Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Chức danh Tổng bí thư có bảo vệ được ông Nguyễn Phú Trọng thoát khỏi lệnh truy nã quốc tế?


Vụ Trịnh Xuân Thanh: Chức danh Tổng bí thư có bảo vệ được ông Nguyễn Phú Trọng thoát khỏi lệnh truy nã quốc tế?


TBT Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam từ một người “đi bình” có lẽ cũng cần phải chứng minh ngoại phạm trong vụ bắt cóc này khi ông nhiều lần tuyên bố “bắt cho bằng được Trịnh Xuân Thanh”, vì từ người đi săn cũng có thể trở thành kẻ bị săn đuổi trên toàn thế giới.
Tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Đông Anh, Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: “Phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh“. Ảnh: internet
Gần tới hội nghị Trung ương 6 dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2017, không khí chính trị trong nước càng trở nên ngột ngạt khi xuất hiện ngày càng nhiều những triệu chứng vắng bóng bí hiểm của CT nước Trần Đại Quang và thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh, vốn là những người đứng đầu Nhà nước cùng nhân vật thứ 2 của Đảng Cộng sản.
Loay hoay với cái “lò” của mình ở Hà Nội, TBT Nguyễn Phú Trọng hô hào đưa củi về đốt bất chấp mọi hậu quả khi phía Việt Nam đang bị Chính phủ Đức buộc tội tổ chức đường dây bắt cóc công dân của mình trên lãnh thổ của họ, vi phạm nghiêm trọng pháp luật Đức và châu Âu cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Cuộc điều tra của cơ quan An Ninh (BKA), Tình Báo Đức (BND) đang được khẩn trương tiến hành với kết quả ban đầu. Công tố viện Liên bang Đức đã ra lệnh bắt giam công dân Việt Nam là ông Nguyễn Hải Long để dẫn độ từ CH Séc về Đức hôm 23.8 phục vụ công tác điều tra.
Được biết ông Long trở thành nghi phạm khi liên tục thuê nhiều xe với nghi ngờ được dùng để chở đội mật vụ Việt Nam từ CH Séc sang Đức thực hiện bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh cùng một nữ cán bộ Bộ Công thương.
Hậu quả là ĐSQ VN ở Đức đã bị phía Đức đưa ra kết luận “tham gia tổ chức và thực hiện bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin hôm 23.7” trên cơ sở các bằng chứng cùng định vị hành trình GPS được gắn trên chiếc xe bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã có thời điểm lưu lại khá lâu trong tòa Đại sứ này.
Điều này đã phủ một bầu không khí nặng nề và đầy ngờ vực từ các công dân Việt Nam đang định cư tại Đức đối với cơ quan đại diện của mình, chủ đề về ông Trịnh Xuân Thanh cũng không còn được các cán bộ trong ĐSQ VN ở Đức đem ra bàn luận công khai.
Mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) có lẽ đang xem xét tiếp đến sự dính líu của ĐSQ VN tại CH Séc trong đường dây tội phạm có tổ chức này, bản thân ông H.Đ.Thắng đại diện hội đồng quản trị khu chợ Sapa của người việt ở Praha cũng phải chứng minh ngoại phạm khi toàn bộ xe và người tham gia âm mưu bắt cóc cũng từ đây mà ra, có lẽ phía cảnh sát sẽ thêm nghi ngờ khi chính ông này đang là CT đoàn TW Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức nhuốm màu Chính trị tại Việt Nam.
Cuộc điều tra của Đức đã và đang tiến hành rất bài bản và thận trọng, đặc biệt cuộc điều tra đã lan sang CH Séc thì tất nhiên vụ bắt cóc trở thành một vụ việc mang tính tội phạm quốc tế mà Liên hiệp châu Âu đều phải có trách nhiệm với các thành viên của mình.

Bản tin báo Công An TP. HCM ngày 07.12.2016. Nguồn: CATP

Với trường hợp của cựu Tổng thống Chile Pinochet đã bị còng tay ở London vào tháng 10/1998 vì Tây Ban Nha yêu cầu dẫn độ do tội tra tấn dưới thời ông này làm lãnh đạo, thì nay TBT Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam từ một người “đi săn chuột nhưng sợ vỡ bình” có lẽ cũng cần phải chứng minh ngoại phạm trong vụ bắt cóc này khi ông nhiều lần tuyên bố “bắt cho bằng được Trịnh Xuân Thanh”, vì từ người đi săn cũng có thể trở thành kẻ bị săn đuổi trên toàn thế giới.
Trung Khoa – Thoibao.de

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét