chảy phát triển của đất nước này.
Thế hệ đó không bom đạn, không hận thù, không đổ máu. Họ không mang trong mình tâm thế thời đại như cha ông họ, họ không hừng hực lửa, không có 1 kẻ thù để chiến đấu và chiến thắng, họ không cần phải xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, khi bây giờ hầm đèo Hải Vân đã nối những chuyến xe chở đầy hàng hóa từ Bắc vào Nam.
Cái giờ họ cần chiến đấu bây giờ là chính bản thân họ. Trách nhiệm của họ đó là đưa đất nước phát triển và đi lên sánh vai cùng với các cường quốc 5 châu, chứ không phải bắt họ khư khư giữ lấy những giá trị khi mà nó đã qua đi. Cha ông chúng ta đã chiến đấu để giành lại sự thống nhất của non sông, để cho thế hệ sau này có cơ hội làm khác đi, sống khác đi những gì mà họ phải gánh chịu. Một thế hệ đã hi sinh máu xương, sao còn phải bắt 1 thế hệ đi sau họ phải chịu thêm 1 nỗi buồn.
Chúng ta sẽ không lãng quên, nhưng nếu như cứ để nỗi buồn ấy kéo dài cho đến những thế hệ sinh ra sau cuộc chiến thì đó là nỗi bất hạnh cho cả dân tộc.
Con trai của một người lính Giải phóng quân như tôi ngày hôm nay vẫn làm bạn thân với con trai của một người lính Việt Nam Cộng hòa. Dẫu rằng 42 năm trước, cha tôi và cha anh ấy còn phải cầm súng bắn vào nhau.
Đất nước đã hòa bình rồi. Chiến tranh đã chấm dứt. Đã đến lúc dân tộc phải tiến hành công cuộc hòa giải. Thống nhất đất nước phải là tiền đề cho thống nhất nhân tâm, thống nhất tinh thần dân tộc…

Có như thế dân tộc mới trở nên mạnh mẽ, mới đoàn kết để chống xâm lược, mới có thể giữ gìn giang sơn, đất trời và biển.

Việc hòa giải đó phải bắt đầu từ cải cách trong tư duy con người và thứ hình thành nên tư duy con người, đó là sách vở.
Cho nên việc từ bỏ cách gọi “ngụy quân”, “ngụy quyền” và công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính quyền độc lập là một bước tiến quan trọng trong việc hàn gắn những vết thương của người Việt sau chiến tranh. Sẽ chẳng còn ai tổn thương như những người bị kì thị, nằm ngoài vòng quay của xã hội dù cho hằng ngày hằng giờ, mồ hôi của họ vẫn đổ vì sự phát triển của đất nước này.
Ngoài những người ở trong nước, hiện có hơn 4 triệu Việt kiều trong đó các thành phần trong chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng rất quan trọng.Sự đóng góp của họ là không thể nào phủ nhận. Công nhận Việt Nam cộng hòa sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc, như ý nguyện của hàng triệu triệu con dân của nước Việt Nam này.
Trên tất cả, hòa giải dân tộc, sẽ là động lực tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc trong cuộc cạnh tranh và sống còn trong một thế giới còn nhiều thách thức.
Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai chính là như vậy.
Và còn bởi vì chúng ta là đồng bào của nhau.
Hoàng Thương
 http://ngonco.net/cong-nhan-viet-nam-cong-hoa-la-can-thiet-de-hoa-hop-dan-toc.html

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Chức danh Tổng bí thư có bảo vệ được ông Nguyễn Phú Trọng thoát khỏi lệnh truy nã quốc tế?


Vụ Trịnh Xuân Thanh: Chức danh Tổng bí thư có bảo vệ được ông Nguyễn Phú Trọng thoát khỏi lệnh truy nã quốc tế?


TBT Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam từ một người “đi bình” có lẽ cũng cần phải chứng minh ngoại phạm trong vụ bắt cóc này khi ông nhiều lần tuyên bố “bắt cho bằng được Trịnh Xuân Thanh”, vì từ người đi săn cũng có thể trở thành kẻ bị săn đuổi trên toàn thế giới.
Tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Đông Anh, Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: “Phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh“. Ảnh: internet
Gần tới hội nghị Trung ương 6 dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2017, không khí chính trị trong nước càng trở nên ngột ngạt khi xuất hiện ngày càng nhiều những triệu chứng vắng bóng bí hiểm của CT nước Trần Đại Quang và thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh, vốn là những người đứng đầu Nhà nước cùng nhân vật thứ 2 của Đảng Cộng sản.
Loay hoay với cái “lò” của mình ở Hà Nội, TBT Nguyễn Phú Trọng hô hào đưa củi về đốt bất chấp mọi hậu quả khi phía Việt Nam đang bị Chính phủ Đức buộc tội tổ chức đường dây bắt cóc công dân của mình trên lãnh thổ của họ, vi phạm nghiêm trọng pháp luật Đức và châu Âu cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Cuộc điều tra của cơ quan An Ninh (BKA), Tình Báo Đức (BND) đang được khẩn trương tiến hành với kết quả ban đầu. Công tố viện Liên bang Đức đã ra lệnh bắt giam công dân Việt Nam là ông Nguyễn Hải Long để dẫn độ từ CH Séc về Đức hôm 23.8 phục vụ công tác điều tra.
Được biết ông Long trở thành nghi phạm khi liên tục thuê nhiều xe với nghi ngờ được dùng để chở đội mật vụ Việt Nam từ CH Séc sang Đức thực hiện bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh cùng một nữ cán bộ Bộ Công thương.
Hậu quả là ĐSQ VN ở Đức đã bị phía Đức đưa ra kết luận “tham gia tổ chức và thực hiện bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin hôm 23.7” trên cơ sở các bằng chứng cùng định vị hành trình GPS được gắn trên chiếc xe bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã có thời điểm lưu lại khá lâu trong tòa Đại sứ này.
Điều này đã phủ một bầu không khí nặng nề và đầy ngờ vực từ các công dân Việt Nam đang định cư tại Đức đối với cơ quan đại diện của mình, chủ đề về ông Trịnh Xuân Thanh cũng không còn được các cán bộ trong ĐSQ VN ở Đức đem ra bàn luận công khai.
Mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) có lẽ đang xem xét tiếp đến sự dính líu của ĐSQ VN tại CH Séc trong đường dây tội phạm có tổ chức này, bản thân ông H.Đ.Thắng đại diện hội đồng quản trị khu chợ Sapa của người việt ở Praha cũng phải chứng minh ngoại phạm khi toàn bộ xe và người tham gia âm mưu bắt cóc cũng từ đây mà ra, có lẽ phía cảnh sát sẽ thêm nghi ngờ khi chính ông này đang là CT đoàn TW Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức nhuốm màu Chính trị tại Việt Nam.
Cuộc điều tra của Đức đã và đang tiến hành rất bài bản và thận trọng, đặc biệt cuộc điều tra đã lan sang CH Séc thì tất nhiên vụ bắt cóc trở thành một vụ việc mang tính tội phạm quốc tế mà Liên hiệp châu Âu đều phải có trách nhiệm với các thành viên của mình.

Bản tin báo Công An TP. HCM ngày 07.12.2016. Nguồn: CATP

Với trường hợp của cựu Tổng thống Chile Pinochet đã bị còng tay ở London vào tháng 10/1998 vì Tây Ban Nha yêu cầu dẫn độ do tội tra tấn dưới thời ông này làm lãnh đạo, thì nay TBT Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam từ một người “đi săn chuột nhưng sợ vỡ bình” có lẽ cũng cần phải chứng minh ngoại phạm trong vụ bắt cóc này khi ông nhiều lần tuyên bố “bắt cho bằng được Trịnh Xuân Thanh”, vì từ người đi săn cũng có thể trở thành kẻ bị săn đuổi trên toàn thế giới.
Trung Khoa – Thoibao.de

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

HAI ÔNG HỌ NGUYỄN ĐAU ĐẦU VỚI HAI ÔNG HỌ TRỊNH

HAI ÔNG HỌ NGUYỄN ĐAU ĐẦU VỚI HAI ÔNG HỌ TRỊNH
 
  Đó là ông TBT Nguyễn Phú Trọng và ông TT Nguyễn Xuân Phúc. Còn hai ông kia là doanh nhân Việt Kiều yêu nước Trịnh Vĩnh Bình và doanh nhân nhà nước tham nhũng Trịnh Xuân Thanh.

 
Ông Nguyễn Phú Trọng đương nhiên là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong vụ đưa Trịnh Xuân Thanh về nước để "đầu thú". Còn ông Nguyễn Xuân Phúc là người đứng đầu chính phủ kế thừa hậu quả để lại của các tiền nhiệm, nên phải đối mặt trực tiếp với vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ VN.

Trịnh Xuân Thanh được cho là người của phe Đinh La Thăng và Nguyễn Tấn Dũng, thời làm chủ doanh nghiệp nhà nước đã làm thất thoát trên 3000 tỷ đồng nên là nghi can trong vụ đại án kinh tế đang bị xử lý theo chỉ đạo trực tiếp của TBT Nguyễn Phú Trọng, nhưng đã trốn thoát qua nước Đức xin tị nạn. Sau đó xảy ra vụ y bị đưa về nước xin "đầu thú" như công bố chính thức từ phía VN. Tuy nhiên phía Đức đã phản ứng mạnh mẽ và cho đó là một vụ bắt cóc vị phạm nghiêm trọng chủ quyền và pháp luật Đức cũng như công pháp quốc tế.



Ông Trọng đau đầu và cơn đau này cứ kéo dài như bị tra tấn mỗi khi từ Berlin, một trung tâm lớn của Châu Âu hé ra từng thông tin về vụ bắt cóc kèm thêm thông tin về các biện pháp trừng phạt của Đức. Bắt đầu là phản ứng mạnh mẽ của bộ ngoại giao Đức, rồi lệnh trục xuất một nhân viên tình báo của tòa đại sứ VN, rồi tin cho nghỉ việc để điều tra một người gốc Việt trong cơ quan xét duyệt tỵ nạn (BAMF) vì nghi ngờ dính líu đến vụ bắt cóc, rồi chuyển việc điều tra bắt cóc lên cơ quan công tố cấp liên bang, rồi toàn thể dân biểu quốc hội Đức đòi trừng phạt VN, rồi tin tìm ra chủ hảng xe cho thuê để bắt cóc, rồi hành trình xe bắt cóc bị ghi lại toàn bộ qua máy định vị GPS, rồi tìm ra người gốc Việt ở Sec thuê xe phục vụ bắt cóc, rồi tin người nầy bị bắt và bị dẫn độ về Berlin, rồi tin người bị bắt cóc được đưa vào sứ quán VN ở Berlin trước khi bị đưa về VN qua sân bay ở Sec trong tình trạng nằm trên cáng khiêng, rồi tin phát hiện ra nhân tình của TXT cũng có mặt tại hiện trường vụ bắt cóc và bị đánh đến gãy tay....

Mỗi thông tin đưa ra như một tiếng búa nện vào tai ông ấy. Mà gần một tháng qua, từ trung tâm Berlin cứ thế, chậm chạp, đều đặn và từ tốn vang lên từng nhát búa, chưa biết đến lúc nào mới ngưng. Khổ thân ông. Phải chi trắng đen, nước Đức lạnh lùng ấy làm quách một lần cho xong để ông Trọng dứt cơn đau đầu, yên tâm lo việc đốt lò cứu đảng.

Ở trung tâm khác của Châu Âu còn lớn hơn, một ông Trịnh khác đang làm đau đầu nhức óc ông Nguyễn thứ hai. Việc xét xử vụ án đang diễn ra căng thẳng. Hai đội ngũ luật sư danh tiếng từ hai nước Mỹ và Anh đại diện quyền lợi cho hai phe Trịnh và Nguyễn đang nã pháo lý lẽ vào nhau, tranh giành từng milimet lợi thế. Mấy ngày nay, ông Nguyễn này phải mất ăn mất ngủ để hóng tin thuộc cấp báo về từng giờ diễn biến tranh tụng tại tòa.

Ông Phúc ắt rất hận mấy tay tiền nhiệm cấp trên và cấp dưới quá tham lam và lạm quyền để xảy ra cớ sự này. Phải chi sau vụ hòa giải thành ở Singapore, đừng tham tiếc, trả quách hết tài sản lại cho ông Trịnh như đã cam kết. Tôi thấy ở đường Trần Hưng Đạo Sài Gòn, ngay bên cạnh tòa nhà đồ sộ của công an thành phố có một khách sạn 10 tầng của ông Trịnh xây dựng cách đây hơn 20 năm vẫn còn bỏ hoang, sao không trả lại cho ông ta? Còn bao nhiêu tài sản khác, nhiều lắm, do tham lam tẩu tán hết rồi thì tịch thu lại hoặc không thu lại được thì quy ra tiền rồi rút tiền ngân khố ra đền bù cho ông ta. Hồi đó không làm những việc đó để bây giờ phải đi hầu tòa.
Ở phiên tòa Paris này, dù ông Nguyễn có thắng ông Trịnh thì VN cũng thua to. Bao nhiêu cái xấu xa của hệ thống tư pháp không độc lập bị phơi bày ra trước mắt thiên hạ qua vụ hình sự hóa quan hệ kinh tế với nhà đầu tư Trịnh Vĩnh Bình trước đây ở VN.

Qua hai sự việc lùm xùm ở hai trung tâm trời Âu nầy chúng ta thấy nổi lên số phận của hai ông họ Trịnh.
Một ông là dân thường sinh ra ở miền Nam, được hấp thu nền giáo dục khai hóa nhân bản, sau 75 không thể sống chung được với cộng sản nên bỏ nước ra đi, tự thân lập nghiệp ở xứ người, vươn lên thành doanh nghiệp thành đạt có tiền triệu đô la. Với số tiền đó, ông có thề ở không hưởng thụ suốt đời hoặc tiếp tục đầu tư mở rộng để phát triển lên hơn. Nhưng nghe lời kêu gọi của những người cộng sản mà ông tin rằng đã thay đổi, cộng thêm thôi thúc của lòng yêu nước, ông Trịnh mang bạc triệu đô la về đầu tư phát triển quê hương. Và thế là ông dính bẫy, không những bị cướp hết tài sản mà bản thân còn bị đày đọa vào chốn ngục tù. Quá sức bi kịch cho số phận của một con người.

Ngược lại, ông Trịnh kia là công tử đỏ, sinh ra, lớn lên, học tập trong cái nôi cộng sản, chẳng cần tự thân nỗ lực, học hành chưa qua trình độ viết đúng chính tả cơ bản, vẫn được o bế đưa lên ngồi vào những chức vụ ngon lành nhất, nắm trong tay một doanh nghiệp với hàng ngàn tỷ đồng vốn. Rồi lại thăng tiến lên phó chủ tịch tỉnh, rồi đại biểu quốc hội, rồi sẽ mọi thứ chức tước cao ngất nữa đang chờ phía trước, nếu như...

Kiểu công tử đỏ, thái tử đỏ như Trịnh Xuân Thanh có đầy rẫy đang ngồi trên đầu nhân dân ở khắp mọi nơi để làm tàn lụi đất nước. Trường hợp công tử đỏ TXT chỉ là một sự cố hết sức cá biệt bị lộ, bị hy sinh, bị biến thành củi để nhóm lò cứu đảng.

Nhưng mệnh đời run rủi thế nào, hai ông họ Trịnh, hai số phận xa lạ khác biệt ấy lại gặp nhau ở một điểm chung. Cùng xuất hiện trong một khoản thời gian tại hai trung tâm lớn ở Châu Âu, được nền luật pháp công minh của nhân loại tiến bộ bảo vệ, để gây ra những cơn đau đầu chưa biết khi nào dứt cho hai ông họ Nguyễn đầy quyền lực ở VN.

Cũng qua vụ đau đầu của hai ông Nguyễn mà chúng ta hiểu ra rằng luật pháp của nhân loại văn minh là luật pháp vì con người, bảo vệ cho từng thân phận con người, dù đó là con người gì.
 
 https://huynhngocchenh.blogspot.de/2017/08/hai-ong-ho-nguyen-au-au-voi-hai-ong-ho_25.html#more